by Lê Xuân Nhuận [trích Hồi Ký "Cảnh-Sát-Hóa Quốc-Sách Yểu Tử của VNCH" của Lê Xuân Nhuận, Xây Dựng tái bản 2002, USA]
ĐẾN cuối tháng 4 năm 1987 tôi mới biết tin về Lý Tống, em tôi.
Tống đã qua Mỹ, cũng như Xuân-Sơn, con trai của tôi. Thoát khỏi cõi địa-ngục này, ra với Thế-Giới Tự-Do là một may-mắn lớn nhất trong đời người dân Việt-Nam hiện nay.
LÝ Tống tên thật là Lê Văn Tống, sinh ngày mồng 1 tháng 9 năm 1945 tại Làng An-Cựu, Huyện Hương-Thủy, Tỉnh Thừa-Thiên.
Ngày 23-8-1964, Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Quảng-Đức có tổ-chức một bữa tiệc. Vừa mới bắt đầu thì Lê Văn Tống được viên Trưởng Xe Tuần-Cảnh hướng-dẫn vào phòng. Quan-khách không cho Tống đi tắm rửa, mà bắt ngồi vào bàn liền.
Tống xác-nhận những điều đã viết trong thư gửi tôi trước đó không lâu, là em quyết-định nghỉ học, đi chơi một vòng từ Trung-Nguyên lên Cao-Nguyên, rồi vào Sài-Gòn xin gia-nhập Không-Quân, nên ghé thăm tôi.
Có lẽ đây là lần đầu tiên học-sinh Lê Văn Tống có dịp chuyện-trò thoải-mái một lần với nhiều viên-chức và sĩ-quan cao-cấp: đại-tá Tỉnh-Trưởng kiêm Tiểu-Khu-Trưởng, đốc-sự Phó Tỉnh-Trưởng Hành-Chánh, trung-tá Tiểu-Khu-Phó kiêm Phó Tỉnh-Trưởng Nội-An, các Trưởng-Ty, các trung-tá Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội và Tỉnh-Đoàn-Trưởng Bảo-An, các viên-chức và sĩ-quan cố-vấn Hoa-Kỳ, v.v... Chắc-chắn là Tống đã nghe nhiều điều bổ-ích liên-quan đến quân-ngũ và Chính-Quyền.
Sau khi quan-khách ra về, Tống tiếp-tục ngồi lại với các đợt thực-khách khác từ các Quận & Xã về dự tiệc, vì họ rất khoái nói chuyện với "em ông Trưởng-Ty" mãi cho đến khuya.
Sau bữa tiệc ấy, chắc hẳn là lần đầu tiên Lý Tống uống rượu, mà lại uống nhiều, em say liên-tiếp hai ngày, chỉ nằm và cười một mình. Các thuộc-viên của tôi chốc chốc lại vào thăm Tống và nói với nhau: "Anh ấy thật là hiền-lành!"
Ở chơi với tôi đến ngày 02-9-1964 thì Tống lên đường vào Sài-Gòn thực-hiện chí-hướng của mình.
Qua năm 1965, một hôm trung-tá Phan Quang Điều, Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội địa-phương, mang hồ-sơ của Tống đến, để tôi đọc, xác-nhận, và ký tên bảo-đảm về phương-diện an-ninh chính-trị cho Tống.
Thế là em đã trở thành quân-nhân.
THỜI-GIAN 1970-1973, tôi coi Ngành Đặc-Cảnh Vùng II, văn-phòng đặt tại Nha-Trang; Tống thường về thăm.
Có hai hình-ảnh về em đã in đậm nét trong trí nhớ tôi.
Thứ nhất, hầu như lần nào Tống cũng dẫn theo một cô bạn gái, mỗi lần một cô khác nhau, và cô nào trông cũng xinh. Đó là chưa kể những cô mà tôi cũng như người nhà không có dịp thấy. Trong nhà, ngoài đường, ai cũng khen em có số đào-hoa. Vợ tôi hỏi em: "Sao chú chưa lập gia-đình?" Tống cười: "Em đang còn bay nhảy mà!"
Thứ hai, Tống có thói quen lái xe thật nhanh. Xe của tôi thì có chiếc sơn màu xanh+trắng của Cảnh-Sát, có chiếc sơn màu trắng sữa và mang bảng số ẩn-tế của thường-dân, mà Tống cứ lái vụt vào phi-trường quân-sự Long Vân cũng như một số đơn-vị quân-sự khác, không ngừng lại tại các trạm kiểm-soát của Quân-Cảnh, khiến các sĩ-quan an-ninh thỉnh-thoảng lại gọi than phiền với tôi. Các con tôi hỏi: "Chú lái xe gì mà nhanh dữ thế?" Tống đáp: "Thì chú bay mà!"
MỘT hôm, không lâu trước ngày Quân-Khu I thất-thủ, trong thời-gian tôi làm Giám-Đốc Đặc-Cảnh Vùng này, Trung-Tâm Hành-Quân của Sư-Đoàn I Không-Quân gọi điện-thoại báo tin là Tống đang bay từ Bửu-Sơn ra Đà-Nẵng để đến thăm tôi. Tôi rất mừng, vì tôi đã ra Vùng I từ cuối năm 1973, đến nay mới có dịp gặp lại nhau. Tôi vội vào phi-trường đón em.
Gặp nhau tôi mới biết là Tống đang gặp phải một chuyện khó-khăn. Số là Tống được cấp trên tín-nhiệm giao thêm phần-vụ quản-lý Câu-Lạc-Bộ Không-Quân ở phi-trường Bửu-Sơn. Vốn tính bay-bướm, Tống tuyển một cô-gái vào phụ việc, hẳn-nhiên là đẹp, giao cho cô-ta cất giữ tiền-nong. Cô thủ-quỹ ấy ôm trọn số tiền mấy trăm ngàn đồng trốn đi. Tống được Cấp Trên hạn cho một thời-gian ngắn để kiếm đủ số bù vào. Biết tôi là một viên-chức liêm-khiết, mà nhà lại nghèo, khó giúp được em; nhưng vì là chỗ anh+em, vui/buồn có nhau, nên Tống ra đây tìm tôi.
Đó là lần cuối anh+em chúng tôi gặp nhau khi còn ở trên đất nước Việt-Nam.
TÔI bị Việt-Cộng bắt ngày 17-4-1975, và ra khỏi Trại "Cải-Tạo" (sau cùng là trại Tiên-Lãnh, thuộc huyện Tiên-Phước, tỉnh Quảng-Nam) ngày 20-4-1987. Hai ngày sau, về đến nhà ở Nha-Trang, tôi mới biết là Lý Tống còn sống, và đã đến chốn an-toàn.
Em tôi là phi-công cuối-cùng và duy-nhất của Không-Quân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, lái phản-lực-cơ A-37 ném bom lên đầu Việt-Cộng để cản đường chúng tiến vào Miền Nam, rủi bị bắn gãy phi-cơ, nhảy dù xuống đất thì bị địch bắt, trên Quốc-Lộ số 1, Thị-Xã Cam-Ranh, ngày 05-4-1975. Tống bị tống-giam nhiều nơi, trong đó có trại A-30 của Tỉnh Phú+Khánh Việt-Cộng, vùng đất trước kia là Tỉnh Phú-Yên.
