Hồi Ký Trần Văn Giàu part 3
3. Hội nghị Chợ Đệm lần thứ nhất
Bùi Công Trừng (1905-1986)
Bùi Công Trừng là một “cây” văn chương và lý luận, người Huế; vào Nam làm báo đâu hồi thời 1925, 1926 với Trần Huy Liệu; cùng Trần Huy Liệu cùng một số anh em trẻ khác, lập Thanh niên đảng công khai, một thời nổi tiếng ở Sài Gòn. Rồi đi Pháp, đi Nga, học ở trường Đại học Đông Phương một lớp với Trần Phú, Nguyễn Văn Trân. Học giỏi. Năm 1930, Trừng về Sài Gòn, làm tuyên huấn Trung ương Đảng. Vào tù, dạy lý luận cho nhiều anh em. Được ân xá năm 1936, hoạt động báo chí, có nhiều bài hay về lý luận văn học nghệ thuật, hợp tác với Hải Triều. Sau đảo chính Nhật, lấn xấn ở Huế, anh không làm được việc gì và cũng không làm gì tích cực, tuy Huế khi ấy là trung tâm chính trị sôi nổi, thu hút đến cả Tạ Thu Thâu – đối thủ có cỡ của Bùi Công Trừng. Cuối cùng, anh lại vào Sài Gòn mới mấy ngày rày, lúc quân Nhật đã thua, nước Nhật đã hàng. Nghĩa là anh Trừng xa thực tế Nam Kỳ và Sài Gòn mười lăm năm nay, nhưng tiếng tăm về lý luận và sự trung thành của anh với chủ nghĩa thì không một ai nghi ngờ. Anh hợp tác ngay với bọn tôi. Riêng tôi hy vọng là Trừng sẽ có thể làm tiếp cái việc thống nhất của Đảng mà tôi và Giáp đều không thành công. Trừng chưa kịp làm gì về nhiệm vụ tế nhị và quan trọng đó, thì đã đụng phải vấn đề lớn lao, cần kíp, khẩn trương là khởi nghĩa giành chính quyền.
Nguyễn Văn Nguyễn (1910-53)
Trở về trên thì Trừng nói là chính. Nguyễn phụ hoạ, xem chừng như hai anh đã ăn ý thảo luận với nhau từ hồi nào. Nhưng không phải; họ chỉ cùng chủ trương. Bây giờ thì Nguyễn ra quân, Trừng tiếp ứng. Nguyễn nói:
Chú thích của người biên tập
29-1-11
4. Ta tập hợp lực lượng yêu nước.
Sài Gòn ngày 25.8.1945 (ảnh Henri Estirac)
9. Quyết định cho tàu ghe cấp tốc
10. “Cuộc đi rước tù chính trị Côn Đảo”
của Lý Văn Chương
11. Vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang.
Chú thích của người biên tập
17-2-11
Hồi Ký
1940-1945
Trần Văn Giàu
1940-1945
Trần Văn Giàu
Phần thứ năm
TỔNG KHỞI NGHĨA THÀNH CÔNG:
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP BẮT ĐẦU
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP BẮT ĐẦU
1. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc
Báo tiếng Việt ở Sài Gòn đăng đủ các tin chiến thắng của quân đội Xô Viết ở xung quanh Berlin, ở Trung Âu, tin chiến thắng của quân Đồng Minh ở phía tây nước Đức. Có hai điều tôi chú ý về việc đăng tin tức ấy. Một là các báo hình như muốn người đọc thấy rằng hai phe trong đồng minh (tức phe Anh-Mỹ một bên và phe Liên Xô) mâu thuẫn nhau ngày càng gay gắt. Anh-Mỹ sợ Liên Xô vào Berlin trước, sợ Trung Âu được Hồng quân giải thoát.
Hai là mâu thuẫn ấy có thể đưa đến một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba khi chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, và có thể nổ ngay trên nước Đức bị tàn phá, đó là theo lời nói hình tượng bấy giờ, một cuộc chiến tranh giữa đạo quân (tư bản) Anh-Mỹ v.v… xuất hiện từ những ngọn sóng của Đại Tây Dương và đạo quân (cộng sản) Liên Xô xuất hiện từ đồng cỏ Âu Á. Cái đó có một phần sự thật. Liên Xô và Anh-Mỹ quả có mâu thuẫn, nhưng tuyên truyền của Nhật Bản ở Sài Gòn và Hà Nội chắc chắn là có dụng ý, muốn làm cho dân ta hiểu rằng sự xung đột vũ trang giữa hai ông khổng lồ tây phương sẽ nổ ra và vô tình cứu nước Nhật khỏi sự đại bại sẽ đến, chắc chắn sau khi Berlin thất thủ, Hitler đầu hàng. Nhưng rồi việc phải đến đã đến. Hồng quân chiếm Berlin (2.5.1945). Hitler tự tử trước đó vài hôm. Giữa Mỹ, Anh và Liên Xô không xảy ra chiến tranh, hai bên nhượng ước với nhau, tuy mâu thuẫn đã quá rõ.
Hai là mâu thuẫn ấy có thể đưa đến một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba khi chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, và có thể nổ ngay trên nước Đức bị tàn phá, đó là theo lời nói hình tượng bấy giờ, một cuộc chiến tranh giữa đạo quân (tư bản) Anh-Mỹ v.v… xuất hiện từ những ngọn sóng của Đại Tây Dương và đạo quân (cộng sản) Liên Xô xuất hiện từ đồng cỏ Âu Á. Cái đó có một phần sự thật. Liên Xô và Anh-Mỹ quả có mâu thuẫn, nhưng tuyên truyền của Nhật Bản ở Sài Gòn và Hà Nội chắc chắn là có dụng ý, muốn làm cho dân ta hiểu rằng sự xung đột vũ trang giữa hai ông khổng lồ tây phương sẽ nổ ra và vô tình cứu nước Nhật khỏi sự đại bại sẽ đến, chắc chắn sau khi Berlin thất thủ, Hitler đầu hàng. Nhưng rồi việc phải đến đã đến. Hồng quân chiếm Berlin (2.5.1945). Hitler tự tử trước đó vài hôm. Giữa Mỹ, Anh và Liên Xô không xảy ra chiến tranh, hai bên nhượng ước với nhau, tuy mâu thuẫn đã quá rõ.
Ảnh hưởng chính trị ở Sài Gòn của việc Hồng quân chiếm Berlin rất lớn. Đọc báo, chẳng thấy bình luận gì nhiều lắm. Còn ngồi tiệm nước thì không ai không nói chuyện: Cộng sản đánh bại phátxít, văn minh thắng dã man, Hồng quân có mặt hầu hết ở các thủ đô Trung Âu, chính lúc này là lúc Thanh niên Tiền phong và Tổng Công đoàn, dưới danh nghĩa Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp, được tổ chức và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình để “chạy đua với thời gian”.
Tôi không biết gì ráo về cái nghị quyết của Liên Xô, Mỹ, Anh họp ở Potsdam quy định việc Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật Bản ba tuần sau khi Đức đầu hàng, và sau khi chiến tranh ở Châu Âu kết thúc. Trong trí tôi lởn vởn cái ý khá chủ quan rằng sẽ có lợi cho cách mạng thế giới hơn nếu Liên Xô cứ để mặc cho hai bên Nhật và Anh, Mỹ đánh nhau, cho chiến tranh Viễn Đông kéo dài, bởi vì trước sau gì Nhật cũng thua, nhưng Nhật kháng chiến càng lâu thì Mỹ, Anh càng mệt, mà Mỹ, Anh sắp tới đây sẽ là địch thủ số một của cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Khi ấy tôi cho rằng Mỹ-Anh trì hoãn mãi cuộc đổ bộ lên Tây Âu, trì hoãn để cho Hồng quân Liên Xô mỏi mệt, tổn hao càng nhiều càng hay trong cuộc chống chọi với Đức Hitler, thì, bây giờ nếu Liên Xô “trả lại cho họ loại đồng tiền đã trả cho mình” thì cũng là vừa phải thôi, có gì là ác? Thật thà mà nói, tôi không dè, đầu tháng Tám 1945, Liên Xô tuyên bố tham chiến chống Nhật, rút ngắn cuộc chiến tranh ở Viễn Đông, tin chắc rằng, đến một lúc nào đó Hồng quân Liên Xô nhất định sẽ đánh Nhật ở đông bắc nước Tàu (khi ấy là Mãn Châu quốc) chớ không thể để cho quân Mỹ vào đây.
Việc Hitler tự tử, Đức đầu hàng làm rung động rất mạnh các đảng, các nhóm thân Nhật, hàng ngũ của họ tan rã càng nhanh.
Trở lại chiến cuộc ở Viễn Đông, Đông Nam Á Châu và Thái Bình Dương từ sau cuộc đảo chính 9 tháng 3, ở Đông Dương nhất là từ sau khi Đức đầu hàng, đứng vào vị trí của người Việt Nam mà ngó, mà xét:
Mỹ đã giành lại Philippines từ cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 1945. Trên mặt biển Nhật mất Tân Guinée, Philippines và những quần đảo Salomons, Marshall, Gilbert, Mariannes. Còn trên lục địa và ở Nam Dương quần đảo, thì “Đại Đông Á” của Nhật không mất mát gì quan trọng mà hãy còn rộng lớn vô cùng từ Mãn Châu đến Miến Điện – ở đây quân Anh có ghi được mấy bàn để mở lại đường đi Vân Nam. Đồng thời, với việc chiếm lại Philippines, quân Mỹ một mặt chiếm thêm mấy đảo Nhật gần Nhật như: Iwoshima, Okinawa dù phải chịu tổn thất rất lớn. Quân Nhật tổn thất nặng hơn nhiều. Thử hỏi vậy chớ nước Mỹ đổ bộ lên những đảo nhỏ gần Nhật mà đã phải trả giá đắt như thế, thì đến khi đổ bộ lên đất Nhật sẽ phải trả giá bao nhiêu nữa? Liệu chính phủ Mỹ, dư luận Mỹ có dám trả giá đó không? (Phe thân Nhật ở Sài Gòn cho rằng đất Nhật sẽ là mồ chôn quân Mỹ). Mặt khác, Mỹ tăng cường việc ném bom vào các thành phố công nghiệp của Nhật bằng pháo đài bay B29. Đài truyền thanh Mỹ đã thuật lời tuyên bố của tướng Mỹ Curtis Lemay rằng: “Chúng ta sẽ kéo nước Nhật trở lại thời kỳ đồ đá”, khi hắn ta, từ trên không quan sát một trận ném bom xuống Đông Kinh, gây ra một trận cháy lớn nhất trên đời làm mấy trăm ngàn nhà một lượt ra tro. Và cứ như vậy mãi, lần sau dữ dội hơn lần trước, bởi vì, sau khi đã chiếm được Iwoshima và Okinawa rồi thì, từ đó máy bay trung bình cũng bay đến Nhật được, để cùng B29 đi từ Guam gieo chết chóc trên nhân dân vô tội.
Những cuộc ném bom và sự phong toả đã làm cho nước Nhật lâm nguy; tuy Nhật còn nhiều triệu quân trên lục địa Châu Á. Sau này các nhà quân sự và chính trị đồng ý rằng không cần phải ném bom nguyên tử xuống nước Nhật, rồi Nhật cũng phải sớm đầu hàng thôi, để thắng, Mỹ phải dùng đến bom nguyên tử làm gì? Nhưng Mỹ ném bom còn có mục đích thị uy đối với thế giới, với Liên Xô, rằng: “ta đây là tuyệt đối vô địch”.
Tám giờ ngày 6 tháng 8 năm 1945, khi công nhân, viên chức các công tư sở đều đi làm, Mỹ ném một quả bom cực mạnh xuống Hiroshima, một hải cảng, một thành phố công nghiệp lớn của nước Nhật đông hàng triệu dân cư: 250 ngàn người chết ngay; toàn bộ thành phố đổ nát, trừ vài ba ngôi nhà bê tông cốt sắt.
Ngày 8 tháng 8 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, Hồng quân vào Mãn Châu.
Ngày 9 tháng 8 năm 1945, Mỹ ném một quả bom cực mạnh thứ hai xuống Nagasaki, cũng một hải cảng, một thành phố công nghiệp lớn của Nhật, cũng đông hàng triệu dân. Tin truyền bom nổ ở đây còn dữ hơn là ở Hiroshima.
Bom cực mạnh nổ ở Hiroshima và Nagasaki là bom nguyên tử, vũ khí giết người lớn nhất loài người chưa hề thấy, tàn phá nhà cửa nhiều nhất, loài người chưa hề thấy.
Thông tin tuyên truyền của Mỹ ầm ĩ ngay về sức mạnh tàn phá môi trường của bom nguyên tử, mà nước duy nhất làm ra được là nước Mỹ.
Các báo ở Sài Gòn nói đến bom nguyên tử một cách hãi hùng.
Khi ấy Nhật không biết rằng nước Mỹ chỉ có hai quả bom nguyên tử đó mà thôi, chưa kịp làm quả thứ ba, quả thứ ba còn phải chờ lâu. Bọn Mỹ nói dóc rằng quả thứ ba dành cho thủ đô Đông Kinh, nếu Nhật không kịp kíp đầu hàng!
Mấy ngày rày tôi đeo dính cái máy thu thanh. Ở Sài Gòn bấy giờ chúng tôi chỉ có cái máy ấy mà thôi. Chúng tôi cho rằng Nhật đầu hàng hoặc quân Mỹ trực tiếp đổ bộ lên Nhật Bản thì điều kiện khởi nghĩa chín muồi, ta sẽ phải hành động thật nhanh, giành lấy thời cơ. Lực lượng để khởi nghĩa thì chúng tôi đã tập hợp khá đủ rồi.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Nhật tuyên bố đầu hàng.
Tin này đến với tôi hơi đột ngột. Mấy hôm rày tôi ở miết Sài Gòn. Tôi tưởng đâu là những người cầm đầu nước Nhật có đủ gan góc để chịu đựng một thời gian nữa, buộc Mỹ phải chấp nhận một cuộc đổ bộ đại quy mô trên các hòn đảo Nhật, nghĩa là chấp nhận một trận chiến đấu xáp lá cà hết sức lớn trong đó chưa chắc gì phần thắng về kẻ có nhiều máy bay, nhiều bom đạn. Đấy! Mình cứ đem cái tâm trí của mình đặt vào cái thân xác của người ta, cho nên nghĩ sai, tính không đúng hẳn. Quân Nhật còn nắm cả lục địa Đông Á và Đông Nam Á từ Mãn Châu đến Mã Lai, gồm cả miền đông nước Tàu, vậy mà phải đầu hàng không điều kiện hay gần như không điều kiện. Ai mà biết được? Làm sao mà biết được cái dại cuối cùng của Hitler so với cái khôn của hắn hồi đầu; khi còn cả triệu quân ở trên vùng Bắc Hải, Bắc Ý, Ban Căn, hắn không chịu đưa một phần số quân ấy về bảo vệ hang ổ Berlin, đánh một trận thư hùng trên nước Đức mà chỉ khư khư trông mong cái khả năng Anh-Mỹ và Liên Xô đánh nhau trên nước Đức, khi ấy Đức sẽ quay sang liên kết với Mỹ-Anh và bằng cách đó giải vây cho Berlin, đưa lại chiến thắng cho Đức, y như (hay gần như) chiến thắng của vua Frédéric II đại vương khi Nga-Áo-Pháp liên minh tan rã trước Berlin hồi thế kỷ XVIII! Frédéric II chiến thắng, còn Hitler thì tự tử.
Cái tin Nhật đầu hàng làm chấn động mạnh dư luận Sài Gòn, mặc dầu rằng mấy tháng nay từ sau khi Đức đầu hàng, không còn một ai tin vào thắng trận của Nhật nữa. Đảng phái, chính khách, quần chúng đều bàn luận xôn xao. Người ta tự hỏi, hỏi nhau: việc gì sẽ xảy ra ở xứ ta, ở Sài Gòn mấy ngày tới? Ngồi tiệm cà phê trước chợ Bến Thành, nghe mấy ý kiến lạ tai mà thích thú:
- Mỹ có bom nguyên tử rồi thì còn nước nào dám đương đầu với Mỹ nữa? Mỹ cứ đòi hỏi, ra lệnh là được.
- Không chắc! Xưa nay, vỏ quýt dày có móng tay nhọn, chưa hề có một thứ vũ khí nào mà sau đó lại không có thứ vũ khí khác trừ nó, chẳng qua nhân loại sẽ giết nhau nhiều hơn mà thôi.
- Đế quốc tư bản có bom nguyên tử ghê gớm như thế thì chúng nó sẽ tiêu diệt mọi cuộc cách mạng giải phóng, các dân tộc bị áp bức làm sao đánh thắng nổi thực dân.
- Thì cách mạng chắc chắn sẽ gặp khó khăn hơn, nhưng cách mạng vẫn tiến và không bị thủ tiêu bởi bom nguyên tử đâu. Kìa hãy xem, đại bác 75 ly là mạnh dữ, mà nó còn làm gì được đối với đàn chim én bay liệng đâu? Cách mạng giải phóng sẽ nổi lên ở hàng trăm thành phố không lớn như thành phố Nhật, nổi lên ở làng mạc rừng núi thì bom nguyên tử là vô dụng hoàn toàn; sợ gì?
Những câu chuyện ngoài tiệm nước này nghe thì hay thật. Nhưng thời giờ đâu mà ngồi nghe? Vấn đề lớn được đặt ra cấp bách trước Xứ uỷ và Thành uỷ là phải làm gì bây giờ; tình hình nghiêm trọng, không thể mất thì giờ được dầu chỉ một ngày. Cái lo lắng nhất của tôi bây giờ là Nam Kỳ phải tự quyết định một vấn đề hết sức trọng đại mà hoàn toàn không có liên lạc bàn tính gì với Bắc… Các anh Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp đại biểu của chúng tôi ra Bắc, chưa biết chừng nào về tới. Không chờ đợi được. Chờ đợi thì bị động, bị động thì thua thiệt. Phải dám nghĩ, dám làm, dám độc lập tác chiến, tin rằng trong một tình thế giống nhau, các đồng chí dầu ở phương trời nào cũng tư tưởng và hành động như nhau, bởi vì chúng ta đều là những người theo chủ nghĩa Marx-Lenin, theo một phương pháp tư tưởng giống nhau, nếu trong việc làm cụ thể có khác nhau thì chắc là chỉ khác trong chi tiết, trong chiến thuật là chính.
2. Uỷ ban khởi nghĩa được thành lập
Thường vụ Xứ uỷ Nam Kỳ họp ngày 15 tháng 8, nhận định tình hình, xác định nhiệm vụ cần kíp.
Thời cơ khởi nghĩa tới rồi. Thời cuộc chắc sẽ chuyển biến nhanh, ta phải kịp kíp sử dụng thời cơ lúc quân Nhật đã đầu hàng rồi, còn quân Đồng minh thì chưa tới; các lực lượng chúng đã tổ chức nay đang tan rã, còn ta thì đã tập hợp được những lực lượng to lớn, lực lượng này đã phát triển nhảy vọt mấy tháng nay, tất nhiên phát triển nhảy vọt càng nhanh hơn nữa trong những ngày tới.
Cho nên trong khi chờ đợi quyết định của cuộc hội nghị Xứ uỷ mở rộng cho các tỉnh (và mấy đồng chí kỳ cựu giỏi lý luận hiện có mặt ở gần Sài Gòn) thì chúng tôi chỉ định một Uỷ ban khởi nghĩa làm việc ngay để hoàn thành sự chuẩn bị mà Xứ uỷ Nam Kỳ và Thành uỷ Sài Gòn đã bắt đầu từ lâu, đặc biệt là từ sau đảo chính tháng 3 năm 1945. Cần lắm, và Uỷ ban khởi nghĩa bắt tay vào việc ngay.
