. .

Saturday, July 2, 2011

11 Countries At Risk Of Becoming The Next Egypt-Gregory White, Business Insider

Danh Sách 11 quốc gia sẽ theo chân Ai Cập
Gregory White, Business Insider

LTC tham khảo từ VietlandBusiness Insider, Feb. 1, 2011, 10:16 AM

Nhân loại vui trong cùng một niềm vui của nhân dân Ai Cập. Pháo bông không chỉ bắn lên từ quảng trường Tahrir tự do nhưng cũng được bắn lên ở các nước Phi châu và bắn lên từ trái tim của hàng triệu người Việt Nam.
Ảnh hưởng của cách mạng Ai Cập rộng lớn đến nổi Giáo sư xã hội học Hasan Yahya đã ví cách mạng dân chủ Ai Cập 2011 tương đương với cách mạng Pháp 1789 vì cả hai đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người …

Cơn thủy triều dân chủ đang dâng cao trên khắp thế giới hiện nay là bước phát triển khoa học trong quá trình tiến hóa của loài người. Các cố gắng của các nhà độc tài, các đảng độc tài chỉ để tạm thời xoa dịu làn sóng công phẫn trong nhân dân nhưng chính họ cũng hiểu chân lý thời đại: dân chủ là văn minh, độc tài là lạc hậu.

Những phân tích dưới đây dựa theo danh sách của ký giả Gregory White, Business Insider.
11 nước có nguy cơ trở thành Ai Cập khác (11 Countries At Risk Of Becoming The Next Egypt):

Moroco: Morocco theo chính thể quân chủ lập hiến trong đó nhà vua là lãnh đạo quốc gia nhưng bị chi phối bởi hiến pháp. Trong số các quốc gia vùng Bắc Phi, Morocco là nước đã có nhiều cải thiện chính trị trong những năm vừa qua. Tuy nhiên nạn thất nghiệp 25% trong thế hệ những người vừa tốt nghiệp đại học, và 9.1% trong lực lượng lao động nói chung, đang là một mối lo rất lớn cho vua Mohammed Đệ Tứ và chính phủ. Nếu tình trạng lạm phát không được kiểm soát và tình trạng thất nghiệp không được giải quyết, khả năng bộc phát một cuộc cách mạng dân chủ toàn diện có thể diễn ra tại vương quốc 32 triệu dân này.

Jordan: Giống như Morocco, Jordan cũng là quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến. Vua Abdullah Đệ Nhị bin al-Hussein cai trị quốc gia này từ sau cái chết của vua cha Hussein vào 1999. Dân số Jordan vào khoảng 6 triệu theo thống kê 2009. Tình trạng lạm phát tại Jordan hiện nay là 6.1% và thất nghiệp toàn quốc tại mức 14%. Một mối lo ngại của nhà vua là có đến 40% dân số Jordan dùng Internet rất tích cực. Hưởng ứng các cuộc biểu tình tại Tunisia trước đây, nhân dân Jordan cũng đã đứng lên. Vua Abdullah phản ứng bằng cách giải tán chính phủ và hứa thực hiện các cải cách kinh tế cấp bách để mong làm dịu sự bất mãn trong dân chúng. Theo giới quan sát chính trị, nếu vua Abdulla không thực hiện các cải cách như đã hứa một cách kịp thời, số phận của vương quốc này không biết sẽ ra sao.

