. .

Thursday, December 12, 2013

Lật Đổ Ở Bắc Hàn và Ảnh Hưởng Đến Trung cộng - Los Angeles Times & New York Times - Lê Tùng Châu dịch

....... Một nỗi lo sợ gia trọng của Trung Quốc là sự sụp đổ của chính phủ ở Bắc Hàn, dẫu là một đồng minh lâu đời của họ từ thời chiến tranh Triều Tiên, nay có thể dẫn đến việc thống nhất bán đảo Triều Tiên dưới một chính phủ Nam Hàn liên minh với Hoa Kỳ.

Từ tâm trạng lo lắng về sự bất ổn ở Bắc Hàn, Trung Quốc có thể nổi giận khi Kim loại bỏ Jang, ông Lankov nói.....
Lời thưa:
Suốt thời gian dài, LTC gần như bỏ Library không cập nhật tin, bài...
Nay nhân có biến ở Bắc Hàn, rất phù hợp với những gì mình đã tiên đoán mấy năm trước, LTC dịch hầu bạn đọc 2 bài bình luận ngắn, 1 trên Los Angeles Times và 1 trên New York Times, về chính biến nhỏ mà Kim Jong Un vừa hất cẳng chú họ hắn, Jang Song Taek hôm Chủ Nhật 8/12/2013 vừa qua.


Nhớ lại 3 năm trước LTC cũng đã nhìn về khả năng biến động chính trị tại Việt Nam có liên hệ mật thiết tới Bắc Hàn như 1 trích đoạn email LTC trao đổi với Mr. Lại Mạnh Cường hồi tháng 6/2013 như dưới đây:

. . . . . . . . . .

1 – Trung cộng: đây là con át chủ bài của VC cũng như là vấn nạn của không riêng người Việt quốc gia nặng lòng với non sông VN, mà còn là với cả thế giới tự do. Xứ to “khủng” này với hơn 1 tỷ 6 dân, quả là khủng với Mỹ và đồng minh. Nhưng cho tới giờ chưa thể có cách nào giật sập lũ côn đồ Bắc Kinh, vì nhiều lẽ, mà cũng vì trước nhất là thế giới tự do lấy gì mà nuôi 1,6 tỷ dân đói đó? Bởi nơi nào CS đi qua thì cỏ mọc cũng hết nổi nữa. LTC dám chắc rằng, giả sử 5, 3 năm nữa mà Tàu cộng nó sập, thì thế giới sẽ khủng hoảng trầm trọng, mọi sinh hoạt “thanh bình” sung sướng hiện tại của thế giới tự do sẽ chựng lại trong nhiều năm để cân bằng lại cho đám biển người này. (Việc đã từng xảy ra ở Âu khi Đông Âu và Nga cộng đổ 20 năm trước).

Nếu chúng ta đồng ý rằng điều này là hiển nhiên thì các lãnh tụ Âu Mỹ chả khó gì mà không thấy. Họ, tất cả họ, đều im lặng, chần chừ, không anh nào dám phiêu lưu động thủ “làm bàn đẹp” một vố lớn như hồi Nga –với Gorbachev. Nhưng họ cũng tự tưởng tượng ra cảnh tượng ghê gớm khi 1 tỷ 6 dân đói kia một sớm một chiều bung ra và họ (Âu Mỹ) chứ không thể ai khác phải chịu trách nhiệm.

Nhưng càng im lặng thì cái ung kia càng phình to theo ngày tháng, Tàu cộng câu kết với đám Taliban, Bắc Hàn, Cuba, Iran, Chí Lợi, Miến, Việt cộng…gần đây còn qua học đòi đế quốc Anh ăn mót lại cái trò “đế quốc” với lục địa đen châu Phi khốn khổ này…thì đã rõ…

Ý đệ muốn nói là: chỗ dựa lớn của đám tội đồ ba đình, là một con bịnh trầm trọng. Sau đây ta sẽ xem con bịnh này làm gì?

(17/6/2011)


. . . . . . . . . .

Bắc Hàn là tấm lá chắn ở nách đông bắc của con bịnh Trung cộng, do đó mọi biến động ở Bắc Hàn ắt phải là nguyên nhân xa dẫn đến bùng vỡ con bịnh Trung cộng: Nút thắt của vấn đề đã được mở rõ.

LTC

-----------------

Nhiều khả năng bất ổn sau vụ lật đổ nhân vật quyền lực thứ nhì ở Bắc Hàn
By Barbara Demick and Jung-yoon Choi, Los Angeles Times, December 9, 2013, 8:39 p.m.: http://www.latimes.com/world/la-fg-north-korea-uncle-20131210,0,4196564.story#axzz2nGbajKdo - Lê Tùng Châu dịch

Sau khi Jang Song Taek bị bắt một cách sỉ nhục công khai, đích nhắm kế tiếp của cuộc thanh trừng mở rộng này (bởi Kim Jong Un) sẽ là những vây cánh của Jang Song Taek vốn đã được bổ nhiệm từ trước vào các vị trí cao trong hệ thống quyền lực Bắc Hàn.
Jang Song Taek bị bắt qua một hình ảnh công chiếu từ truyền hình nhà nước Bắc Hàn, bị kéo mạnh ra khỏi ghế ngồi trong một phiên họp đặc biệt của Đảng Lao động cầm quyền. Cho đến gần đây, Jang được xem là quyền lực thứ hai của quốc gia. (Yonhap / AFP / Getty Images / 10 tháng 12 năm 2013)
BẮC KINH – Có lẽ cuộc lật đổ ngoạn mục bởi lãnh tụ Kim Jong Un nhắm vào ông chú Jang Song Taek sẽ mang lại bất ổn chính trị cho Bắc Hàn hơn là đạt được mục đích thanh trừng hàng loạt vây cánh của Jang.
Tác động của sự việc có vẻ như được nhận rõ từ Bắc Kinh cho đến Havana.

