...“Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải có chuẩn bị cho cuộc đấu tranh có tính cách tham dự của quần chúng. Hiện nay chúng ta thấy ở trong nước thì đã có quần chúng xuất hiện rất nhiều trong các cuộc biểu tình về các vấn đề dân oan, vấn đề xã hội, vấn đề đất đai của nông thôn, v.v. thì tôi nghĩ rằng vấn đề xã hội, những vấn đề bức xúc của người dân hàng ngày nó đã đến lúc mà nếu như không được giải quyết như hiện nay thì chắc chắn là quần chúng phải tìm cách để biểu lộ ý kiến và đòi hỏi của mình bằng cách xuống đường. Thành thử tôi nghĩ rằng việc kêu gọi hay tổ chức xuống đường là việc cần làm lúc này và đó là quyền. Tôi nghĩ BS Quế cũng như tất cả những người hoạt động dân chủ trong nước đều có quyền thực hiện cái quyền này.”...
BS Nguyễn Đan Quế đang bị công an thẩm vấn và điều tra vì theo báo chí trong nước thì ông có dấu hiệu lật đổ chính quyền, những người bạn và cùng chí hướng với BS Quế nghĩ gì về Ông?
Quỳnh Chi phỏng vấn GS Đoàn Viết Hoạt, người đã có thời gian ở chung trại tù với BS Nguyễn Đan Quế.
Con người Nguyễn Đan Quế
Quỳnh Chi: Xin Giáo Sư cho biết là GS biết BS Nguyễn Đan Quế trong trường hợp nào ạ?
GS Đoàn Viết Hoạt: “Chúng tôi có ở tù chung với BS Quế trong lần bị bắt đầu tiên ở Chí Hòa. Tôi bị bắt từ 1976 cho đến 1988, còn BS Quế bị bắt từ 1978 cho đến 1988, thì chúng tôi ở chung với nhau trong một buồng khoảng độ 5 năm trong thời gian này. Sau đó BS Quế bị tách ra và chúng tôi không còn ở chung với nhau nữa. Cho đến năm 1988 thì chúng tôi lại bị giam chung với nhau một thời gian trước khi được thả.
Tôi với BS Quế cùng ra khỏi Chí Hòa một ngày. Và chúng tôi còn nhớ rất rõ là chúng tôi uống ly nước tự do đầu tiên và BS Quế đã không chịu để cho tôi trả tiền mà BS Quế đã trả tiền.
Sau đó đến lần bắt thứ hai thì BS Quế bị bắt trước tôi 6 tháng. BS Quế bị bắt khoảng tháng 6 năm 1990, còn tôi bị bắt tháng 11 năm 1990. Chúng tôi cùng ở chung trại giam Phan Đăng Lưu vào lúc đó, thế nhưng mà khác buồng, và thỉnh thoảng có gặp nhau, nhưng không có ở chung buồng lần này.”
Quỳnh Chi: Vậy thì ông nhận xét như thế nào về con người của BS Nguyễn Đan Quế với tư cách là một người bạn và một người đồng chí hướng ?
GS Đoàn Viêt Hoạt: “Thì con người BS Quế rất là trung thực, thẳng thắng và can trường. Đối với cộng sản thì ông rất là dứt khoát và khi mà nói chuyện với các cán bộ đến để làm việc thì BS Quế đã đối xử không những là không thua mà còn đứng ở vị thế của những người cao hơn là các cán bộ làm việc. Ông luôn luôn hêt sức giữ sự tự trọng và nhân cách của mình trong suốt thời gian bị giam.”
Quỳnh Chi: Và với tư cách một người bạn thì Giáo Sư nhận xét về BS Nguyễn Đan Quế như thế nào ạ?
GS Đoàn Viết Hoạt: “Là một người bạn thì BS Quế là một người rất tốt. Tôi nghĩ rằng BS Quế là một người có nhân cách và là một người trí thức, có hiểu biết và rất có lòng đối với đất nước. Tôi rất quý trọng BS Quế mặc dù có thể trên một số quan điểm vể chính trị thì có thể là chưa hoàn toàn đồng ý với nhau, nhưng mà không có gì khác biệt trên cơ bản.”