Uỷ ban khởi nghĩa (Nam Kỳ và Sài Gòn) gồm các thành viên:
1. Trần Văn Giàu.
2. Nguyễn Văn Trấn.
2. Nguyễn Văn Trấn.
Cả hai đều đại diện cho Đảng Cộng sản.
3. Nguyễn Lưu
4. Huỳnh Văn Tiểng, đại diện cho Thanh niên Tiền phong.
4. Huỳnh Văn Tiểng, đại diện cho Thanh niên Tiền phong.
Và hai người nữa.
Thường trực Uỷ ban khởi nghĩa là Huỳnh Văn Tiểng, cơ quan Thường trực đóng ở số 6 Colombert[1].
Trên thực tế thì, Tiểng và tôi đã bàn luận nhiều lần về những nét lớn của kế hoạch khởi nghĩa ở Sài Gòn và ở Nam Kỳ, kế hoạch này phải được trình cho Xứ uỷ một khi đã quyết định khởi nghĩa. Chẳng những bàn luận mà đã đi vào thực hiện rồi, việc xây dựng lực lượng chính là nhằm một kế hoạch khởi nghĩa, với cái lý là, chúng ta phải sẵn sàng, đủ sức để một khi quân Nhật hạ khí giới, thì có thể tổng khởi nghĩa vài ba ngày sau ở Sài Gòn và lục tỉnh. Nói một cách khác, vừa sau khi được thành lập, Uỷ ban khởi nghĩa đã tính được rằng cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn có thể nổ ra và thành công hôm 17, có trễ là 18 tháng 8 năm 1945, nghĩa là vừa đủ thời giờ thông báo cho các đơn vị ở nội thành và ngoại thành, thông báo cho các tỉnh. Sau đây là mười nét chính của kế hoạch khởi nghĩa:
1. Cuộc khởi nghĩa sẽ nổ ra dưới khẩu hiệu: “Chính quyền về tay Việt Minh” (phỏng theo khẩu hiệu của Lenin – “tout le pouvoir aux Soviets” hồi tháng Mười 1917). “Việt Nam hoàn toàn độc lập”, “Độc lập hay là chết”, (sáng kiến của chúng tôi, về sau có người nói là “phỏng theo Cu Ba” không phải! Lúc ấy chưa có cách mạng Cu Ba), “Việt Nam dân chủ cộng hoà muôn năm” (theo Nghị quyết Trung ương tháng 11 năm 1939).
2. Khởi nghĩa phải nổ ra sau khi quân Nhật đầu hàng quân Đồng minh và trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam giải giáp quân Nhật. Chính quyền cách mạng phải được thành lập xong trong khoảng đầu cuả thời gian đó. Thời gian đó, thời gian giữa khi Nhật đầu hàng và đồng minh đã vào, chắc chắn sẽ là ngắn. Nếu chần chừ đến khi quân Đồng minh đã vào rồi, thì sẽ không còn khởi nghĩa được, không thành lập được chính quyền cách mạng nữa. Quân Đồng minh vào Sài Gòn sẽ là quân Anh nhưng chắc chắn là có quân Pháp theo, và chắc chắn là Anh ủng hộ Pháp trở lại Đông Dương. Chúng nó sẽ tới bằng máy bay, tàu chiến, nhanh lắm! “Thời gian vật chất” mà chúng ta có để khởi nghĩa, lập chính quyền là ngắn như vậy, nhưng chúng ta đã chuẩn bị từ lâu, không có gì bất cập lắm.
3. Khởi nghĩa sẽ nổ ra trước ở Sài Gòn (Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - Tân Bình) có sự góp sức và rút kinh nghiệm của các tỉnh lân cận rồi ngày sau và vài ba ngày kế đó sẽ khởi nghĩa đồng loạt ở toàn bộ Nam Kỳ. Giành chiến thắng ở Sài Gòn là quyết định, là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khởi nghĩa ở các tỉnh gồm cả những tỉnh ở đó sức ta còn yếu. Ở các tỉnh, lực lượng khởi nghĩa cũng phải tập trung giành tỉnh lỵ trước, tuy không phải không có việc lấy một số quận tỉnh đồng thời hay trước đó nếu có đủ điều kiện.
4. Nhật đầu hàng rồi thì đối tượng trực tiếp của khởi nghĩa cách mạng là chính quyền bù nhìn, chính quyền này đang rệu rã và không có ý chí đề kháng đáng kể. Cho nên cuộc khởi nghĩa của chúng ta không nhằm đánh vào doanh trại, cơ quan Nhật mà phải tìm đủ cách để cho quân Nhật trung lập, không can thiệp vào nội bộ của người Việt Nam. Bây giờ mà khởi nghĩa nhằm đánh bại quân Nhật là đánh sai mục tiêu, và đánh cũng không nổi. Mục tiêu là đánh vào bộ máy bù nhìn, giành chính quyền, mà như vậy ta sẽ thành công nhanh chóng và không gặp khó khăn gì lớn lắm.
5. Lực lượng khởi nghĩa (ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - Tân Bình) là các đội xung phong vũ trang rất kiên quyết của Tổng Công đoàn và của Thanh niên Tiền phong; cũng là các đơn vị quân bảo an đã ngả hẳn về phía cách mạng rồi và đã được bổ sung cấp tốc bằng nhiều lực lượng mới của Công đoàn và Thanh niên. Nông dân ngoại thành rất đông đảo là một sức chi viện không thể thiếu. Quyền lãnh đạo thuộc khởi nghĩa là duy nhất và tập trung, thuộc Đảng Cộng sản.
6. Đến ngày giờ khởi nghĩa do Xứ uỷ quyết định, Uỷ ban khởi nghĩa sẽ dùng các đội xung phong của Công đoàn và Thanh niên với số đông chừng từ 20.000 đến 40.000 nhưng rất kiên quyết, chiếm từ bên trong tất cả các công sở (và một số các tư sở), chiếm tất cả các cơ quan yết hầu của bộ máy cai trị, giao thông, thông tin truyền thanh, kinh tế tài chính, điện nước, kho tàng (dinh khâm sai[2], toà đốc lý[3], dinh tham biện[4], sở bưu điện, đài phát thanh, kho bạc, các ngân hàng, bến tàu biển, sân bay, các nhà tù, các trại bảo an, các bót cảnh sát, các cầu chính, các ngả đường lớn ra vào Sài Gòn, các quảng trường quan trọng). Dùng một bộ phận lực lượng vũ trang có băng đỏ trên cánh tay, súng ống tốt, đi tuần tra các đường phố. Các cơ quan ta chiếm tới đâu thì treo cờ đỏ sao vàng ở đó. Chương trình chiếm đóng phải được hoàn thành trong vòng mấy giờ đầu của một đêm. Xong, thì ta thượng lên ở ngả tư đại lộ Charner và đại lộ Bonard[5] một cái đài mang tên các uỷ viên của ban hành chánh lâm thời Nam Bộ do Xứ uỷ chỉ định, đồng thời ta chuẩn bị một lễ đài ở đường Norodom[6], sau Nhà thờ lớn, đó là nơi trung tâm cuộc mít tinh rất lớn của ngày mai sau đêm chiếm được các cơ quan.
7. Lúc các đội xung phong bắt đầu chiếm các cơ quan, thì các đoàn nông dân vũ trang từ ngoại thành cách Sài Gòn hai, ba chục cây số sẽ bắt đầu tập trung rồi kéo vào Sài Gòn từ các ngả, có mặt ở trung tâm Sài Gòn từ mờ sáng. Trong thành phố và ngoại ô phụ cận thì các đoàn thể nhân dân, công đoàn, thanh niên, tập trung trong nội thành từ quá nửa đêm ở những nơi nhất định. Đến sáng, các tổ chức quần chúng ở nội thành và ngoại ô, ai theo đường nấy, kéo về tập trung ở đại lộ Norodom. Đoàn nào có chỗ nấy đã quy định trước cho từng địa phương. Phải huy động cho được một cuộc biểu tình tuần hành có vũ trang dưới hiệu cờ đỏ sao vàng, của từ bảy, tám trăm ngàn người đến một triệu. Các khẩu hiệu, cờ băng phải tràn ngập thành phố, khẩu hiệu đó do Xứ uỷ định, nói lên ý chí của nhân dân khởi nghĩa giành tự do cho tất cả chính quyền về tay Việt Minh, kiên quyết chống xâm lược thực dân. Cuộc tuần hành bắt đầu từ Norodom bằng các ngả đường, chủ yếu là đường Catinat[7]sẽ đến trước dinh đốc lý thành phố ở đó có danh sách Uỷ ban hành chánh lâm thời Nam Bộ được công bố, đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương và đại biểu Mặt trận Việt Minh sẽ kêu gọi đồng bào ủng hộ chính quyền cách mạng.
8. Mỗi tỉnh phái lên Sài Gòn một đoàn tham gia cuộc biểu tình khởi nghĩa vũ trang, rút kinh nghiệm và nhận chỉ thị mới nhất để về làm khởi nghĩa ở địa phương mình. Đặc biệt là ba tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Bà Rịa phải cố gắng đưa về Sài Gòn những đoàn đồng bào Mạ, Stiêng có mang theo cung, ná nên giữ ăn mặc kiểu miền núi rừng bình thường. Sài Gòn thì động viên đông đảo Hoa kiều đi biểu tình. Cũng cố gắng đưa một vài chục xe cam nhông đồng bào ở Phnôm Pênh về cho kịp sáng ngày biểu tình khởi nghĩa.
9. Bắt giữ một số rất ít nhà cầm quyền bù nhìn tiêu biểu và một số Việt gian nguy hiểm nhằm ngăn chặn mọi sự hoạt động của chúng chống lại khởi nghĩa cách mạng.
10. Bảo đảm trật tự an ninh trong thành phố, ngừa mọi sự cướp giật và trả thù riêng, ngừa mọi hành động đánh đập, giết hại người Pháp và người ngoại quốc khác. Bảo đảm hoàn toàn cho điện nước được duy trì, cho các nhà thương được hoạt động liên tục. Bảo đảm “ưu thế tinh thần” (supériorité morale) của lực lượng khởi nghĩa.
Kế hoạch thì như vậy, không phải khó khăn lâu lắc gì lắm để làm kế hoạch này. Chắc cũng không khó khăn gì to lớn lắm để điều động lực lượng thực hiện kế hoạch, bởi vì chúng ta đã thử hoạt động nhiều lần rồi, và bởi vì ta tính chiếm Sài Gòn với lực lượng nội thành Sài Gòn và ngoại ô là chính. Nhưng còn phải có Nghị quyết khởi nghĩa của Xứ uỷ, được triệu tập Hội nghị tại Chợ Đệm tối ngày 16 tháng 8.
3. Hội nghị Chợ Đệm lần thứ nhất
(Tối 16 rạng ngày 17 tháng 8)
Hội nghị Xứ uỷ lần này họp ở Chợ Đệm. Mấy lần trước họp ở Phú Lạc. Phú Lạc do Bảy Trân lo tổ chức hội nghị; Chợ Đệm có Bảy Trấn lo việc ấy. Hai ông Trân, Trấn đều là thứ bảy, đều là hai nhân vật của phong trào cộng sản thời Mặt trận bình dân. Bảy Trấn là một ông tú trường Pétrus Ký, làm báo Le Peuple; sau lên rừng miền đông Nam Kỳ, có lúc lên tới rừng miền nam Trung Kỳ, ở núi Laba, động Bàn Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Ở đó có tiếng đồn là có xuất hiện một “đạo” mới, giáo chủ và tín đồ chỉ có 3 người: một là đại ca Hành (tài bắn như Dương Bá Dương), nhị ca Tươi là người Tân An, quê tôi, và tam ca là Bảy Trấn. Họ uống trà chờ thời, chờ khởi nghĩa là chờ cơ hội về Sài Gòn sau khi lánh mặt. Trấn là “Laba sơn, Bàn Tiên động, trà đạo sư thúc”. Trấn về Sài Gòn gặp tôi hồi 1944, và từ đó chúng tôi cùng hoạt động.
Ngày trước Chợ Đệm thành danh nhờ vựa bán đệm. Chiếu dệt bằng cây lát; đệm, đan bằng cây bàng; chiếu để ngồi, nằm, dọn mâm; đệm để phơi lúa, làm nóp, làm cá ròn. Đệm ở các vùng Đồng Tháp Mười, chở đi Sài Gòn - Chợ Lớn thì thường vựa ở Chợ Đệm nổi tiếng nhất Nam Kỳ, nổi tiếng như nem Thủ Đức, như cháo đầu cá lóc Chợ Đồn.
Từ 1930, thì Chợ Đệm còn nổi tiếng vì những cuộc biểu tình cách mạng của nhân dân vùng “Tam Tân” (tức là ba xã: Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Tạo). Chợ Đệm như Bà Hom, Bà Điểm, Hóc Môn, Củ Chi, là một khâu mạnh trong vành đai đỏ của thành phố Sài Gòn. Chợ Đệm là một căn cứ tốt của Xứ uỷ Nam Kỳ mà Bảy Trấn là một thành viên Xứ uỷ được chỉ định phụ trách mấy tỉnh miền Đông và một số cơ sở, công tác đặc biệt ở thành phố.
Bây giờ họp hội nghị, dầu là hội nghị lớn, không còn sợ ai bắt nữa. Có bạn nói: bây giờ mình không bắt ai thì thôi, chớ ai dám bắt mình? Tuy vậy cũng phải đề phòng. Địch nó ném một quả lựu đạn vào cuộc họp thì cũng rầy lắm chớ! Cho nên Bảy Trấn xếp cho hội nghị họp ở một cái nhà bên kia chợ, từ chợ phải qua đò, đi một khúc ở lộ, vô một đoạn bờ hai bên trống trơn, vào vườn, qua một cái nhà ngói lớn, sau cái nhà lớn là cái nhà nơi bọn tôi họp. Sau nhà, nhiều dừa nước, có rạch nhỏ, nếu cần thì tạm lánh đi hoặc rút lui an toàn. Canh gác dễ. Canh gác cho có chừng vậy thôi, chớ xung quanh mười người thì đã hết chín người cảm tình cộng sản rồi.
Từ Sài Gòn xuống Chợ Đệm mất chừng một giờ đạp xe đạp. Xe ngựa, xe hơi đều sẵn. Có việc gì xảy ra quan trọng ở Sài Gòn thì bọn tôi biết ngay, đối phó kịp. Đại biểu lục tỉnh lên họp cũng tiện, khỏi phải đi vòng vo, khỏi phải đổi xe cộ.
Nguyễn Văn Tạo và hai đồng chí cộng sản Pháp (ảnh chụp năm 1927 ở Paris).
Dự hội nghị có đông đủ Xứ uỷ viên, một số đồng chí Tỉnh uỷ của các tỉnh trọng yếu và đặc biệt là có mời ba đồng chí đàn anh là Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Nguyễn và Bùi Công Trừng. Ba đồng chí này là khách mời nhưng được công nhận là có quyền thảo luận và biểu quyết. Anh Tạo ở Côn Lôn về, ở thị xã Rạch Giá, mượn vốn lập tiệm bán nước mắm để cho gia đình sống qua ngày tháng: một nhân tài làm báo mà chôn chân ở đất cá mắm khoai tràm, hai ba ngày mới đọc được một tờ báo hai trang. Tụi tôi có cho đi rước anh từ đầu năm 1945, mà anh hoặc chưa tin cậy hoặc không muốn lãnh nhiệm vụ gì trong một tình thế còn lắm khó khăn. Anh chỉ muốn làm việc hợp pháp như trước. Anh ít công tác thực tế; nên tạm chịu cảnh “an trí”, để bút khô queo; anh mới lên Sài Gòn chừng mươi ngày trước cuộc hội nghị bàn về khởi nghĩa. Tạo nguyên là Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, anh vào Đảng Pháp vài năm trước tôi, tôi là đàn em của Tạo; Tạo đã có vinh dự tham dự đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VI như là một thành viên của đoàn đại biểu Pháp. Ở đại hội này bài tham luận của anh (lúc đó lấy bí danh là An) kịch liệt phản đối cái ý kiến cho rằng ở Đông Dương chưa có giai cấp công nhân, chưa có phong trào công nhân cho nên chưa tổ chức Đảng Cộng sản được. Tạo chứng minh rằng ở Đông Dương giai cấp công nhân đã hình thành và đã đấu tranh; anh yêu cầu Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp phải lo liệu giúp những người cách mạng Đông Dương, lập thành Đảng Cộng sản. Tạo được bầu vào ban Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp, anh bị trục xuất khỏi nước Pháp (sau tôi gần 2 năm). Về Sài Gòn, anh làm báo công khai, đắc cử hội đồng thành phố Sài Gòn. Viết báo giỏi. Diễn thuyết cũng giỏi. Hồi thời làm báo Le Peuple, nhất là trong dịp bầu cử hội đồng quản hạt 1939, anh có xung khắc khá mạnh với Lê Hồng Phong. Chân đi khập khiễng. Tạo không xông xáo trong công tác quần chúng, anh chỉ muốn làm báo là chính. Nhưng lý luận khá.
Nguyễn Văn Nguyễn, dân tỉnh Mỹ Tho, người nhỏ thó, vẻ văn nhân. Anh đã sớm vào Thanh niên cách mạng đồng chí hội cũng như Dương Văn Phúc, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Tây. Hồi thời 1936-1939, anh làm báo tiếng Tây, tiếng ta như Tạo, tôi chú ý theo dõi, thấy tay này viết văn hay, có duyên, làm phê bình văn học sắc sảo. Nguyễn muốn làm một nhà văn cộng sản hơn làm một chiến sĩ cách mạng, nên từ chối lời của Khuy, Phúc mời anh vào tỉnh uỷ Tiền Giang. Phúc phàn nàn thái độ đó của Nguyễn, nhưng tôi thì cho rằng để Nguyễn làm văn học hơn là mời anh hoạt động quần chúng. Nhưng sau đảo chính Nhật, anh lên Sài Gòn tham gia công tác với bọn tôi, giúp giảng bài cho sinh viên, thanh niên cho công nhân nữa. Giảng kể cũng xuất sắc.
Bùi Công Trừng (1905-1986)
Bùi Công Trừng là một “cây” văn chương và lý luận, người Huế; vào Nam làm báo đâu hồi thời 1925, 1926 với Trần Huy Liệu; cùng Trần Huy Liệu cùng một số anh em trẻ khác, lập Thanh niên đảng công khai, một thời nổi tiếng ở Sài Gòn. Rồi đi Pháp, đi Nga, học ở trường Đại học Đông Phương một lớp với Trần Phú, Nguyễn Văn Trân. Học giỏi. Năm 1930, Trừng về Sài Gòn, làm tuyên huấn Trung ương Đảng. Vào tù, dạy lý luận cho nhiều anh em. Được ân xá năm 1936, hoạt động báo chí, có nhiều bài hay về lý luận văn học nghệ thuật, hợp tác với Hải Triều. Sau đảo chính Nhật, lấn xấn ở Huế, anh không làm được việc gì và cũng không làm gì tích cực, tuy Huế khi ấy là trung tâm chính trị sôi nổi, thu hút đến cả Tạ Thu Thâu – đối thủ có cỡ của Bùi Công Trừng. Cuối cùng, anh lại vào Sài Gòn mới mấy ngày rày, lúc quân Nhật đã thua, nước Nhật đã hàng. Nghĩa là anh Trừng xa thực tế Nam Kỳ và Sài Gòn mười lăm năm nay, nhưng tiếng tăm về lý luận và sự trung thành của anh với chủ nghĩa thì không một ai nghi ngờ. Anh hợp tác ngay với bọn tôi. Riêng tôi hy vọng là Trừng sẽ có thể làm tiếp cái việc thống nhất của Đảng mà tôi và Giáp đều không thành công. Trừng chưa kịp làm gì về nhiệm vụ tế nhị và quan trọng đó, thì đã đụng phải vấn đề lớn lao, cần kíp, khẩn trương là khởi nghĩa giành chính quyền.