Khởi từ lần kết hôn thuở xưa của Jang (nay đã 67 tuổi), đã đưa ông ta dự phần vào quyền lực gia đình trị bên vợ và bám chặt vào chức vụ cấp cao trong hệ thống quyền hành của đất nước trong nhiều thập kỷ. Ông cũng đã cài cắm được nhiều người trong dòng họ thân thuộc của chính mình vào bộ máy hành chánh cũng như quân sự. Tay chân của Jang vận hành các công ty thuộc về giới quân nhân, kiểm soát việc buôn bán sinh lợi ở biên giới với Trung Quốc. Em rể của Jang, Jon Yong Jin, là đại sứ Bắc Hàn tại Cuba, sau khi làm đại sứ ở Iceland và Thụy Điển trước đây.
Người ta tin rằng Jon đã bị triệu hồi, cũng như là một trong những cháu trai của Jang, Jang Yong Chol, chỉ vài tuần trước đây thôi, còn là đại sứ tại Malaysia.

"Tôi không nghĩ sóng gió ở tầng cao đã kết thúc", Marcus Noland, phó chủ tịch điều hành của Viện Peterson ở Washington về Kinh tế thế giới, và là một chuyên gia hàng đầu về Bắc Hàn nói.

Mối oan cừu gia tộc đã diễn ra với vẻ tinh tế bất thường đầy kịch tính .
Buổi phát sóng của Truyền hình nhà nước Bắc Hàn hôm thứ Hai cứ đều đều bị gián đoạn khi chiếu hình ảnh Jang Song Taek bị kéo mạnh ra khỏi chỗ ngồi đang trong một phiên họp đặc biệt của Đảng Lao động cầm quyền, là một sự sỉ nhục công khai chưa từng có người đàn ông cho đến gần đây được xem là người quyền lực hàng nhì ở quốc gia này.

Trước đó trong ngày, các tấn xã Trung ương Bắc Hàn đã trích dẫn "hành động giữa các phe phái chống nhà nước và phản cách mạng" là lý do sự sụp đổ của Jang. Cơ quan này cũng dựng chuyện ông là kẻ có cuộc sống phóng đãng và tham nhũng, bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa tư bản, sống lăng nhăng, chơi cờ bạc và ma túy.

Các quan sát viên chuyên về Bắc Hàn nói, cuộc thanh trừng đã làm lộ ra sự biến động khác thường trong triều đại còn non trẻ mới có 2 tuổi của Kim Jong Un, kẻ đã trở thành nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới của sau khi cha là Kim Jong Il qua đời vào năm 2011. Chỉ mới 30 tuổi, đã nắm trong tay cả một kho vũ khí hạt nhân thô, y đã khiến cộng đồng quốc tế bất an với các hành vi bốc đồng, cách bầu bạn lệch lac của mình chẳng hạn như chơi với như cầu thủ bóng rổ đã nghỉ hưu Dennis Rodman, người là 2 lần trở lại Bình Nhưỡng trong tháng này.

"Các sự việc gần đây dường như chỉ ra rằng chế độ Kim Jong Un đã không ổn định. Chẳng dễ chút nào cho 1 đứa trẻ như Kim thiết lập một quyền lực độc tôn chỉ trong hai năm, “Moon Hong- sik, một nhà nghiên cứu tại Viện An ninh Quốc gia chiến lược ở Hán Thành nói.

Kang Chol Hwan, một kẻ đào tị Bắc Hàn nổi tiếng, cho rằng cuộc thanh trừng là một động thái nguy hiểm có thể làm cho Kim Jong Un dễ bị lâm vào một cuộc đảo chính .
"Nếu Kim cầm rìu quá bừa bãi để củng cố nắm quyền lực của mình, y có thể mở đường cho sự sụp đổ của chính mình", ông viết trong một cột được đăng trên tờ Chosun Ilbo, một tờ báo Nam Hàn, hôm thứ Hai .
Theo Kang, Jang chỉ huy khoảng 200.000 binh sĩ Bắc Triều Tiên như ông ta từng báo cáo với Cục Quản lý Đảng Lao động khi còn đương chức.
Những hoạt động xông xáo của Jang đã mở rộng sang các công ty thương mại do quân đội kiểm soát vốn thu gom hầu hết ngoại tệ của Bắc Triều Tiên bằng cách giao dịch qua biên giới với Trung Quốc và các nơi khác nữa.
Đối thủ chính của Jang, Choe Ryong Hae, người hiện đã trở thành kẻ quyền lực hạng nhì của Bắc Hàn, "đã thanh trừng nhiều tướng lãnh quân đội thâm niên cố cựu được nể sợ, biến quân đội thành một cục bột" Kang viết.

Noland thì cho rằng, tuy nhiên, bất chấp những rủi ro, Kim nhất thiết phải tự tin để ra tay như y đã làm. "Nếu đã có thể hất văng chú của mình như thế, anh ta nên có sẵn một gọng kìm quyền lực to hơn nhưng gì đối thủ có thể lường được".