Quỳnh Chi: Trở lại với lời kêu gọi toàn dân xuống đường để cứu nước mà BS Nguyễn Đan Quế đã phổ biến hồi tuần trước thì Giáo Sư nghĩ như thế nào về lời kêu gọi này ạ?
GS Đoàn Viết Hoạt: “Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải có chuẩn bị cho cuộc đấu tranh có tính cách tham dự của quần chúng. Hiện nay chúng ta thấy ở trong nước thì đã có quần chúng xuất hiện rất nhiều trong các cuộc biểu tình về các vấn đề dân oan, vấn đề xã hội, vấn đề đất đai của nông thôn, v.v. thì tôi nghĩ rằng vấn đề xã hội, những vấn đề bức xúc của người dân hàng ngày nó đã đến lúc mà nếu như không được giải quyết như hiện nay thì chắc chắn là quần chúng phải tìm cách để biểu lộ ý kiến và đòi hỏi của mình bằng cách xuống đường. Thành thử tôi nghĩ rằng việc kêu gọi hay tổ chức xuống đường là việc cần làm lúc này và đó là quyền. Tôi nghĩ BS Quế cũng như tất cả những người hoạt động dân chủ trong nước đều có quyền thực hiện cái quyền này.”
Quỳnh Chi: Vừa rồi Giáo Sư có nhắc cái xu hướng chung của thế giới thì xin phép cho Quỳnh Chi được hỏi là cái ảnh hưởng của làn sóng dân chủ ở Trung Đông và Bắc Phi đến nước Việt Nam như thế nào ạ?
GS Đoàn Viết Hoạt: “Tất nhiên Việt Nam hiện nay rất là trẻ, thanh niên chúng ta rất nhiều và đông, hơn 60% là dưới 40 tuổi, và họ có khả năng truy nhập vào internet cũng như là những kỹ thuật cao cấp hiện nay đang phát triển mạnh ở Việt Nam thì chắc chắn là họ biết tất cả những chuyện gì đang xảy ra ở Trung Đông. Cái ảnh hưởng đầu tiên là thông tin đã đến và giới trẻ cũng như là dân chúng, đặc biệt là ở các thành phố lớn, chắc chắn họ biết những gì đang xảy ra ở đó.
Đấy là điểm thứ nhất, điểm thứ hai nữa là họ phân biệt được những cuộc biểu tình ôn hòa bất bạo động mà chính quyền gần như chấp nhận và cuối cùng đối thoại với người dân, như ở Ai Cập, và tình hình đã diễn biến rất là tốt đẹp. Họ phân biệt được với những cuộc biểu tình như ở Libya hiện nay là bị chính quyền đàn áp một cách khốc liệt người biểu tình nhưng cuối cũng rồi đang dẫn tới nguy cơ nội chiến
Hai là tình hình ở Libya và Ai Cập cho thấy rằng nếu nhà cầm quyền nhanh chóng cải cách và chấp nhận đối lập, và chấp nhận đối thoại với người dân, chập nhận những nguyện vọng của người dân và cho phép người dân phát phát biểu nguyện vọng của họ một cách bất bạo động, ôn hòa đó, thì tôi nghĩ tình hình sẽ tốt đẹp và Việt Nam tôi tin rằng có thể đi về hướng đó được.”
Dân chủ cho Việt Nam
Quỳnh Chi: Quay trở lại câu chuyện BS Nguyễn Đan Quế thì hiện nay theo như thông tin đưa thì BS Nguyễn Đan Quế đang bị thẩm vấn, thì Giáo Sư có nghĩ rằng cuộc thẩm vấn lần này chỉ dừng lại ở cuộc thẩm vấn này thôi hay là có những khó khăn gây ra cho BS Nguyễn Đan Quế sẽ còn đi xa hơn không ạ?
