. .

Tuesday, May 24, 2016

Hoàn toàn ủng hộ quyền xã hội dân sự Việt Nam không bị ngăn chận

by Steve Herman, VOA News, Last updated on: May 24, 2016 7:21 AM giờ Hoa Kỳ <==> 7:21 PM giờ Vietnam / Lê Tùng Châu dịch May 24, 2016 11:21 PM, giờ Vietnam


Upholding Vietnamese Rights Does Not Threaten Society by Steve Herman

Hoàn toàn ủng hộ quyền xã hội dân sự Việt Nam không bị ngăn chận- Lê Tùng Châu dịch


Tổng thống Barack Obama, trong một bài phát biểu nhuốm màu sắc hướng tới tương lai, đã nói với người Việt rằng họ và người dân Mỹ đang cùng nhau "bắt tay vào một cuộc hành trình thế kỷ "

Ông Obama báo trước, "với chuyến thăm này, chúng tôi đã đặt mối quan hệ của chúng ta trên một nền tảng vững chắc hơn trong nhiều thập kỷ tới"
Dù mối quan hệ với kẻ cựu thù đã đóng băng rồi, nhưng Obama mong muốn sẽ được tiếp nối bởi người kế vị ông tại Nhà Trắng vào tháng Giêng tới.

Simon Tay, Chủ nhiệm Viện các vấn đề quốc tế Singapore nói, "Hơn tất cả là bà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã thủ một vai trò trọng yếu trong việc chuyển trục của Mỹ sang châu Á. Nhưng nếu sắp tới là nhiệm kỳ Tổng Thống Trump, thì tất cả các ức đoán liên quan đến ASEAN, Việt Nam và một vài chủ đề khác, bao gồm cả thương mại, sẽ khác hết"

Trong thành phần cử tọa đa dạng dự nghe diễn văn của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia hôm thứ Ba ở Hà Nội, có hơn 2.000 người, trong đó có cả một số quan chức chính phủ Việt Nam.

Bài diễn văn cũng đề cập đến chủ đề rất dễ gây tránh né tại Việt Nam là nhân quyền.
Obama ghi nhận rằng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tự do hội họp, được hiến pháp của Việt Nam thừa nhận. Ông cũng nói về việc tiến hành nền chính trị cởi mở ở Việt Nam đối với các ứng viên từ bên ngoài Đảng Cộng sản.

"Quan điểm của tôi là việc duy trì các quyền ấy không hề là một mối đe dọa cho sự ổn định", ông Obama nói.

Nhân Quyền


Hiện có hơn 100 tù nhân chính trị tại Việt Nam, và nhiều người bị bắt giam thêm trong mấy tuần qua, theo các nhà hoạt động tại Việt Nam.

Trước bài diễn văn của ông vào thứ Ba, ông Obama đã gặp gỡ sáu thành viên của xã hội dân sự Việt Nam và ghi nhận rằng có "mức độ quan tâm đáng kể" về tự do chính trị. Ông cũng ca ngợi những người Việt đã "kiên trì nỗ lực để tiếng nói của họ phải được công luận chú ý".

Obama ghi nhận rằng có "một số nhà hoạt động khác, những người đã được mời nhưng vì lý do gì đó đã bị ngăn cản khiến họ không đến được"

Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Quang A đã nói với phóng viên rằng ông đã bị bắt lên một chiếc xe cảnh sát vào thứ Ba, chở ra khỏi Hà Nội và bị giam giữ trong hơn năm giờ đồng hồ, khiến ông không thể gặp Tổng Thống Hoa Kỳ.

Tổ chức phi chính phủ Human Rights Watch thì cho rằng phát biểu của tổng thống và tuyên bố chung tại Hà Nội là không đủ mức độ cần thiết.

"Tôi sẽ tranh luận về nhận định của Tổng Thống khi nói rằng đã có tiến bộ khiêm tốn về nhân quyền ở Việt Nam ... trong khi đã có rất ít hoặc không có tiến bộ gì hết ở Việt Nam", ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á vụ của Human Rights Watch cho biết.