Chúng tôi có nghĩ tới mà không mời Dương Bạch Mai – đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản Pháp, về Sài Gòn làm báo La Lutte, Le Peuple, L’Avant Garde, đắc cử hội đồng thành phố, viết báo được, diễn thuyết cũng được, tính sôi nổi hết sức. Tuyệt đối trung thành với Liên Xô là một đặc sắc của Mai. Đồng chí này đứng về phía “Giải Phóng” lên án chúng tôi. Mời đồng chí họp thì hội nghị sẽ thêm sóng gió, không ích gì. Vả lại, mấy tháng nay, từ ở Côn Lôn, đồng chí về quê ở Long Điền (Bà Rịa), ngày nào cũng như ngày nào, giết thời giờ bằng bài tứ sắc. Bọn tôi tính sẽ mời Mai tham gia chính quyền sau khi khởi nghĩa thành công, thì sẽ tiện hơn là mời anh bàn việc khởi nghĩa. (Hãy ghi rằng hồi trước khởi nghĩa Nam Kỳ 1940, Mai được Xứ uỷ đề nghị làm thủ tướng chính phủ cách mạng lâm thời).
Thế là hội nghị Chợ Đệm có thêm ba đồng chí khách được quyền thảo luận và biểu quyết: Tạo, Nguyễn, Trừng. Anh em không ai phản đối, anh em ai nấy đều hoan nghênh lời mời của Thường vụ Xứ uỷ. Riêng tôi đặt nhiều hy vọng vào Trừng, một nhà bác học mác-xít; tôi chắc anh ấy sẽ hơn ai hết ủng hộ những đề nghị của tôi, của Thường vụ Xứ uỷ.
Ở đây phải nói rằng, việc mời ba anh tham dự hội nghị Xứ uỷ Nam Kỳ mở rộng là đúng, phải đạo lý nữa. Ba anh già kinh nghiệm, lý luận giỏi, chắc góp được nhiều ý sáng. Phần thì tôi có cái “phong tục” hơi cũ, là kính nể bậc đàn anh, làm gì lớn cũng đều tìm cách hỏi ý kiến các bậc đàn anh đó. Tôi không điều tra thăm hỏi trước xem tình ý các anh ra sao về vấn đề khởi nghĩa này; đáng lý bàn bạc trước sau rồi mới mời để cho việc thêm chạy nhanh, tốt, nào dè sự có mặt không nhất thiết phải có của các anh lại là một trở ngại lớn quá chừng.
Vấn đề chính của hội nghị là quyết định khởi nghĩa, chỉ định chính quyền cách mạng lâm thời.
Hội nghị bắt đầu từ chập tối ngày 16 tháng 8, anh em ngồi trên đệm trải dưới đất.
Tôi đại chủ quan, cho rằng nội đêm nay hội nghị sẽ xong, hội nghị sẽ đồng ý khởi nghĩa ở Sài Gòn nổ ra ngày 17 hay 18 là trễ nhất, rồi một hai ngày sau Sài Gòn là khởi nghĩa ở tất cả các tỉnh khác của Nam Kỳ. Việc chỉ định một danh sách Uỷ ban hành chánh lâm thời thì cũng dễ dàng thôi. Tôi tính trước là, gần sáng ngày 17, một nồi cháo gà sẽ kết thúc hội nghị, các đại biểu ai về vị trí nấy. Ai về tỉnh nấy thi hành quyết định khởi nghĩa với một tinh thần chiến thắng cao nhất. Ở Sài Gòn thì mọi sự chuẩn bị đã sẵn, chỉ cần “bấm nút” thì xong mau. Tôi đi họp ở Chợ Đệm thì ở Sài Gòn hôm sau Huỳnh Văn Tiểng làm thường trực ngồi chờ tại chỗ, liên lạc chặt chẽ với các đội xung kích.
Tôi báo cáo chủ trương, kế hoạch của Thường vụ và Uỷ ban khởi nghĩa, đại ý là:
- Ngay từ khi Đảng Cộng sản mới ra đời (1930), thì, trong tập “Luận cương chính trị” đã có mục nói rõ về sự cần thiết, đến ngày nào đó, như trong một cuộc chiến tranh đã qua, sẽ ra nổ ra cuộc bạo động cách mạng giành chính quyền. Đại hội Đảng lần thứ nhất (1935) cũng nói như vậy. Cuối năm 1939, liền sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt đầu, hội nghị Trung ương có quyết định rằng Đảng Cộng sản Đông Dương phải thừa cuộc chiến tranh thế giới này mà làm cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc.
- Khởi nghĩa Nam Kỳ cuối năm 1940, là một cuộc bạo động non; thất bại không tránh khỏi; tinh thần chiến sĩ thì cao mà kết quả lại tai hại hết sức lớn. Nhưng sau đó, chúng ta đã khôi phục cơ sở và hệ thống Đảng ở Nam Kỳ. Và theo đường lối của hội nghị Trung ương cuối 1939, chúng ta đã nỗ lực, khẩn trương chuẩn bị lực lượng nhằm đón thời cơ, làm khởi nghĩa. Hiện chúng ta đã tập hợp được lực lượng mạnh nhất từ trước tới nay và mấy ngày rày một Uỷ ban khởi nghĩa đã được thành lập và đã làm việc có kết quả mong muốn. (Tôi báo cáo về tương quan lực lượng).
- Nay, thời cơ đã chín muồi. Pháp thì đã bị Nhật lật đổ từ 9 tháng 3. Nhật thì vừa bị Hồng quân Liên Xô và Mỹ đánh bại. Nhật đã đầu hàng. Quân Nhật ở xứ ta mất hết tinh thần, không còn chút ý chí nào bám vào Đông Dương nữa. Tinh thần cách mạng của nhân dân ta lên cao hơn bao giờ hết, các chiến sĩ của ta đang hăng hái, quyết tâm, chờ lệnh. Chính quyền ngụy và phe thân Nhật hoang mang đến cực độ. Chúng ta có sức mạnh, có thời cơ để làm ngay một cuộc khởi nghĩa cách mạng chắc chắn thành công ở Sài Gòn và trên toàn bộ hai mươi tỉnh Nam Kỳ.
- Cuộc khởi nghĩa của chúng ta phải nổ ra trong ngày gần đây nhất trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương (ở Nam thì quân Đồng minh đó là quân Anh, chắc có quân Pháp theo sau, còn ở Bắc, quân Đồng minh đó là quân Tàu Tưởng Giới Thạch). Ta phải khởi nghĩa thành công, lập chính quyền cách mạng xong xuôi, để khi quân Đồng minh vào thì họ đứng trước một cái thực tế là Việt Nam đã có chủ, chủ đó chính là nhân dân Việt Nam cách mạng; họ đứng trước một cái thực tế là nước Việt Nam đã độc lập và thống nhất, do những lực lượng đã đi với Đồng minh trong chiến tranh bây giờ nắm vững chính quyền. Nếu chúng ta chậm trễ, thì khi quân Đồng minh vào rồi thì sẽ không còn khởi nghĩa được nữa.
- Hiện nay, chúng ta ở đây không biết các đồng chí ở Bắc, ở Trung đã làm gì, đang làm gì, có làm như ta không? Nhưng lấy lý mà xét thì chắc họ cũng tính làm khởi nghĩa như chúng ta. Đứng trước một tình huống giống nhau thì bất kỳ ở đâu, những người cộng sản cũng tư tưởng và hành động như nhau. Ta không sợ lẻ loi, chỉ sợ ta tới trễ hay, tệ hơn nữa, sợ ta vắng mặt trong tổng khởi nghĩa.
Rồi tôi trình bày kiến nghị của Uỷ ban khởi nghĩa ta có thể khởi nghĩa đêm 17 (tối ngày mai) hoặc nếu trễ là đêm 18 (tối ngày mốt), mọi việc đều đã được sắp xếp xong xuôi gần hết rồi, các chiến sĩ đã sẵn sàng, chỉ còn một việc nữa là “bấm nút” thì nổ, nghĩa là thông báo hiệu lệnh cho các đơn vị ở nội thành và ở ngoại thành (hai tỉnh Gia Định- Chợ Lớn), việc thông báo này thì nhanh chóng thôi, anh em lãnh đạo ở hai tỉnh quanh thành cũng đã sẵn sàng rồi.
Tôi trình bày tiếp kế hoạch khởi nghĩa của Uỷ ban khởi nghĩa và yêu cầu hội nghị: Đồng ý quyết định khởi nghĩa và chỉ định Uỷ ban hành chánh lâm thời Nam Bộ, không quên nhấn mạnh lần cuối cùng là tình hình buộc chúng ta phải có một quyết định dứt khoát, mau lẹ và chúng ta nhất định sẽ thành công rực rỡ trong cuộc khởi nghĩa này.
Mấy anh em chất vấn về tình hình nhất là về lực lượng cách mạng, về các đảng phái, về dự đoán biến chuyển của thời cuộc. Tôi trả lời xuôi chảy. Tôi tin chắc rằng toàn bộ hội nghị đồng ý với báo cáo và chuẩn bị kiến nghị, chỉ còn một chuyện phải thảo luận có thể hơi dài là lựa người chấp chánh. Nhưng bất ngờ cho tôi và cho đa số các đồng chí dự họp, hai anh Bùi Công Trừng và Nguyễn Văn Nguyễn đặt câu hỏi “trái cẳng ngỗng”, anh Nguyễn Văn Tạo thì đêm đó không nói gì.
Trừng, Nguyễn nói:
- “Trong tình hình thế giới và tình hình Việt Nam hiện nay, liệu Đảng ta, dân ta có cần, có nên khởi nghĩa giành chính quyền không? Trong tình hình hiện nay, có thể nào làm cuộc khởi nghĩa thành công trót lọt hay không? Hay là bây giờ ta phải đi một ngõ khác, làm một cách khác, một ngõ, một cách không nguy hiểm mà về lâu dài thì chắc ăn hơn?”.
Hai anh đều bài bác sự cần thiết phải khởi nghĩa, đều phủ nhận khả năng khởi nghĩa thành công. Họ đề nghị một con đường không bạo động, con đường hoà bình, con đường đấu tranh bằng chính trị để đi lần đến dân chủ, độc lập.
Tôi chắc chắn là các anh Trừng, Nguyễn không có bàn trước với nhau, nhưng cả Trừng lẫn Nguyễn đều đồng thanh bảo rằng: khởi nghĩa hiện nay là phiêu lưu; cho dầu ta có giành chính quyền đi nữa, đó chỉ là tạm thời, rất tạm thời thôi. Có những khi có thể giành chính quyền được mà không nên làm khởi nghĩa; hồi 1871, Marx đã khuyên nhân dân lao động Paris đừng khởi nghĩa (tất nhiên là khi Công xã Paris được thành lập rồi thì Marx hết sức ủng hộ chính quyền vô sản đó), Marx khuyên đừng khởi nghĩa là vì một chính quyền cách mạng ở Paris trong điều kiện lúc ấy sẽ bị kẻ thù tiêu diệt và chiến sĩ cách mạng công xã sẽ bị phe phản cách mạng tàn sát hết sức dữ dội, phong trào cách mạng sẽ sụt xuống lâu dài. Trong tình hình trước mắt của đất nước ta, ít hôm nữa thôi, quân Đồng minh sẽ vào Đông Dương, để giải giáp quân Nhật, mà nói Đồng minh đây chắc không phải là Liên Xô, Tàu đỏ, mà là Tàu Tưởng ở miền Bắc, là Anh ở miền Nam, mà sau lưng Anh, bên cạnh Anh, thì có Pháp; Anh-Pháp sẽ dùng vũ lực tiêu diệt cách mạng, lực lượng cách mạng sẽ bộc lộ ra hết, sẽ bị tiêu diệt hết như chiến sĩ Công xã Paris bị phe Versailles tiêu diệt, tổn thất của ta sẽ nhiều lần nặng hơn tổn thất của khởi nghĩa 1940; nếu vậy thì chừng nào mới khôi phục được phong trào? Nhớ 1940 không? Biết 1871 không? Chúng ta đều biết, đều nhớ, đồng chí Giàu hơn ai cả. Cho nên bây giờ mà chủ trương khởi nghĩa là phiêu lưu, là hết sức phiêu lưu. Ta thắng bù nhìn Trần Trọng Kim thì chắc được, nhưng ta làm sao đương đầu nổi với Anh, Pháp? Mà Anh, Pháp là hai đế quốc thực dân lớn nhất, già nhất, chúng nó ủng hộ nhau chống cách mạng ở thuộc địa. Ta phải “ngó thấy xa hơn ngày mai”. (Câu của Trừng nói là: phải thấy xa hơn cái chóp mũi của mình; nói tiếng Pháp: il faut voir plus loin que le bout de son nez).
Tôi theo dõi nét mặt của một số anh em, thấy vài ba người có chiều nao núng. Lý luận của Trừng, Nguyễn cứng quá và không phải không có căn cứ nào.
Nguyễn Văn Nguyễn (1910-53)
Trở về trên thì Trừng nói là chính. Nguyễn phụ hoạ, xem chừng như hai anh đã ăn ý thảo luận với nhau từ hồi nào. Nhưng không phải; họ chỉ cùng chủ trương. Bây giờ thì Nguyễn ra quân, Trừng tiếp ứng. Nguyễn nói:
- Hiện nay bên Pháp có một chính phủ còn tả hơn cả chính phủ Léon Blum về mặt thành phần. Trong chính phủ De Gaulle, một chính phủ kháng chiến chống phát xít, có đảng viên cộng sản làm Bộ trưởng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản làm Phó Thủ tướng. Chính phủ Pháp đã hứa hẹn và tuyên bố sẽ cho Đông Dương tự trị. Dĩ nhiên là ta không bằng lòng với cái tự trị đó, nhưng đó cũng là một bước tới trước, một cái mốc để ta vịn vào đó mà đấu tranh, Đảng Cộng sản Pháp lớn mạnh sẽ ủng hộ ta như trước kia, hơn trước kia, để ta tiến lên tự trị, độc lập. Đó là con đường chắc chắn nhất, tuy chậm mà tránh được phiêu lưu, tránh được sự đàn áp tiêu diệt của địch sau cuộc khởi nghĩa hoặc thất bại ngay từ đầu hoặc chỉ thành công trong một lúc thôi. Con đường hoà bình là chậm mà chắc.
Một số đồng chí (tôi nhớ đâu là Tây, Phúc, Khuy, Xuân) rộ lên hỏi: “Chắc không?”. Chắc gì cái chính phủ Liên hiệp kháng chiến ở Paris đứng vững lâu dài để cho ta đi lên tự trị rồi từ tự trị lên độc lập? Chẳng thấy nội các Blum sống có mấy tháng rồi nhường chỗ cho nội các Chautemps, rồi Chautemps bị Daladier thay thế hay sao? Sao lại không nghĩ được rằng, đặng chim bỏ ná, đặng cá quên nôm, bọn tư bản Pháp sẽ đuổi các ông bộ trưởng cộng sản ra khỏi chính phủ, quay qua một chính sách hữu, phản động? Hứa hẹn của De Gaulle trong chiến tranh thứ hai hơn gì hứa hẹn của A. Sarraut trong chiến tranh thứ nhất? Rồi thì sẽ khỏi lỗ vỗ vế cả thôi. Đế quốc thì làm sao mất đi bản chất thực dân được! Con đường hoà bình đi đến độc lập là ảo tưởng. Không khéo ta đi vào đường lối Phan Châu Trinh, tệ hơn nữa là đi vào vết xe của Bùi Quang Chiêu, của Phạm Quỳnh. Không chịu khởi nghĩa, tránh dùng vũ trang, thì đó là gì nếu không phải là rơi vào chủ nghĩa cải lương mới? (Lúc ấy tôi dùng chữ “néo-réformisme”). Chỉ có khởi nghĩa thì mới được độc lập tự do. Khởi nghĩa thành công rồi mới có cái thế để nói chuyện với chính phủ Paris. Trong việc giành độc lập tự do, tiếng nói có hiệu nghiệm hơn hết là tiếng nói của súng đạn, của bạo lực quần chúng.
Cú đánh trả này kể cũng khá trúng, khá đau. Mấy anh em phụ hoạ với tôi. Tây, Thạch, Kỉnh đều khẳng định rằng, chính phủ kháng chiến Liên hiệp ở Pháp chỉ là tạm thời, nước Pháp vẫn là đế quốc thực dân, không thể trông cậy. Nhưng xem chừng như là cái ý kiến “chủ bài” để chống khởi nghĩa (quân Đồng minh sẽ can thiệp, đàn áp khởi nghĩa, đánh tan chính quyền cách mạng, ta không đánh bại nổi, mà chỉ có thể tan vỡ mà thôi, cuộc phiêu lưu sẽ dẫn đến thoái trào dài), con chủ bài đó vẫn ám ảnh nhiều đồng chí. Tôi vào cuộc tranh luận biết rằng mình được “vũ trang” bằng lịch sử cuộc khởi nghĩa tháng Mười Nga ở Petrogad, lịch sử ấy, ai thì không rõ chứ Trừng thì thuộc lắm rồi, gợi đến đó thì anh hiểu ngay, hiểu hơn tôi nữa là khác. Tôi nhấn mạnh vào mấy ý sau đây:
- Làm gì có con đường hoà bình dẫn đến độc lập? Làm gì có chế độ xã hội chủ nghĩa mà không cần phải khởi nghĩa vũ trang lập chính phủ cách mạng của công nông? Theo lời của Stalin, đến khi nào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bao vây các nước tư bản thì khi ấy mới có khả năng cách mạng vô sản không cần bạo lực nữa, mà phải đến khi ấy mới có. Quan niệm của Đảng ta trước nay là, nếu không dùng bạo lực cách mạng, nếu không dùng khởi nghĩa vũ trang thì đế quốc thực dân sẽ tiếp tục thống trị nhân dân ta bằng bạo lực phản động. Có lẽ, đến khi bạo lực cách mạng, vũ trang khởi nghĩa của dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa thành công ở nhiều nơi và sức ủng hộ quốc tế của cách mạng giải phóng ở thuộc địa lớn mạnh, đều khắp, cho đến nỗi đế quốc thực dân không đàn áp xuể, không thể duy trì quyền lợi nếu không bỏ hình thức cai trị thuộc địa thì khi ấy ở xứ này, xứ nọ, chúng mới chịu trao trả “độc lập” cho dân tộc thuộc địa chăng? Chớ trước mắt thì không có khả năng đó. Vả lại nếu có trao lại quyền “tự trị” thì bọn chủ đế quốc sẽ trao cho đám tôi tớ tư bản địa chủ bản xứ lâu nay đã được chúng thuần dưỡng, thì cái đó làm sao gọi được là tự trị, tự chủ, độc lập được? Mà chúng ta, những người cách mạng vô sản, có thêm những “của quý” ấy bao giờ? Chương trình Brazzaville, tuyên bố Alger của De Gaulle đều là bịp; ngốc ngác lắm mới tin vào hứa hẹn của đế quốc. Nước Pháp sau chiến tranh vẫn còn là một nước đế quốc, một đế quốc bị tàn phá bởi chiến tranh nên càng cần phải có thuộc địa để xây dựng lại, một đế quốc bị nhục nhã vì chiến bại nên càng cần phải củng cố quyền lực ở các thuộc địa rải rác trên khắp thế giới, để tỏ ra mình vẫn là cường quốc, oai phong lẫm liệt như trước đây.