SAU một thời-gian thấy hơi yên-yên, các thuộc-viên cũ của tôi lần-lượt tìm đến thăm tôi. Những người đã từng ở trại A-30 trong cùng thời-gian Lý Tống bị giam ở đó, đã kể lại cho tôi nghe thái-độ bất-khuất của em trước mặt kẻ thù; nhất là có lần bị chúng bắt quỳ mà Tống quyết không chịu quỳ, bị chúng dí súng vào đầu và bắn xéo qua bên tai mà Tống vẫn cứ dõng-dạc quát lớn: "Bắn đi! Lý Tống này chết thì sẽ còn có trăm ngàn Lý Tống khác nữa!" Bản-lĩnh cao-cường cùng với câu nói lịch-sử đó đã được nhiều người, nhất là dân Phú-Yên và Khánh-Hòa, dù chỉ ở Trại A-30 sau ngày em đã trốn thoát nơi đây, hoặc ở ngoài đời mà chỉ được nghe người khác truyền miệng với nhau, kể lại với tôi với lòng cảm-phục vô-biên.
Trong giới Cảnh-Sát Quốc-Gia, có một nhân-vật nổi tiếng ngang-bướng; đó là trung-tá Nguyễn Văn Can, cựu Phó Giám-Đốc Cảnh-Sát Công-An Trung-Nguyên Trung-Phần, cựu Trưởng Ty CSQG Tỉnh Quảng-Ngãi. Can cũng bị giam ở trại A-30, và được mọi người kính phục, vì anh cũng đã công-khai chống lại Ban Giám-Thị và bọn cán-bộ quản-giáo; điển-hình là việc anh vẫn trước sau không chịu hát bài "Bác cùng chúng cháu hành-quân". Việt-Cộng hạch hỏi lý-do, anh đáp: "Tôi có cùng đi hành-quân với 'Bác' lần nào đâu?" Trong năm 1991, trên đường từ Huế trở vào Sài-Gòn, Can ghé thăm tôi ở Nha-Trang. Khi đề-cập đến Lý Tống, chính anh cũng không tiếc lời khen-phục em tôi.
Con-gái thứ ba của tôi, Xuân-Lộc, bị bắt về tội vượt biển, cũng có thời-gian bị đưa ra giam ở Trại A-30 nói trên. Cũng vì Lý Tống đã được mọi người trong Trại cũng như ngoài Trại biết đến, nên hầu như ngày nào cũng có nhiều tù-nhân lẫn với thường-dân tìm cách đến gần con tôi, để "xem mặt cháu của Lý Tống".
TẠI Nha-Trang, có một người con-gái đẹp, tên Thu-An. Cô là sinh-viên đại-học ở Hoa-Kỳ, về thăm nhà thì bị kẹt luôn vì vụ Việt-Cộng tiếm chiếm Miền Nam. Thân-phụ của cô là một sĩ-quan Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, cũng bị tập-trung "cải-tạo" tại Trại A-30. Thu-An đến thăm+nuôi cha, để ý thấy Tống lần nào cũng đi chân trần, thản-nhiên giẫm lên gai nhọn, đá sắc, đất nóng, than hồng. Thấy hiện-tượng lạ, Thu-An tưởng Tống không có gì mang, bèn gửi biếu Tống một đôi dép cao-su.
Những lần đến Trại sau đó, cô thấy Tống luôn mang theo đôi dép nói trên, bằng cách buộc dây đeo trên vai mình, còn chân thì vẫn đi không.
Thu-An vượt biển, bị bắt, bị giam cùng Trại A-30.
Được nghe kể lại về những thành-tích hào-hùng của Tống, lại tận mắt thấy sức mạnh tinh-thần phi-thường của chàng thanh-niên, người đẹp Nha-thành đã dành hẳn cho em tôi một mối tình đẹp như mộng và thơ.
Sau khi vượt thoát được Trại A-30, Lý Tống đã ghé đến thăm Thu-An, để chào từ-biệt trước khi đi tiếp vào Sài-Gòn tìm cách vượt biên.
Tống đã ra đi theo chí tang-bồng, biết đến bao giờ mới gặp lại nhau!
SAU đó, Thu-An qua Đức, và lập gia-đình.
Cha+mẹ Thu-An với tôi là chỗ đồng-hương, cùng quê Hưng-Yên. Bà-mẹ thường đến thăm tôi.
Năm 1990, bà đi thăm con ở Tây-Đức về, cho tôi biết là Lý Tống có xuất-bản một cuốn sách, nhan đề Hồi Ký "Ó Đen". Cuốn sách ấy đã đến tay Thu-An. Bà có đọc nó ở Đức, và nói với tôi: "Đáng lẽ Tống nên tránh nhắc và in ảnh của Thu-An trong sách, khi người con-gái đã lập gia-đình".
Năm 1991, Thu-An cùng chồng và hai con về Việt-Nam; tôi có gặp và mừng cho Thu-An có một người chồng đẹp trai, rất cưng yêu vợ, thật là xứng đôi.
NHỮNG người quen-biết cũ của anh+em chúng tôi cho tôi biết là Lý Tống đã xâm-nhập vào phi-trường Tân-Sơn-Nhất, nơi được Việt-Cộng canh gác kỹ-càng. Thế mà Tống leo lên được một chiếc phi-cơ, định đánh cắp nó, nhưng bị trục-trặc máy-móc nên không lái bay đi đuợc; song đã thoát ra an-toàn. Trong hành-động này, đã có một vài người thân, trong đó có cả người đẹp, đồng lòng tiếp sức với em.
Bà-con còn kể lại rằng, trong những ngày Tống trốn-tránh Công-An Việt-Cộng ở Sài-Gòn, vào năm 1980, có nhiều cô gái đã đến với Tống; thậm-chí họ còn ghen nhau, làm người chủ nhà hết hồn.
BẢY năm sau đó, được tin tôi mới từ Trại "Cải-Tạo" về nhà, một người con-gái tên Hạnh từ Sài-Gòn gửi thư ra Nha-Trang thăm tôi, cho biết địa-chỉ, và ngỏ lời mời, khi nào có dịp tôi vào Sài-Gòn thì ghé thăm cô, để cô được dịp làm quen, vì cô là một bạn cũ của em tôi. Nội-dung lá thư trang-nhã, nét chữ viết đẹp, lời-lẽ lễ-phép, thân-mật, nhưng tôi cảm thấy có ngụ trong đó một chút tự-tin và tự-hào. Tống đã từng có không biết bao nhiêu bạn gái, thuộc nhiều thành-phần... Bảy năm qua rồi, còn gì! Ý Hạnh muốn cho tôi thấy ở cô có một giá-trị nào đó; ít nhất thì cô cũng có nhà cửa đường-hoàng, vẫn còn nặng tình với Tống, còn muốn ra mắt bà-con...
Cuối năm 1991, nhân dịp tôi vào để lập thủ-tục xuất-cảnh tại thành-phố thủ-đô xưa, Hạnh đến thăm tôi. Qua cơn dâu bể, tôi chưa thấy có một cựu-nữ-sinh-viên Văn-Khoa Sài-Gòn nào còn ở lại với quê-hương khốn-khổ mà còn giữ được dáng-vóc yêu-kiều của một thời xa-xưa như Hạnh của em tôi.