Robertson nói với VOA rằng các tổ chức nhân quyền đã được Nhà Trắng và Chính Quyền Mỹ hứa rằng Việt Nam phải có được tiến bộ đáng kể về nhân quyền thể hiện trước bất kỳ quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận nào của Washington về việc bán vũ khí cho Hà Nội vón vừa được công bố hôm thứ Hai.

"Thế rồi họ (Mỹ) nhận được gì? Họ đã không được gì hết, "Robertson khẳng định. "Chuyện nhân quyền ở đây chỉ là một lời hứa hão"

Robertson cũng chỉ trích các quan điểm liên quan đến nhân quyền trong tuyên bố chung là nhạt như nước ốc.

Một đảng phái Việt Nam ủng hộ dân chủ đang bị đặt ngoài vòng pháp luật thì biểu tỏ một phản ứng nhiệt tình hơn với ý kiến của ông Obama tại Hà Nội về nhân quyền theo đó họ nói rằng ông đã đưa ra một " tầm nhìn hướng tới tương lai cho các mối quan hệ song phương và đấu tranh gay gắt cho một nước Việt Nam tự do."

Bài diễn văn được lan truyền rộng rãi cũng như chuyến thăm của Tổng Thống ở Việt Nam sẽ "thậm chí gây khó khăn nhiều hơn cho giới chóp bu cộng sản đang biện minh cho hiện trạng, đang cố dấu nhẹm những vi phạm nhân quyền của họ", Duy Hoàng, phát ngôn viên của đảng Việt Tân có trụ sở tại Mỹ nói với các đảng viên của họ đang ở bên trong Việt Nam.

Tự do hàng hải

Không nêu tên Trung Quốc, nhưng Obama cũng nhắc lại quyền tự do hàng hải và nói rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ điều đó vì nó chính đáng với nhiều quốc gia khác.

"Các nước lớn không nên bắt nạt những nước nhỏ" Tổng thống Hoa Kỳ nói trong tiếng vỗ tay.

Trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam này, vào hôm thứ Ha,i Obama đã tặng cho chủ nhà một món quà mà họ từng mong ngóng: dỡ bỏ lệnh cấm vận của Hoa Kỳ về việc bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Obama phủ nhận việc loại bỏ các lệnh cấm vận đã là cốt để nhắm tới những lo ngại ngày một tăng trước các hoạt động quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông nơi đang trong vòng tranh chấp.

Nhưng báo Trung Quốc tờ Global Times, 1 tờ báo lá cải, do Đảng Cộng sản đứng đằng sau điều khiển, trong số phát hành hôm thứ Ba, khẳng định lời Obama nói dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam mà không nhắm mục đích kiềm chế Trung Quốc là một lời nói dối.
Nhà Trắng "chỉ lợi dụng Việt Nam cốt làm cho tình hình thêm nhiều rắc rối hơn ở Biển Đông".

Một số nhà phân tích gọi chuyến thăm của Obama một pha trình diễn cho thấy sự thành công của chính quyền Mỹ nhằm "tái cân bằng cán cân quyền lực ở châu Á."

"Quyết định của Tổng Thống trong quá trình bình thường hóa giữa hai kẻ cựu thù là một bước tiến xa hơn và cung cấp cho Việt Nam một phòng tuyến chống lại sự độc đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông." Murray Hiebert, cố vấn chương trình Đông Nam Á cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói.