- Vấn đề cấp bách được đặt ra trước mắt chúng ta hiện giờ là: chúng ta có thời cơ và lực lượng để khởi nghĩa thắng lợi, để lập chính quyền cách mạng nhân dân do Đảng lãnh đạo thì chúng ta phải khởi nghĩa. Khởi nghĩa hay chần chờ? Hay đừng khởi nghĩa? Thời cơ, không phải năm nào cũng có; từ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đến giờ, non già 30 năm mới có một lần. Không thể bỏ qua, nhất là khi ta có lực lượng để giành chính quyền. Ta không chịu khởi nghĩa thì ta sẽ trả lời thế nào với đồng chí ta, với đồng bào ta; họ sẽ nói rất đúng là ta ngôn hành bất nhất, ai theo ta nữa, ta nói ai nghe? Bây giờ mà không chịu khởi nghĩa giành chính quyền thì ấy là từ bỏ vai trò tiên phong cách mạng của Đảng, là giẫm lên nhiệm vụ lịch sử của Đảng, nói một cách huỵch toẹt ra, là phản bội chủ nghĩa Lenin, phản bội cách mạng, là đầu hàng chủ nghĩa quốc gia cải lương.
- Còn như bảo rằng, một thời gian ngắn sau khi ta khởi nghĩa giành chính quyền, thực dân Pháp sẽ trở lại, ra sức đánh đổ chúng ta, đánh đổ chính quyền nhân dân, chinh phục lại nước ta một lần nữa, tiêu diệt các lực lượng cách mạng, tàn sát nhiều lần hơn từ hồi cuối 1940, thì chúng ta hãy chú ý rằng:
Thứ nhất, không một ai trong chúng ta, trong số những đồng chí chủ trương khởi nghĩa, khờ khạo cho đến nỗi yên chí rằng ra khởi nghĩa giành chính quyền, tuyên bố Việt Nam độc lập thống nhất rồi thì, khi quân Anh, quân Pháp ở xứ ta, họ sẽ “chịu chết” trước tình thế “đã rồi” sẽ công nhận cái thực tế ấy. Không ai khờ khạo đến thế. Ai cũng biết trước rằng Anh sẽ ủng hộ Pháp, Pháp sẽ hết sức cố gắng để trở lại làm chủ Đông Dương cho dầu là bằng võ lực.
Thứ nhì, vậy thái độ ta phải thế nào? Có thể có hai, một là ta biết trước địch mạnh ta yếu, ta không làm khởi nghĩa nữa, mà chỉ tranh đấu đòi tự do dân chủ và cải thiện dân sinh mà thôi, (như hồi thời kỳ 1936-1938), hai là nhanh chóng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nhà nước độc lập của Việt Nam, đến khi Anh vào, Pháp trở lại, chúng phải bị bắt buộc kể tới chính quyền dân tộc, ta có cái thế để mà nói chuyện với họ, ta có thời giờ (tuy ngắn) để mà tổ chức thêm lực lượng chính trị và vũ trang, hễ nó đánh thì ta nghinh chiến, có khi vừa nói chuyện vừa đánh, ta đánh càng mạnh thì nói chuyện càng dễ; bọn Pháp chưa được chuẩn bị nhiều và đủ trong lúc đầu thì ta càng có điều kiện để chuẩn bị thêm lực lượng kháng chiến.
Thứ ba, ta giành chính quyền rồi, ta bắt đầu chuẩn bị kháng chiến, thì, khi trở lại, dễ gì thực dân Pháp có thể bắt bớ chúng ta, tiêu diệt chúng ta? Đâu có dễ như vậy? Ai xui tay cho nó còng, cho nó xỏ xâu? Ta sẽ kháng chiến đến thắng lợi. Đâu có thể nói đến một cuộc tàn sát (của phía Pháp) như hồi cuối 1940, nhân lên gấp bội? Vì hồi 1940, ta khởi nghĩa thất bại, tinh thần đảng viên và quần chúng xuống; còn bây giờ ta khởi nghĩa thành công: tinh thần đảng viên và quần chúng lên cao; hồi đó nó càn ta chạy, bây giờ nó tới ta đánh, ta lại tìm nó mà đánh. Nhân dân, đồng bào được tổ chức, động viên hàng triệu lượt người để bảo vệ độc lập tự do đã giành được thì dễ gì nước Pháp chiếm lại nước ta, dễ gì thực dân Pháp bắt được cán bộ ta để mà tàn sát như bọn Versailles, tàn sát chiến sĩ Công xã hồi 1871. Paris là một thành phố, Việt Nam là một nước. Versailles thắng Paris Công xã, Pháp không trị nổi Việt Nam khởi nghĩa. Lấy Paris Công xã 1871 và Nam Kỳ khởi nghĩa 1940 làm tỷ dụ để ngăn cản khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 là “rung cây nhát khỉ”, nhát khỉ được, nhát sao được mãnh hổ, nhát sao được người cách mạng triệt để kiên quyết là chúng ta? Dễ gì một đế quốc Pháp già cỗi và suy sụp bởi chiến tranh với Đức, có thể chịu đựng nổi cuộc kháng chiến của ta, cuộc kháng chiến này có thể sẽ lâu dài, đẫm máu mà vô cùng tốn kém, chắc chắn Việt Nam cuối cùng sẽ thắng lợi như ông cha ta đã đánh bại quân Minh ngày nào.
Tôi thấy anh em chủ trương khởi nghĩa vững bụng trở lại.
Tôi thấy anh Nguyễn Văn Tạo đầu hôm tới giờ ngồi hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, im thin thít, chẳng nói chẳng rằng, không phải như ông Phật trên toà sen, cũng không phải như ông Gióng trong nôi. Tạo không có ý kiến gì, cứ nghe, và khi giải lao, Tạo nói nhỏ với Trấn (Tạo với Trấn có bà con xa xa với nhau): “Coi chừng Nhật Bản nó chém ngang lưng, đau lắm nghen!”. Ý muốn bảo rằng ta khởi nghĩa thì Nhật sẽ can thiệp đàn áp ta. Nhưng Tạo chỉ nói nhỏ với Trấn, Trấn nói nhỏ lại với tôi, nên ý đó của Tạo chưa thành vấn đề thảo luận lần này.
Hai “phe”, mà có hai phe thật, nói cho đúng, có tới ba, bên này thì khởi nghĩa, bên kia thì không khởi nghĩa, ở giữa có mấy anh lưng chừng chưa quyết, giống y như trong Quốc hội Pháp hồi 1789-1793, có phe “núi” (Montagne), phe “đồng” (Plaine) và phe chính giữa là phe “bưng” (Marais) vậy!
Nguyễn Văn Nguyễn nói thêm; anh lưu ý các đồng chí rằng từ sau cách mạng tháng Mười Nga, cho đến chiến tranh thế giới thứ hai không có cách mạng thành công trong nước nào hết. Tụi đế quốc thấy cách mạng nổi lên ở đâu thì xúm lại đánh cho đến chết, ngay cách mạng Tàu cũng ì ạch hết sức mà đã tới đâu đâu! Chú Mao vẫn còn ở trong thâm sơn cùng cốc của biên khu Tấn Sát Ký[8], cách Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải hàng ngàn dặm hay ở thôn quê Giang Tô, Giang Tây. Trong thời kỳ cuối của chiến tranh thứ hai này, có mấy nước lập được chính quyền cách mạng nhân dân trước hết là nhờ có Hồng quân Liên Xô kéo vào, không có Hồng quân thì cũng chẳng làm gì nên. Tôi (Nguyễn) cho rằng: sát biên giới, chung biên giới với Liên Xô thì cách mạng và khởi nghĩa mới có hy vọng thắng lợi mà cũng chưa chắc. Huống chi cách mạng Việt Nam hiện nay, nếu thành công, thì cô lập dữ lắm về mặt địa lý, Liên Xô thì quá xa mà Hồng quân Tàu còn trong vùng Diên An, trong mấy khu Giang Tô, thì có cách nào hỗ trợ cho chúng ta đâu? Việt Nam cách mạng sẽ bị Pháp dập chết đã đành mà còn bị tất cả các nước đế quốc tư bản, chắc gồm cả Tàu Tưởng nữa, hiệp nhau mà dập thì liệu ta tồn tại được không? Tồn tại thế nào được? Phải nghĩ kỹ, đừng phiêu lưu mà chết; chết ta không sợ, chỉ sợ lực lượng cách mạng bị phá tan bởi thực dân Pháp, đồng thời bởi phản động quốc tế liên hiệp nhau.
Nguyễn hỏi thẳng tôi: “Vậy nếu Anh, Pháp đánh ta thì ta lấy sức gì để mà đánh lại?”. Tôi bèn trả lời ngay: “Lấy cái sức của nhân dân đã khởi nghĩa thành công để mà kháng chiến; đồng minh quốc tế của ta chắc sẽ nhiều, kể cả nhân dân Pháp”.
Tôi ngại là lập luận của Nguyễn (và Trừng) có thể làm lung lay tư tưởng một số anh em, vì sự thật quả có như vậy, như Nguyễn đã nói, giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, mặc dù có sự hô hào sôi nổi của Quốc tế Cộng sản, không có cách mạng thành công ở nước nào hết, các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, khởi nghĩa Java, khởi nghĩa Quảng Châu, khởi nghĩa Hambourg, v.v…và v.v.. mãi đến cuối 1944/1945, Hồng quân Liên Xô mới giải phóng được mấy nước Trung Âu và ở đó nếu không có mặt của Hồng quân hay tác động trực tiếp của Hồng quân thì cũng không chắc có cách mạng giải phóng thắng lợi. Sự thật cho đến hôm nay đúng là như vậy. Song nếu lập luận kiểu Nguyễn, Trừng thì, nước nào, dân nào ở xa Liên Xô phải bó tay chịu chết hay sao? Đâu có lý như vậy? Xa hay gần Liên Xô, hẳn là quan trọng, nhưng gần như Phần Lan thì cách mạng đã nổi lên ở đâu; còn xa như Việt Nam, khi có điều kiện khởi nghĩa cách mạng sao lại không dám làm? Ta không thật sự là cô lập, lẻ loi đâu. Việt Nam khởi nghĩa giành độc lập thành công sẽ là tấm gương sáng cho các dân tộc thuộc địa, là tiếng gọi những người “đồng bệnh” ấy cùng đứng lên, trước hết là ở thuộc địa Pháp. Có lẽ đang có và chắc chắn sẽ có nhiều cuộc khởi nghĩa giành độc lập tại Phi Châu, Á Châu. Thế giới thuộc địa sẽ như một biển lửa, đó là đồng minh đáng tin cậy của ta. Đảng Cộng sản Pháp hùng mạnh chắc sẽ ủng hộ ta. Đế quốc Pháp và các đế quốc thực dân sẽ bị căng ra như căng nọc cả bốn tay chân để mà chịu đòn cách mạng từ khắp bốn phương trời, chúng chắc không rảnh rang mà tập trung đánh một mình Việt Nam ta đâu. Còn Liên Xô và các nước được Hồng quân Liên Xô giải phóng thì, khỏi phải nói, nhất định sẽ đứng về phía ta, họ ở xa mà tiếng nói của họ có sức nặng quốc tế. Cách mạng chúng ta cuối cùng sẽ chiến thắng. Nay ta phải kịp khởi nghĩa, đến một lúc, không còn khởi nghĩa được nữa, chúng ta sẽ có tội với lịch sử. Cách mạng ở mỗi nước là sự nghiệp của nhân dân nước ấy trước hết. Ta không đợi chờ ai giải phóng cho ta cả, ta không chờ, chờ được giải phóng thì sẽ không khi nào được giải phóng. “Ta giúp ta thời trời mới giúp ta”- người Tây phương nói như vậy là đúng.
Tôi trông thấy rõ số đông anh em tán thành lập luận của tôi.
Rồi tôi dùng tỷ dụ lịch sử đập lại luận điểm không chịu khởi nghĩa của Nguyễn, Trừng, hai anh này đã dùng lịch sử đánh lại chủ trương khởi nghĩa; hai anh này đã gán cho tụi tôi cái danh hiệu “phiêu lưu”, “thiển cận”, “thiêu thân” (và cái gì nữa) thì, nhịn nhục nào đi nữa tôi cũng trả cho hai anh một cái danh hiệu gì mà chữ dùng không do tôi đặt ra, chữ đó do Lenin nói lên hồi tháng 11 năm 1917, để chống Zinoviev, Kamenev là những người phản đối chủ trương khởi nghĩa vũ trang của Lênin. Hồi đầu tháng 10 năm 1917, trong khi Lênin chủ trương phải khởi nghĩa liền thì một số uỷ viên Trung ương Thường vụ nổi tiếng giỏi lý luận, đảng viên kỳ cựu, đã chủ trương là không nên khởi nghĩa mà nên chờ đợi cuộc họp Đại hội các Xô viết, chờ đợi cuộc họp Quốc hội lập hiến rồi sau sẽ tính. Kamenev, Zinoviev tính rằng Đảng Bôn-sơ-vích sẽ được đa số trong đại hội các Xô viết và như thế ta (đảng Bôn-sơ-vích) sẽ nắm chính quyền một cách hoà bình, không cần phải khởi nghĩa vũ trang. Lenin gọi Kamenev, Zinoviev và những ai theo họ là “những phần tử mệt mỏi”, Lênin nói rằng: những phần tử mệt mỏi thường xuất hiện ở những khúc quanh lịch sử. Từ ngữ “mệt mỏi” nhẹ hơn từ ngữ “phiêu lưu, thiêu thân”.
Ở xứ ta, ở Nam Kỳ nay cũng có những “phần tử mệt mỏi” đó; họ bảo “không nên khởi nghĩa”, “khởi nghĩa là chết”, họ gieo rắc sự hoài nghi, họ làm lung lay tan rã tình đồng chí và quần chúng, họ đặc biệt nguy hiểm khi họ là những nhà cách mạng kỳ cựu, có lý luận chẳng kém gì Zinoviev, Kamenev. Không biết Trừng, Nguyễn phải là những “phần tử mệt mỏi” không, nhưng chắc chắn là các anh xa công tác thực tế, xa quần chúng từ nhiều năm rồi. Họ gây hoài nghi, hoang mang; mà, lập luận của họ khốn thay, không phải là không có cơ sở nào: quân Anh sắp vào Sài Gòn là chắc chắn có quân Pháp theo “ăn có”.
Khuya quá rồi. Nói mệt, mà nghe càng mệt. Hội nghị tạm ngưng. Anh em ăn cháo gà. Chợp mắt một chút. Đến sáng, sau một bình trà đậm, lại tiếp tục cãi nhau. Sáng ngày 17, tôi sốt ruột hết sức. Như thế là khả năng “bấm nút” cho khởi nghĩa Sài Gòn nổ ra đêm 17 thì xem như không còn nữa. Huỳnh Văn Tiểng, ở nhà (6 Colombert) chắc càng sốt ruột hơn tôi. Tôi hy vọng sáng 17 giải quyết thì chiều 18 có thể “bấm nút” được.
Sáng 17, trong cuộc thảo luận tiếp, không có gì mới. Hai phe “núi” và “đồng” giữ vị trí cũ; phe “bưng” vẫn còn.
Cuối cùng tôi định phá vỡ sự bế tắc bằng một câu hỏi nhất thiết phải trả lời và hễ trả lời thì tức là hẹn phải khởi nghĩa. Hỏi rằng, nếu trong mấy ngày này mà Hà Nội khởi nghĩa, ngoài Bắc khởi nghĩa, thì Sài Gòn phải làm gì? Trong Nam phải làm gì? Ta khởi nghĩa, hưởng ứng các đồng chí ta, hay cứ bảo rằng anh em Hà Nội, anh em ngoài Bắc “phiêu lưu”, họ không nắm vững tình hình thế giới, rồi ta cứ ngồi ngó?
Phe chống khởi nghĩa lúng túng rõ như bị tấn vào vách tường. Thấy vậy, tôi “cười trong bụng”. Té ra câu hỏi đó đơn giản mà lại có kết quả to lớn.
Còn tất cả các đồng chí khác, kể cả phê “bưng” đều trả lời: trường hợp đó thì không còn do dự gì nữa, nhất định chúng ta sẽ phải khởi nghĩa tiếp theo thôi!
Tôi đưa ra kết luận tạm thời hôm nay và mọi người đều đồng ý là:
- Chưa quyết định ngày khởi nghĩa, nhưng nắm vững quan điểm phải khởi nghĩa. Uỷ ban khởi nghĩa, Xứ uỷ, Thành uỷ các tỉnh có nhiệm vụ cần kíp, khẩn trương, là hoàn chỉnh sự chuẩn bị lực lượng vũ trang xung phong và hoàn chỉnh sự chuẩn bị động viên lực lượng đạo quân chính trị, phát triển mặt trận Việt Minh thật nhanh chóng có thể bao gồm thêm nhiều cánh tả của những tổ chức quốc gia, tôn giáo, đẩy phong trào quần chúng lên đến mức cao nhất làm nền cho một cuộc khởi nghĩa nhân dân to lớn nhất trong lịch sử Nam Bộ.
- Theo dõi rất sát tình hình miền Bắc, tình hình Hà Nội, từng ngày từng giờ. Hễ được tin Hà Nội khởi nghĩa thì Sài Gòn và Nam Bộ khởi nghĩa ngay. Nhận xét rằng nếu Hà Nội khởi nghĩa thì chắc phải khởi nghĩa trong mấy ngày này thôi, không trễ được, trễ thì quân Tàu Tưởng chỉ còn mấy bước thì vào biên giới; khi quân Tàu Tưởng vào tới Hà Nội thì không còn khởi nghĩa được nữa. Cho nên, các thành viên của hội nghị Chợ Đệm trừ một ít, phải túc trực ở Sài Gòn và chung quanh Sài Gòn để họp lại, lấy quyết định cuối cùng về khởi nghĩa và chỉ định Uỷ ban hành chánh lâm thời Nam Bộ.
- Trong lúc chờ đợi thì “Việt Minh ra công khai”. Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp lấy lại tên Tổng Công đoàn, làm thành viên độc lập của Mặt trận Việt Minh. Thanh niên Tiền phong và đoàn Tân Dân Chủ chính thức tuyên bố là thành viên Mặt trận Việt Minh.
Các đảng bộ toàn Nam Bộ sẵn sàng chờ lệnh khởi nghĩa.
Hội nghị Chợ Đệm tạm ngừng. Tôi đạp xe về Sài Gòn.
Bọn tôi trong Uỷ ban khởi nghĩa gấp rút hoàn chỉnh sự chuẩn bị khởi nghĩa ở Sài Gòn - Chợ Lớn với lòng tin chắc rằng nay mai đây thôi tin khởi nghĩa ở Bắc sẽ tới. Không thể không tới. Tiểng nói với tôi: ý kiến khởi nghĩa ngay không toàn thắng ở hội nghị Xứ uỷ mở rộng, xét cho cùng chúng ta không mất gì, nếu có mất gì là mất cái danh dự khởi nghĩa trước hết trong nước. Tôi đỡ lời: Nghe nói anh em ngoài Bắc đã khởi nghĩa từng phần từ mấy tháng nay rồi; bây giờ là tổng khởi nghĩa trên cả nước; cốt cho toàn thắng, không cốt ở trước sau.