Hạnh cho tôi biết nội-dung của cuốn "Ó Đen", mà Tống lén-lút gửi về từng phần, về cuộc vượt-biên vượt-biển lịch-sử của Lý Tống mà cả thế-giới đều đã ngợi-ca: trong sự-nghiệp đó, ở giai-đoạn đầu, tuy đánh cắp hụt phi-cơ, Hạnh đã đóng-góp một phần vô-giá cho Tống đột-nhập phi-trường.
Tôi hỏi Hạnh có muốn đi Mỹ không. Biết ý tôi hỏi có muốn qua với Tống không, Hạnh đáp: "Không". Tôi hỏi vì sao. Trả lời: "Vì nếu qua Mỹ thì phải làm lại tất cả". Tôi hiểu ý Hạnh, không phải nói về công-ăn việc-làm, mà nói về tình-cảm giữa hai người. Tôi hỏi: "Sao phải làm lại?" Hạnh đáp: "Làm lại về phía anh ấy, chứ về phía em thì có gián-đoạn gì đâu!" Tôi hỏi Hạnh về tương-lai, cô đáp: "Em sẽ ở vậy trọn đời!" Tôi lại hỏi thêm: "Tống có còn gì dành cho em không?" Hạnh nhìn thẳng vào mắt tôi: "Anh ấy nếu không còn gì cho em, thì vẫn còn có một cái gì vô-cùng cao-đẹp hơn, cho mọi người!"
Tình yêu của Hạnh đã chuyển từ một vô-vọng vị-kỷ sang một kỳ-vọng vị-tha.
TỪ cách nửa vòng quả đất, Tống được tin tôi đã về nên gửi thư về thăm tôi. Và khi Tống đang chuẩn-bị luận-án tiến-sĩ thì em có gửi cho tôi hai bản lược-đồ, nội-dung chủ-đề "Integrative Elephantism and the Causes of War Initiation" và "The Bull's Eye of Integrative Elephantism". Vì không kèm theo bản văn nên tôi không thể hiểu được ý chính; chỉ thấy lờ-mờ:
Lược-đồ thứ nhất "Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?) và Những Nguyên-Nhân Khởi-Chiến", là một con voi đứng trên nền-tảng kỹ-thuật bằng hai chân sau (Năng-Lực Công-Nghiệp và Năng-Lực Quân-Sự), đưa cao hai chân trước lên (Năng-Lực Chính-Trị và Đặc-Tính Quốc-Dân), cho thấy cái bụng là Lĩnh-Thổ, cái lưng là Dân-Cư, cái đuôi vẫy lá cờ Mỹ, Chủ-Nghĩa Lý-Tưởng Đạo-Đức, cái cổ là An-Ninh Quốc-Gia, cái tai là Chủ-Nghĩa Hiện-Thực Chính-Trị, đầu đội chiếc mũ biểu-trưng USA, đôi mắt là Quyền-Lợi Quốc-Dân, cặp ngà là Tinh-Thần Phản-Cách-Mệnh; cái vòi quấn quanh và nâng lên cao một cô thiếu-nữ mặc quần-áo tắm (không rõ là để quật chết hay để tung hô) với cái nhãn-hiệu Chủ-Nghĩa Đế-Quốc (không rõ để chỉ cô gái hay chỉ cái vòi);
Lược-đồ thứ hai là "Trung-Tâm-Điểm (hoặc Yếu-Tố Thành-Công) của Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?)" cho thấy 5 cấp-độ: giữa Hòa-Bình và Cạnh-Tranh 20%, từ Cạnh-Tranh đến Tranh-Chấp Nhẹ 40%, từ Tranh-Chấp Nhẹ đến Tranh-Chấp Nặng 60%, từ Tranh-Chấp Nặng đến Bờ-Vực Chiến-Tranh 80%, và từ đó đến Chiến-Tranh 100%, với nhiều phụ-chú chi-tiết linh-tinh.
Tôi chỉ hiểu được thế thôi, và lại tự hỏi chẳng lẽ Tống muốn nói về chính-đảng Cộng-Hòa của Mỹ mà biểu-tượng là Con Voi, hay muốn triết-lý về câu chuyện một số người mù "thấy" Voi của Việt-Nam? Chắc phải là một kết-luận cho một công-trình nghiên-cứu lớn về tình-hình toàn-cầu. Chung-quy tôi vẫn chưa hiểu Tống muốn nói gì. Chính-trị mà!
TỐNG tiến-hành nhiều dự-án cùng một lần. Thí-dụ em đã nhờ tôi hợp-tác soạn-thảo một tác-phẩm mệnh-danh "Tự-Điển Thi-Nhân"; nhưng đó chỉ là một cuốn sách gợi ý, gợi vần, tìm chữ cho người mới tập làm thơ, sắp xếp theo thứ-tự từ-điển: A thì "lắm a?", "thế a?", rồi đến "ba-ba", "thu-ba", "yên-ba", v.v... Tự-điển này gồm ba thứ tiếng Việt-Anh-Pháp: Tống muốn giúp cho cả những người nói tiếng Anh, tiếng Pháp cũng có thể dùng nó để chọn chữ, gieo vần, làm thơ Việt-Nam!
*
LÒNG tôi nôn-nao đợi ngày lên đường.
Qua Mỹ với Tống tôi sẽ thấy rõ, chắc là toàn những việc làm động-địa kinh-thiên, của một anh-hùng hậu-chiến Việt-Nam!
LÊ XUÂN NHUẬN
Vài nét về tác giả Lê Xuân Nhuận:
Một vài bài thơ của Hạnh Saigon
BIỆT “LÝ TỐNG” QUÂN
” Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn”
* * *
Ðường anh đi em đưa không tới
Chí nam nhi vời vợi ngang trời
Nước non câm hận bao lời
Anh đi phá ngục, xây đời dọc ngang.
Người phi công hiên ngang anh dũng
Ðêm nguyệt tàn em những lo âu
Biệt hành lá thảm hoa sầu
Em đâu dám hẹn những câu não nùng.
Anh thân trai vẫy vùng chẳng tiếc
Bước em về mài miệt trăng đan
Trăng treo, một mảnh trăng vàng
Ðưa lòng em vượt dặm ngàn theo anh.
Ðời phù sinh mong manh hư ảo
Ngắm trăng sầu áo não nhớ nhau
Tháng ngày rồi sẽ qua mau
Trăng thiên cổ cũng bạc màu sinh ly.
Biệt “Tống” quân, tử qui sinh ký
Tâm anh linh, dũng khí thủy chung
Anh đi thỏa chí anh hùng
Em về mượn sợi tơ chùng tiễn đưa.
Bờ sông Dịch ngàn xưa soi bóng
Sáo Tiệm Ly tỏa lộng thiên thu
Ðưa người ta khóc mấy lời
Nguyện cùng sông núi đất trời khắc ghi.
HẠNH SAIGON
(Sài Gòn 13-7-1981)
LY KHÚC
(Cho người yêu biệt xứ Lý Tống)
“Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi”
* * *
Tay thon chuốt rượu ly bôi
Chiều nghiêng gió lộng, mây trời hợp tan
Bước theo quan lộ tiễn chàng
Mặt hoa héo úa hai hang châu rơi.