Carl Thayer, giáo sư khoa chính trị hoc tại Đại học New South Wales ở Australia, nói rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sẽ cho phép đặt quan hệ ngoại giao một cách bình thường.
Nhưng nhân quyền vẫn là một yếu tố quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ, ông Thayer cho biết việc dỡ bỏ lệnh cấm vận là một "hoàn vốn chính trị và ngoại giao cho thiện chí hợp tác của Việt Nam."
"Nhưng cảm giác của ông là không vì thế mà tình hình có gì thay đổi. Lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam tuy được tháo bỏ nhưng nó vẫn sẽ phải vượt qua những hạn chế tương tự mà bất cứ ai mua vũ khí muốn từ Hoa Kỳ cũng phải gặp phải như nhau, và rằng chính sách của Hoa Kỳ liên đới việc đó với nhân quyền vẫn còn y nguyên", ông Thayer nói với VOA.
Lợi ích đối với Việt Nam từ sự thay đổi này có nghĩa là dấu chấm hết cho việc "bị phân biệt đối xử chính trị", trong khi đối với Hoa Kỳ thì nó loại bỏ một trở ngại chính cho cố gắng hợp tác quốc phòng. Nhưng ông Thayer tin rằng thời gian tới Việt Nam sẽ vẫn dựa vào đối tác lâu dài của họ là Nga, để mua lượng lớn các khí tài quân sự.
"Thiết bị hiện đại nhất của Việt Nam - máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30, tàu khu trục Gepard-class, tàu ngầm Kilo-class đều là từ Nga".
Nhưng Thayer thiên về khuynh hướng cho rằng Việt Nam sẽ tìm đến Hoa Kỳ để cải thiện công nghệ tiên tiến về viễn thông, về radar hàng hải, về tình báo, giám sát và công nghệ viễn thám để bồi đắp những thiếu hụt hiểu biết của họ về lĩnh vực hàng hải.

Ảnh hưởng của Trung Quốc

Chuyên gia khoa chính trị học người Thái ông Thitinan Pongsudhirak tại Đại học Chulalongkorn mô tả việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí như là "một cột mốc quan trọng" trong quan hệ Việt-Mỹ. Thitinan nói cả hai nước có nhu cầu riêng của họ để tái lập mối quan hệ. "Việt Nam thực sự cần Hoa Kỳ để làm một đối trọng với Trung Quốc và đồng thời Mỹ cũng muốn xây dựng và củng cố một di sản mà Obama thiết lập trong chiến lược tái cân bằng", ông nói với VOA. "Vì vậy, hiện nay tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ thực sự xúc tiến nước cờ của mình xoay quanh vùng này-. đặc biệt là trên mặt trận hàng hải".
Nhưng Trung Quốc đã gầy dựng ảnh hưởng ngoại giao của họ trên cõi lục địa Đông Nam Á, đặc biệt là ở Campuchia, Thái Lan và Lào – các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Còn Philippines thì cực lực phản đối những tuyên bố lớn lối của Trung Quốc về Biển Đông và vì thế họ đã tìm kiếm hỗ trợ gia tăng từ Hoa Kỳ.
"Điều này có nghĩa rằng Bắc Kinh sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn và Bắc Kinh có thể đang bị cuốn hút vào một cố gắng tái phân chia ảnh hưởng khối ASEAN, do đó ắt sẽ cảm thấy không an toàn hơn từ những cố gắng tăng cường, củng cố mối quan hệ giữa Mỹ với Philippines, và mặt khác giữa Mỹ và Việt Nam như thế", Thitinan nói.

Simon Tay ở Singapore nói với VOA "Trong ý nghĩa đó có vẻ đang có nguy cơ vùng này bị phân tán, khi tình trạng trung lập của mười quốc gia ASEAN sẽ thình lình bị vỡ và thay vào đó là nó sẽ trở thành một vệ tinh để chịu một hoặc các cường quốc lớn khác chi phối".

