Ðây là một bài học cay đắng cho những nhà đầu tư tài chính quốc tế khi đầu tư ở Việt Nam...
Nợ $600 triệu, Vinashin tránh mặt chủ nợ
Người Việt, Tuesday, March 08, 2011
HÀ NỘI (TH) - Những người cầm đầu tập đoàn đóng tàu Vinashin đã tránh mặt chủ nợ khi được yêu cầu thảo luận để dàn xếp vấn đề tái cấu trúc món nợ đã đáo hạn mà không trả.
Một tàu do tập đoàn Vinashin đóng ở Hải Phòng. (Hình: HoangDinhNam/AFP/Getty Images) |
Theo một bài viết trên blog beyondbrics của báo tài chính Financial Times hôm Thứ Hai một nhóm chủ nợ của Vinashin đã đề nghị hai bên gặp nhau để đưa ra một chương trình tái cấu trúc lại món nợ, nhưng Vinashin đã không chịu gặp.
Tập đoàn Vinashin vay của khoảng 20 ngân hàng và quĩ đầu tư tài chính quốc tế $600 triệu đô la hồi năm 2007. Theo hợp đồng, Vinashin phải trả kỳ đầu tiên vào tháng 12/2010 số tiền $60 triệu đô la. Sau đó cứ mỗi 6 tháng sẽ trả như vậy cho đến dứt nợ.
Tuy nhiên, trước đó ít tháng, các chi tiết bị phơi bày trên báo chí cho thấy tập đoàn Vinashin đang ngập đầu với một số nợ khổng lồ tổng cộng khoảng $4.4 tỉ đô la, không đào đâu ra tiền để trả. Lý do được nêu ra là nhờ ưu đãi, những người cầm đầu tập đoàn này mở rộng hoạt động tràn lan ra khắp các ngành khác, dẫn tới thua lỗ. Thua lỗ nhưng vẫn che đậy và khai có lãi cho đến đầu năm 2010.
Trong số các chủ nợ, theo Financial Times, một số công ty đầu tư tài chính đã nhờ luật sư ở Việt Nam tìm hiểu xem họ có thể tạo áp lực pháp lý đối với Vinashin để công ty này hoặc là trả kỳ tiền thiếu (đáo hạn tháng 12, 2010) và các kỳ phải trả kế tiếp, hoặc tái cấp trúc toàn thể món nợ.
“Các chủ nợ đã vô cùng thất vọng vì thiếu sự liên lạc tiếp xúc với họ.” Một người quản lý của một quĩ đầu tư yêu cầu giấu tên nói với báo Financial Times. “Chúng tôi sẵn lòng ngồi xuống để thảo luận, tìm một giải pháp tái cấu trúc nợ, nhưng Vinashin nói không thể gặp họ ở thời gian này. Một số chủ nợ nói họ sẽ có hành động. Tuy nhiên, hành động thế nào, khi nào thì họ hành động, tôi không biết.”
Ðây là một bài học cay đắng cho những nhà đầu tư tài chính quốc tế khi đầu tư ở Việt Nam.
Fred Burke, giám đốc điều hành của công ty tư vấn luật pháp Baker & McKenzie, văn phòng Việt Nam, cho rằng nếu các bên không thỏa thuận được một giải pháp trong vòng một hai tháng, người ta khó tránh một hành động pháp lý.
Một điểm đặc biệt là, trên căn bản pháp lý thì luật phá sản của Việt Nam tương ứng với luật quốc tế nhưng chỉ có trên mặt giấy tờ mà thôi, theo ông Burke.
“Vấn đề là liệu thẩm phán phiên tòa và tòa án của Việt Nam có khả năng phán quyết và áp dụng đúng luật lệ mà không bị ảnh hưởng từ áp lực nào khác.” Ông nói thêm.
Ông Burke hoạt động tư vấn pháp lý cho các công ty ngoại quốc kinh doanh ở Việt Nam nên ông hiểu cả cái guồng máy “vừa đá bóng vừa thổi còi” ở cái xứ “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” này.
Bởi vậy, các quĩ đầu tư cho Vinashin vay hiểu rằng khi kiện ra tòa án ở Việt Nam, cơ hội thành công như ý của họ khá mong manh.
Thêm nữa, lại còn vấn đề các chủ nợ cũng không phải cùng một ý kiến với nhau về cách thức tiến hành đòi nợ thế nào tốt nhất. Một số quĩ đầu tư không phải là những chủ nợ sơ khởi, mà lại là những tổ chức mua lại tài sản đầu tư từ những chủ nợ khác. Những người này thì rất muốn áp lực với nhà nước CSVN để buộc Vinashin trả nợ.
Nhưng những chủ nợ lớn và chính yếu như ngân hàng đầu tư Credit Suisse và Standard Chartered, có nhiều phần trong khoản nợ $600 triệu USD đó và cũng còn nhiều đầu tư khác ở Việt Nam, lại không muốn áp lực mạnh tới nhà cầm quyền trung ương.
Nếu các nhà đầu tư học được một bài học đích đáng về nguy hiểm thế nào khi đầu tư vào những công ty quốc doanh ở một nước Cộng Sản cái gì cũng giấu diếm che đậy như Việt Nam, thì đồng thời, nhà cầm quyền trung ương ở Hà Nội cũng phải nhìn thấy thực tế là phải mở rộng nền kinh tế cho giới đầu tư ngoại quốc.
Chủ tịch, tổng giám đốc và một số viên chức cầm đầu tập đoàn đã bị bắt liên quan tới sự tham nhũng và sụp đổ của Vinashin, kéo từ tháng 7 năm ngoái đến ngày 17 tháng 2, 2011 năm nay, chưa biết bao giờ mới ra tòa.