Nhìn nhau tấc dạ tơi bời
Nói làm sao hết những lời oán than
Ai làm thiếp phải xa chàng
Kẻ đi người ở dở dang phận hồng.
Chim chiều vỗ cánh từng không
Sầu kia đã chín cánh đồng thu phai
Thẫn thờ nghĩ đền ngày mai
Còn ai hò hẹn, còn ai đợi chờ?
Trăm năm như sợi dây tơ
Vó câu đã khuất bụi mờ quan san.
Sông dài bờ bãi mênh mang
Một mình thơ thẩn giữa làn tuyết sương
Nâng cành liễu rũ bên đường
Chiều nay có kẻ đoạn trường biệt ly!
HẠNH SAIGON
LÝ TỐNG BIỆT KHÚC
“Ðưa người, ta đưa lên phi trường
Sao người, người bơi biển, vượt truông?”
Ta vẫn nghe vang mối hận Tần
Bạc đầu lũ sáo vượt sông sang
Bóng chiều chốn cũ, bờ Dịch Thủy
Nhất khứ chinh nhân bất phục hoàn.
Ta thấy man man hồn tráng sĩ
Ngẩng đầu dõi mắt bóng chim xa
Mắt ai mờ ảo hoàng hôn tím
Lòng ai vương đọng khói quê nhà.
Tay ai ôm trọn sầu thiên cổ
Giã tình ly quốc kiếp tha hương
Quay nhìn thiên lý ngàn dâu thẳm
Chiến bào yên ngựa khúc ly ca.
Ta biết người đi hồn ở lại
Với vườn hoa nhỏ, xóm làng xưa
Với cây dương liễu sương chiều nhạt
Thấp thoáng xiêm hồng che dáng hoa.
Ta biết người đi sầu ở lại
Trên làn mi nhỏ lệ chưa phai
Trên đôi tay ngọc nâng ly ngọc
Kỷ nhân hồi chinh chiến cổ lai.
Ta biết người đi không ước hẹn
Tình riêng tung rải khắp non sông
Chiến trường thân có quay về đất
Thì mảnh hồn thiêng hóa lửa hồng.
HẠNH SAIGON
(Tháng 12-1983)
PHỐ NHỚ
(Cho người yêu biệt xứ Lý Tống)
Chiều đi xuống phố một mình
Những con đường cũ làm thinh hững hờ
Chân đau bước lạ vẩn vơ
Hai hàng cây đứng như chờ dáng quen.
Thản nhiên phố xá lên đèn
Âm thầm réo gọi từng tên bạn bè
Muôn phương xa đó có nghe
Nhịp chân bước lạc giữa hè phố xưa
Reo vang kỷ niệm từng mùa
Với bao bạn hữu sớm trưa thân tình.
Chiều đi xuống phố một mình
Bỗng dưng thức dậy mọi hình bóng thân.
Ta về ngồi khóc giữa sân
Vườn im, hoa lá cũng ngần ngại rơi.
HẠNH SAIGON
BUỔI CHIỀU NGỒI SOI GƯƠNG
(Cho người yêu biệt xứ Lý Tống)
Buổi chiều ngồi soi gương
Bóng người xưa mất hút
Áo cũ không còn hương
Ðời chia mấy dặm trường.
Ôi chiều nay soi gương
Không còn nhìn thấy nữa
Hương phấn và xuân xanh
Chiều phai hay lệ ứa?
Bao nhiêu chiều đã qua
Bao gót đời chia xa
Sắt son nào trở lại
Soi xuống gương đời ta?
Ôi chiều nay tóc bạc
Mầu thời gian sinh ly
Chiều xưa tung cánh hạc
Rơi xuống dọc đường đi.
Ðể chiều nay gió lộng
Áo cũ gói gương xưa
Ngoài song làn cúc động
Lòng ta là gió mưa!
Ôi chiều ai vô tình
Chiều ta mãi lặng thinh
Ðập gương xưa tìm bong
Trăm mảnh đời quyên sinh!
HẠNH SAIGON
MỘT ÐỜI TÔI PHẢI SỐNG
(Cho người yêu biệt xứ Lý Tống)
Tôi vẫn sống một đời không hiểu được
Như cành hoa đợi nắng giữa sương mù
Trời đang xuân hay chỉ mới lập thu
Trông ngóng mãi mặt trời xưa đã chết.
Mà vẫn sống một đời không thể chết
Nghe uyên ương khan giọng gọi nhau về
Tiếng vỗ thầm thuyền ngược sóng xa quê
Ðem đi mất những mảnh đời thất lạc.
Tôi vẫn sống giữa đời im tiếng hát
Người đã xa chiều cũng đã phôi pha
Tơ duyên xưa chắc cũng đã nhạt nhòa
Như lệ ướt từng ngón tay hồng ngọc.
Tôi vẫn sống đời tôi như tiếng khóc
Con nai chiều không nhịp nổi chân xa
Lòng thơ dại lòng không sao quên được
Ðường hoa vàng rạng rỡ bước kiêu sa.
Tôi vẫn sống bằng tim tôi rướm máu
Ngọn roi đời bổ xuống chẳng thương tâm
Chiều đã xanh trên tấc cỏ âm thầm
Tôi héo úa từng ngọn đồi sương phủ.
Tôi vẫn sống bằng nhớ thương ấp ủ
Vòng tay người đêm bạch lạp phấn hương
Thôi đã xa thôi đã quá đoạn trường
Thôi trả hết cho ai tình hư ảo.
Thôi hãy sống và cố đừng tưởng vọng
Ngóng trông gì hơi ấm một vòng tay
Ðợi chờ gì son sắt một ngày mai
Như đã chết mà chưa từng được chết.
HẠNH SAIGON
THƯ GỬI TỪ QUÊ NHÀ
(Cho người yêu biệt xứ Lý Tống)
Em gửi cho anh tin ở nhà
Bạn bè dăm đứa đã đi xa
Có cô “bồ” cũ vừa đám cưới
Bỗng được tin về thọ tang cha.
Em gửi cho anh quà Vũng Tàu
Có bờ cát mịn gió lao xao
Canh chua cá biển chiều Bãi Trước
Sóng đẩy thuyền ra khơi Bãi Sau.
Em gửi kèm đây tấm ảnh nhà
Có vầng trăng bạc của quê ta
Có Thu Cung Tiến, Chiều Xuân Diệu
Có khúc đàn tranh Mộng Dưới Hoa.
Cuối thư em gửi một buổi chiều
Có mây nhè nhẹ gió hiu hiu
Có thoáng rưng rưng lòng, có nghĩa…
Chút Nghĩa-Gì-Ðâu của buổi chiều!
Em gửi cho anh hết cả rồi
Còn đây một nỗi nhớ mà thôi
Ðêm đêm xỏa tóc ngồi cô quạnh
Rất nhớ, anh ơi, rất ngậm ngùi.
HẠNH SAIGON
Lý Tống, em tôi
ĐẾN cuối tháng 4 năm 1987 tôi mới biết tin về Lý Tống, em tôi.
Tống đã qua Mỹ, cũng như Xuân-Sơn, con trai của tôi. Thoát khỏi cõi địa-ngục này, ra với Thế-Giới Tự-Do là một may-mắn lớn nhất trong đời người dân Việt-Nam hiện nay.