Trong khi Việt Nam là thành viên chủ chốt của TPP do Mỹ dẫn đầu, Việt Nam cũng sẽ vẫn dựa vào Trung Quốc để đầu tư thương mại và kinh doanh và hiện Trung quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

"Trung Quốc là một người hàng xóm khổng lồ mà Việt Nam không thể gây thù chuốc oán. Đồng thời, Việt Nam được TPP bảo hiểm rủi ro, "Thitinan nói. "Như vậy, hiện Việt Nam đã thò được một chân vào đất Mỹ - đồng thời nó không ra mặt làm mếch lòng Trung Quốc – đây quả là trò chơi địa chiến lược của Việt Nam."

Tổng thống Obama sắp bay vào Thành phố Hồ Chí Minh, nơi trước đây gọi là Sài Gòn, mà tập trung của chặng hành trình này là bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và doanh nhân.

Ron Corben tường trình từ Bangkok


Lê Tùng Châu dịch May 24, 2016 11:21 PM, giờ Vietnam

© Copyright by Lê Tùng Châu



Nguyên Văn:

Upholding Vietnamese Rights Does Not Threaten Society

President Barack Obama, in a forward-looking speech, has told the Vietnamese that they and the American people are “embarking on a 100-year journey together.”

“With this visit we've put our relationship on a firmer footing for decades to come,” Obama predicted.

Whether the relationship involving the former enemies solidifies, as Obama desires, could depend on who succeeds him in the White House next January.

“After all when she was Secretary of State Hillary Clinton did play a major role in helping the pivot to Asia. But if it's a Trump presidency, then all bets are off vis à vis ASEAN, Vietnam and quite a few other issues, including trade,” said Simon Tay, chairman of the Singapore Institute of International Affairs.

In the audience for the U.S. leader's wide-ranging address at Hanoi’s National Convention Center Tuesday, were more than 2,000 people, including some Vietnamese government officials.

The speech also touched on the very sensitive topic of human rights.

Obama noted that the rights to freedom of speech and the press, as well as the rights to freedom of assembly, are enshrined in Vietnam’s constitution. He also spoke of opening Vietnam’s political process to candidates from outside the Communist Party.

“It is my view that upholding these rights is not a threat to stability,” Obama said.

Human rights

There are more than 100 political prisoners in Vietnam, and additional people have been detained in the past week, according to activists.

Prior to his speech Tuesday, Obama met with six Vietnamese civil society members, saying there are “significant areas of concern” about political freedom and he praised those Vietnamese “willing to make their voices heard.”

Obama noted that there were “several other activists who were invited who were prevented from coming for various reasons.”

Dissident Ngueyn Quang A told reporters that he had been forced into a car by police Tuesday, driven outside of Hanoi and detained for more than five hours, preventing him from meeting the U.S. president.

For the non-governmental organization Human Rights Watch the president’s remarks and the joint statement in Hanoi do not go far enough.

“I would contest his characterization that there has been modest progress in Vietnam...there has been little or no progress in Vietnam,” said Phil Robertson, Asia division deputy director of Human Rights Watch.

Robertson told VOA that human rights organizations had been promised by the White House and State Department that there would have to be significant progress demonstrated by Vietnam before any total removal of Washington’s ban on selling weapons to Hanoi, which was announced Monday.

“What did they (the U.S.) get? They got nothing,” Robertson asserted. “You got a big fat goose egg when it comes to human rights.”

Robertson also criticized the references to human rights in the joint statement as “pretty thin gruel.”

An outlawed Vietnamese pro-democracy party is expressing a more enthusiastic reaction to Obama’s comments in Hanoi on human rights, saying he outlined a “forward looking vision for the bilateral relationship and forceful argument for a free Vietnam.”

The widely watched speech and presidential visit in Vietnam will make it “even harder for the communist leadership to justify the status quo, to sweep human rights abuses under the rug,” Duy Hoang, spokesman for the U.S.-based Viet Tan, which claims members inside Vietnam, said in a statement.

Freedom of navigation

Without naming China, Obama also reiterated the right to freedom of navigation and said the United States would support that right for other nations.

“Big nations should not bully smaller ones,” the U.S. president said to applause.