Ðược biết, Vinashin đã thuê công ty kiểm toán, tư vấn quốc tế KPMG để nhờ tái cấu trúc lại tập đoàn và chỉ dự định thảo luật trở lại với các chủ nợ có thể từ tháng 5 hay tháng 6, 2011 chứ không phải bây giờ, theo một bản tin của Bloomberg.
Tập đoàn Vinashin vay của khoảng 20 ngân hàng và quĩ đầu tư tài chính quốc tế $600 triệu đô la hồi năm 2007. Theo hợp đồng, Vinashin phải trả kỳ đầu tiên vào tháng 12/2010 số tiền $60 triệu đô la. Sau đó cứ mỗi 6 tháng sẽ trả như vậy cho đến dứt nợ.
Tuy nhiên, trước đó ít tháng, các chi tiết bị phơi bày trên báo chí cho thấy tập đoàn Vinashin đang ngập đầu với một số nợ khổng lồ tổng cộng khoảng $4.4 tỉ đô la, không đào đâu ra tiền để trả. Lý do được nêu ra là nhờ ưu đãi, những người cầm đầu tập đoàn này mở rộng hoạt động tràn lan ra khắp các ngành khác, dẫn tới thua lỗ. Thua lỗ nhưng vẫn che đậy và khai có lãi cho đến đầu năm 2010.
Trong số các chủ nợ, theo Financial Times, một số công ty đầu tư tài chính đã nhờ luật sư ở Việt Nam tìm hiểu xem họ có thể tạo áp lực pháp lý đối với Vinashin để công ty này hoặc là trả kỳ tiền thiếu (đáo hạn tháng 12, 2010) và các kỳ phải trả kế tiếp, hoặc tái cấp trúc toàn thể món nợ.
“Các chủ nợ đã vô cùng thất vọng vì thiếu sự liên lạc tiếp xúc với họ.” Một người quản lý của một quĩ đầu tư yêu cầu giấu tên nói với báo Financial Times. “Chúng tôi sẵn lòng ngồi xuống để thảo luận, tìm một giải pháp tái cấu trúc nợ, nhưng Vinashin nói không thể gặp họ ở thời gian này. Một số chủ nợ nói họ sẽ có hành động. Tuy nhiên, hành động thế nào, khi nào thì họ hành động, tôi không biết.”
Ðây là một bài học cay đắng cho những nhà đầu tư tài chính quốc tế khi đầu tư ở Việt Nam.
Fred Burke, giám đốc điều hành của công ty tư vấn luật pháp Baker & McKenzie, văn phòng Việt Nam, cho rằng nếu các bên không thỏa thuận được một giải pháp trong vòng một hai tháng, người ta khó tránh một hành động pháp lý.
Một điểm đặc biệt là, trên căn bản pháp lý thì luật phá sản của Việt Nam tương ứng với luật quốc tế nhưng chỉ có trên mặt giấy tờ mà thôi, theo ông Burke.
“Vấn đề là liệu thẩm phán phiên tòa và tòa án của Việt Nam có khả năng phán quyết và áp dụng đúng luật lệ mà không bị ảnh hưởng từ áp lực nào khác.” Ông nói thêm.
Ông Burke hoạt động tư vấn pháp lý cho các công ty ngoại quốc kinh doanh ở Việt Nam nên ông hiểu cả cái guồng máy “vừa đá bóng vừa thổi còi” ở cái xứ “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” này.
Bởi vậy, các quĩ đầu tư cho Vinashin vay hiểu rằng khi kiện ra tòa án ở Việt Nam, cơ hội thành công như ý của họ khá mong manh.
Thêm nữa, lại còn vấn đề các chủ nợ cũng không phải cùng một ý kiến với nhau về cách thức tiến hành đòi nợ thế nào tốt nhất. Một số quĩ đầu tư không phải là những chủ nợ sơ khởi, mà lại là những tổ chức mua lại tài sản đầu tư từ những chủ nợ khác. Những người này thì rất muốn áp lực với nhà nước CSVN để buộc Vinashin trả nợ.
Nhưng những chủ nợ lớn và chính yếu như ngân hàng đầu tư Credit Suisse và Standard Chartered, có nhiều phần trong khoản nợ $600 triệu USD đó và cũng còn nhiều đầu tư khác ở Việt Nam, lại không muốn áp lực mạnh tới nhà cầm quyền trung ương.
Nếu các nhà đầu tư học được một bài học đích đáng về nguy hiểm thế nào khi đầu tư vào những công ty quốc doanh ở một nước Cộng Sản cái gì cũng giấu diếm che đậy như Việt Nam, thì đồng thời, nhà cầm quyền trung ương ở Hà Nội cũng phải nhìn thấy thực tế là phải mở rộng nền kinh tế cho giới đầu tư ngoại quốc.
Chủ tịch, tổng giám đốc và một số viên chức cầm đầu tập đoàn đã bị bắt liên quan tới sự tham nhũng và sụp đổ của Vinashin, kéo từ tháng 7 năm ngoái đến ngày 17 tháng 2, 2011 năm nay, chưa biết bao giờ mới ra tòa.
Ðược biết, Vinashin đã thuê công ty kiểm toán, tư vấn quốc tế KPMG để nhờ tái cấu trúc lại tập đoàn và chỉ dự định thảo luật trở lại với các chủ nợ có thể từ tháng 5 hay tháng 6, 2011 chứ không phải bây giờ, theo một bản tin của Bloomberg.
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...