LÝ Tống tên thật là Lê Văn Tống, sinh ngày mồng 1 tháng 9 năm 1945 tại Làng An-Cựu, Huyện Hương-Thủy, Tỉnh Thừa-Thiên.
Ngày 23-8-1964, Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Quảng-Đức có tổ-chức một bữa tiệc. Vừa mới bắt đầu thì Lê Văn Tống được viên Trưởng Xe Tuần-Cảnh hướng-dẫn vào phòng. Quan-khách không cho Tống đi tắm rửa, mà bắt ngồi vào bàn liền.
Tống xác-nhận những điều đã viết trong thư gửi tôi trước đó không lâu, là em quyết-định nghỉ học, đi chơi một vòng từ Trung-Nguyên lên Cao-Nguyên, rồi vào Sài-Gòn xin gia-nhập Không-Quân, nên ghé thăm tôi.
Lý Tống (đầu tiên từ trái) và anh trai, ông Lê Xuân Nhuận (thứ nhì từ phải) - khoảng 2014 |
Có lẽ đây là lần đầu tiên học-sinh Lê Văn Tống có dịp chuyện-trò thoải-mái một lần với nhiều viên-chức và sĩ-quan cao-cấp: đại-tá Tỉnh-Trưởng kiêm Tiểu-Khu-Trưởng, đốc-sự Phó Tỉnh-Trưởng Hành-Chánh, trung-tá Tiểu-Khu-Phó kiêm Phó Tỉnh-Trưởng Nội-An, các Trưởng-Ty, các trung-tá Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội và Tỉnh-Đoàn-Trưởng Bảo-An, các viên-chức và sĩ-quan cố-vấn Hoa-Kỳ, v.v... Chắc-chắn là Tống đã nghe nhiều điều bổ-ích liên-quan đến quân-ngũ và Chính-Quyền.
Sau khi quan-khách ra về, Tống tiếp-tục ngồi lại với các đợt thực-khách khác từ các Quận & Xã về dự tiệc, vì họ rất khoái nói chuyện với "em ông Trưởng-Ty" mãi cho đến khuya.
Sau bữa tiệc ấy, chắc hẳn là lần đầu tiên Lý Tống uống rượu, mà lại uống nhiều, em say liên-tiếp hai ngày, chỉ nằm và cười một mình. Các thuộc-viên của tôi chốc chốc lại vào thăm Tống và nói với nhau: "Anh ấy thật là hiền-lành!"
Ở chơi với tôi đến ngày 02-9-1964 thì Tống lên đường vào Sài-Gòn thực-hiện chí-hướng của mình.
Qua năm 1965, một hôm trung-tá Phan Quang Điều, Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội địa-phương, mang hồ-sơ của Tống đến, để tôi đọc, xác-nhận, và ký tên bảo-đảm về phương-diện an-ninh chính-trị cho Tống.
Thế là em đã trở thành quân-nhân.
THỜI-GIAN 1970-1973, tôi coi Ngành Đặc-Cảnh Vùng II, văn-phòng đặt tại Nha-Trang; Tống thường về thăm.
Có hai hình-ảnh về em đã in đậm nét trong trí nhớ tôi.
Thứ nhất, hầu như lần nào Tống cũng dẫn theo một cô bạn gái, mỗi lần một cô khác nhau, và cô nào trông cũng xinh. Đó là chưa kể những cô mà tôi cũng như người nhà không có dịp thấy. Trong nhà, ngoài đường, ai cũng khen em có số đào-hoa. Vợ tôi hỏi em: "Sao chú chưa lập gia-đình?" Tống cười: "Em đang còn bay nhảy mà!"
Thứ hai, Tống có thói quen lái xe thật nhanh. Xe của tôi thì có chiếc sơn màu xanh+trắng của Cảnh-Sát, có chiếc sơn màu trắng sữa và mang bảng số ẩn-tế của thường-dân, mà Tống cứ lái vụt vào phi-trường quân-sự Long Vân cũng như một số đơn-vị quân-sự khác, không ngừng lại tại các trạm kiểm-soát của Quân-Cảnh, khiến các sĩ-quan an-ninh thỉnh-thoảng lại gọi than phiền với tôi. Các con tôi hỏi: "Chú lái xe gì mà nhanh dữ thế?" Tống đáp: "Thì chú bay mà!"
MỘT hôm, không lâu trước ngày Quân-Khu I thất-thủ, trong thời-gian tôi làm Giám-Đốc Đặc-Cảnh Vùng này, Trung-Tâm Hành-Quân của Sư-Đoàn I Không-Quân gọi điện-thoại báo tin là Tống đang bay từ Bửu-Sơn ra Đà-Nẵng để đến thăm tôi. Tôi rất mừng, vì tôi đã ra Vùng I từ cuối năm 1973, đến nay mới có dịp gặp lại nhau. Tôi vội vào phi-trường đón em.
Gặp nhau tôi mới biết là Tống đang gặp phải một chuyện khó-khăn. Số là Tống được cấp trên tín-nhiệm giao thêm phần-vụ quản-lý Câu-Lạc-Bộ Không-Quân ở phi-trường Bửu-Sơn. Vốn tính bay-bướm, Tống tuyển một cô-gái vào phụ việc, hẳn-nhiên là đẹp, giao cho cô-ta cất giữ tiền-nong. Cô thủ-quỹ ấy ôm trọn số tiền mấy trăm ngàn đồng trốn đi. Tống được Cấp Trên hạn cho một thời-gian ngắn để kiếm đủ số bù vào. Biết tôi là một viên-chức liêm-khiết, mà nhà lại nghèo, khó giúp được em; nhưng vì là chỗ anh+em, vui/buồn có nhau, nên Tống ra đây tìm tôi.
Đó là lần cuối anh+em chúng tôi gặp nhau khi còn ở trên đất nước Việt-Nam.
TÔI bị Việt-Cộng bắt ngày 17-4-1975, và ra khỏi Trại "Cải-Tạo" (sau cùng là trại Tiên-Lãnh, thuộc huyện Tiên-Phước, tỉnh Quảng-Nam) ngày 20-4-1987. Hai ngày sau, về đến nhà ở Nha-Trang, tôi mới biết là Lý Tống còn sống, và đã đến chốn an-toàn.
Em tôi là phi-công cuối-cùng và duy-nhất của Không-Quân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, lái phản-lực-cơ A-37 ném bom lên đầu Việt-Cộng để cản đường chúng tiến vào Miền Nam, rủi bị bắn gãy phi-cơ, nhảy dù xuống đất thì bị địch bắt, trên Quốc-Lộ số 1, Thị-Xã Cam-Ranh, ngày 05-4-1975. Tống bị tống-giam nhiều nơi, trong đó có trại A-30 của Tỉnh Phú+Khánh Việt-Cộng, vùng đất trước kia là Tỉnh Phú-Yên.