Chú thích của người biên tập
1 Colombert: Nay là đường Thái Văn Lung (song song với đường Hai Bà Trưng, nối liền Lý Tự Trọng với Nguyễn Siêu).
2 Dinh Khâm sai: Tòa nhà hiện nay là Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, ở đường Lý Tự Trọng (góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Xây xong năm 1890 để triển lãm sản phẩm Nam Kỳ, sau đó trở thành Dinh thống đốc (Pháp, rồi Nhật: đây chính là dinh Minoda mà Hồi ký Trần Văn Giàu nói tới). Ngày 14-8-45, Nhật giao cho chính quyền Trần Trọng Kim để làm Dinh Khâm sai (đại diện chính quyền ở Nam Bộ) cho Nguyễn Văn Sâm. Mười một ngày sau, nó trở thành trụ sở của Ủy ban hành chánh lâm thời Nam Bộ (mà Trần Văn Giàu làm chủ tịch). Khi quân đội Anh đổ bộ vào Sài Gòn, nó trở thành trụ sở của Phái bộ Đồng Minh, rồi Cao ủy cộng hòa Pháp (tướng Leclerc đóng ở đây). Năm 1947, thực dân Pháp trao cho Lê Văn Hoạch làm dinh thủ tướng Nam Kỳ Quốc. Năm sau, Nam Kỳ Quốc nhường chỗ cho Quốc Gia Việt Nam, tòa nhà trở thành Dinh tổng trấn, rồi Dinh thủ hiến (Trần Văn Hữu). Chính tại đây, ngày 9.1.1950, hàng ngàn học sinh sinh viên Sài Gòn đã biểu tình, bị chính quyền Trần Văn Hữu đàn áp, học sinh Trần Văn Ơn bị tử thương, dẫn tới “đám tang trò Ơn” khổng lồ ngày 12.1.1950 và cuộc bãi khóa lan rộng ra Huế và Hà Nội. Bảo Đại đặt tên dinh này là Dinh Gia Long. Thời Ngô Đình Diệm, nó trở thành Dinh Quốc khách, nhưng năm 1962, Dinh Độc Lập (Norodom cũ) bị ném bom, phủ tổng thống phải chuyển về đây cho đến ngày anh em Diệm Nhu bị lật đổ và giết chết (2.11.1963).
3 Tòa đốc lý: tòa thị sảnh (chính), nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
4 Dinh tham biện: Sở thanh tra (Inspection), sau trở thành Tòa Hành chánh Gia Định, nay là Ủy ban Nhân dân Quận Bình Thạnh.
Hồi Ký
1940-1945
Trần Văn Giàu
1940-1945
Trần Văn Giàu
Phần thứ năm
TỔNG KHỞI NGHĨA THÀNH CÔNG:
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP BẮT ĐẦU
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP BẮT ĐẦU
(tiếp theo)
4. Ta tập hợp lực lượng yêu nước.
Sự phân hoá của các lực lượng chính trị thân Nhật
ở Sài Gòn sau khi Nhật đầu hàng.
Sự thành lập nhanh chóng và sự tan vỡ cấp kỳ
của “Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất”.
Nhật đầu hàng thì lãnh tụ các đảng, các phái thân Nhật hoang mang tợn; tuy việc đầu hàng đó, họ đã cầm chắc từ sau khi Đức hạ khí giới, mà sự hoang mang cứ làm cho họ luống cuống vô cùng: họ không biết phải làm gì; họ không làm gì được. Một phần họ lo cho đất nước sẽ bị Pháp trở lại thống trị, mà phần lớn họ lo cho tương lai của họ là những người đã hợp tác với Nhật, đã giúp Nhật trong chiến tranh, nếu Pháp trở lại thì một số nào đó sao khỏi bị ông chủ cũ trừng trị bằng cách này hay bằng cách khác. Chớ còn quần chúng của các đảng phái đó thì có lo chi, hễ thấy đảng nào, mặt trận nào chân chính yêu nước và có sức mạnh thì ngả theo, mà trong thời thế này, thì Đảng Cộng sản và Mặt trận Việt Minh là những tổ chức được nhân dân đặt nhiều hy vọng vào nhất. Trong cái thế ấy, một thế rối và khó, các đảng phái và phái thân Nhật ở Sài Gòn vận động lập “Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất” vào ngày 14/8/1945.
Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất bao gồm:
- Đảng Quốc gia Độc lập (đảng của ông Quyền Khâm sai Hồ Văn Ngà)
- Liên đoàn Công chức (của nhà cầm quyền tổ chức từ khi có chính phủ Trần Trọng Kim).
- Cao Đài Trần Quang Vinh.
- Hoà Hảo.
- Đảng Quốc gia.
Mặt trận Quốc gia Thống nhất phát hành một bản Tuyên ngôn; bản Tuyên ngôn đó nói:
“Giờ cực kỳ nghiêm trọng sắp đến. Nước Việt Nam sắp phải qua giai đoạn lịch sử mới. Nước nhà còn mất cũng trong lúc này. Số mạng của dân tộc Việt Nam đã đến giờ định đoạt. Sự định đoạt một phần lớn ở nơi sự tuyên dương ý chí của dân tộc và sự cương quyết tranh đấu của người Việt Nam…Chúng ta kiên quyết chống đế quốc chủ nghĩa xâm lăng, nhất định không cho ai đụng đến quyền của người Việt Nam ở đất nước Việt Nam”.
Khẩu hiệu của Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất là:
- Chống đế quốc Pháp.
- Chống nạn ngoại xâm.
- Bảo vệ trị an.
- Bài trừ phản động...
Khỏi phải nói rằng “Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất” ủng hộ ông Quyền Khâm sai Hồ Văn Ngà và đón rước long trọng Khâm sai Đại thần Nguyễn Văn Sâm từ Huế vào nhận chức. Phân tích bản Tuyên ngôn của họ, tôi lưu ý anh em tới khẩu hiệu “bảo vệ trị an”. Bảo vệ trị an là chống lại những ai chống chính quyền hiện tại. Mấy hôm rày Nhật vừa “trao trả Nam Kỳ” cho triều đình Huế, như vậy là “đế quốc Việt Nam” độc lập, thống nhất rồi, họ muốn bảo vệ cái chính quyền này. Mà chúng ta (Cộng sản, Việt Minh) thì chủ trương đánh đổ nó. Thế nghĩa là khẩu hiệu “bảo vệ trị an” chắc hàm ý là nhằm vào cách mạng đang dấy lên. Ta phải dè chừng, cảnh giác. Nguyễn Văn Sâm về tới Sài Gòn thì việc thứ nhất của y là lo củng cố cảnh sát, công an, quân đội. Nhưng tôi cũng lưu ý anh em rằng đó là ý thức chính trị của các lãnh tụ Mặt trận quốc gia muốn bảo vệ chính quyền sẵn có, chớ còn quần chúng thì quan tâm gì đến cái bọn tai to mặt lớn lâu nay theo Pháp, theo Nhật? Quần chúng thì chỉ muốn chống đế quốc Pháp, chống ngoại xâm, tất cả sẽ đi với ta, với Đảng Cộng sản, với Việt Minh là những tổ chức lâu nay có lịch sử cách mạng đáng tin cậy.
Có điều đáng chú ý là cuộc biểu tình chính trị do Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất tổ chức ở Sài Gòn sau ngày 14 đã huy động được trên dưới 100.000 người là chí ít, đi từ đại lộ Norodom, qua Chợ Mới, xuống giải tán ở cầu Ông Lãnh. Có báo ước tính 200.000 hay hơn nữa. Các đồng chí trong Thành uỷ hỏi tôi: “Thế nghĩa là gì?”.
Nghĩa là:
- Các tổ chức tự gọi là quốc gia ở Sài Gòn không phải không kêu gọi được quần chúng khi họ nêu khẩu hiệu độc lập dân tộc. Chúng ta chớ chủ quan.
- Khẩu hiệu “chống đế quốc Pháp trở lại”, “chống ngoại xâm” có sức động viên lớn.
- Ta chưa ra quân thì quần chúng còn nghe kẻ khác. Ta ra quân thì quần chúng sẽ đi về ta, và một số các tổ chức trong Mặt trận quốc gia sẽ đi về với Việt Minh, bởi vì ta có thế hơn, và có uy tín lớn nhất ở đất Sài Gòn này.
Quả thật, tiếp theo sự tập hợp lập tức có sự phân hoá trong Mặt trận quốc gia.
“Cao Đài thống nhất 12 phái” ở Hậu Giang ngả về ta từ ít lâu nay. Tịnh độ cư sĩ và đảng Quốc gia (khác với đảng Quốc gia độc lập) cũng vậy. Trong đảng Quốc gia độc lập, một cánh tả hình thành, kỹ sư Ngô Tấn Nhơn vừa mới được Khâm sai cử làm giám đốc công an, cảnh sát, nguyên là người của phong trào học sinh thời 1930-1931, đi lạc đường, bây giờ đã trở lại rồi. Liên đoàn công chức có nhiều đoàn viên Thanh niên Tiền phong, nên quyết định đổi tên là Liên đoàn Công chức Cứu quốc. (Tên “công chức cứu quốc” này do Thành uỷ đề nghị.) “Nhóm trí thức” Trốt-kít thì vẫn triệt để chống Việt Minh, chống cộng sản đệ tam.
5. Việt Minh “ra công khai”
Từ sáng ngày 18, người ta thấy trước nhà Phạm Ngọc Thạch 1 treo cờ đỏ búa liềm, thấy ở nhà hàng “Ánh Long” treo cờ đỏ, sao vàng. Tiếng dội mạnh trong thành phố. Treo cờ đỏ ở nhà hàng Ánh Long, cơ quan liên lạc của Thành uỷ, việc treo cờ này do Thành uỷ chủ trương. Nhà hàng Ánh Long khách đông lắm. Còn ở nhà Phạm Ngọc Thạch thì ông chủ nhà tự ý mà làm, không xin phép Đảng, ông bác sĩ này làm “một chuyện đã rồi” trước ngày tuyên thệ lần thứ hai của Thanh niên Tiền phong, tập hợp ở vườn ông Thượng, sáng ngày 19 tháng 8 năm 1945. Tôi phê bình ông, ông cười trừ. Chẳng lẽ treo lên rồi bây giờ hạ xuống. Thạch tự làm lộ ra là cộng sản. Thực ra cũng không ai lấy gì lạ lắm từ ngày anh đọc diễn văn tuyên thệ đề cao Minh Khai, Hà Huy Tập.
- Ngày 19, như đã báo trước cách mấy hôm, Thanh niên Tiền phong làm lễ tuyên thệ lần thứ hai. Cuộc lễ này tập hợp hơn 50.000 Thanh niên Tiền phong (không kể chừng ấy đồng bào đi dự ngoài hàng ngũ), tổ chức thành đội ngũ hẳn hoi, xem như đơn vị nửa quân sự. Không có chánh đảng nào ở Sài Gòn, có một tổ chức nửa quân sự đông đảo, hùng dũng và kỷ luật như vậy. Diễn văn của Phạm Ngọc Thạch hôm đó, công khai đặt Thanh niên Tiền phong vào chỗ làm thành viên đắc lực của Việt Nam độc lập đồng minh, quyết đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc, và hô hào một triệu Thanh niên Tiền phong Nam Bộ sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.
Tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, liên tiếp tổ chức hai cuộc mít tinh. Cuộc thứ nhất cho diễn giả cộng sản Nguyễn Văn Tạo rất quen thuộc với công chúng Sài Gòn nói về Nguyễn An Ninh. Cuộc mít tinh được đặt dưới quyền chủ toạ danh dự của đồng chí thợ máy Tôn Đức Thắng, lúc đó còn ở tù ở Côn Lôn. Tại cuộc mít tinh này vang lên khẩu hiệu: “Việt Nam muôn năm”. Cuộc thứ hai do Liên đoàn công chức cứu quốc, hôm đó đồng chí Bí thư Xứ uỷ công khai giới thiệu Việt Nam độc lập đồng minh, tức Việt Minh. Cuối cuộc họp vang lên khẩu hiệu: “Chánh quyền về Việt Minh!”.
Báo Điện tín trong bài “Việt Minh là gì?” kể lại:
“Lần đầu tiên ở Nam Bộ, được nghe tiếng “Vạn tuế Việt Minh” là sau lễ truy điệu nhà chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh tại rạp Nguyễn Văn Hảo đêm 20 tháng 8. Tiếng hoan hô ấy chính thính giả tung lên chứ không phải diễn giả. Tuy không công khai nhưng đêm ấy, hai diễn giả Nguyễn Văn Tạo và Huỳnh Tấn Phát đã vạch rõ chương trình hành động của Việt Minh.Rồi đêm 21 tháng 8, trong cuộc diễn thuyết do công chức cứu quốc đoàn cũng tổ chức tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, chiến sĩ cộng sản Trần Văn Giàu mới công khai giải thích rõ Việt Minh là gì, thế nào gọi là Việt Minh. Thì ra, Việt Minh không phải là một đảng. Nó là một mặt trận, nó là tên viết tắt của 6 chữ Việt Nam độc lập đồng minh. Diễn giả nói:Lại có người hỏi: “Việt Minh có phải là Đảng Cộng sản trá hình chăng?”. Không! Đảng Cộng sản không trá hình, người cộng sản luôn tranh đấu dưới cờ đỏ, búa liềm. Như vậy, Việt Minh không phải Đảng Cộng sản mà Đảng Cộng sản là trụ cột của Việt Minh.Tại sao? Bởi vì Đảng Cộng sản nhận định rằng không phải một mình Đảng đem lại sự độc lập cho Việt Nam. Cần phải có nhiều đồng bào, nhiều chánh đảng yêu nước tham dự. Vả lại, Đảng Cộng sản không bảo rằng mình có độc quyền về yêu nước. Nước là của dân, dân yêu nước; trong nước có nhiều tổ chức yêu nước. Xét như vậy, Đảng Cộng sản mới kêu gọi tất cả các đảng phái yêu nước, tất cả dân chúng liên hiệp lại làm một mặt trận để chống bọn đế quốc xâm lăng, để mưu đồ cuộc độc lập hoàn toàn cho nước nhà. Mặt trận ấy là Việt Nam độc lập đồng minh tức Việt Minh”.
Không biết có nơi nào ngoài Sài Gòn, đưa ra khẩu hiệu “chính quyền về Việt Minh” không? Khi ở Sài Gòn tụi tôi đưa ra khẩu hiệu này vì tụi tôi nhớ đến khẩu hiệu của Lenin khi giành chính quyền ở Petrograd trong khởi nghĩa tháng Mười “Tout le pouvoir aux Soviets”. Ảnh hưởng rất lớn.
- “Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp” tuyên bố lấy lại tên Tổng Công đoàn và tuyên bố đem hơn 300 hội cơ sở và 120 ngàn đoàn viên của mình chánh thức làm thành viên của Việt Minh. Vì sao có chủ trương này? Mấy tháng trước công hội lấy danh nghĩa Thanh niên Tiền phong đang hoạt động công khai gần như là hợp pháp, để chính mình hoạt động công khai mạnh mẽ, phát triển nhanh. Còn bây giờ thì lấy lại tên Công hội để làm thành viên độc lập trụ cột của Việt Minh, công khai đi đầu phong trào, biểu hiện vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong phong trào yêu nước.
- “Tân Dân chủ đoàn” là tổ chức chính trị của trí thức, sinh viên với những người có tên tuổi như Huỳnh Văn Tiểng, Huỳnh Tấn Phát v.v… cũng tuyên bố là thành viên chính thức của Việt Minh.
- Việt Minh mở cuộc đàm phán với Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất, và ngày 20, Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất ra thông cáo trước nhân dân rằng: Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất đồng ý hợp tác với Việt Nam độc lập đồng minh, dưới ba khẩu hiệu:
Thứ nhất: Việt Nam hoàn toàn độc lập.
Thứ nhì: Chánh thể cộng hoà.
Thứ ba: Chính quyền về Việt Minh.
Hơn nữa, Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất xin sáp nhập vào Việt Nam độc lập đồng minh; việc đó còn xét lại, để từng đoàn thể gia nhập thì phải hơn.
Ở Sài Gòn dư luận hết sức sôi nổi, mong đợi Việt Minh nắm chính quyền, cho rằng chính quyền về Việt Minh thì thuận hơn hết với thời thế và với nhân dân.
Từ Hà Nội, tin tức không chính thức, nhưng là tin tức sở Bưu điện đã được truyền ra là Việt Minh đã nắm chính quyền ở Hà Nội từ hôm qua ngày 19.
Sáng sớm 21 bọn tôi lại kéo nhau đến Chợ Đệm họp cuộc hội nghị lần thứ hai.
Buồn cười là mấy hôm rày, trong lúc Uỷ ban khởi nghĩa và Thường vụ Xứ uỷ hoàn thành mọi chuẩn bị để “bấm nút” cho cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Sài Gòn và Nam Bộ, thì Phạm Ngọc Thạch đem lại cho tôi một bức điện từ Huế gửi vô mời Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Giàu và Huỳnh Văn Phương “lai kinh” để cùng bàn chuyện lập “nội các mới”, “nội các cứu quốc”. Thạch và tôi cười xoà rồi cất bức điện vào tập hồ sơ “đã xem”. Tôi không rõ ông nào gửi bức điện này, Hồ Tá Khanh? Anh ấy là bộ trưởng nội các Trần Trọng Kim đã từ chức, Tạ Thu Thâu? Ông giáo nhà báo này ít lâu nay lèo lái gì ở Huế, không rõ. Chứ còn ở ngoài ấy mà biết tôi là ai, ở Sài Gòn?
6. Hội nghị Chợ Đệm lần thứ hai và lần thứ ba
Ngày 21, lại họp hội nghị Xứ uỷ mở rộng với các thành phần đúng như kỳ trước. Vào hội nghị, tôi chắc là kỳ này mọi việc đều sẽ được thông qua nhanh chóng trong vài tiếng đồng hồ. Tôi đề nghị là đêm 22 khởi nghĩa ở Sài Gòn, sáng 23 biểu tình chính trị vũ trang của non già một triệu người ở Sài Gòn hoan nghênh một danh sách của Uỷ ban hành chánh lâm thời; sau 23 thì, trong một vài ngày, khởi nghĩa nổ ra ở các tỉnh theo hình mẫu của khởi nghĩa Sài Gòn. Mọi vấn đề sẽ được giải quyết trong buổi sáng 21 này, trưa 21 có thể chia tay, ai về địa phương nấy, thi hành nghị quyết, có đủ thì giờ để truyền lệnh đến cơ sở, đơn vị, trong ngày 21, đêm 21 để ngày 22 và đêm 23 thì huy động các lực lượng khởi nghĩa trong và quanh Sài Gòn, làm cuộc khởi nghĩa thành công. Tôi hoàn toàn không dè là các anh Trừng, Nguyễn vẫn cứ cản trở cuộc khởi nghĩa; lần này Tạo ra mặt “tham chiến” bên phía Trừng, Nguyễn. Ba anh đều cho rằng: Ta đánh ngụy, lật ngụy thì không khó gì lắm, chắc thắng được nhưng thế nào quân Nhật cũng can thiệp, cũng chống lại khởi nghĩa, bản chất của quân phiệt là chống cách mạng nhân dân, và, hơn nữa đế quốc Anh chiến thắng bắt buộc Nhật phải chống cách mạng nhân dân. Ta không thể nào đánh thắng được, ta không thể nào khởi nghĩa thành công được. Ở Bắc thì tình hình ra sao ta không rõ, chớ trong Nam quân Nhật đông lắm. Nó can thiệp thì ta không chọi lại nổi với nó. Ta chỉ có thể thất bại mà thôi. Không thể tin vào hứa hẹn trung lập của tướng lãnh Nhật (ý muốn nói hứa hẹn của Terauchi với Phạm Ngọc Thạch).
Nhiều anh em ngơ ngác. Quái thật! Ba ông này cứ làm kỳ đà cản mũi hoài!