GS Đoàn Viết Hoạt: “Thứ nhất là chúng ta thấy rõ là có một sự khác biệt trong lần này. Lúc đầu tôi nghĩ là họ bắt giữ, nhưng mà sau đó có thể là có những vận động hay là áp lực từ nhiều phía, và có sự suy nghĩ lại, theo tôi nghĩ, của những thành phần tiến bộ hơn, cấp tiến hơn ở trong ban lãnh đạo cộng sản, cho nên họ đã thay đổi một chút, và chúng tôi hy vọng là sự thay đổi này không phải là thay đổi chiên thuật để mà vẫn tiếp tục sự đàn áp, mà đây là sự thay đổi có tính cách căn bản về đường lối, để chuyển nó thành ra đối thoại, mặc dù hình thức đối thoại như thế nào.”
Quỳnh Chi: Còn đây là câu hỏi cuối, thưa Giáo Sư. Giáo Sư vừa mới đưa ra lời Tuyên Bố thì Giáo Sư có thể nói sơ qua về mục đích cũng như nội dung của lời tuyên bố này không ạ?
GS Đoàn Viết Hoạt: “Vâng. Ngay sau khi chúng tôi được tin chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi BS Quế bị bắt thì chúng tôi đã soạn bản tuyên bố này và phổ biến, để một phần thứ nhất là hỗ trợ tinh thần BS Nguyễn Đan Quế nói riêng và cho tất cả những người đang đấu tranh đòi dân chủ cho Việt Nam nói chung ở trong nước. Thứ hai là chúng tôi nói lên với quan điểm căn bản của chúng tôi về công cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam này:
Thứ nhất là việc xuống đường biểu lộ tình cảm cũng như nguyện vọng của người dân phải được công nhận như một quyền tự do chính đáng và không bị đàn áp. Đó là quan điểm thứ nhất được phát biểu trong Tuyên Bố.
Quan điểm thứ hai đi liền với đó là bất cứ người dân nào cũng có quyền có thể đứng ra tổ chức các cuộc biểu tình bất bạo động đó mà không bị đàn áp.
Thứ ba là chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc chính quyền cần phải chấp nhận những hành động vận động bất bạo động đó để cũng cải thiện đất nước và phải đối thoại với họ, tức là chấp nhận đối lập. Chúng tôi nghĩ rằng đấy là con đường tối ưu tốt nhât cho Việt Nam và đó là điểm chúng tôi đã đưa ra trong Tuyên Bố.”
Quỳnh Chi: Xin cảm ơn Giáo Sư đã dành thời gian cho Đài Á Châu Tự Do.
GS Đoàn Viết Hoạt: “Cảm ơn cô Quỳnh Chi.”
GS Đoàn Viết Hoạt: BS Nguyễn Đan Quế là một nhà tranh đấu dứt khoát và can trường
2011-03-01
BS Nguyễn Đan Quế đang bị công an thẩm vấn và điều tra vì theo báo chí trong nước thì ông có dấu hiệu lật đổ chính quyền, những người bạn và cùng chí hướng với BS Quế nghĩ gì về Ông?
Con người Nguyễn Đan Quế
Quỳnh Chi: Xin Giáo Sư cho biết là GS biết BS Nguyễn Đan Quế trong trường hợp nào ạ?
GS Đoàn Viết Hoạt: “Chúng tôi có ở tù chung với BS Quế trong lần bị bắt đầu tiên ở Chí Hòa. Tôi bị bắt từ 1976 cho đến 1988, còn BS Quế bị bắt từ 1978 cho đến 1988, thì chúng tôi ở chung với nhau trong một buồng khoảng độ 5 năm trong thời gian này. Sau đó BS Quế bị tách ra và chúng tôi không còn ở chung với nhau nữa. Cho đến năm 1988 thì chúng tôi lại bị giam chung với nhau một thời gian trước khi được thả.
Tôi với BS Quế cùng ra khỏi Chí Hòa một ngày. Và chúng tôi còn nhớ rất rõ là chúng tôi uống ly nước tự do đầu tiên và BS Quế đã không chịu để cho tôi trả tiền mà BS Quế đã trả tiền.