SAU một thời-gian thấy hơi yên-yên, các thuộc-viên cũ của tôi lần-lượt tìm đến thăm tôi. Những người đã từng ở trại A-30 trong cùng thời-gian Lý Tống bị giam ở đó, đã kể lại cho tôi nghe thái-độ bất-khuất của em trước mặt kẻ thù; nhất là có lần bị chúng bắt quỳ mà Tống quyết không chịu quỳ, bị chúng dí súng vào đầu và bắn xéo qua bên tai mà Tống vẫn cứ dõng-dạc quát lớn: "Bắn đi! Lý Tống này chết thì sẽ còn có trăm ngàn Lý Tống khác nữa!" Bản-lĩnh cao-cường cùng với câu nói lịch-sử đó đã được nhiều người, nhất là dân Phú-Yên và Khánh-Hòa, dù chỉ ở Trại A-30 sau ngày em đã trốn thoát nơi đây, hoặc ở ngoài đời mà chỉ được nghe người khác truyền miệng với nhau, kể lại với tôi với lòng cảm-phục vô-biên.
Trong giới Cảnh-Sát Quốc-Gia, có một nhân-vật nổi tiếng ngang-bướng; đó là trung-tá Nguyễn Văn Can, cựu Phó Giám-Đốc Cảnh-Sát Công-An Trung-Nguyên Trung-Phần, cựu Trưởng Ty CSQG Tỉnh Quảng-Ngãi. Can cũng bị giam ở trại A-30, và được mọi người kính phục, vì anh cũng đã công-khai chống lại Ban Giám-Thị và bọn cán-bộ quản-giáo; điển-hình là việc anh vẫn trước sau không chịu hát bài "Bác cùng chúng cháu hành-quân". Việt-Cộng hạch hỏi lý-do, anh đáp: "Tôi có cùng đi hành-quân với 'Bác' lần nào đâu?" Trong năm 1991, trên đường từ Huế trở vào Sài-Gòn, Can ghé thăm tôi ở Nha-Trang. Khi đề-cập đến Lý Tống, chính anh cũng không tiếc lời khen-phục em tôi.
Con-gái thứ ba của tôi, Xuân-Lộc, bị bắt về tội vượt biển, cũng có thời-gian bị đưa ra giam ở Trại A-30 nói trên. Cũng vì Lý Tống đã được mọi người trong Trại cũng như ngoài Trại biết đến, nên hầu như ngày nào cũng có nhiều tù-nhân lẫn với thường-dân tìm cách đến gần con tôi, để "xem mặt cháu của Lý Tống".
TẠI Nha-Trang, có một người con-gái đẹp, tên Thu-An. Cô là sinh-viên đại-học ở Hoa-Kỳ, về thăm nhà thì bị kẹt luôn vì vụ Việt-Cộng tiếm chiếm Miền Nam. Thân-phụ của cô là một sĩ-quan Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, cũng bị tập-trung "cải-tạo" tại Trại A-30. Thu-An đến thăm+nuôi cha, để ý thấy Tống lần nào cũng đi chân trần, thản-nhiên giẫm lên gai nhọn, đá sắc, đất nóng, than hồng. Thấy hiện-tượng lạ, Thu-An tưởng Tống không có gì mang, bèn gửi biếu Tống một đôi dép cao-su.
Những lần đến Trại sau đó, cô thấy Tống luôn mang theo đôi dép nói trên, bằng cách buộc dây đeo trên vai mình, còn chân thì vẫn đi không.
Thu-An vượt biển, bị bắt, bị giam cùng Trại A-30.
Được nghe kể lại về những thành-tích hào-hùng của Tống, lại tận mắt thấy sức mạnh tinh-thần phi-thường của chàng thanh-niên, người đẹp Nha-thành đã dành hẳn cho em tôi một mối tình đẹp như mộng và thơ.
Sau khi vượt thoát được Trại A-30, Lý Tống đã ghé đến thăm Thu-An, để chào từ-biệt trước khi đi tiếp vào Sài-Gòn tìm cách vượt biên.
Tống đã ra đi theo chí tang-bồng, biết đến bao giờ mới gặp lại nhau!
SAU đó, Thu-An qua Đức, và lập gia-đình.
Cha+mẹ Thu-An với tôi là chỗ đồng-hương, cùng quê Hưng-Yên. Bà-mẹ thường đến thăm tôi.
Năm 1990, bà đi thăm con ở Tây-Đức về, cho tôi biết là Lý Tống có xuất-bản một cuốn sách, nhan đề Hồi Ký "Ó Đen". Cuốn sách ấy đã đến tay Thu-An. Bà có đọc nó ở Đức, và nói với tôi: "Đáng lẽ Tống nên tránh nhắc và in ảnh của Thu-An trong sách, khi người con-gái đã lập gia-đình".
Năm 1991, Thu-An cùng chồng và hai con về Việt-Nam; tôi có gặp và mừng cho Thu-An có một người chồng đẹp trai, rất cưng yêu vợ, thật là xứng đôi.
NHỮNG người quen-biết cũ của anh+em chúng tôi cho tôi biết là Lý Tống đã xâm-nhập vào phi-trường Tân-Sơn-Nhất, nơi được Việt-Cộng canh gác kỹ-càng. Thế mà Tống leo lên được một chiếc phi-cơ, định đánh cắp nó, nhưng bị trục-trặc máy-móc nên không lái bay đi đuợc; song đã thoát ra an-toàn. Trong hành-động này, đã có một vài người thân, trong đó có cả người đẹp, đồng lòng tiếp sức với em.
Bà-con còn kể lại rằng, trong những ngày Tống trốn-tránh Công-An Việt-Cộng ở Sài-Gòn, vào năm 1980, có nhiều cô gái đã đến với Tống; thậm-chí họ còn ghen nhau, làm người chủ nhà hết hồn.
BẢY năm sau đó, được tin tôi mới từ Trại "Cải-Tạo" về nhà, một người con-gái tên Hạnh từ Sài-Gòn gửi thư ra Nha-Trang thăm tôi, cho biết địa-chỉ, và ngỏ lời mời, khi nào có dịp tôi vào Sài-Gòn thì ghé thăm cô, để cô được dịp làm quen, vì cô là một bạn cũ của em tôi. Nội-dung lá thư trang-nhã, nét chữ viết đẹp, lời-lẽ lễ-phép, thân-mật, nhưng tôi cảm thấy có ngụ trong đó một chút tự-tin và tự-hào. Tống đã từng có không biết bao nhiêu bạn gái, thuộc nhiều thành-phần... Bảy năm qua rồi, còn gì! Ý Hạnh muốn cho tôi thấy ở cô có một giá-trị nào đó; ít nhất thì cô cũng có nhà cửa đường-hoàng, vẫn còn nặng tình với Tống, còn muốn ra mắt bà-con...
Cuối năm 1991, nhân dịp tôi vào để lập thủ-tục xuất-cảnh tại thành-phố thủ-đô xưa, Hạnh đến thăm tôi. Qua cơn dâu bể, tôi chưa thấy có một cựu-nữ-sinh-viên Văn-Khoa Sài-Gòn nào còn ở lại với quê-hương khốn-khổ mà còn giữ được dáng-vóc yêu-kiều của một thời xa-xưa như Hạnh của em tôi.
Hạnh cho tôi biết nội-dung của cuốn "Ó Đen", mà Tống lén-lút gửi về từng phần, về cuộc vượt-biên vượt-biển lịch-sử của Lý Tống mà cả thế-giới đều đã ngợi-ca: trong sự-nghiệp đó, ở giai-đoạn đầu, tuy đánh cắp hụt phi-cơ, Hạnh đã đóng-góp một phần vô-giá cho Tống đột-nhập phi-trường.