Syria: Trong hai tuần qua, Bashar al-Assad, nhà lãnh đạo độc tài xứ Syria như ngồi trên than đỏ. Tình trạng nhân quyền tại Syria còn tệ hại hơn Ai Cập nhiều. Sau khi Assad cha qua đời vào tháng Sáu 2000, quốc hội bù nhìn Syria đã thay đổi hiến pháp, hạ mức tuổi để cho phép Bashar al-Assad khi đó mới 34 tuổi lên làm Tổng Thống và lãnh đạo đảng Baath cầm quyền. Bashar al-Assad đắc cử tổng thống lần nữa không có đối thủ với tỉ lệ 97.6% tổng số phiếu bầu. Một tỉ lệ rất quen thuộc với cử tri Việt Nam. Hai tháng qua, giới trẻ tại Syria rục rịch đứng lên đòi dân chủ. Các thành viên Facebook và Twitter cung cấp tin tức sốt dẻo cho tuổi trẻ khắp nơi. Họ dự tính tổ chức các ngày tập hợp chống chính phủ được gọi là Ngày Thịnh Nộ (Day of Rage) tại Syria. Theo các quan sát viên chính trị, Syria là một trong những mục tiêu hàng đầu của phong trào dân chủ Bắc Phi hiện nay.

Saudi Arabia: Không giống như trong chế độ quân chủ lập hiến, chế độ quân chủ tại vương quốc dầu hỏa này là quân chủ tuyệt đối. Không có đảng phái chính trị nào được phép hoạt động. Hoàng gia, đông đến 25 ngàn người, nắm giữ hầu hết các chức vụ quan trọng trong chính phủ. Hoàng gia Saudi Arabia nhiều lần bị các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng tố cáo tình trạng tham ô và lạm quyền tại nước này. Vua Abdullah bin Abdul-Aziz của Saudi Arabia là một ông vua già nua, bịnh hoạn, bảo thủ và là người đang dung dưỡng nhà độc tài Ben Ali của Tunisia. Vua Abdullah phản ứng giận dữ trước làn sóng cách mạng tại Ai Cập và kết án những người biểu tình là “những kẻ xâm nhập”. Các lực lượng chống đối hoàng gia Saudi Arabia đang ngấm ngầm hoạt động khắp nơi và đe dọa chiếc ngai vàng của vua Abdullah.

Iran: Iran là một nước Cộng Hòa Hồi Giáo với Tổng Thống Mahmoud Ahmadinejad được dân bầu một cách dân chủ. Tuy nhiên, chế độ gọi là dân chủ tại Iran không thể xác định rõ ràng dân chủ theo kiểu nào vì quốc gia này trên thực tế đặt dưới sự lãnh đạo bởi Lãnh Tụ Tối Cao Ali Khamenei, không những có quyền tuyệt đối về tôn giáo mà cả chính trị. Tình trạng thất nghiệp tại Iran rất cao, 14.6%. Mặc dù chính phủ tìm cách ngăn chận, số thành viên Twitter và Facebook mỗi ngày một tăng nhanh. Những cuộc biểu tình của giới trẻ trong lần bầu cử tổng thống mới đây phần lớn được điều động qua Facebook và Twitter. Cho đến nay, chính phủ Iran thành công trong việc trấn áp các cuộc nổi dậy, tuy nhiên nếu mức độ lạm phát 13.5% tiếp tục gia tăng, khả năng một cuộc bùng nổ toàn diện sẽ xảy ra.

Libya: Libya là quốc gia chịu đựng dưới bàn tay sắt của Muammar al-Gaddafi. Nguồn lợi tức thu nhập chính của Libya là dầu hỏa. Mức thất nghiệp 30% hiện nay tại Libya được xem là một trong những nước có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất vùng Bắc Phi. Libya nằm ngay giữa Ai Cập và Tunisia, hai quốc gia đã phát khởi cách mạng dân chủ thành công. Muammar al-Gaddafi lo ngại cách mạng sẽ tràn qua biên giới bất cứ lúc nào. Nguy hiểm hơn nữa, gần 80% trong dân số 6 triệu của Libya sống tập trung tại các khu vực đô thị đông đúc nhưng không có công ăn việc làm. Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế mới đây tố cáo nhà cầm quyền Libya đã bắt giam nhà văn Jamal al-Hajji sau khi ông gởi lên Internet một lời kêu gọi dân chúng Libya biểu tình chống độc tài. Các cuộc biểu tình nhỏ đã bùng nổ tại các thành phố Darnah, Benghazi, Bani Walid. Hiện nay, Muammar al-Gaddafi chưa tỏ ra quá cứng rắn vì muốn đo lường thái độ của dân chúng. Với tình trạng thất nghiệp 30% như hiện nay, dù cứng rắn hay không, ngày tàn của chế độ độc tài Muammar al-Gaddafi chỉ là vấn đề thời gian.