Sau đó đến lần bắt thứ hai thì BS Quế bị bắt trước tôi 6 tháng. BS Quế bị bắt khoảng tháng 6 năm 1990, còn tôi bị bắt tháng 11 năm 1990. Chúng tôi cùng ở chung trại giam Phan Đăng Lưu vào lúc đó, thế nhưng mà khác buồng, và thỉnh thoảng có gặp nhau, nhưng không có ở chung buồng lần này.”
Quỳnh Chi: Vậy thì ông nhận xét như thế nào về con người của BS Nguyễn Đan Quế với tư cách là một người bạn và một người đồng chí hướng ?
GS Đoàn Viêt Hoạt: “Thì con người BS Quế rất là trung thực, thẳng thắng và can trường. Đối với cộng sản thì ông rất là dứt khoát và khi mà nói chuyện với các cán bộ đến để làm việc thì BS Quế đã đối xử không những là không thua mà còn đứng ở vị thế của những người cao hơn là các cán bộ làm việc. Ông luôn luôn hêt sức giữ sự tự trọng và nhân cách của mình trong suốt thời gian bị giam.”
Quỳnh Chi: Và với tư cách một người bạn thì Giáo Sư nhận xét về BS Nguyễn Đan Quế như thế nào ạ?
GS Đoàn Viết Hoạt: “Là một người bạn thì BS Quế là một người rất tốt. Tôi nghĩ rằng BS Quế là một người có nhân cách và là một người trí thức, có hiểu biết và rất có lòng đối với đất nước. Tôi rất quý trọng BS Quế mặc dù có thể trên một số quan điểm vể chính trị thì có thể là chưa hoàn toàn đồng ý với nhau, nhưng mà không có gì khác biệt trên cơ bản.”
Quỳnh Chi: Trở lại với lời kêu gọi toàn dân xuống đường để cứu nước mà BS Nguyễn Đan Quế đã phổ biến hồi tuần trước thì Giáo Sư nghĩ như thế nào về lời kêu gọi này ạ?
GS Đoàn Viết Hoạt: “Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải có chuẩn bị cho cuộc đấu tranh có tính cách tham dự của quần chúng. Hiện nay chúng ta thấy ở trong nước thì đã có quần chúng xuất hiện rất nhiều trong các cuộc biểu tình về các vấn đề dân oan, vấn đề xã hội, vấn đề đất đai của nông thôn, v.v. thì tôi nghĩ rằng vấn đề xã hội, những vấn đề bức xúc của người dân hàng ngày nó đã đến lúc mà nếu như không được giải quyết như hiện nay thì chắc chắn là quần chúng phải tìm cách để biểu lộ ý kiến và đòi hỏi của mình bằng cách xuống đường. Thành thử tôi nghĩ rằng việc kêu gọi hay tổ chức xuống đường là việc cần làm lúc này và đó là quyền. Tôi nghĩ BS Quế cũng như tất cả những người hoạt động dân chủ trong nước đều có quyền thực hiện cái quyền này.”
Quỳnh Chi: Vừa rồi Giáo Sư có nhắc cái xu hướng chung của thế giới thì xin phép cho Quỳnh Chi được hỏi là cái ảnh hưởng của làn sóng dân chủ ở Trung Đông và Bắc Phi đến nước Việt Nam như thế nào ạ?
GS Đoàn Viết Hoạt: “Tất nhiên Việt Nam hiện nay rất là trẻ, thanh niên chúng ta rất nhiều và đông, hơn 60% là dưới 40 tuổi, và họ có khả năng truy nhập vào internet cũng như là những kỹ thuật cao cấp hiện nay đang phát triển mạnh ở Việt Nam thì chắc chắn là họ biết tất cả những chuyện gì đang xảy ra ở Trung Đông. Cái ảnh hưởng đầu tiên là thông tin đã đến và giới trẻ cũng như là dân chúng, đặc biệt là ở các thành phố lớn, chắc chắn họ biết những gì đang xảy ra ở đó.
BS Nguyễn Đan Quế và Kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải, ảnh chụp trước đây. RFA file Photo.