Tôi hỏi Hạnh có muốn đi Mỹ không. Biết ý tôi hỏi có muốn qua với Tống không, Hạnh đáp: "Không". Tôi hỏi vì sao. Trả lời: "Vì nếu qua Mỹ thì phải làm lại tất cả". Tôi hiểu ý Hạnh, không phải nói về công-ăn việc-làm, mà nói về tình-cảm giữa hai người. Tôi hỏi: "Sao phải làm lại?" Hạnh đáp: "Làm lại về phía anh ấy, chứ về phía em thì có gián-đoạn gì đâu!" Tôi hỏi Hạnh về tương-lai, cô đáp: "Em sẽ ở vậy trọn đời!" Tôi lại hỏi thêm: "Tống có còn gì dành cho em không?" Hạnh nhìn thẳng vào mắt tôi: "Anh ấy nếu không còn gì cho em, thì vẫn còn có một cái gì vô-cùng cao-đẹp hơn, cho mọi người!"
Tình yêu của Hạnh đã chuyển từ một vô-vọng vị-kỷ sang một kỳ-vọng vị-tha.
TỪ cách nửa vòng quả đất, Tống được tin tôi đã về nên gửi thư về thăm tôi. Và khi Tống đang chuẩn-bị luận-án tiến-sĩ thì em có gửi cho tôi hai bản lược-đồ, nội-dung chủ-đề "Integrative Elephantism and the Causes of War Initiation" và "The Bull's Eye of Integrative Elephantism". Vì không kèm theo bản văn nên tôi không thể hiểu được ý chính; chỉ thấy lờ-mờ:
Lược-đồ thứ nhất "Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?) và Những Nguyên-Nhân Khởi-Chiến", là một con voi đứng trên nền-tảng kỹ-thuật bằng hai chân sau (Năng-Lực Công-Nghiệp và Năng-Lực Quân-Sự), đưa cao hai chân trước lên (Năng-Lực Chính-Trị và Đặc-Tính Quốc-Dân), cho thấy cái bụng là Lĩnh-Thổ, cái lưng là Dân-Cư, cái đuôi vẫy lá cờ Mỹ, Chủ-Nghĩa Lý-Tưởng Đạo-Đức, cái cổ là An-Ninh Quốc-Gia, cái tai là Chủ-Nghĩa Hiện-Thực Chính-Trị, đầu đội chiếc mũ biểu-trưng USA, đôi mắt là Quyền-Lợi Quốc-Dân, cặp ngà là Tinh-Thần Phản-Cách-Mệnh; cái vòi quấn quanh và nâng lên cao một cô thiếu-nữ mặc quần-áo tắm (không rõ là để quật chết hay để tung hô) với cái nhãn-hiệu Chủ-Nghĩa Đế-Quốc (không rõ để chỉ cô gái hay chỉ cái vòi);
Lược-đồ thứ hai là "Trung-Tâm-Điểm (hoặc Yếu-Tố Thành-Công) của Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?)" cho thấy 5 cấp-độ: giữa Hòa-Bình và Cạnh-Tranh 20%, từ Cạnh-Tranh đến Tranh-Chấp Nhẹ 40%, từ Tranh-Chấp Nhẹ đến Tranh-Chấp Nặng 60%, từ Tranh-Chấp Nặng đến Bờ-Vực Chiến-Tranh 80%, và từ đó đến Chiến-Tranh 100%, với nhiều phụ-chú chi-tiết linh-tinh.
Tôi chỉ hiểu được thế thôi, và lại tự hỏi chẳng lẽ Tống muốn nói về chính-đảng Cộng-Hòa của Mỹ mà biểu-tượng là Con Voi, hay muốn triết-lý về câu chuyện một số người mù "thấy" Voi của Việt-Nam? Chắc phải là một kết-luận cho một công-trình nghiên-cứu lớn về tình-hình toàn-cầu. Chung-quy tôi vẫn chưa hiểu Tống muốn nói gì. Chính-trị mà!
TỐNG tiến-hành nhiều dự-án cùng một lần. Thí-dụ em đã nhờ tôi hợp-tác soạn-thảo một tác-phẩm mệnh-danh "Tự-Điển Thi-Nhân"; nhưng đó chỉ là một cuốn sách gợi ý, gợi vần, tìm chữ cho người mới tập làm thơ, sắp xếp theo thứ-tự từ-điển: A thì "lắm a?", "thế a?", rồi đến "ba-ba", "thu-ba", "yên-ba", v.v... Tự-điển này gồm ba thứ tiếng Việt-Anh-Pháp: Tống muốn giúp cho cả những người nói tiếng Anh, tiếng Pháp cũng có thể dùng nó để chọn chữ, gieo vần, làm thơ Việt-Nam!
*
LÒNG tôi nôn-nao đợi ngày lên đường.
Qua Mỹ với Tống tôi sẽ thấy rõ, chắc là toàn những việc làm động-địa kinh-thiên, của một anh-hùng hậu-chiến Việt-Nam!
LÊ XUÂN NHUẬN
Vài nét về tác giả Lê Xuân Nhuận:
1960—75: Phục-vụ trong Lực-Lượng Ðặc-Cảnh Quốc-Gia (Cảnh Sát Đặc Biệt); Giám-Đốc cơ-quan An-Ninh & Phản-Gián lần-lượt tại Cao-Nguyên Trung-Phần, Vùng II Chiến-Thuật, và Khu (Vùng) I Việt-Nam Cộng-Hòa (cho đến 29-3-1975 là ngày thất-thủ Ðà-Nẵng, cứ-điểm cuối-cùng của Quân-Khu I).
Sau tháng Tư đen 1975, bị Cộng-Sản Việt-Nam bắt tập-trung “cải-tạo” hơn 12 năm (từ 17-4-1975 đến 20-4-1987), rồi quản-chế tại-gia nhiều năm sau khi thả về.
*Tái định-cư tại Hoa-Kỳ, theo diện tị-nạn chính-trị, từ ngày 17-1-1992;
*Hiện cư-ngụ tại thành-phố Alameda (Bắc California)
Một vài bài thơ của Hạnh Saigon
BIỆT “LÝ TỐNG” QUÂN
” Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn”
* * *
Ðường anh đi em đưa không tới
Chí nam nhi vời vợi ngang trời
Nước non câm hận bao lời
Anh đi phá ngục, xây đời dọc ngang.
Người phi công hiên ngang anh dũng
Ðêm nguyệt tàn em những lo âu
Biệt hành lá thảm hoa sầu
Em đâu dám hẹn những câu não nùng.
Anh thân trai vẫy vùng chẳng tiếc
Bước em về mài miệt trăng đan
Trăng treo, một mảnh trăng vàng
Ðưa lòng em vượt dặm ngàn theo anh.
Ðời phù sinh mong manh hư ảo
Ngắm trăng sầu áo não nhớ nhau
Tháng ngày rồi sẽ qua mau
Trăng thiên cổ cũng bạc màu sinh ly.
Biệt “Tống” quân, tử qui sinh ký
Tâm anh linh, dũng khí thủy chung
Anh đi thỏa chí anh hùng
Em về mượn sợi tơ chùng tiễn đưa.
Bờ sông Dịch ngàn xưa soi bóng
Sáo Tiệm Ly tỏa lộng thiên thu
Ðưa người ta khóc mấy lời
Nguyện cùng sông núi đất trời khắc ghi.