Yemen: Nạn thất nghiệp tại Libya tuy cao nhưng không phải là cao nhất. Yemen có mức thất nghiệp cao đến 40% và lạm phát 5.4%. Yemen với 28 triệu dân, là quốc gia nghèo nhất và chậm phát triển nhất của bán đảo Á Râp. Yemen trên danh nghĩa là một nước cộng hòa với tổng thống Ali Abdullah Saleh được bầu trong cuộc tuyển cử khá trong sạch vào 2006, nhưng nhiều quan sát viên quốc tế xem Yemen là một nước thiếu an ninh nhất. Yemen là nơi trú ẩn của các phần tử thuộc tổ chức khủng bố Al Qaeda. Trở ngại chính để phát triển Yemen không phải vì nghèo khó mà thôi mà còn vì tình trạng tham nhũng trầm trọng trong cơ chế lãnh đạo. Ảnh hưởng từ làn sóng cách mạng tại Tunisia, khoảng 10 ngàn người đã biểu tình tại thủ đô Sana. Không giống như các cuộc biển tình tương đối ôn hòa tại Ai Cập, cuộc cách mạng tại Yemen có thể dẫn đến đổ máu vì rất nhiều người tham gia biểu tình có võ trang.

Pakistan: Pakistan là quốc gia Cộng hòa Hồi giáo nhưng người dân luôn sống trong bất an, đe dọa. Tuy chia xẻ rất nhiều thăng trầm với các nước Hồi Giáo châu Phi nhưng Pakistan là quốc gia nằm phía Nam Á. Mức lạm phát hiện nay tại Pakistan là 15% và mức thất nghiệp theo thống kê năm 2010 là 14%. Chính phủ của Thủ Tướng Yousaf Raza Gillani đã tỏ ra yếu kém trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế như đã chứng minh trong trận lụt vừa qua. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, Pakistan phải vay từ các nguồn tài chánh quốc tế hơn 100 tỉ đô la để cứu vãn nền kinh tế. Quân đội Pakistan, lớn thứ bảy trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định nhưng nếu tình trạng kinh tế tiếp tục đi xuống, các phong trào chống chính phủ ở mức độ rộng lớn có thể sẽ bùng nổ. Lưu ý, trong hơn nửa phần sau của thế kỷ thứ 20, Pakistan là quốc gia đã trải qua nhiều kinh nghiệm đảo chánh đẫm máu.

Việt Nam: Việt Nam là một trong năm quốc gia còn sót lại của chủ nghĩa toàn trị Mác Lenin đã mờ vào quá khứ tại châu Âu. Mặc dù cơ chế nhà nước về hình thức có ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng lãnh đạo của cả ba ngành đều cùng một đảng. Tệ hại hơn Ai Cập, tại Việt Nam, mọi quyền tự do căn bản như ngôn luận, hội họp, tôn giáo, báo chí đều bị ngăn cấm. Tổ chức liêm chính toàn cầu (Global Integrity) xếp Việt Nam vào hạng “Nghèo” trong bảng đánh giá được công bố năm 2009. Và cũng tệ hại hơn Ai Cập, tại Việt Nam, tình trạng tham nhũng, con ông cháu cha trong cơ chế chính trị vô cùng trầm trọng. Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index) xếp Việt Nam vào hạng 116 trong 178 quốc gia và với chỉ số 2.7 trên 10, trong khi đó Ai Cập được xếp hạng 98 và chỉ số 3.1. Đứng cùng hạng thứ 116 với Việt Nam là ba quốc gia nghèo nhất Phi Châu Ethiopia, Guyana và Tanzania.