Alexandre Mansourov của Viện Mỹ- Hàn tại trường Paul H. Nitze của Đại Học Johns Hopkins -Viện Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp, tin rằng Kim đã chứng tỏ rằng mình cũng tàn nhẫn chẳng kém cạnh cha mình.
"Bằng cách loại trừ Jang, Kim Jong Un đã chứng minh rằng y nắm thế lực tối cao và chứng tỏ sự hiện diện đáng gờm chẳng ai dám động đến cũng chỉ bởi sự liều mạng sinh tử của chính y.

Y ý thức rõ y đang ngập trong bối cảnh tranh dành xâu xé mãnh liệt ở Bắc Hàn", Mansourov đã viết hôm thứ Hai cho trang trực tuyến của “viện 38 Bắc”. "Rõ ràng, Kim Jong Un đã qua mặt Jang, trong khi lẽ ra Jang phải biết rất rõ phản ứng của các cố vấn của lãnh tụ tối cao Kim khi Kim đang mới dần dà học việc củng cố và tăng trưởng quyền lực của mình; vì lẽ đó, Jang đã chăm chỉ gầy dựng để bảo đảm vị trí lâu dài của mình, nhưng cuối cùng chẳng thu lượm được gì.

Một cách dày dạn trong nhận định, Debonair cho rằng, chí ít là theo kiểu tiền lệ không chính danh thường thấy của quyền lực cộng sản, đã từ lâu, người ta đều biết rằng, Jang có vai trò như là cầu nối chính giữa Bắc Hàn đến giới chóp bu Trung cộng đồng thời là một kẻ thiên hẳn về lập trường cải cách và chính sách nới rộng kinh tế kiểu Trung Quốc. Đại sứ Bắc Hàn ở Trung cộng, Ji Jae Ryong, được coi là một bảo trợ cho Jang.

Jang cũng được cho là thế lực hậu thuẫn, bảo vệ cho Kim Jong Nam, anh trai của số 1 Bắc Hàn hiện tại, người đã bị gạt sang một bên khi tranh ngôi kế vị và dường như hiện đang sống ở Macao dưới sự bảo hộ của Trung cộng.

Trong mắt của Kim, lập trường quá ngả về phía Trung cộng của Jang đã làm hại Jang. Từ Bình Nhưỡng đã rộ lên những chỉ trích của quá phụ thuộc vào Trung cộng trong phe chống Trung Quốc gay gắt khiến Jang trở nên đích nhắm ngon lành cho một cuộc hạ bệ." Mansourov đã viết thế.

Lập luận tấn công Jang, KCNA cáo buộc rằng Jang tham nhũng trong các thương vụ biên giới và "ném hệ thống quản lý tài chính nhà nước vào một mớ rối rắm và phạm tội phản động như bán tháo rẻ bèo tài nguyên quý giá của đất nước"
Manh mối khởi đầu của cuộc khủng hoảng ở Bắc Hàn đã xuất lộ từ tuần trước khi tình báo Hàn Quốc báo cáo việc sẽ có vụ xử tội công khai 2 kẻ tâm phúc của Jang, là Ri Yong Ha và Jang Soo Kil vào tháng Mười Một.
Dựa theo một nguồn tin thân cận, tuần trước, kênh thời sự truyền hình YTN ở Seoul cho biết một trong những kẻ tâm phúc gần gũi nhất của Jang đã đào thoát sang Trung Quốc cách đây hai tháng và đã tìm đến chính phủ Nam Hàn để xin tỵ nạn. Theo báo cáo, đây là kẻ có trọng trách quản lý quỹ đen của Jang và ngay lập tức được cơ quan tình báo Nam Hàn bảo vệ.
Bộ Thống nhất của Seoul, đặc trách nội tình Bắc Hàn, thì lại không xác nhận gì về vụ tị nạn này.

Có thông tin trái ngược nhau về số phận và nơi ở của Jang, với các tổ chức ly khai Bắc Hàn thì báo cáo rằng có thể Jang đã bị hành quyết cuối tuần qua. Nhưng theo hầu hết các tường thuật thì ông đã bị quản thúc vào giữa tháng mười và chỉ bị mang ra hồi chủ nhật tuần trước cốt để dàn dựng cho truyền hình Bắc Hàn quay cảnh một ông già bị kéo mạnh ra khỏi ghế ngồi.
Theo tờ JoongAng Ilbo của Nam Hàn thì tuần trước, vợ của Jang - Kim Kyong Hui, tức em gái của cha Kim Jong Un, vẫn giữ liên lạc với Jang và cho rằng "một khi Kim Kyong Hui vẫn còn sống, không ai có thể, làm tổn hại Jang Song Taek ít nhất là về thể chất."

Sự khuynh loát quyền hành của Jang trong chính phủ từ lâu đã là nguồn gốc của sự bất ổn trong gia đình cầm quyền này. Có nguồn tin cho rằng Kim Il Sung, ông nội Kim Jong Un, đã không chấp thuận hôn nhân của con gái. Kim Jong Il, con trai và là người kế nhiệm Kim Il Sung, cũng đã thận trọng cảnh giác về Jang với các anh em trong họ hàng bên trong và ngoài Bắc Hàn, dù thừa nhận rằng Jang là người có tinh thần cởi mở hơn và am hiểu về kinh tế.

Năm 2004, Jang đã bị loại trừ khỏi hàng ngũ lãnh đạo một cách êm thấm. Nhưng sau khi Kim Jong Il qua cơn đột quỵ, ông ta đã phục hồi cho Jang, dường như vì ông ta cần một người cố vấn để hộ giá con trai ông, Kim Jong Un – kẻ sắp kế thừa quyền lực, và phục vụ Kim Jong Un trong vai trò một kẻ canh giữ chín chắn. Giờ đây, trẻ Kim chỉ còn trơ lại một mình mà gánh vác mà không có ai dẫn đường cả.