Obama, on his first visit to Vietnam, on Monday gave his hosts a present they had been hoping for: a total lifting of the U.S. embargo on sales of lethal weapons.

Obama denied the removal of the ban was tied to increasing concerns about Beijing’s military activities in the disputed South China Sea.

Obama denied the removal of the ban was tied to increasing concerns about Beijing’s military activities in the disputed South China Sea.

But China’s Global Times tabloid, run by the Communist Party, in its Tuesday edition, said Obama’s assertion that lifting of the arms ban was not tied to containing China was a lie.

The United States “is taking advantage of Vietnam to stir up more troubles in the South China Sea,” over which Beijing claims sovereignty, the newspaper said.

Some analysts are calling Obama’s visit a showcase to the success of the administration’s “rebalance to Asia policy.”

“The President's decision takes the normalization process between two former battlefield foes one step further and provides Vietnam a hedge against China's increased assertiveness in the South China Sea.” said Murray Hiebert, senior Southeast Asia program advisor at the Center for Strategic and International Studies.

Carl Thayer, a political science professor at the University of New South Wales in Australia, said the lifting of the arms embargo will enable diplomatic relations to normalize.

But human rights remain a key element in the U.S. policy, Thayer said with the lifting of the embargo a “political and diplomatic payback for Vietnam’s cooperation.”

“But in a practical sense nothing has changed. The arms embargo now lifted Vietnam will still have to pass through the same restrictions that any arms purchaser wants from the United States, and that the U.S. policy relating it to human rights remains in place,” Thayer told VOA.

The benefits to Vietnam from the change means an end to “political discrimination,” while for the U.S. it removes a major impediment to defense cooperation. But Thayer said in the immediate term Vietnam will rely on long term partner, Russia, for the purchase of major military items.

“Vietnam’s most modern equipment – [Sukhoi] Su-30s [fighter aircraft], Gepard-class frigates, advanced Kilo-class submarines are all Russian”.

But Thayer expects Vietnam will look to the U.S. for advanced communications technology, coastal radar and intelligence, surveillance and reconnaissance technology to assist in maritime domain awareness.

China's influence

Thai political scientist Thitinan Pongsudhirak at Chulalongkorn University described the lifting of the arms embargo as “a significant milestone” in U.S.-Vietnam relations.

Thitinan said both countries have their own needs to building the relationship.

“Vietnam really needs the United States to counter China’s weight and at the same time the U.S. wants to build and consolidate a legacy that Obama laid out under the rebalancing strategy,” he told VOA. “So now the United States is I think really stepping up its game around the regions – especially in the maritime front.”

But China has built up diplomatic influence on mainland South East Asia, especially in Cambodia, Thailand and Laos – within the Association of South East Asian Nations (ASEAN). And the Philippines also contests China’s greater claims to the South China Sea and has looked to the U.S. for increased support.

“This means that Beijing is going to be under more pressure and Beijing may be driven now to try to further divide ASEAN because Beijing will feel more insecure from the stepped up, bolstered relationship between the U.S. and Philippines on the one hand and the U.S. and Vietnam on the other,” Thitinan said.

“In that sense it is running the danger of being torn apart, that ASEAN's centrality of the ten countries will suddenly weaken and each instead would become a satellite to one or the other great power,” Tay in Singapore told VOA.

While Vietnam is a key member of the U.S.-led Trans Pacific Partnership (TPP), Vietnam also relies on China for trade and business investment and it is Vietnam’s leading trading partner.

“China is a huge giant neighbor that Vietnam cannot antagonize. At the same time, Vietnam is hedging with the TPP,” said Thitinan. “So Vietnam has got its foot in the American camp now – at the same time it’s not antagonizing openly the Chinese -- this is Vietnam’s geo-strategic play.”

President Obama headed next to Ho Chi Minh City, formerly known as Saigon, where the focus shifted to trade with a speech to business leaders and entrepreneurs.

Ron Corben contributed to this report from Bangkok


No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...