. .

Sunday, July 20, 2008

Anh Thư LÊ THỊ CÔNG NHÂN

LÊ THỊ CÔNG NHÂN, Anh Thư Đất Việt

Lê Thị Công Nhân sinh tại Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam; trú tại tập thể Văn phòng Chính phủ, phường Phương Mai, Hà Nội, xuất thân trong một gia đình công nhân viên chức và tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm 2001.
Năm 2004, cô tốt nghiệp lớp luật sư và công tác tại bộ phận thư ký quan hệ quốc tế, Văn phòng Đoàn... Luật sư Hà Nội. Năm 2005, thôi việc tại Văn phòng Đoàn Luật sư Hà Nội để về làm việc tại văn phòng Luật sư Thiên Ân.

Lê Thị Công Nhân là thành viên của Khối 8406 và đồng thời là đảng viên của Đảng Thăng Tiến Việt Nam.
Lê Thị Công Nhân bị bắt tạm giam tại Hà Nội vào ngày 6 tháng 3 năm 2007 với lý do "hoạt động tuyên truyền chống nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam", và bị xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư Hà Nội.
Vào ngày 11 tháng 5 năm 2007, sau hơn hai tháng tạm giam, cô và Nguyễn Văn Đài được đem ra xét xử, bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế.
Ngày 06 tháng 03 năm 2010, Lê Thị Công Nhân đã thi hành xong 3 năm tù, cô được thả về nhưng vẫn chịu quản chế tại địa phương.

Lê Thị Công Nhân tham gia phong trào đòi đa nguyên, đa đảng. Lê Thị Công Nhân đã từng viết tham luận, nội dung tố cáo Tổng Công đoàn Việt Nam hiện nay không bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và kêu gọi thế giới hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất để lập ra những công đoàn độc lập cho công nhân Việt Nam, thể hiện đúng chức năng của Đảng Cộng sản Việt Nam được nêu trong điều 4 Hiến pháp Việt Nam 1992. ("Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.")

Cô là phát ngôn viên công khai của Đảng Thăng Tiến Việt Nam, cô đã trả lời một số cuộc phỏng vấn của các đài và báo chí ngoại quốc và viết bài nói về thực trạng của Việt Nam. Vào tháng 12 năm 2006, trả lời cuộc phỏng vấn hội đoàn Lên Đường ở hải ngoại với những lời lẽ phê phán chỉ thị số 37/2006/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc quy định một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, cô nói: "Là một luật sư thì tôi xin khẳng định với những hiểu biết cá nhân của mình rằng chỉ thị 37-TTG ngày 29/11/2006 là hoàn toàn vi hiến".
Cô đã được mời tham dự Hội nghị Công đoàn Tự do tổ chức tại Warszawa, thủ đô của Ba Lan, (28 - 30 tháng 10 năm 2006), nhưng cô không tham dự được vì bị công an giữ lại trước khi lên máy bay.

Từ đầu tháng 12 năm 2006 đến tháng 2 năm 2007, cô đã cùng luật sư Nguyễn Văn Đài tổ chức các lớp học về dân chủ và nhân quyền, vận động giới thiệu các tổ chức như Đảng Dân chủ, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Khối 8406... cho một số sinh viên, trí thức và người khiếu kiện, tại văn phòng luật sư Thiên Ân. Theo báo Lao Động, một số người tham gia lớp học này đã viết đơn tố cáo hoạt động này .

Phản ứng xung quanh vụ án Lê Thị Công Nhân

Xung quanh vụ án Lê Thị Công Nhân có các chiều hướng phản ứng khác nhau:

Theo hệ thống truyền thông nhà nước Việt Nam

Các báo và đài trong hệ thống truyền thông của nhà nước Việt Nam đều phê phán Lê Thị Công Nhân và cho rằng vụ án này cần được xử lý nghiêm khắc. Báo Lao động gọi việc Lê Thị Công Nhân gặp gỡ và cùng hoạt động đòi đa nguyên, đa đảng với Nguyễn Văn Đài là "Ngưu tầm Ngưu"
Cũng theo hệ thống truyền thông tại Việt Nam, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân còn đứng ra mở một số lớp học nhằm tuyên truyền chống Nhà nước, vận động giới thiệu cho các tổ chức bất hợp pháp do những đối tượng chống đối thành lập như: Đảng Dân chủ thế kỷ 21, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Khối 8406...
Theo các báo trong nước, hoạt động của Lê Thị Công Nhân đã gây phẫn nộ đối với quần chúng nhân dân và dư luận xã hội; nhân dân đã tỏ rõ thái độ bất bình tại các cuộc họp dân phố, sự xử lý của pháp luật cũng đã được dư luận hoan nghênh.

Theo hệ thống truyền thông quốc tế

Trong khi đó, một số tổ chức quốc tế, trong đó có Quốc hội Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Ân xá Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Phóng viên Không biên giới, đã lên tiếng phản đối việc Lê Thị Công Nhân bị bắt giữ và xét xử. Các tổ chức này này kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho hai người và một số nhân vật bất đồng chính kiến khác. Những tổ chức này cho rằng việc bắt bớ các nhân vật đối kháng bất bạo động là vi phạm quyền tự do ngôn luận và hội họp, những quyền được Hiến pháp Việt Nam bảo vệ trong điều 69 và được bảo đảm theo công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Đồng thời, họ cho rằng việc xét xử các nhân vật bất đồng chính kiến là theo kiểu các tòa án ở Liên Xô thời Stalin, chỉ là hình thức mà thôi.

Theo hệ thống truyền thông của người Việt hải ngoại, đã có những phản ứng phản đối đối với vụ án này.
Một số hội đoàn của người Việt hải ngoại đã đăng những bài thơ, bài hát ca ngợi Lê Thị Công Nhân, trong đó sử dụng những từ như “thiên thần”, “anh thư của nước Việt", "bông hồng có ánh thép”, . Nhạc sĩ Trúc Hồ viết bài hát "Thiên thần trong bóng tối" nhằm vinh danh luật sư Lê Thị Công Nhân, được trình bày trên video Mùa hè rực rỡ của Trung tâm Asia.

Giải thưởng

Lê Thị Công Nhân là một trong tám người Việt Nam được tổ chức Theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW), một tổ chức phi chính phủ, trao giải thưởng Hellman/Hammett năm 2008

LTC : Trên đây là Tiểu Sử Lê Thị Công Nhân viết theo lối trung dung theo kiểu chấp nhận vị trí "chính thống" của cộng sản hanoi, nhưng tạm giúp cho đa số người Việt hiện nay biết Lê Thị Công Nhân là ai. Tôi đăng ở đây một cách bất dắc dĩ và không sửa dù một số ngôn từ trong bài này không thích hợp với sự thực lắm

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...