Lê Tùng Châu dịch

Nguồn: http://www.latimes.com/world/la-fg-north-korea-uncle-20131210,0,4196564.story#axzz2nGbajKdo
--------------------------------------

Thanh trừng công khai ở Bắc Hàn làm đảo lộn Trung Quốc

By JANE PERLEZ and CHOE SANG-HUN
Published: December 9, 2013:  http://www.nytimes.com/2013/12/10/world/asia/a-gamble-for-north-korea-leader-kim-jong-un.html?ref=world&_r=0 - Lê Tùng Châu dịch

BẮC KINH – Người Bắc Hàn từ lâu đã chẳng còn xa lạ gì với hình ảnh Jang Song-thaek như là nhân vật số 2 ở đất nước của họ, là người chú tôn kính đồng thời là cố vấn của Kim Jong-Un, nhà lãnh đạo tối cao. Thế rồi, vào hôm thứ Hai truyền hình nhà nước cho thấy hai bảo vệ mặc đồng phục màu xanh lá cây, xốc nách một ông già Jang rầu rĩ, kéo ông ta ra khỏi một cuộc họp của đảng cầm quyền sau khi ông bị tố cáo là vây bè kéo cánh, lăng nhăng, cờ bạc và nhiều hành vi khác nữa…trước con mắt chứng kiến của hàng chục đồng chí cố cựu.

Cảnh tượng khai trừ đầy sỉ nhục và bắt giữ Jang là một toàn cảnh khác thường của một cuộc đấu tranh quyền lực ngấm ngầm đang diễn ra bên trong quốc gia trang bị vũ khí hạch tâm này. Nhưng tác động chính của nó lại có thể gây ra là ở bên ngoài Bắc Hàn, và không nơi nào là nguy cơ đe dọa sụp đổ đáng sợ hơn là ở Trung Quốc.

Là kẻ bảo hộ lâu năm cho Bắc Hàn về kinh tế, Trung Quốc đã xem việc quan hệ chặt chẽ với Bắc Hàn là một trụ cột chiến lược của chính sách đối ngoại và một thành lũy vững chắc chống lại sự hiện diện quân sự Hoa Kỳ tại Nam Hàn. Mặc dù phật ý với các vụ thử vũ khí hạch tâm của Bắc Hàn cũng như các hành vi hiếu chiến khác, Trung Quốc đã xây dựng một mối quan hệ tốt với Jang trong cương vị người từng trải đáng tin cậy, người sẽ giám sát ông Kim vốn chưa đầy một nửa số tuổi của mình.

Bất kỳ sự thay đổi kế sách nào của Trung Quốc liên quan đến Bắc Hàn đều có khả năng làm thay đổi đáng kể cán cân quân bình lực lượng chính trị ở châu Á, nơi mà bán đảo Triều Tiên bị chia cắt đã là một thực tế hơn 60 năm qua. Trong khi không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc có ý đổi thay quan điểm của họ, dường như đã rõ rằng giới lãnh đạo chóp bu của Bắc Kinh thậm chí đã rất ngạc nhiên bởi sự sụp đổ đột ngột của ông Jang vào ngày Chủ nhật, và thậm chí nhiều hơn nữa vào thứ hai thông qua những gì truyền hình nhà nước Bắc Hàn công bố.

Jang là một hình ảnh biểu tượng nổi bật ở Bắc Hàn, đặc biệt là với cải cách kinh tế và đổi mới", Zhu Feng, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, và một chuyên gia Trung quốc ở Bắc Hàn cho biết. "Ông ta là người mà Trung Quốc nhắm tới trước hết để chuyển hóa kinh tế cho Bắc Hàn. Việc bắt bớ này là một tín hiệu rất đáng ngại."

Gạt bỏ Jang là một cú sốc không chỉ vì từ lâu ông ta đã được coi là một thành viên trọng yếu của bộ máy cầm quyền đất nước, một nhiếp chính đồng thời là một kẻ tâm phúc của Kim, kẻ nắm quyền mới chỉ hai năm thôi, sau cái chết của cha mình, ông Kim Jong-il. Cái cách mà Jang đã bị phế bỏ cũng được coi là không bình thường, vì chính phủ Bắc Hàn đã gần như luôn luôn giữ kín những gì thực xảy ra bên trong nó, tranh giành quyền lực và đấu đá chính trị trong hơn sáu thập kỷ gia đình trị Kim.

“Kim Jong-un đã tuyên bố trong và ngoài nước rằng ông hiện là một nhà lãnh đạo thực sự và duy nhất ở miền Bắc, rằng ông sẽ không chấp nhận vị trí thứ 2", Yang Moo-jin, một nhà phân tích tại Đại học Nghiên cứu về Bắc Hàn tại Seoul, Nam Hàn cho biết.

Jang từng đến thăm Trung Quốc nhiều lần và được coi là người ủng hộ quan trọng nhất cho kế sách thay đổi toàn diện nền kinh tế theo kiểu Trung Quốc mà chính phủ Bắc Kinh từng kêu gọi Bắc Hàn noi theo.