Thạch nổi nóng lên: Nói như mấy anh thì chẳng bao giờ có cách mạng hết; không Pháp thì Nhật, hết Nhật rồi Anh, kiếp nô lệ biết đời nào xong? Pháp thì có lúc nó mạnh, có lúc nó yếu. Nhật thì lúc Nhật hưng, Nhật thắng, có lúc nó suy, nó thua. Hồi 1940, nếu ta khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Sài Gòn thì chắc chắn là Nhật đã cứu Pháp, đánh chính quyền cách mạng. Nhưng bây giờ Nhật thua trận, đầu hàng rồi; một mặt nó mất tinh thần dữ lắm, kêu khóc, tuyệt vọng, làm harakiri, bán súng đạn lấy tiền uống rượu giải sầu, hoặc bị động chờ ngày về Nhật với vợ con, sĩ quan cao cấp thì chờ ngày bị đem ra treo cổ; mặt khác, quân Nhật từ lính tới quan đều nuôi một mối hận thù ngất trời đối với Mỹ, Anh, với Pháp nữa, họ rất ghét phương Tây da trắng. Ta đừng xem nhẹ cái tâm hồn dân tộc chủ nghĩa ấy. Nếu chúng ta làm cách mạng bây giờ thì người Nhật, ít nhất là người Nhật ở đây, sẽ không thấy ở cách mạng của ta là một kẻ thù của họ, mà trái lại, họ có thể thấy cách mạng của ta một lực lượng đương đầu với bọn địch tây phương vừa mới đánh bại họ, ném bom nguyên tử xuống đất nước họ. Anh Thạch vừa nói vừa cười: “Đừng sợ Nhật chém ngang lưng (ý muốn chê anh Tạo một cách nhẹ nhàng). Quân Nhật sẽ không can thiệp đâu. Có thể trung lập hoá được họ”.
Hai bên tranh cãi nhau về khả năng Nhật can thiệp, bên nói có, bên bảo không. Nhưng có thực tế gì để mà cãi cho ra ăn, ra thua.
Như vậy là tình hình gay go quá. Cãi mãi đến bao giờ? Cãi mãi rồi ta không còn thời cơ để mà khởi nghĩa thắng lợi nữa!
Tôi bèn đề ra một cái thoả ước là hội nghị giao cho Tỉnh bộ Tân An làm thí điểm. Tân An là cửa ngõ của thành phố. Con đường bộ duy nhất nối liền miền Đông và miền Tây Nam Bộ đi qua Tân An, qua hai cầu Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Quân Nhật ở hai miền tất phải nhờ cái lộ 4 và hai cầu Vàm Cỏ. Nay ta khởi nghĩa chiếm lĩnh Tân An, kiểm soát lộ 4 và hai cầu Vàm Cỏ mà vẫn để cho quân Nhật tự do đi lại. Nếu Nhật can thiệp thì nó phải giành lại đường 4 và hai cầu; nếu nó không giành đường 4 và hai cầu, ta làm chủ và cho nó đi, ấy là nó không can thiệp. Nó không can thiệp ở nơi thiết yếu về giao liên của nó thì can thiệp vào các nơi khác làm gì nếu ta không trực tiếp đánh vào cơ sở đội ngũ Nhật? Kinh nghiệm thực tế ở Tân An sẽ cho phép ta “bấm nút” cho cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn và ở các tỉnh.
Mọi người đều đồng ý. Các tỉnh uỷ viên tỉnh Tân An có mặt ở hội nghị lãnh mạng lệnh; Xuân và Trọng xin có đêm 21 và ngày 22 để truyền lệnh và tập hợp lực lượng để đêm 22 thì khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã, rồi ở cả tỉnh theo cái mẫu chung của Uỷ ban khởi nghĩa với sáng kiến cần thiết tùy điều kiện cụ thể của địa phương. Sáng ngày 23 sẽ trở lên báo cáo. Hội nghị phải ngồi chờ tại chỗ. Tôi “o bế” tỉnh bộ Tân An từ mấy năm nay một phần vì là tỉnh quê hương mà trước hết vì cái vị trí chiến lược của nó ở cửa ngõ phía tây nam Sài Gòn. Tôi tin chắc ở thành công cho nên đã cam đoan với Nguyễn là “ngựa trở về đem tin chiến thắng thì ly rượu tiễn chưa kịp nguội” (lấy theo tích quan Vân Trường chém Nhan Lương), Nguyễn đáp: “Cũng mong như vậy!”.
Tụi tôi ở lại Chợ Đệm, thảo luận và quyết định số người ở trong Uỷ ban hành chánh lâm thời Nam Bộ. Về số người tham gia Uỷ ban hành chánh lâm thời Nam Bộ tụi tôi thấy số người cộng sản có tiếng tăm hơi nhiều, số nhân sĩ trí thức đáng lẽ nhiều hơn, nhưng dù không có chủ trương “cô độc”, dù muốn đưa thêm nhân sĩ trí thức cũng không phải để được họ đồng ý khi ấy đâu, khi mà chúng ta chưa giành được chính quyền. Anh Thạch và tôi có thương lượng với vài ba bác sĩ, kỹ sư, luật sư có tiếng tăm, họ đồng ý ủng hộ mà không đồng ý tham gia. Cho nên cuối cùng thì trong Uỷ ban lâm thời chỉ có những người sau đây là chính thức không cộng sản:
- Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ.
- Ngô Tấn Nhơn, kỹ sư.
- Nguyễn Phi Hoanh, hoạ sĩ.
- Huỳnh Văn Tiểng, sinh viên.
- Hoàng Đôn Văn, thư ký Tổng Công hội.
Sau ta sẽ tính mở rộng, chắc không muộn. Ở đâu, lúc nào chính quyền cách mạng lại không thể thêm bớt thành phần. Để cho Uỷ ban bớt màu đỏ (cộng sản), tôi đề nghị anh Thạch làm chủ tịch, tôi làm phó. Nhưng anh Thạch giãy nảy chối từ mãi, và viện cớ “cuối cùng” của anh là đã treo cờ búa liềm ở nhà rồi! Tuy vậy, anh em vẫn nói mãi, buộc Thạch phải nhận, còn Thạch thì cứ nói mãi là không nhận. Chúng tôi cũng thảo ra những chỉ thị cụ thể cho Gia Định - Chợ Lớn và các tỉnh tham gia cuộc biểu tình sắp tới ở Sài Gòn. Chớ còn kế hoạch khởi nghĩa ở thành phố đã ấn định xong xuôi tỉ mỉ rồi, không có gì phải thêm bớt, chỉ cần biết ngày nào và bắt đầu giờ nào. Tụi tôi tính rằng nếu sáng 23 Tỉnh uỷ Tân An báo cáo đã hoàn thành nhiệm vụ suôn sẻ thì tối 24, đầu hôm, ta “bấm nút”, đến 0 giờ đêm thì xong xuôi. Sáng 25, cuộc biểu tình chính trị vũ trang phải là cuộc biểu tình lớn nhất trước nay trong lịch sử Nam Bộ, phải là một cuộc thị uy của tám, chín chục đến một trăm vạn người để cho bạn lẫn thù, người Việt Nam lẫn ngoại quốc trông thấy rõ là cả một dân tộc nổi dậy làm cách mạng chớ không phải chỉ có một nhóm nhỏ giành chính quyền. Việc đề ra những khẩu hiệu trong cuộc biểu tình chiếm khá nhiều thời giờ của bọn tôi; khẩu hiệu phải tập trung, ngắn gọn, để dễ viết lên băng, dễ hô rập lên, cho mọi người dễ nhớ; cái “nghề” này tụi tôi đã thông thạo từ lâu, từ 1936 đến 1939, anh em đã tổ chức biết bao nhiêu cuộc biểu tình thị uy mà kể! Rầy rà nhất là mình sẽ lập chính quyền mà không biết phải đặt tên như thế nào để cho giống với ngoài Bắc; thôi thì gọi nó là Uỷ ban hành chánh lâm thời. Về cây cờ của chính quyền, của Nhà nước thì đã ra khẩu hiệu “chính quyền về Việt Minh”, tức là cờ phải là cờ đỏ sao vàng; xong chúng tôi có ngờ đâu ngôi sao ngoài Bắc là ngôi sao “béo”; tụi tôi thì cứ theo “cổ điển”, thông tri cho đoàn thể may cờ đỏ với sao vàng “gầy”. Tới vụ đánh nhạc: chưa có Quốc ca thì lấy Quốc tế ca, tôi bảo anh Trương Văn Giàu (đứng đầu Bảo an binh) cho dàn nhạc binh tập ngay bài Quốc tế ca; lại cứ dùng Thanh niên hành khúc và Lên đàng mà động viên nhân dân.
Chiều ngày 21 tôi có về Sài Gòn chớp nhoáng ở đến sáng 22, họp một số anh em như Tiểng, Tư, Lưu để thông báo sự tiến triển của tình hình hội nghị, để yêu cầu anh em rà lại sự bố trí lực lượng, và để khuyến khích anh em tổ chức nhiều hơn nữa, rầm rộ hơn nữa các cuộc mít tinh xí nghiệp, khu phố, cổ động cho khẩu hiệu “chính quyền về Việt Minh” đồng thời tăng cường sự canh gác giữ trật tự trong thành phố bằng những đội tự vệ có ít nhiều vũ khí thô sơ của thanh niên và công nhân. Tối 22, tôi trở lại Chợ Đệm, thảo luận thêm nữa với anh em về thành phần Uỷ ban hành chánh lâm thời.
Sáng sớm 23, như trông đợi, đoàn đại biểu tỉnh Tân An trở lên Chợ Đệm, lần này bằng ô tô chớ không phải bằng xe đạp, xe treo cờ đỏ sao vàng to tướng: từ chiều tối 22, ta đã giành chính quyền ở thị xã, làm chủ đường 4 và hai cầu, quân Nhật không can thiệp, ta đang triển khai cách mạng ra tất cả các quận, xã.
Hội nghị Chợ Đệm lần thứ ba rất ngắn. Còn gì mà còn bàn cãi? Nhưng tôi thương các anh Trừng, Tạo, Nguyễn, ba anh hơi bẽn lẽn một chút; tôi là đàn em không vì thế mà xem thường các anh lớn chút nào. Tối 24, sáng 25 sẽ khởi nghĩa ở Sài Gòn theo kế hoạch đã định, trước khi lên yên về trụ sở Uỷ ban khởi nghĩa ở số 6 Colombert, tôi không quên sang nhà lồng ăn một tô cháo lòng Chợ Đệm.
Ảnh
Trần Văn Giàu trước bức tường tưởng niệm các chiến sĩ Công xã Paris (Nghĩa trang Père Lachaise, 1989, ảnh NNG).
7. Đêm 24 tháng 8 ở thành phố
Từ lâu Bảy Trân (Phú Lạc) đã giữ được và để dành cho tôi một quyển sách tiếng Pháp của Lenin nhan đề Sur la route de l’insurrection (Trên đường khởi nghĩa) do Đảng Cộng sản Pháp xuất bản đâu hồi cuối những năm 20 kìa. Sách bìa đỏ, bây giờ bìa đỏ ngả vàng rồi và rách nát, được bồi lại bằng giấy nhựt trình. Sách này gồm mấy bài của Lenin viết về kinh nghiệm khởi nghĩa 1905 và mấy bức thư, mấy chỉ thị cho các đồng chí Trung ương Đảng Bôn-sơ-vích về vấn đề chuẩn bị, tiến hành khởi nghĩa tháng Mười năm 1917. Tối 23 tháng 8 năm 1945, tôi giở lại sách Trên đường khởi nghĩa để đọc và suy xét cái việc mình đang làm, sắp làm. Tôi “thuộc bài” lắm rồi. Tôi giảng về vấn đề này trước nay đến mấy chục lần. Vậy mà cứ thấy cần đọc lại kinh điển. Trước nay mình giảng về “khởi nghĩa là một nghệ thuật”, chớ đã áp dụng lần nào đâu! Bây giờ phải chính mình bắt tay vào việc khởi nghĩa ấy. Đọc lại Lenin thì lòng tự tin, tin Đảng, tin dân sẽ mãnh liệt hơn. Chú Tiểng, thấy tôi đọc Lenin lúc này, vừa cười vừa bảo rằng tôi là làm như người ngoan đạo Thiên Chúa, cứ giở Kinh Thánh ra mãi để xem việc làm của mình đúng hay sai! Tôi cười xoà để đáp lại. Tôi chú ý đọc lại hai chỗ. Chỗ thứ nhất nói về việc nổ ra khởi nghĩa lúc nào cho đúng, chỗ thứ hai nói về việc chỉ đạo khởi nghĩa thế nào mới thắng; các câu dặn dò của cả Marx và Lenin phải được ghi khắc trong tâm trí: “Không bao giờ được đùa bỡn với khởi nghĩa cả; một khi đã bắt đầu khởi nghĩa thì phải tiến hành khởi nghĩa cho đến cùng”, tức là cho đến thắng lợi hoàn toàn. Lúc này khởi nghĩa là đúng lắm rồi: thời cơ chín muồi, lực lượng mạnh, chí quyết thắng. Còn phải chỉ đạo khởi nghĩa cho khoa học, cho nghệ thuật nữa; chỉ đạo dở thì có thể phát sinh nhiều vấn đề bất ngờ.
Mọi việc chuẩn bị ở nội thành và ở vành đai (Gia Định - Chợ Lớn) đều hoàn thành chu đáo rồi.
Nhân dân được Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản công khai kêu gọi biểu tình thị uy sáng ngày 25 bằng vô số truyền đơn, áp phích, nhiều bài báo. Các khẩu hiệu được phổ biến rộng rãi nhất. Cuộc biểu tình thị uy sáng ngày 25 tháng 8, dân Sài Gòn và ngoại ô không ai không biết, không có gì là bất ngờ cả. Thì, trước đó mấy hôm, ngoài hàng trăm cuộc mít tinh ở xí nghiệp và khu phố, đã có những cuộc biểu tình lớn của Thanh niên Tiền phong, Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất. Nay tới phiên Việt Minh biểu tình; chắc là lớn; xong chưa ai (trừ bọn tôi) rõ quy mô đến đâu. Có một điều mà chỉ có một số không đông người “trong cuộc” mới biết, là việc lớn nhất, quyết định nhất sẽ xảy ra trước, ngay từ đầu hôm 24 cho đến 0 giờ: việc giành chính quyền bằng những lực lượng xung phong có vũ trang của công nhân và thanh niên.
Chắc Nguyễn Văn Sâm, khâm sai và Hồ Văn Ngà, nguyên là quyền khâm sai bây giờ là đổng lý văn phòng phủ khâm sai Nam Bộ, họ đã đánh hơi phần nào cái chuyện lớn sẽ xảy ra đầu 24 ở Sài Gòn. Tụi tôi có tính trước điều đó: riêng việc huy động già hai mươi ngàn công nhân và thanh niên xung phong giành chính quyền và giữ trật tự trong các khu phố, dễ gì mà giữ hoàn toàn bí mật? Xong điều quan trọng, điều quyết định, là ta khởi nghĩa trong những điều kiện khách quan và chủ quan như thế nào mà, cho dù địch thủ có biết đi nữa, họ cũng không làm sao chống đỡ nổi. Tất nhiên cũng phải giữ một số yếu tố “bất ngờ”. Vả lại, các ông Sâm, Ngà là chỗ quen biết với tôi, với Nguyễn, Tạo, Thạch. Tôi biết họ, họ không phải là đối thủ đáng gờm trong lúc này. Tuy vậy, họ cựa quậy, chớ không phải bó tay hẳn. Trương Văn Giàu báo cáo với tôi là quan khâm sai đánh hơi cuộc khởi nghĩa, đã điện cho quân bảo an để yêu cầu tăng cường bảo vệ các cơ quan đầu não, bảo vệ các nhà chức trách và đề phòng Việt Minh, thì Trương Văn Giàu đã trả lời một cách ôn tồn: “Thưa ngài! Tất cả quân bảo an chúng tôi đứng về phía Việt Minh!”. Sâm có yêu cầu gì với quân Nhật không thì tôi không biết, nhưng tôi biết rằng thống chế Terauchi đã hứa với bác sĩ Thạch là không can thiệp vào nội bộ Việt Nam; vả lại Uỷ ban khởi nghĩa đã không ra lệnh đánh đồn trại của Nhật, mà còn chỉ thị phải làm tất cả những gì có thể làm được để tránh sự xung đột vũ trang với quân Nhật. Người ta nói Sâm có yêu cầu Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất ủng hộ về chính trị (đảng của Ngà, Sâm, đảng quốc gia độc lập là thành viên sáng lập Mặt trận đó), nhưng mới hai ba bữa rày Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất, dưới sức ép của quần chúng và của tình hình, cũng đã tuyên bố tán thành chế độ dân chủ cộng hoà (nghĩa là chống chủ nghĩa quân chủ lập hiến cũng được họ gọi là “quân dân cộng chủ” của Sâm, Ngà) và đã có tuyên bố tán thành khẩu hiệu “Chính quyền về Việt Minh rồi”. Nhà cầm quyền Sài Gòn hoàn toàn bị cô lập. Cựa quậy làm sao được nữa? Đánh hơi được cũng như không thôi.
Thời cơ khởi nghĩa quả là chín muồi. Tới nay mới khởi nghĩa có hơi muộn; muộn một chút thôi; nhưng chưa phải là đã trễ.
Chuẩn bị đầy đủ rồi thì việc thực hiện không có gì khó lắm. Khó là việc chuẩn bị kia.
Sẩm tối ngày 24, tôi có mặt ở số 6 Colombert mà chúng tôi có mấy lần gọi là “Smolny nhỏ” 2 để nhớ Lenin 1917, chứng kiến sự tập hợp của một số những đội trưởng các đội xung phong công nhân và thanh niên đến lãnh nhiệm vụ cụ thể. Từ chập tối này đến 0 giờ phải hoàn thành nhiệm vụ chiếm đóng tất cả các cơ quan, trước nhất là những cơ quan yết hầu, chiếm bằng lực lượng bên trong, liên kết với lực lượng bên ngoài, có chỗ chiếm rồi giữ luôn, có chỗ chiếm rồi giao lại cho một đội khác đến giữ, hay cùng hợp sức giữ. Ở đâu cũng có Công đoàn; ở đâu cũng có đội Thanh niên Tiền phong hay là hội công chức cứu quốc, thì việc chiếm các công tư sở từ bên trong thật sự không có gì trở ngại đáng kể. Vả lại từ ít lâu nay Thanh niên và Công đoàn canh gác giữ trật tự ở các khu phố, các công sở, cơ quan chính quyền, việc mà mọi người công nhận là cần thiết. Hễ chiếm ở đâu thì treo cờ đỏ sao vàng ở đó. Hầu như quân khởi nghĩa không phải nổ phát súng nào. Quân bảo an và lực lượng cảnh sát đã ngả về ta rồi thì còn nổ súng với ai nữa? Tôi và Tiểng ngồi ở số 6 Colombert nghe báo cáo từng phút một. Tin tức từ nhà giây thép 3: lấy như trở bàn tay, lệnh cho viên chức tiếp tục làm việc. Tin từ nhà đèn Chợ Quán: ta làm chủ một cách êm thấm hết sức, nhà đèn cứ phát điện, điện không tắt. Tin từ gần khắp các nơi đều như vậy, kể cả sở mật thám Catinat, sở cảnh sát thành phố và các bót quan trọng, đài phát thanh, dinh đốc lý, tất cả các cầu v.v… Ở các trại lính bảo an, cứu hoả, ta đã làm chủ từ bấy lâu nay rồi; thế là những nơi có khả năng xảy ra rắc rối trở ngại thì không có gì rắc rối trở ngại xảy ra. Trong lúc các đội xung phong của công đoàn và thanh niên chiếm các cơ quan, công sở, treo cờ thì nhiều đội khác, nhiều đội bảo an tuần tra đường phố đi bộ hoặc đi ô tô, mang băng đỏ Việt Minh. Các ngả ra vào thành phố quan trọng như ngả Phú Lâm, ngả cầu Nhị Thiên Đường, ngả cầu Tân Thuận, ngả cầu Thị Nghè, cầu Bông, cầu Kiệu, ngả Bà Hom, Hóc Môn, Thủ Đức v.v… đều được quân ta chiếm đóng để đảm bảo cho nhân dân khuya sớm sẽ kéo vào thành phố không trở ngại. Quân ta lại chiếm các “công trường” (quảng trưởng) chính như ngã tư Charner-Bonard, Eugene Cuniac, Jeanne d'Arc 4, Nhà thờ lớn, Ngã Bảy v.v… Nhưng không phải mỗi việc đều trôi chảy: quân ta không chiếm được mấy chỗ quan trọng sau đây:
- Sân bay Tân Sơn Nhất, Bến tàu quân sự, phủ Toàn quyền, ở đó có nhiều quân Nhật đang đóng và họ yêu cầu ta đừng động tới. Ta thấy tụi Nhật không thể không giữ mấy cơ quan này nên ta không động tới.