Venezuela: Quốc gia có tên đầy đủ là Cọng Hòa Bolivarian Venezuela, Nam Mỹ. Tổng thống Hugo Chávez đang lãnh đạo Venezuela trên cơ sở của một liên kết các đảng tả phái, trong đó có cả đảng Cộng Sản Venezuela . Là một quốc gia có công nghiệp dầu hỏa phát triển cao và chiếm một phần ba Tổng Sản Lượng Nội Địa nhưng 30% dân số Venezuela sống dưới mức 2 đô la một ngày. Dầu hỏa tại Venezuela là nguồn lợi kinh tế chính nhưng cũng là nguồn gốc cho tình trạng tham nhũng có truyền thống tại Venezuela. Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index) năm 2010 xếp Venezuela vào hạng 164, tức nhóm 15 nước tệ hại nhất trong 178 quốc gia được đánh giá. Tình trạng lạm phát hiện nay cao đến mức 27.2% và thất nghiệp 8.1%. Một số nhà phân tích cho rằng Venezuela không chỉ phải đối diện với cách mạng dân chủ trong nước thôi mà, với chính sách chống Mỹ hiện nay của tổng thống Hugo Chávez, Venezuela còn đối diện với viễn ảnh trở thành một Chile thời Allende khác.

Trung Quốc: Giống như Việt Nam, vận mệnh Trung Quốc nằm trong tay của một đảng chính trị độc tài toàn trị. Trung Quốc hiện có mức thất nghiệp thấp nhưng đang đối phó với tình trạng lạm phát gia tăng. Giá cả thực phẩm tăng quá cao gây bất mãn trong các tầng lớp nhân dân. Các chuyên viên kinh tế ước lượng một công nhân Trung Quốc trung bình phải dành một nửa tiền lương để mua thức ăn. Trung Quốc có tất cả yếu tố để cách mạng dân chủ bùng nổ ngoại trừ thất nghiệp. Sau 20 năm tung toàn bộ lực lượng lao động rẻ mạt để thao túng nền kinh tế thế giới, kinh tế Trung Quốc đang chậm lại theo quy luật. Giống như chính sách Nhật Bản xâm thực Trung Quốc để thỏa mãn nhu cầu nguyên liệu trong đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đang mở rộng chính sách xâm thực kiểu mới sang Phi Châu. Trung Quốc không có đồng minh kinh tế lẫn chính trị để làm đối lực cho trục liên kết Mỹ-Nhật-Ấn dân chủ. Trong thời gian cách mạng dân chủ bùng nổ tại Trung Đông, Trung Quốc khóa chặt các cánh cửa thông tin vì sợ tinh thần Thiên An Môn sống dậy trong tuổi trẻ.

Hai chục năm trước, những gì đang xảy ra tại Bắc Phi có lẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến Venezuela hay Việt Nam. Nhưng nay, thế giới đã đổi thay và đang từng bước toàn cầu hóa. Hai tuần nay, hàng triệu người sống trong các chế độ độc tài trên thế giới say mê theo dõi những gì tuổi trẻ Ai Cập đang làm. Nhân loại vui trong cùng một niềm vui của nhân dân Ai Cập. Pháo bông không chỉ bắn lên từ quảng trường Tahrir tự do nhưng cũng được bắn lên ở các nước Phi châu và bắn lên từ trái tim của hàng triệu người Việt Nam. Ảnh hưởng của cách mạng Ai Cập rộng lớn đến nổi Giáo sư xã hội học Hasan Yahya đã ví cách mạng dân chủ Ai Cập 2011 tương đương với cách mạng Pháp 1789 vì cả hai đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người.

DONG TRAN
-----------------

The 11 Countries At Risk of Becoming The Next Egypt
Business Insider, Feb. 1, 2011, 10:16 AM

Egypt has been embroiled in political turmoil since protests, inspired by those that overthrew the regime in Tunisia, started last week.