Ở tuổi 67, Jang cùng trang lứa với giới chóp bu Trung Quốc. Chẳng như “ông Kim” mà chỉ mới 30 tuổi – người chưa từng đến Trung Quốc và vẫn còn là một bí ẩn mặc dù là đích tôn của thế hệ ông nội Kim Il-sung, người sáng lập cách mạng của Bắc Triều Tiên – Jang đã được Bắc Kinh chấm như một kẻ trợ thủ trung kiên và là một cầu nối tin cậy tới giới lãnh đạo hàng đầu của Bắc Hàn. Ông là một trong số ít đối tác cấp cao của Bắc Hàn với Trung Quốc.

Đoạn phim bắt giữ Jang vào ngày Chủ nhật tại một cuộc họp Bộ Chính trị với nhiều sĩ quan quân đội đã được công bố ở Bắc Hàn, có đủ cảnh thuộc cấp đầy nước mắt chứng kiến những cáo buộc Jang, đã là một động thái gây đặc biệt lo ngại cho Trung Quốc.

Jang đã đến Bắc Kinh vào tháng 8/2012 trong một chuyến thăm 6 ngày và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, hàng đầu trong chương trình nghị sự lần đó là Khu kinh tế đặc biệt, nơi mà các nhà đầu tư Trung Quốc và các nước khác sẽ được ưu tiên ở Bắc Hàn.
Chỉ mới tháng trước, phương tiện truyền thông chính thức của Bắc Hàn còn thông báo rằng 14 đặc khu kinh tế mới sẽ được mở ra, và mặc dù chúng tương đối nhỏ, vẫn được xem là một dấu hiệu của thành tựu từ một số cải cách được Trung Quốc ủng hộ.

"Những đặc khu kinh tế là một hệ quả từ những nỗ lực của Jang", tiến sĩ Zhu nói. "Có thể Jang đã đi quá xa trong sự phân quyền với/và đe dọa vị trí của Kim Jong-un".

Truyền thông chính thức của Trung Quốc đã đặc biệt chú ý đến những cáo buộc chống lại ông Jang, gồm cả một số ngôn từ hoa mỹ vốn vẫn được dùng trong truyền thông nhà nước Bắc Hàn như một thứ kinh tụng về tội lỗi của Jang làm hại uy tín đảng vừa mới được tiết lộ như: “lăng nhăng trai gái, cờ bạc, ma tuý”, "chè chén tại phòng VIP của nhà hàng sang trọng" và có lẽ quan trọng nhất, một tham vọng có động cơ chính trị thách thức “vị trí độc tôn” của Kim.

Thế nhưng cũng trong số những tội trạng Jang bị cáo buộc, có khoản đã ký kết bán rẻ tài nguyên, một lời buộc tội dường như đã được nhắm trực tiếp vào Trung Quốc, nước mua quặng sắt và khoáng chất lớn nhất của Bắc Hàn.

Ngay sau khi dành trọn quyền lực, Kim phàn nàn rằng tài nguyên của Bắc Hàn, một trong số ít các nguồn thu của đất nước từ bên ngoài, đã được bán với giá rẻ bèo. Ông đòi giá phải cao hơn đối với khoáng sản, đất hiếm, than, và lượng xuất cảng tỷ lệ thuận theo đà tiến giữa mức độ liên doanh giữa Trung Quốc và Bắc Hàn.

Phàn nàn của Kim được loan báo rộng rãi ở Trung Quốc đã khiến các chủ đầu tư khai thác mỏ tức giận, và một số đã bỏ mặc, không khai thác nữa.

Hiện trạng đầu tư của Trung Quốc ở Bắc Hàn, vốn đã chẳng tốt gì lắm, nay lại có khả năng tồi tệ hơn, Andrei Lankov - tác giả của "The Real Nort Korea" và là giáo sư sử học tại Đại học Kookmin ở Seoul - cho biết.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc dè dặt phát ngôn liên quan đến sự kiện loại bỏ Jang hôm thứ Hai, gọi đó là một vấn đề nội bộ của Bắc Hàn.

“Chúng tôi vẫn sẽ duy trì cam kết thúc đẩy truyền thống thân thiện, quan hệ hợp tác" giữa Trung Quốc và Bắc Hàn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Hồng Lỗi nói.

Việc cách chức Jang dấy lên khả năng bất ổn ở Bắc Hàn trong bối cảnh Trung Quốc đã và đang đối mặt với những căng thẳng gia tăng với hai nước láng giềng Bắc Á khác là Nhật Bản và Nam Hàn.

Một nỗi lo sợ gia trọng của Trung Quốc là sự sụp đổ của chính phủ ở Bắc Hàn, dẫu là một đồng minh lâu đời của họ từ thời chiến tranh Triều Tiên, nay có thể dẫn đến việc thống nhất bán đảo Triều Tiên dưới một chính phủ Nam Hàn liên minh với Hoa Kỳ.

Từ tâm trạng lo lắng về sự bất ổn ở Bắc Hàn, Trung Quốc có thể nổi giận khi Kim loại bỏ Jang, ông Lankov nói

Cheong Seong -chang, một nhà phân tích cao cấp tại Viện Sejong ở Nam Hàn, cho biết việc hất chân Jang có thể báo hiệu sự xung đột nội bộ. "Với những lập trường cực kỳ khắc nghiệt đối với Jang và những người theo ông," ông nói, "một chuỗi những cuộc thanh trừng đẫm máu khó thể tránh khỏi như thể chế độ sẽ thải ra những hoại tử của nó từ lớp lãnh đạo cấp cao.

Một nan đề quan yếu với Trung Quốc là liệu Kim có sẽ tiến hành một vụ thử vũ khí hạch tâm mới hay không, Roger Cavazos, một chuyên gia người Mỹ về Bắc Triều Tiên hiện đang đến thăm Thượng Hải nói.