- Ngân hàng Đông Dương, ta biết rằng có quân Nhật đóng giữ nhưng ta cũng đưa một lực lượng quan trọng đến cố giành lấy. Ta thương lượng với bọn Nhật tại chỗ; chúng không nhượng bộ, anh em cho người chạy về hỏi tôi coi phải làm sao bây giờ? Tôi thấy rằng cách mạng tất nhiên là cần chiếm ngân hàng. Nhưng ngân hàng Đông Dương không còn vàng trong kho, Pháp và Nhật đã lấy hết rồi; ta chẳng còn gì để lấy, mà nếu xung đột với quân Nhật ở đây thì sẽ có thể sinh ra xung đột nhiều chỗ khác; rối thêm; nay ta đã chiếm kho bạc (ở đường Charner, Chợ Cũ) là đã khá rồi; tôi ra lệnh cho anh em rút lui. (Sau này có người phê bình sự rút lui này, cho là biểu hiện của tinh thần thiếu kiên quyết. Chưa chắc đã là thiếu kiên quyết!)
Kế hoạch là đến 0 giờ thì xong mọi cuộc chiếm đóng, treo cờ.
Nhưng mới mười giờ đêm (22 giờ) thì kế hoạch đã được thực hiện. Cho nên, cũng lúc đó, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát cùng mấy chục anh em dựng lên ở ngã tư đại lộ Charner - Đại lộ Bonard một chiếc kỳ đài cao bằng gỗ và vải đỏ mang tên chín uỷ viên của Uỷ ban hành chánh lâm thời Nam Bộ. Vừa lúc đó thì tôi đạp xe đạp tới với một toán công nhân, thanh niên đến xem Huỳnh Tấn Phát đã làm tới đâu; lại trở về xem lễ đài bắt đầu được ráp ở sau Nhà thờ, trên đại lộ Norodom; và đến thăm nhân viên bảo đảm móc toa truyền thanh ở Norodom 5 và ở hai đại lộ Charner - Bonard để hàng chục vạn đồng bào nghe được tuyên bố, hiệu triệu của Đảng, Mặt trận và chính quyền cách mạng. Những sự chuẩn bị kỹ thuật này làm trong một đêm, thật là một kỳ công. Thành uỷ, Xứ uỷ, Thường vụ, Uỷ ban khởi nghĩa đều phấn khởi: cuộc khởi nghĩa xem như đã được thực hiện hơn một nửa. Nói hơn nửa vì còn cuộc biểu tình võ trang khởi nghĩa ngày mai.
Đêm đó Xứ uỷ, Thành uỷ, Uỷ ban khởi nghĩa, v.v… không ai ngủ. Lo quá không ngủ được; mừng quá không ngủ được. Và không ngủ được vì sau cái giai đoạn chiếm đóng các cơ quan, các cầu, các ngả ra vào thành phố, các quảng trường và bằng các đoàn đi bộ, đi xe đạp, đi ô tô, tuần tra đường phố giữ an ninh, lập trật tự gọn gàng thì bắt đầu giai đoạn biểu tình thị uy, không có gì khó khăn lắm nhưng hết sức phức tạp, một mặt ta huy động tới tám, chín mươi vạn - một triệu người hay hơn nữa ở Sài Gòn và từ các làng xã cách Sài Gòn hai, ba mươi cây số về thành phố, chuyện rất không đơn giản: nội một cái trật tự, lo cũng đủ tháo mồ hôi; rồi đường đi, chỗ đứng, vệ sinh, chỗ tập họp thứ nhất, chỗ tập họp cuối cùng; mặt khác vì phải hết sức đề phòng bọn phản động, thực dân phá phách, khiêu khích, đề phòng cả bọn lưu manh mà thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn này thì thiếu gì lưu manh. Mỗi người bọn tôi đều ra sức làm, nhưng điều chính là tin tưởng vào tinh thần yêu nước của dân, tin rằng hễ Đảng bảo làm sao thì dân nghe và làm theo đúng như vậy.
Khi việc chiếm đóng các cơ quan công sở được hoàn tất ở nội thành thì ở ngoại ô, ở vành đai, quần chúng đã tập hợp xong trên các tuyến lộ lớn rồi để đi ngay cho đến hừng sáng phải có mặt gần trung tâm Sài Gòn, đem theo băng, cờ, và các loại vũ khí sẵn có ở nhà quê từ dao, mác, tầm vông vạt nhọn, mũi chĩa, tới súng hai lồng, súng mút, có cái gì bén, nhọn, nổ thì mang nấy, đi với cái ý thức khởi nghĩa cướp chính quyền; tất nhiên cũng đem theo bánh tét, bánh tổ 6 như cha anh ngày xưa, năm 1885, năm 1913, năm 1916, ông bà đã làm trong các cuộc khởi nghĩa thất bại ấy. Còn ở nội thành và ngoại ô phụ cận có đông công nhân viên chức thì từ nửa đêm anh chị em đã bắt đầu tập hợp theo đoàn, theo giới, cũng băng cờ, cũng vũ khí thô sơ hay súng ống. Tôi với vài đồng chí cuốc bộ (phải cuốc bộ vì ngay giờ đó đường sá đã đông nứt người đi lại chỗ tập họp) xuống cầu Ông Lãnh - đại lộ Kitchener 7, địa điểm tập trung thống nhất của Tổng Công đoàn. Ở đây quần chúng sắp hàng đầy đại lộ từ dưới mé sông lên tới ga xe lửa; đông lắm mà cũng trật tự lắm; gần sáng, sớm hơn ai hết, họ kéo lên Norodom, chiếm lĩnh trung tâm với thanh niên và binh sĩ. Khắp các ngã khu phố nơi nào cũng tu huýt thổi vang trời, cũng tập hợp, cũng di chuyển rộn rịp hết sức. Phố phường thức giấc cả từ nửa đêm, nói cho đúng là suốt đêm không ngủ. Nhà hát bắt đầu treo cờ đỏ trời.
Cái việc giành chính quyền một cách chớp nhoáng, đồng thời, từ bên trong, bằng lực lượng bản thân của các công tư sở là chính, là chiến thuật độc đáo của Sài Gòn, không thấy ở đâu làm như vậy và, làm như vậy, ta giành chính quyền rất gọn, tất nhiên là trước phải có lực lượng lớn khắp nơi mới làm được. Dùng chiến thuật độc đáo như vậy và đã thành công, nhưng anh em Xứ uỷ, Uỷ ban khởi nghĩa tính rằng nếu chỉ có hành động khởi nghĩa của từ 20.000 đến 40.000 người xung phong, cho dầu 20.000, 40.000 là đã khá đông rồi thì cũng còn phảng phất một tí mùi vị của chủ nghĩa Blanqui 8, cho nên tiếp theo đêm 24 phải có sáng ngày 25 tháng 8.
Chú thích của người biên tập
1 Nhà Phạm Ngọc Thạch: nhà riêng của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch ở số 106 đường Léon Combes (nay là Sương Nguyệt Anh) – còn phòng khám bệnh ở đường Chasseloup-Laubat (Nguyễn Thị Minh Khai).
2 Smolnyi nhỏ: Cung điện Smôn-nưi, nơi Lenin lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đặt tại Petrograd nay là Saint-Petersburg. "Smolnyi nhỏ" ở số 6 đường Colombert, nay là Thái Văn Lung.
3 Nhà giây thép: Nhà bưu điện trung ương Sài Gòn, cạnh nhà thờ Đức Bà, trông sang Quảng trường Công xã Paris.
4 Charner-Bonard, Eugene Cuniac, Jeanne d' Arc: Charner nay là đại lộ Nguyễn Huệ, Bonard Lê Lợi, Eugene Cuniac là bùng binh Chợ Bến Thành, tức Quảng trường Quách Thị Trang, còn Jeanne d’Arc thì người biên tập chịu thua, mong được các bậc cao niên chỉ giáo.
5 Norodom: nay là đại lộ Lê Duẩn, đi từ hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập hay Phủ toàn quyền cũ) tới Thảo Cầm Viên (Sở Thú).
6 Bánh tét, bánh tổ: hai loại bánh phổ biến ở Nam Bộ, thường ăn vào dịp tết. Bánh tét thành phần giống bánh chưng, nhưng hình ống dài, gói và buộc thật chặt nên giữ được lâu. Bánh tổ làm bằng bột nếp trộn đường mía (thô), bột va-ni, hấp lên, thêm vừng (mè), gừng giã, sau đó phơi một, hai nắng. Bánh tổ cũng phổ biến ở Quảng Nam và vùng biển Hải Phòng (gọi là bánh cấu hay xì-liền-cấu).
7 Kitchener: nay là đường Nguyễn Thái Học
8 Blanqui: nhà cách mạng thế kỉ XIX, người Pháp, chủ trương làm cách mạng chỉ cần một số nhỏ, cướp chính quyền bằng bạo động, rồi đông đảo quần chúng sẽ tự động mà theo.
5-2-11
Hồi Ký
1940-1945
Trần Văn Giàu
1940-1945
Trần Văn Giàu
Phần thứ năm
TỔNG KHỞI NGHĨA THÀNH CÔNG:
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP BẮT ĐẦU
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP BẮT ĐẦU
(tiếp theo)
8. Ngày 25 tháng 8
Lý thường là không nhất thiết có cuộc biểu tình thị uy ngày 25 to lớn như vậy, bởi vì đêm 24 ta đã dùng lực lượng xung phong của công nhân và thanh niên, đông từ 20.000 đến 40.000 người, để chiếm đóng cơ quan và đường phố rồi, nghĩa là giành quyền xong rồi thì, sáng hôm sau, một cuộc mít tinh chừng 100.000 đến 200.000 người ở chợ Bến Thành Sài Gòn cũng được lắm; có anh em bảo như vậy. Bảo rằng quảng trường trước cửa Chợ Mới đã rộng lớn, lại có ba đại lộ chong vào (Bonard, La Somme, Galliéni) 1 , đủ chứa đến vài trăm ngàn dân tập hợp lại nghe hiệu triệu. Nhưng Xứ uỷ và Uỷ ban khởi nghĩa không nghĩ đơn giản, “tiết kiệm” như vậy, mà nghĩ rằng:
- Đây là dịp có một không hai để biểu dương lực lượng của phe cách mạng, của Đảng Cộng sản và Mặt trận Việt Minh, để cho ai nấy, người trong nước, cũng như người ngoại quốc, mà nhất là cho người ngoại quốc, cho Pháp, cho Nhật, thấy tận mắt rằng cuộc khởi nghĩa giành chính quyền này không phải chỉ là ý chí và hành động của một nhúm người, của một chánh đảng thuộc Việt Minh, mà là ý chí và hành động của tuyệt đại đa số, của toàn thể nhân dân Việt Nam thuộc tất cả các tầng lớp xã hội, quyết giành độc lập, tự do. Thấy tận mắt một cuộc biểu tình như vậy, ai là bạn đã tin thì càng tin, còn bọn phản động và tay sai bản xứ của đế quốc chắc cũng phải sợ hãi, mất nhiều tinh thần. Ít ra là lúc này, bọn thực dân thì hẳn nhiều đứa phải kinh hoàng biết rằng giờ tận số của chế độ thuộc địa đã điểm; quân Nhật thấy vậy càng nể lực lượng cách mạng, càng nể chính quyền cách mạng là chính quyền thực sự của dân tộc.
- Đây cũng là dịp có một không hai để hàng chục, hàng trăm vạn nhân dân, bằng sự có mặt vũ trang của mình trên đường phố Sài Gòn, bằng việc chuẩn y danh sách của Uỷ ban Hành chánh lâm thời Nam Bộ, ý thức được sức mạnh vĩ đại của quần chúng, ý thức được hết sức rõ ràng là mình đã tích cực làm khởi nghĩa cách mạng, là mình đã dựng lên chính quyền cách mạng, đem lại độc lập tự do cho dân tộc và cho chính mình; và như vậy là ta xây dựng, phát huy cái ý thức quần chúng sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chính quyền cách mạng đó. Sự thật đúng như vậy; ta chiếm đóng các cơ quan đường phố trong đêm 24, mà đến sáng 25 ta mới tuyên bố chính quyền cách mạng trước sự tán thành nhiệt liệt của trăm vạn đồng bào tập hợp, vũ khí trong tay. Hãy tưởng tượng một người nông dân trước kia lên Sài Gòn, đầu đội cái nón lá, tay xách cái giỏ, sợ quanh sợ quẩn, sợ mã tà, sợ Tây, sợ lưu manh, hôm nay lên Sài Gòn, tay cầm mác thông, dao phay, tầm vông, súng lửa, vạn ức người như một, thét vang ý chí của mình, nếu không phải rằng đó là ta làm chủ đất nước ta, làm chủ đường phố ta, làm chủ làng mạc ta, thì là gì nữa? Ý thức này sẽ đưa nhân dân hết sức đông đảo, hết sức hăng hái, hết sức bền bỉ vào cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập tự do khi thực dân Pháp quay trở lại.
Lo đủ thứ cho khởi nghĩa và biểu tình vũ trang, tôi quên một việc rất thiết yếu mà mãi đến sáng ngày 25 mới hay: thiếu một bộ quần áo “vía” để “ra mắt” đồng bào. Tôi không có bộ âu phục nào hết, chỉ có một cái quần tây với một sơ mi dài tay, ngoài ra thì có hai bộ bà ba, bộ đen, bộ trắng. Mấy tháng trước, anh Hai Sô (bên Cư sĩ tịnh độ và đảng Quốc gia của Sô, Hoanh) có cho tôi một bộ đồ tây xám, tuy cũ mà vẫn còn khá, tôi chưa mặc, đem bỏ giặt ủi, ở gần ga xe điện Louvain 2 , gần nhà in của anh Nguyễn Phú Hữu, gần nhà hàng Ánh Long. Cái hôm tôi đi lấy bộ đồ tây ở tiệm giặt ủi thì, khi tôi vào tiệm, còi hụ lên: máy bay B.26 Mỹ đến. Tôi kịp chạy ra khỏi tiệm, chui vào một cái hầm trú ẩn lõm bõm nước ở đàng trước nhà thờ Tin Lành, thì ầm, ầm, máy bay đã trút bom chắc là để phá ga Sài Gòn. Còi báo an, tôi ra khỏi hầm, thì cái tiệm giặt ủi đã thành bình địa, có lẽ với cả cái sòng tứ sắc trong nhà khi nãy! Hú hồn! Mất quần áo mà không mất mạng! Từ đó, tôi không nghĩ đến xin ai hay là may đo một bộ đồ tây mà sáng nay, 25 tháng 8, tôi cần quá. Đành phải ủi lại cái quần, cái sơ-mi, kiếm mượn một chiếc cravát (đỏ), một đôi giày da. Huỳnh Văn Tiểng lo tất cả cái việc nhỏ nhặt mà không thể không có đó.
Mới bảy giờ sáng thì các đoàn người đã bắt đầu vào chiếm lĩnh vị trí đã định trước của mình. Hơn tám giờ, đứng trên lễ đài (cao chỉ hai thước, hai thước rưỡi) thấy cả một biển người, một rừng cờ và băng. Cái vườn cây sao rộng lớn trước phủ Toàn quyền đầy nghẹt. Cả đại lộ Norodom từ phủ Toàn quyền đến tận vườn thú cũng đầy nghẹt, người đi trên lề cũng khó, nói gì dắt xe đạp. Đường Blansubé đến bót giếng nước cũng giống y như vậy; người là người, băng cờ là băng cờ! Mỗi đoàn thể có mặt đều xưng tên bằng một tấm băng đi đầu: Công đoàn Ba Son, Công đoàn Labbé… Thanh niên Tiền phong đoàn Lê Lai, đoàn Phan Bội Châu… Nông dân trung quận Chợ Lớn, hội cựu binh sĩ, v.v… và v.v… Gần trăm phần trăm cờ là cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm, cờ vàng sao đỏ. Anh Dương Văn Phúc kéo áo tôi, nói nhỏ: có đồng chí báo cáo là có mặt bọn đệ tứ Trốt-kít 3 với băng đề là: “Nhóm Tranh đấu”, cờ của họ là cờ “ngôi sao xẹt”.
— Đông không?
— Một hạt muối trong bể.
— Đối phó cách nào?
— Chúng không phá rối thì cứ để yên; chúng khiêu khích thì tự vệ sẽ trị chúng.
Có Cao Đài, có Tịnh độ cư sĩ, nhiều Hoa kiều tham gia. Đặc biệt là có mấy trăm đồng bào Thượng từ Biên Hoà, Thủ Dầu Một xuống, gùi và ná trên vai, trên lưng, chà gạc trong tay. Đông nhất là công nhân, thanh niên, nông dân. Phúc lại khều tôi, báo:
— Kia kìa, có Lê Kim Tỵ dẫn quân của ổng tham gia biểu tình. Nhớ Lê Kim Tỵ không?
— Có chớ, Lê Kim Tỵ, “Thiên Bồng nguyên soái”, đứng đầu phái Tiên Thiên, ở kíp đan giỏ ky của cụ Trần Hữu Độ khi còn ở Tà Lài đó chớ gì?
— Đúng.
— Đông không?
— Vài ba trăm người mặc quân phục, có súng.
— Trước mắt, Thiên Bồng nguyên soái chưa ló cựa đâu!
Anh em báo cáo liên tục về các thành phần chính trị tham gia… Trước lễ đài là mấy đại đội binh sĩ chính quy và dàn quân nhạc.
Quên nói rằng, xung quanh lễ đài có các đoàn đại biểu các tỉnh về Sài Gòn, dự biểu tình cướp chính quyền, rút kinh nghiệm và nhận chỉ thị mới.
Xin chép lại tường thuật của báo Sài Gòn (số báo ngày 27.8.1945). Báo đăng tít bằng chữ lớn:
“Một kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam! Trên một triệu người khắp Nam Bộ và từ Cao Miên về cùng các đại biểu Hoa kiều tham dự cuộc biểu tình Việt Minh, ủng hộ chính phủ cộng hoà dân chủ”.
Sài Gòn ngày 25.8.1945 (ảnh Henri Estirac)
Rồi báo ghi lại những nét đặc sắc của buổi sáng ấy nguyên văn như sau (đây là bài báo của một phóng viên báo Sài Gòn, không phải bài của anh em ta viết cho báo ấy):
“Một ngày chưa từng có trong lịch sử nước nhà! Quốc dân ta cử hành một cuộc biểu tình vĩ đại để tỏ cho hoàn cầu biết dân tộc Việt Nam là một dân tộc có đủ tư cách hoàn toàn độc lập dưới chế độ cộng hoà dân chủ.