Đấy là điểm thứ nhất, điểm thứ hai nữa là họ phân biệt được những cuộc biểu tình ôn hòa bất bạo động mà chính quyền gần như chấp nhận và cuối cùng đối thoại với người dân, như ở Ai Cập, và tình hình đã diễn biến rất là tốt đẹp. Họ phân biệt được với những cuộc biểu tình như ở Libya hiện nay là bị chính quyền đàn áp một cách khốc liệt người biểu tình nhưng cuối cũng rồi đang dẫn tới nguy cơ nội chiến
Hai là tình hình ở Libya và Ai Cập cho thấy rằng nếu nhà cầm quyền nhanh chóng cải cách và chấp nhận đối lập, và chấp nhận đối thoại với người dân, chập nhận những nguyện vọng của người dân và cho phép người dân phát phát biểu nguyện vọng của họ một cách bất bạo động, ôn hòa đó, thì tôi nghĩ tình hình sẽ tốt đẹp và Việt Nam tôi tin rằng có thể đi về hướng đó được.”
Dân chủ cho Việt Nam
Quỳnh Chi: Quay trở lại câu chuyện BS Nguyễn Đan Quế thì hiện nay theo như thông tin đưa thì BS Nguyễn Đan Quế đang bị thẩm vấn, thì Giáo Sư có nghĩ rằng cuộc thẩm vấn lần này chỉ dừng lại ở cuộc thẩm vấn này thôi hay là có những khó khăn gây ra cho BS Nguyễn Đan Quế sẽ còn đi xa hơn không ạ?
GS Đoàn Viết Hoạt: “Thứ nhất là chúng ta thấy rõ là có một sự khác biệt trong lần này. Lúc đầu tôi nghĩ là họ bắt giữ, nhưng mà sau đó có thể là có những vận động hay là áp lực từ nhiều phía, và có sự suy nghĩ lại, theo tôi nghĩ, của những thành phần tiến bộ hơn, cấp tiến hơn ở trong ban lãnh đạo cộng sản, cho nên họ đã thay đổi một chút, và chúng tôi hy vọng là sự thay đổi này không phải là thay đổi chiên thuật để mà vẫn tiếp tục sự đàn áp, mà đây là sự thay đổi có tính cách căn bản về đường lối, để chuyển nó thành ra đối thoại, mặc dù hình thức đối thoại như thế nào.”
Quỳnh Chi: Còn đây là câu hỏi cuối, thưa Giáo Sư. Giáo Sư vừa mới đưa ra lời Tuyên Bố thì Giáo Sư có thể nói sơ qua về mục đích cũng như nội dung của lời tuyên bố này không ạ?
GS Đoàn Viết Hoạt: “Vâng. Ngay sau khi chúng tôi được tin chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi BS Quế bị bắt thì chúng tôi đã soạn bản tuyên bố này và phổ biến, để một phần thứ nhất là hỗ trợ tinh thần BS Nguyễn Đan Quế nói riêng và cho tất cả những người đang đấu tranh đòi dân chủ cho Việt Nam nói chung ở trong nước. Thứ hai là chúng tôi nói lên với quan điểm căn bản của chúng tôi về công cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam này:
Thứ nhất là việc xuống đường biểu lộ tình cảm cũng như nguyện vọng của người dân phải được công nhận như một quyền tự do chính đáng và không bị đàn áp. Đó là quan điểm thứ nhất được phát biểu trong Tuyên Bố.
Quan điểm thứ hai đi liền với đó là bất cứ người dân nào cũng có quyền có thể đứng ra tổ chức các cuộc biểu tình bất bạo động đó mà không bị đàn áp.
Thứ ba là chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc chính quyền cần phải chấp nhận những hành động vận động bất bạo động đó để cũng cải thiện đất nước và phải đối thoại với họ, tức là chấp nhận đối lập. Chúng tôi nghĩ rằng đấy là con đường tối ưu tốt nhât cho Việt Nam và đó là điểm chúng tôi đã đưa ra trong Tuyên Bố.”
Quỳnh Chi: Xin cảm ơn Giáo Sư đã dành thời gian cho Đài Á Châu Tự Do.
GS Đoàn Viết Hoạt: “Cảm ơn cô Quỳnh Chi.”
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...