Hồi tháng hai, trong một hành động thách thức chẳng cần dấu diếm với Trung Quốc, Kim đã cho tiến hành vụ thử hạch tâm thứ ba của nước này. Trung Quốc đã kêu gọi giới lãnh đạo mới ở Bắc Hàn chớ mạo hiểm thách thức trực diện với Hoa Kỳ bằng các vụ nổ đầu đạn hạch tâm. Ngay sau đó, trong một lời chỉ trích công khai ít thấy, chủ tịch mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình, cáo buộc Bắc Hàn tạo ra sự bất ổn trong khu vực cho "lợi ích cục bộ".

"Mỗi người Trung Quốc tôi đã tiếp xúc đều lo rằng Kim Jong-un sẽ thử nghiệm hạch tâm ngay tiếp nữa", ông Cavazos, một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ, hiện làm việc tại Viện Nautilus, thuộc nhóm nghiên cứu an ninh quốc tế, cho biết .

Ông Cavazos nói nhiều học giả Trung Quốc lo ngại rằng Kim "ngày càng mất kiểm soát" Ông nói thêm, "Mỗi thử nghiệm hạch tâm của Bắc Hàn đặt Trung Quốc vào một tình thế bất lợi"

Bắc Hàn quả đã chiếm một vai trò không nhỏ tí nào, vì nếu họ chứng tỏ khả năng tiến gần hơn trong việc tích hợp đầu đạn hạch tâm vào tên lửa, thì ắt Hoa Kỳ sẽ phải tăng cường phòng thủ tên lửa ở Đông Bắc Á .

Nếu Kim tinh chỉnh lại các cấp hàng đầu của chính phủ, có khả năng quân đội sẽ thắng thế, Cai Jian, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc tại Đại học Fudan ở Thượng Hải cho biết. Rất có thể rằng "các lực lượng quân sự sẽ trở nên ưu thắng" và rằng "cứng rắn sẽ ngày càng cứng rắn hơn"

Còn ông Cavazos đồng ý rằng "Quân đội đã chứng tỏ lòng trung thành với Kim Jong-un, và Kim Jong-un cũng đã chứng tỏ ưu tiên chọn giải pháp quân đội cho mình"

Lê Tùng Châu dịch

Nguồn:  http://www.nytimes.com/2013/12/10/world/asia/a-gamble-for-north-korea-leader-kim-jong-un.html?ref=world&_r=0


-

Nguyên ngữ bài trên Los Angeles Times:

More turmoil expected after North Korea's ouster of second-in-command

After the public humiliation of Jang Song Taek, the relatives he appointed to high positions are expected to be part of an extended purge by Kim Jong Un.

By Barbara Demick and Jung-yoon Choi
December 9, 2013, 8:39 p.m.


BEIJING — North Korean leader Kim Jong Un's spectacularly public ouster of his uncle, Jang Song Taek, could bring about more political turmoil as the purge extends to Jang's coterie of powerful relatives and supporters.
Reverberations are likely to be felt from Beijing to Havana.
The 67-year-old Jang, who married into the ruling family and has been a fixture in the country's hierarchy for decades, had installed his own blood relatives in the government and military. Jang's cronies ran the army-owned companies that control the lucrative trade at the Chinese border. His brother-in-law, Jon Yong Jin, was ambassador to Cuba, after serving previously in Iceland and Sweden.
Jon is believed to have been recalled, as has one of Jang's nephews, Jang Yong Chol, the ambassador to Malaysia until a few weeks ago.
"I don't think the churning at the top is over," said Marcus Noland, executive vice president of the Washington-based Peterson Institute for International Economics and a leading North Korea expert.
The family feud has been played out with unusual theatrical flair.
North Korean state television interrupted regular broadcasting Monday to show images of Jang Song Taek being yanked out of his seat at a special session of the ruling Workers' Party, an unprecedented public humiliation of a man who until recently was considered the nation's second-in-command.
Earlier in the day, the Korean Central News Agency had cited "anti-state and counterrevolutionary factional action" as the reason for Jang's fall. The agency also blasted him as leading a dissolute and corrupt life influenced by capitalism, womanizing, gambling and drug use.
North Korea watchers said the purge revealed the volatility inside the 2-year-old reign of Kim Jong Un, who became the world's youngest head of state when his father, Kim Jong Il, died in 2011. Just 30 now and in command of a crude nuclear arsenal, he has unnerved the international community with his impetuous behavior and eccentric friends, such as retired basketball player Dennis Rodman, who is due back in Pyongyang this month.
"The recent affairs seem to show that the Kim Jong Un regime has not stabilized yet. It's not easy for young Kim to establish a sole leadership in just two years," said Moon Hong-sik, a research fellow at the Institute for National Security Strategy in Seoul.
Kang Chol Hwan, a prominent North Korean defector, suggested that the purge was a risky move that could make Kim Jong Un vulnerable to a coup.
"If Kim wields his ax too indiscriminately to consolidate his grip on power, he could be paving the way for his own demise," he wrote in a column published Monday in Chosun Ilbo, a South Korean newspaper.
According to Kang, Jang commanded about 200,000 North Korean troops who reported to the Workers' Party Administration Department, which he headed. His connections extended into the army-controlled trading companies that procure most of North Korea's hard currency by trading across the border with China and elsewhere.
Jang's chief rival, Choe Ryong Hae, who has now become North Korea's second-in-command, "has purged many seasoned generals the troops respect, turning the military into a powder keg," Kang wrote.
Noland suggested, however, that despite such risks Kim must have been confident to act as he did. "If he is able to take out his uncle like that, it suggests he has a greater grip on power than people think," he said.
Alexandre Mansourov of the U.S.-Korea Institute at Johns Hopkins University's Paul H. Nitze School of Advanced International Studies believes that Kim has proved himself as ruthless as his father.
"By eliminating Jang, Kim Jong Un has proven that he reigns supreme and is a formidable presence to be discounted only at one's own peril. He knows his way around the dog-eat-dog world of North Korea," Mansourov wrote Monday for the institute's online publication 38 North. "Clearly, Kim Jong Un outwitted Jang, who must have known very well what could happen to the mentor of supreme leader when his apprentice outgrows him and therefore schemed tirelessly to secure his long-term position, but to no avail.''
Debonair and well-traveled, at least by the standards of the reclusive communist government, Jang was perceived for years as the main conduit to the Chinese leadership and an advocate for Chinese-style reform and economic opening. North Korea's ambassador to China, Ji Jae Ryong, is considered another Jang protege.
Jang was also believed to be in favor of protecting Kim Jong Nam, the current leader's older brother, who was shunted aside in the succession and is now thought to be living in Macao under Chinese protection.
Jang's "perceived close ties with China may have done a disservice to his standing in the eye of Kim, exposed him to criticism of being too subservient to China, and made him vulnerable to any anti-China backlash in Pyongyang," wrote Mansourov.