While Egypt, and its Suez Canal, have been worry one for investors world wide since last week, the next big question is whether this dissent could spread to other countries around the region, and world.

It's a challenge to state led authoritarian capitalism, but it is also a response to rising food costs and soaring unemployment. There is also the social media factor, which has allowed protesters to circumvent traditional state run media sources and organize more efficiently.

What countries offer a similar mixture to that found in Egypt? And what investments are at stake?

Morocco: Reforms already lined up

Morocco: Reforms already lined up
Investments to watch: SPDR S&P Emerging Middle East & Africa ETF (GAF)
Style of government: Constitutional Monarchy
Inflation: 2.6% year-over-year in December
Unemployment: Among graduates, 25%, Total rate at 9.1%
Social media: Very much a serious part of youth culture
Conclusion: Morocco's government has already undergone democratic reforms, so any political pressure would likely be responded to in a similar manner, with more reforms. Those very reforms have been suggested by a government commission, so Morocco seems pretty safe at the moment, prepared to adjust if things get out of hand.

Jordan: King Abdullah tries to get ahead of the crisis

Jordan: King Abdullah tries to get ahead of the crisis
Investments to watch: SPDR S&P Emerging Middle East & Africa ETF (GAF)
Style of government: Constitutional monarchy, incorporating limited democracy
Inflation: Jordanian inflation up 6.1% year-over-year in December, 1.2% month-over-month
Unemployment: Around 14%
Social media: 38-39% of Jordanians have internet access
Conclusion: Jordan is already experiencing protests related to these factors. The government is responding by providing food and fuel subsidies. King Abdullah just sacked his government and appointed a new one with reforms priority number one. Whether the government moves fast enough to implement these reforms will be the deciding factor in the future size of protests and threat to the regime.

Syria: President pushing for reform already

Syria: President pushing for reform already
Image: Wikimedia Commons
Investments to watch: None
Style of government: Single party authoritarian, President Bashar al-Assad
Inflation: Government intends to take action to lower prices
Unemployment: 8.1% in 2009
Social media: Facebook still openly used by the public, searches for Egypt on computers, however, crash them.
Conclusion: The economic situation is not as dire in Syria as in other countries. The regime is, arguably, more ruthless than its Egyptian counterpart. The President believes his partnership with Iran and support for the Palestinian cause will keep him safe, and he's already pushing for reforms. Syria's state may be too powerful for the little protest movement developing to flourish.

Saudi Arabia: Massive military strength may be enough to quell social dissent

Saudi Arabia: Massive military strength may be enough to quell social dissent
Investments to watch: WisdomTree Middle East Dividend Fund (GULF), Market Vectors Gulf States ETF (MES)
Style of government: Absolute Monarchy
Inflation: Inflation at 5.4% in December, down from November
Unemployment: 10% in 2010
Social media: 3 million Saudi Arabians are on Facebook, with Twitter usage increasing quickly
Conclusion: Saudi Arabia has seen some small protests, but over the government response to flooding, not rising costs and unemployment. There are concerns on the streets that the country doesn't have proper infrastructure and is recklessly spending its oil riches. The repressive regime is unlikely to fall under these smaller concerns, but its youth unemployment problem (42%) and religious minority (Shia) could eventually exert real pressure.

Iran: Could things kick off again in Tehran?

Iran: Could things kick off again in Tehran?
Image: flickr
Investments to watch: None
Style of government: Islamic Republic, with democratically elected representatives. Less than certain how "democratic" elections truly are. Ruled by Supreme Leader, who is a both religious and political leader.
Inflation: Inflation at 13.5% in early 2010, may be more than double that level
Unemployment: 14.6% as of August

Social media: Significant penetration of both Twitter and Facebook. Government showed willingness to crackdown on use during previous protest movement.
Conclusion: Iran crushed its most recent protest movement. If inflation continues to rise, the sentiment may become more popular, and Egypt's revolution could inspire Iranians back to the streets.