HẠNH SAIGON
(Sài Gòn 13-7-1981)
LY KHÚC
(Cho người yêu biệt xứ Lý Tống)
“Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi”
* * *
Tay thon chuốt rượu ly bôi
Chiều nghiêng gió lộng, mây trời hợp tan
Bước theo quan lộ tiễn chàng
Mặt hoa héo úa hai hang châu rơi.
Nhìn nhau tấc dạ tơi bời
Nói làm sao hết những lời oán than
Ai làm thiếp phải xa chàng
Kẻ đi người ở dở dang phận hồng.
Chim chiều vỗ cánh từng không
Sầu kia đã chín cánh đồng thu phai
Thẫn thờ nghĩ đền ngày mai
Còn ai hò hẹn, còn ai đợi chờ?
Trăm năm như sợi dây tơ
Vó câu đã khuất bụi mờ quan san.
Sông dài bờ bãi mênh mang
Một mình thơ thẩn giữa làn tuyết sương
Nâng cành liễu rũ bên đường
Chiều nay có kẻ đoạn trường biệt ly!
HẠNH SAIGON
LÝ TỐNG BIỆT KHÚC
“Ðưa người, ta đưa lên phi trường
Sao người, người bơi biển, vượt truông?”
Ta vẫn nghe vang mối hận Tần
Bạc đầu lũ sáo vượt sông sang
Bóng chiều chốn cũ, bờ Dịch Thủy
Nhất khứ chinh nhân bất phục hoàn.
Ta thấy man man hồn tráng sĩ
Ngẩng đầu dõi mắt bóng chim xa
Mắt ai mờ ảo hoàng hôn tím
Lòng ai vương đọng khói quê nhà.
Tay ai ôm trọn sầu thiên cổ
Giã tình ly quốc kiếp tha hương
Quay nhìn thiên lý ngàn dâu thẳm
Chiến bào yên ngựa khúc ly ca.
Ta biết người đi hồn ở lại
Với vườn hoa nhỏ, xóm làng xưa
Với cây dương liễu sương chiều nhạt
Thấp thoáng xiêm hồng che dáng hoa.
Ta biết người đi sầu ở lại
Trên làn mi nhỏ lệ chưa phai
Trên đôi tay ngọc nâng ly ngọc
Kỷ nhân hồi chinh chiến cổ lai.
Ta biết người đi không ước hẹn
Tình riêng tung rải khắp non sông
Chiến trường thân có quay về đất
Thì mảnh hồn thiêng hóa lửa hồng.
HẠNH SAIGON
(Tháng 12-1983)
PHỐ NHỚ
(Cho người yêu biệt xứ Lý Tống)
Chiều đi xuống phố một mình
Những con đường cũ làm thinh hững hờ
Chân đau bước lạ vẩn vơ
Hai hàng cây đứng như chờ dáng quen.
Thản nhiên phố xá lên đèn
Âm thầm réo gọi từng tên bạn bè
Muôn phương xa đó có nghe
Nhịp chân bước lạc giữa hè phố xưa
Reo vang kỷ niệm từng mùa
Với bao bạn hữu sớm trưa thân tình.
Chiều đi xuống phố một mình
Bỗng dưng thức dậy mọi hình bóng thân.
Ta về ngồi khóc giữa sân
Vườn im, hoa lá cũng ngần ngại rơi.
HẠNH SAIGON
BUỔI CHIỀU NGỒI SOI GƯƠNG
(Cho người yêu biệt xứ Lý Tống)
Buổi chiều ngồi soi gương
Bóng người xưa mất hút
Áo cũ không còn hương
Ðời chia mấy dặm trường.
Ôi chiều nay soi gương
Không còn nhìn thấy nữa
Hương phấn và xuân xanh
Chiều phai hay lệ ứa?
Bao nhiêu chiều đã qua
Bao gót đời chia xa
Sắt son nào trở lại
Soi xuống gương đời ta?
Ôi chiều nay tóc bạc
Mầu thời gian sinh ly
Chiều xưa tung cánh hạc
Rơi xuống dọc đường đi.
Ðể chiều nay gió lộng
Áo cũ gói gương xưa
Ngoài song làn cúc động
Lòng ta là gió mưa!
Ôi chiều ai vô tình
Chiều ta mãi lặng thinh
Ðập gương xưa tìm bong
Trăm mảnh đời quyên sinh!
HẠNH SAIGON
MỘT ÐỜI TÔI PHẢI SỐNG
(Cho người yêu biệt xứ Lý Tống)
Tôi vẫn sống một đời không hiểu được
Như cành hoa đợi nắng giữa sương mù
Trời đang xuân hay chỉ mới lập thu
Trông ngóng mãi mặt trời xưa đã chết.
Mà vẫn sống một đời không thể chết
Nghe uyên ương khan giọng gọi nhau về
Tiếng vỗ thầm thuyền ngược sóng xa quê
Ðem đi mất những mảnh đời thất lạc.
Tôi vẫn sống giữa đời im tiếng hát
Người đã xa chiều cũng đã phôi pha
Tơ duyên xưa chắc cũng đã nhạt nhòa
Như lệ ướt từng ngón tay hồng ngọc.
Tôi vẫn sống đời tôi như tiếng khóc
Con nai chiều không nhịp nổi chân xa
Lòng thơ dại lòng không sao quên được
Ðường hoa vàng rạng rỡ bước kiêu sa.
Tôi vẫn sống bằng tim tôi rướm máu
Ngọn roi đời bổ xuống chẳng thương tâm
Chiều đã xanh trên tấc cỏ âm thầm
Tôi héo úa từng ngọn đồi sương phủ.
Tôi vẫn sống bằng nhớ thương ấp ủ
Vòng tay người đêm bạch lạp phấn hương
Thôi đã xa thôi đã quá đoạn trường
Thôi trả hết cho ai tình hư ảo.
Thôi hãy sống và cố đừng tưởng vọng
Ngóng trông gì hơi ấm một vòng tay
Ðợi chờ gì son sắt một ngày mai
Như đã chết mà chưa từng được chết.
HẠNH SAIGON
THƯ GỬI TỪ QUÊ NHÀ
(Cho người yêu biệt xứ Lý Tống)
Em gửi cho anh tin ở nhà
Bạn bè dăm đứa đã đi xa
Có cô “bồ” cũ vừa đám cưới
Bỗng được tin về thọ tang cha.
Em gửi cho anh quà Vũng Tàu
Có bờ cát mịn gió lao xao
Canh chua cá biển chiều Bãi Trước
Sóng đẩy thuyền ra khơi Bãi Sau.
Em gửi kèm đây tấm ảnh nhà
Có vầng trăng bạc của quê ta
Có Thu Cung Tiến, Chiều Xuân Diệu
Có khúc đàn tranh Mộng Dưới Hoa.
Cuối thư em gửi một buổi chiều
Có mây nhè nhẹ gió hiu hiu
Có thoáng rưng rưng lòng, có nghĩa…
Chút Nghĩa-Gì-Ðâu của buổi chiều!
Em gửi cho anh hết cả rồi
Còn đây một nỗi nhớ mà thôi
Ðêm đêm xỏa tóc ngồi cô quạnh
Rất nhớ, anh ơi, rất ngậm ngùi.
HẠNH SAIGON
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...