In the public accusations against Jang, KCNA accused him of corruption in the border trade and of "throwing the state financial management system into confusion and committing such acts of treachery as selling off precious resources of the country at cheap prices."
The first clues of the turmoil within North Korea came last week when South Korean intelligence reported the public execution in November of two of Jang's confidants, Ri Yong Ha and Jang Soo Kil.
Last week, TV news channel YTN in Seoul reported that one of Jang's closest confidants escaped to China two months ago and reached out to the South Korean government to seek asylum, citing a source familiar with the matter. According to the report, the confidant was in charge of managing Jang's slush fund and is being protected by the South Korean intelligence agency.

Seoul's Unification Ministry, which is in charge of North Korean affairs, said it had not confirmed the report about the asylum-seeker.

There is conflicting information about Jang's fate and whereabouts, with some defector organizations reporting that he may have been executed over the weekend. But most accounts say he was put under arrest in mid-November and brought out only last Sunday so that the dramatic scene could be staged for television of the old man being yanked out of his chair.

The South Korean newspaper JoongAng Ilbo reported last week that Jang's wife — Kim Kyong Hui, sister of the current leader's father — remained with him and speculated that as "long as Kim Kyong Hui survives, no one would, at least physically, hurt Jang Song Taek."

Jang's power within the government has long been a source of insecurity in the ruling family. Kim Il Sung, the patriarch, reportedly disapproved of his daughter's marriage. Kim Jong Il, the founder's son and successor, was wary of his brother-in-law's popularity inside North Korea and among foreign dignitaries, who considered Jang more open-minded and economically savvy.

In 2004, Jang was quietly purged from the leadership. But after Kim Jong Il suffered a stroke, he rehabilitated Jang, feeling he needed a mentor to groom his son, Kim Jong Un, to inherit power, and to serve as a constraining adult hand. Now the young Kim is left alone in charge, without a chaperon.

barbara.demick@latimes.com

Times staff writer Demick reported from Beijing and special correspondent Choi from Seoul.

Copyright © 2013, Los Angeles Times


--------------------------

Nguyên ngữ bài trên New York Times:

Public Ouster in North Korea Unsettles China

By JANE PERLEZ and CHOE SANG-HUN
Published: December 9, 2013

BEIJING — North Koreans had long known Jang Song-thaek as the No. 2 figure in their country, the revered uncle and mentor of Kim Jong-un, the paramount leader. Then on Monday state-run television showed two green-uniformed guards clutching a glum-looking Mr. Jang by the armpits and pulling him from a meeting of the ruling party after he was denounced for faction-building, womanizing, gambling and other acts as dozens of former comrades watched.

The spectacle of Mr. Jang’s humiliating dismissal and arrest was a highly unusual glimpse of a power struggle unfolding inside the nuclear-armed country. But the major impact may be outside, and nowhere is the downfall more unnerving than in China.

North Korea’s longtime protector and economic lifeline, China has considered strategically close relations with North Korea a pillar of foreign policy and a bulwark against the United States military presence in South Korea. Despite Chinese irritation with North Korea’s nuclear tests and other bellicose behavior, China had built a good relationship with Mr. Jang as the trusted adult who would monitor Mr. Kim, who is less than half his age.

Any shift by China concerning North Korea has the potential to significantly alter the political equilibrium in Asia, where the divided Korean Peninsula has been a fact of life for more than 60 years. While there is no indication that the Chinese intend to change their view, it seemed clear that even Beijing’s top leaders were surprised by Mr. Jang’s abrupt downfall on Sunday, and even more on Monday by the North Korean state television broadcast.

“Jang was a very iconic figure in North Korea, particularly with economic reform and innovation,” said Zhu Feng, professor of international relations at Peking University, and a specialist in North Korea. “He is the man China counted on to move the economy in North Korea. This is a very ominous signal.”