Libya: Time may be runnning out for Gaddafi

Libya: Time may be runnning out for Gaddafi
Investments to watch: None
Style of government: Authoritarian, led by Muammar al-Gaddafi
Inflation: CPI up 2.654% in 2009
Unemployment: Highest unemployment rate in North Africa
Social media: The Muslim Brotherhood has a Facebook page. Unknown levels of internet penetration.
Conclusion: Libya would seem a good bet. It's stuck between revolutionary Tunisia and Egypt. Its leader is regarded as an international eccentric. He wants his son to take over, and the public's not pleased. Financial squalor is probably worse than estimated. Whether or not social media could assist is unknown, but Libya is a likely future front in the spillover.

Yemen: Serious unemployment problem and an Al Qaeda threat

Yemen: Serious unemployment problem and an Al Qaeda threat
Investments to watch: None
Style of government: Presidential democracy, elections not entirely free
Inflation: No data of note, though likely higher that the 5.4% projection
Unemployment: 40%
Social media: 2.2 million internet users, population 23.4 million
Conclusion: Yemen has the deepest unemployment problem in the region, and likely a serious inflation problem too. There's a large terrorist group in the country, as it is a headquarters for Al Qaeda in the Arabian Peninsula. Protests are already significant. There is a sincere liklihood of change here, or, and this might be worse, further radicalisation of the population.

Pakistan: Democracy under threat as state remains unstable

Pakistan: Democracy under threat as state remains unstable
Investments to watch: Claymore’s BNY Mellon Frontier Markets ETF (FRN)
Style of government: Democratic republic
Inflation: Over 15%
Unemployment: 14% in 2010 (estimate)
Social media: Heavy use, government has banned use over the depiction of Mohamed before.
Conclusion: Pakistan has a serious economic crisis, a weakness of state shown in recent flooding, confused positions over the U.S. and Taliban, as well as large anti-government, pro-Muslim fundamentalist forces.
The potential for change is there. The biggest power source remains the military, however, and another coup, similar to the one that brought Musharaf to power, could occur.

Vietnam: A sharp recession could lead to opposition against Communist rule

Vietnam: A sharp recession could lead to opposition against Communist rule
Investments to watch: Market Vectors Vietnam (VNM)
Style of government: Authoritarian capitalism
Inflation: High inflation, including rising food costs
Unemployment: 6.5%
Social media: Blogs, Facebook, and other social media venues are prevalent
Conclusion: In Asia, Vietnam looks a likely candidate for protests, particularly if the economy slows down and unemployment increases. The economic trigger for a downturn would need to be pulled, however, before any change would take place.

Venezuela: Has Hugo Chavez outstayed his welcome?

Venezuela: Has Hugo Chavez outstayed his welcome?
Investments to watch: None
Style of government: Authoritarian republic
Inflation: 27.2% in 2010
Unemployment: 8.1% in the first 10 months of 2010
Social media: It exists, and Chavez has a Twitter account.
Conclusion: The economic numbers scream change, but there's no way to know whether or not Chavez has outstayed his welcome. The country hasn't had the same, long-term oppressive experience as a country like Egypt. And its leadership still appeals to the anti-American sentiment held by the populace.

China: Could a severe economic downturn derail the Chinese regime?

Investments to watch: iShares FTSE/Xinhua China 25 Index Fund (FXI), iShares MSCI Hong Kong Index Fund (EWH)
Style of government: Authoritarian
Inflation: China has a serious inflation problem, with food prices at the forefront.
Unemployment: 4.2%
Social media: Significant penetration, but government aggressively censors
Conclusion: China has all the ingredients except the big one: unemployment. Now, there's no guarantee rural China won't see an uprising related to soaring prices and high unemployment there, but it's unlikely to be passed on to the country's cities. It would take a massive economic downturn, like one created by a liquidity crisis leading to a banking crisis leading to a recession, to trigger an unemployment surge that would threaten the regime.

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...