Mr. Jang’s dismissal was a shock not only because he had long been considered a core member of the country’s ruling elite and a regent and confidant of Mr. Kim, who assumed power only two years ago upon the death of his father, Kim Jong-il. The way that Mr. Jang was dismissed also was considered extraordinary, as the North Korea government has almost always maintained secrecy over its inner workings, power struggles and skulduggery during the more than six decades of rule by the Kim family.

“Kim Jong-un was declaring at home and abroad that he is now the truly one and only leader in the North, that he will not tolerate a No. 2,” said Yang Moo-jin, an analyst at the University of North Korean Studies in Seoul, South Korea.

Mr. Jang had visited China on a number of occasions and had been considered the most important advocate of the Chinese style of economic overhaul that the government in Beijing has been urging North Korea to embrace.

At 67, Mr. Jang is of the same generation as China’s leaders. Unlike the 30-year-old Mr. Kim — who has not been to China and who remains a mystery despite the lineage to his grandfather Kim Il-sung, North Korea’s revolutionary founder — Mr. Jang was seen by Beijing as a steady hand and a trusted conduit into North Korea’s top leadership. He was one of China’s few high-level North Korean interlocutors.

That the video of Mr. Jang’s arrest on Sunday at a Politburo meeting by military officers was released to the North Korean public, replete with tearful underlings shown denouncing him, was particularly unsettling for China.

Mr. Jang went to Beijing in August 2012 for a six-day visit and met with President Hu Jintao and Prime Minister Wen Jiabao. Special economic zones, where Chinese and other foreign investors would get preferential treatment in North Korea, were high on the agenda.

Just last month, North Korea’s official media announced that 14 new special economic zones would be opened, and although they were relatively small, they were seen as a sign of fruition of some of the reforms China has advocated.

“Those zones were a consequence of Jang’s efforts,” Dr. Zhu said. “It’s possible Jang went too far on decentralizing and that threatened Kim Jong-un’s position.”

(Page 2 of 2)

China’s official media gave prominent attention to the accusations against Mr. Jang, including some of the florid language used in North Korea’s own state-run news media that recited the litany of his newly disclosed transgressions at party expense: womanizing, gambling, drug abuse, “wining and dining at back parlors of deluxe restaurants” and, perhaps most important, a politically motivated ambition to challenge Mr. Kim as the “unitary center.”

But also among the crimes that Mr. Jang was said to have committed was selling resources cheaply, an accusation that appears to have been aimed directly at China, the biggest buyer of North Korea’s iron ore and minerals.

Soon after assuming power, Mr. Kim complained that North Korea’s resources, one of its few sources of outside income, were being sold too cheaply. He demanded higher prices for minerals, rare earths and coal, exported by the growing number of joint ventures between China and North Korea.

Mr. Kim’s complaints were widely reported in China and angered bargain-conscious Chinese mine operators, several of whom abandoned their North Korean operations.

Now, the climate for Chinese investment in North Korea, which was not particularly good, is likely to worsen, said Andrei Lankov, author of “The Real North Korea” and professor of history at Kookmin University in Seoul.

China’s Foreign Ministry offered restrained comments on Monday regarding Mr. Jang’s dismissal, calling it an internal affair of North Korea.

“We will stay committed to promoting the traditional friendly, cooperative relationship” between China and North Korea, said the Foreign Ministry spokesman, Hong Lei.

Mr. Jang’s demotion raises the possibility of further instability in North Korea at a time when China is already confronting increased tensions with two of its other North Asian neighbors, Japan and South Korea.

An overriding fear of China’s is the collapse of the government in North Korea, an ally dating to the Korean War, which could lead to the reunification of the Korean Peninsula under a government in South Korea allied with the United States.

“China worries about instability which might be provoked by such acts” as Mr. Jang’s dismissal, Mr. Lankov said.

Cheong Seong-chang, a senior analyst at the Sejong Institute in South Korea, said the dismissal could signal more internal strife. “Given the extremely harsh stance against Jang and his followers,” he said, “a round of bloody purges will be inevitable as the regime roots out poisonous weeds from its leadership ranks.”

Another concern for China is the question of whether Mr. Kim will conduct a new nuclear test, said Roger Cavazos, an American expert on North Korea who is currently visiting Shanghai.

In February, in an act of open defiance to the Chinese, Mr. Kim authorized the country’s third nuclear test. The Chinese had urged the new North Korean leader not to risk open confrontation with the United States by detonating the weapon. Shortly afterward, in a rare public criticism, China’s new president, Xi Jinping, accused North Korea of creating regional instability for “selfish gains.”

“Every Chinese I have spoken with were worried that Kim Jong-un would test soon,” said Mr. Cavazos, a former United States Army intelligence officer who is now at the Nautilus Institute, a group that studies international security.

Mr. Cavazos said Chinese academics were concerned that Mr. Kim was “more and more out of control.” He added, “Every nuclear test by North Korea puts China in a bad position.”

That is in large part because as North Korea gets closer to demonstrating that it can miniaturize a nuclear weapon to fit atop a missile, the more the United States will increase its missile defenses in Northeast Asia.

As Mr. Kim rearranges the top echelons of the government, it is possible that the military will emerge the winner, said Cai Jian, deputy director of the Center for Korean Studies at Fudan University in Shanghai. It is most likely that “the military forces will become stronger” and that the “hard-liners will become more hard-line.”

Mr. Cavazos agreed. “The military was demonstrating its loyalty to Kim Jong-un, and Kim Jong-un was demonstrating his loyalty to the military.”

Jane Perlez reported from Beijing, and Choe Sang-hun from Seoul, South Korea. Bree Feng contributed research from Beijing.

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...