Bởi vậy, từ chiều ngày 24, để được tham gia cuộc biểu tình, những đại biểu của các lớp quần chúng tận các tỉnh xa đều kéo về Sài Gòn. Ngay đến đồng bào chúng ta ở Cao Miên cũng sắp đặt một đoàn mười chiếc xe hơi để đem đại biểu của họ về chứng kiến ngày tươi sáng nhứt của xứ sở. Và cảm tình hơn nữa là những thanh niên là nông dân ở các vùng lân cận như Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Búng, Lái Thiêu, Nhà Bè, Hóc Môn, Thủ Đức, Bến Lức, Gò Đen, Bình Chánh, Bình Điền, Cần Đước, Cần Giuộc v.v… vì không đủ xe chuyên chở hàng mấy trăm ngàn người từ 12 giờ khuya kéo bộ về Sài Gòn.
Như thế cuộc biểu tình sáng 25 tháng 8, với trên một triệu người tham dự đã biểu lộ rõ ràng tinh thần đoàn kết chặt chẽ của dân tộc Việt Nam. Con số đó là một bằng chứng thiết thực, chứng tỏ rằng Việt Nam Độc lập Đồng minh đã được quốc dân hoàn toàn tín nhiệm.
Trên một triệu người đó là những đoàn thể, đại biểu của nông dân, thợ thuyền, công chức, giáo chức, những anh chị em giúp việc trong các tư sở, anh em viết báo, thanh niên và phụ nữ tiền phong, nam nữ học sinh, Cao đài giáo, Thiên chúa giáo, Nương tử Hồng thập tự, nghiệp đoàn tiểu công nghệ, nha tư pháp, liên đoàn thuỷ thủ, liên đoàn hàng hải v.v… hiệp với các binh sĩ đoàn, thành một khối lực lượng vô cùng hùng hậu.
Đúng chín giờ rưỡi, lễ chào cờ cử hành tại khán đài sau nhà thờ Chúa Bà. Trong phút đó quốc dân yên lặng, đưa tay nắm lên chào ngọn cờ đỏ giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Đó là cờ của quốc dân Việt Nam. Phút thiêng liêng đã qua, ông Chủ tịch Uỷ ban hành chánh lâm thời tuyên bố những lời quan trọng…”.
Báo Điện tín cũng là một tờ báo lớn thời kỳ này như tờ Sài Gòn, ghi lại những đặc điểm nổi bật của cuộc biểu tình vũ trang chính trị 25 tháng 8 như sau:
“Cùng vừng thái dương chói rạng ở phương Đông, mấy ngàn lá cờ đỏ phấp phới trong một biển người hơn số triệu, nhuộm cả trời Nam một màu sắc mới.
Sau ngày lịch sử 9 tháng 3, hôm nay cũng lại ngày lịch sử.
Không phải một sự tình cờ hoặc nhờ vào may đưa đến, chính ngày 25 tháng 8, là kết quả của sự tranh đấu quyết liệt của mấy ngàn chiến sĩ cách mạng hy sinh để giải phóng quốc gia và đời sống của dân chúng.
Biết không thể tháo lui ở một trào lưu mới, biết nhìn nhận một chính thể trong lúc quốc gia nghiêm trọng và biết tìm một con đường ở ngã ba đường, thế nên hơn một triệu người của các giới, của các đảng phái, chẳng những trong châu thành mà luôn các vùng phụ cận đều tham dự cuộc biểu tình của Mặt trận Việt Minh dưới lá cờ ngôi sao vàng — Một lá cờ vẽ bằng máu.
Trong cái biển người tràn ngập Sài Gòn hôm sáng thứ bảy ngày 25 tháng 8, ngoài một đoàn người Mọi, lại có một đoàn Hoa kiều tham dự.
Có nhiều người lấy làm mừng mà thấy các cuộc biểu tình vừa rồi có cả khí giới tối tân. Nhưng một điều đáng mừng hơn là ta được thấy và cho người ngoài thấy một tấm lòng của dân chúng Việt Nam.
Cuộc đảo quyền ngày 25 tháng 8 xảy ra trong vòng trật tự, không hao một giọt máu. Không tốn một tạc đạn nào. Chỉ trong một tiếng đồng hồ là chánh quyền ở Nam Bộ đã về Việt Minh, từ phủ Khâm sai đến các ty, các công sở đều bị đạo quân cảm tử Thanh niên Tiền phong kéo đến chiếm đóng một lượt hồi sáu giờ sáng. Nghĩa là từ lúc đó, tất cả ty sở lớn nhỏ trong thành phố đều đặt dưới quyền canh giữ của thanh niên rất nghiêm mật.
Tuy cuộc biểu tình khởi điểm đúng mười giờ, mà, trời vừa mới sáng, bóng cờ đỏ đã phấp phới khắp các nẻo đường về đại lộ Norodom.
Trời lần lần sáng.
Cả ngàn, cả mấy chục ngàn, cả mấy trăm ngàn, rồi hơn triệu người; già trẻ, thanh niên nam nữ, Trung Hoa, Mọi, công chức, thợ thuyền, nông dân, các đảng phái, các tôn giáo đều tham dự.”
Báo Điện tín (27-8) ghi một số chi tiết rất cảm động: “Một nhà tu hành đã già yếu cũng có mặt trong hàng ngũ. Và một bà già đã ngoại thất tuần cũng hăng hái phất cờ đi đầu một nhóm phụ nữ. Các đoàn thể biểu tình mạnh mẽ đưa nắm tay lên, hô những khẩu hiệu:
— Việt Nam độc lập!
— Chánh phủ cộng hoà dân chủ vạn tuế!
— Ủng hộ Việt Minh! Việt Minh muôn năm! Chính quyền về Việt Minh!
— Đả đảo thực dân Pháp!
— Xử tử bọn Việt gian!
— Tự do dân chủ vạn tuế!
— Quét sạch tham quan ô lại!
— Cải cách hương thôn!
— Việt Nam dân chủ cộng hoà muôn năm!
Công chúng hai bên đường bị kích thích mãnh liệt cũng đưa tay lên hô theo. Làn sóng người cuồn cuộn chảy mãi đến hai giờ chiều vẫn chưa thấy đoạn chót…”.
Tường thuật của Điện tín viết tiếp:
“Sau khi làm lễ chào cờ tại khán đài ở đại lộ Norodom sau nhà thờ Đức Bà, đoàn biểu tình tiến hành từ mười giờ sáng đến 12 giờ rưỡi trưa mới dứt đuôi.
Đến lối một giờ, binh lính, cảnh sát, thanh niên tựu họp có thứ tự trước Dinh đốc lý, có khí giới trong tay, để hoan nghênh Uỷ ban hành chánh lâm thời Nam Bộ. Sau bản “Thanh niên hành khúc” và bản “Quốc tế”, chín uỷ viên của Uỷ ban hành chánh lâm thời ở trên lầu dinh đốc lý bước ra từng người một để ra mắt quốc dân.
Xong, uỷ viên trưởng Trần Văn Giàu đứng trước máy truyền thanh tuyên bố như sau:
“Đồng bào! Quốc dân!
Hôm nay là ngày vẻ vang nhất trong lịch sử của Nam Bộ Việt Nam. Giữa thanh thiên bạch nhựt, chúng tôi, Uỷ ban lâm thời hành chánh, nhân danh toàn thể quốc dân Nam Bộ tuyên bố trước mặt hoàn cầu, và trước mặt toàn thể quốc dân Việt Nam rằng:
Chế độ cộng hoà dân chủ thành lập tại Nam Bộ Việt Nam.
Chúng tôi tuyên bố không thừa nhận chính phủ Nam triều và cương quyết chống chế độ thực dân bất cứ từ đâu đến. Không một ngoại bang nào có thể viện một lý do gì mà bác bỏ được điều quyết định long trọng của đồng bào ta hoài bão lâu nay:
Nước Việt Nam hoàn toàn độc lập!
Thay mặt cho Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh miền Nam, chúng tôi lãnh trách nhiệm nắm giữ chính quyền Nam Bộ đến ngày triệu tập xong quốc hội sẽ giao lại cho đại biểu toàn quốc.
Trong giai đoạn này, trách nhiệm của chánh phủ rất nặng nề.
Bên ngoài phải giải quyết những vấn đề ngoại giao rất phiền phức.
Bên trong phải cởi bỏ những gánh nặng do chính phủ cũ và chiến tranh để trên vai chúng ta.
Những trở ngại không ít. Nhưng một chính phủ do toàn thể quốc dân ủng hộ, một chính phủ của dân chúng bao giờ cũng thắng.
Năng lực của dân chúng là vô tận.
Đối với kiều dân ngoại quốc ở xứ ta, quốc dân phải giữ thái độ đúng đắn, chúng ta đấu tranh trong vòng kỷ luật, gìn giữ đừng để xảy ra những hành động cá nhân làm thiệt hại sanh mạng hoặc tài sản của người ngoại quốc. Chúng ta phải tỏ ra cho người thế giới biết dân tộc Việt Nam là dân tộc có tổ chức, xứng đáng chinh phục quyền tự chủ.
Nước ta hôm nay bắt đầu thực hiện nền độc lập. Sự làm việc chăm chỉ và tận lực là trách nhiệm của mỗi công dân. Bất luận đứng vào cấp bậc nào trong nền kinh tế, đồng bào phải cố gắng làm việc để cải tạo cấp tốc những cơ quan bị phá hoại và để tăng gia sự sinh sản.
Không tăng gia sinh sản, chúng ta không thể mong bước vào một đời sống khả quan. Vậy đồng bào phải thề quyết cùng nhau nỗ lực làm việc, đó là phụng sự Tổ quốc một cách thiết thực.
Hôm nay, quốc dân biểu đồng tình đưa chính phủ cách mạng lên cầm quyền, thì bổn phận của quốc dân là phải bảo vệ chính phủ chống tất cả sự ly gián của quân thù và tay sai của chúng đương chờ chực khiêu khích. Quốc dân có trách nhiệm cũng như chính phủ là phải coi chừng những bọn quấy rối gây hỗn loạn, thừa cơ phá hoại công việc cách mạng của quốc dân.
Chúng ta phải tỉnh táo mà làm việc.
Chúng ta chỉ mới giựt lại chính quyền. Từ bước này đến khi thực hiện được một xã hội tốt đẹp trong đó có nhân dân đồng lao cộng lạc, tất còn phải kiên gan bền chí, tranh đấu với nhiều hoàn cảnh khó khăn.
Hỡi đồng bào!
Bây giờ chủ quyền về tay ta rồi nhưng còn phải chờ sức nỗ lực làm việc và phấn đấu của ta thì mới vững bền và rực rỡ.
Việt Nam độc lập muôn năm!
Việt Nam dân chủ cộng hoà muôn năm!”.
(Bài này tôi lấy ở báo Điện Tín, chớ nguyên văn của nó thì tôi không tìm lại được trong các hồ sơ còn sót của ta. Bài của Nguyễn Văn Nguyễn sau đây cũng như vậy).
Kế tiếp Nguyễn Văn Nguyễn, đại biểu của Xứ uỷ Nam Kỳ, của Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố:
“Đồng bào!
Đồng chí!
Anh em chị em!
Hơn mười lăm năm đấu tranh cho đời sống dân chúng và cho độc lập quốc gia, hôm nay Đảng Cộng sản Đông Dương mới công khai ra mặt. Mặt trận Việt Minh mà Đảng Cộng sản xướng xuất và đã cùng chiến đấu, cùng hôm nay lật đổ chính quyền quân chủ để khai trương một kỷ nguyên tân dân chủ ở xứ này.
Tình thế quốc tế và quốc gia buộc Đảng Cộng sản phải tham chánh để giải quyết các vấn đề khó khăn, nguy hiểm bên trong và bên ngoài để thực hành và củng cố nền dân chủ lâm thời. Cuộc tham chánh ấy cũng là tiếp tục cuộc tranh đấu từ mười mấy năm nay và cũng là một đoạn đường trong cuộc tranh đấu trong tương lai.
Không say sưa khi đắc thắng, không nản chí lúc thất bại, trong tình cảnh nghiêm trọng hiện thời, Đảng Cộng sản kêu gọi hết thảy anh em thợ thuyền, nông dân, thanh niên, binh lính và các giới đồng bào nỗ lực làm việc kiến thiết nền dân chủ quốc gia, đem toàn lực ủng hộ Uỷ ban hành chánh lâm thời, đương thực hiện một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và làm cho người Việt Nam tự do sung sướng.
Việt Nam độc lập muôn năm!”
Trong cuộc tuần hành từ Norodom, xuống Catinat đến mé sông, quanh lên Charner, số đông uỷ viên của Uỷ ban hành chánh, một số đồng chí Xứ uỷ viên, Thành uỷ viên đi sau ba lá cờ rất lớn. Chính giữa và đi trước, một bước là lá cờ Đảng, bên tả, sau một bước là lá cờ đỏ sao vàng, bên hữu, sau hai bước là cờ vàng sao đỏ. Cờ Đảng quá lớn, chú Giỏi, thợ Eiffel phải mang ở cổ tay một tấm da khâu vào cán cờ. Nguyễn Văn Tây đi cạnh tôi bảo: “Tụi phản động, phe thực dân nó bất ngờ và khiếp vía, chớ nếu nó ném cho tụi mình mấy quả lựu đạn thì cũng rày rà lắm đó!”. Tôi đáp: “Đi theo đoàn biểu tình ở trên lề đường và ở trong hàng ngũ có tự vệ; đó, anh em đi đó; tụi phá hoại chạy đâu cho khỏi”. Thỉnh thoảng Tây nhắc tôi: mặt ngó thẳng, đừng ngó lên, người ta nói mình “nghinh”. Đằng sau, từng chập, từng chập, nhân dân vừa đi vừa hô khẩu hiệu; còn thanh niên, công nhân thì vừa đi vừa hát “Thanh niên hành khúc”, “Lên đàng”. Nhưng đồng bào phần nhiều là già cả và trẻ em đứng hai bên lề đường vỗ tay, tung nón hoan hô.
Khi bọn tôi ra trước bao lơn thị sảnh với bên cạnh, các nhà báo vừa được mời lên lầu, thì quang cảnh quần chúng nhân dân biểu tình cũng y như ở Norodom: đầy ắp đường Charner cho đến mé sông Bến Nghé; đầy ắp Bonard cho đến Chợ Mới, đầy ắp Bến Thành và đại lộ La Somme. Từ bao lơn dinh đốc lý thành phố, danh sách uỷ ban Nam Bộ được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch công bố trong tiếng hoan hô như sấm dậy của hàng vạn đồng bào.
Tôi đọc tuyên bố của Uỷ ban hành chánh lâm thời. Cuộc biểu tình chấm dứt trong tiếng nhạc liên hồi, thanh niên hùng tráng và tiếng hát “Lên đàng” giục giã (dàn nhạc của quân đội gồm mấy chục kèn và trống).
Đến chiều tà, đường phố Sài Gòn - Chợ Lớn mới trở lại bình thường, trong lúc đó ở toà bố Gia Định và toà bố Chợ Lớn có tập hợp nhân dân tuyên bố xoá bỏ chính quyền cũ và để hoan hô Uỷ ban hành chánh tỉnh. Đại biểu các địa phương sau khi nhận thêm chỉ thị của Xứ uỷ tức tốc trở về thực hiện việc giành chính quyền ở tỉnh mình. Có tỉnh làm được sớm như Bạc Liêu, có tỉnh làm trễ như Hà Tiên (phải chờ Châu Đốc đưa quân sang giúp), cả Nam Kỳ hoàn thành khởi nghĩa trong vòng vài ba ngày. Trước cuối tháng 8, không còn có quận nào, xã nào trên toàn Nam Kỳ mà không có chính quyền cách mạng của nhân dân.
Ngày 25 ở Sài Gòn đẹp như vậy, đẹp ở đại đoàn kết toàn dân, đẹp ở sự đại thắng gọn ghẽ của khởi nghĩa cách mạng, ngày 25 đó ở Sài Gòn, tiếc thay, bị vẩn đục ở một nơi, bởi một việc bất ngờ: cuộc xô xát đổ máu ở Tân Bình giữa đoàn biểu tình Hóc Môn với Bảo an đóng ở bót Tân Bình. Bót Tân Bình lực lượng khởi nghĩa đã chiếm từ hôm qua, đã treo cờ đỏ sao vàng. Nhưng Biện Vi và nhóm anh ta ở trong đoàn “Giải Phóng” kích động anh em biểu tình ở Hóc Môn xuống tràn vào bót (toan gỡ cờ đỏ này đặng treo cờ đỏ kia, cũng là cờ đỏ sao vàng cả) muốn lấy bót, gọi là tự tay mình “cướp chính quyền”! Anh em trong bót không biết tại sao lại có kẻ đánh bót nên buộc phải nổ súng tự vệ giữ cờ. Đến khi Uỷ ban và Xứ uỷ được báo cáo cho người đến dàn xếp thì việc đã lỡ rồi! Khổ thay! Khổ nhất là thành kiến đáng lẽ bị lấp bằng bởi cuộc khởi nghĩa đại thắng, lại bị đào thêm sâu hơn giữa “Tiền Phong” và “Giải Phóng”. Ngày 25 và 26, nhân dân khởi nghĩa ở Sài Gòn về làm khởi nghĩa giành chính quyền ở Hóc Môn, đồng chí Mười Thinh thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong ở quận được bầu làm Chủ tịch chính quyền cách mạng của quận.
Sài Gòn khởi nghĩa năm ngày sau Hà Nội. Về sau, anh T.C. 4 (trong sách Cách mạng tháng Tám) bảo: “Hà Nội khởi nghĩa ngày 19 tháng 8, còn Sài Gòn thì “mãi” đến 25 mới khởi nghĩa”, rõ ràng có ý phê bình, chê trách. Đúng là Sài Gòn đến ngày 24 mới khởi nghĩa sau Hà Nội 5 ngày. Có mấy ai biết rằng tháng 10 năm 1917, Moscou khởi nghĩa sau Petrograd hơn một tuần, Lenin có phê phán, chê trách gì đâu? Ấy là Moscou nhận được chỉ thị của Lenin, của Trung ương Đảng về việc khởi nghĩa cướp chính quyền, chớ Sài Gòn và Nam Bộ có được chỉ thị quá ư cần thiết đó đâu? Nó đã phải tự động tự quyết cả, tựa như quân đội trong chiến tranh chỉ cần nghe tiếng súng là chia lửa với nhau không đợi lệnh mới đánh tiếp sức, như vậy là đáng khen lắm chớ? Ví phỏng Xứ uỷ không làm theo quyết định của chính mình mà theo “Giải Phóng” (đặc phái viên Trung ương là Hoàng Quốc Việt 5 , ngày 2 tháng 9 chiều tối mới tới Sài Gòn ủng hộ) — ngồi chờ chỉ thị, thì làm gì có cách mạng thành công ở Sài Gòn, Nam Bộ? Vậy thì sao lại chê trách? Mà chê trách thì chắc cũng được thôi, nhưng phải đúng mức. Chỉ lủi thủi ở vài địa phương ở đồng quê, lực lượng quá ít ỏi, hoạt động quá yếu ớt, chờ lệnh Trung ương không biết chừng nào mới đến, thì làm gì có khởi nghĩa Sài Gòn, ở Nam Bộ? Mà nếu cách mạng không thành ở Sài Gòn, ở Nam Bộ, chỉ thành công ở Bắc (và ở Trung) thì tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao đây khi quân Anh và quân Pháp trở lại? Thấy điều ấy mới thấy cái tự động quyết định của Xứ uỷ Nam Bộ là hết sức kịp thời. Kịp thời chớ đâu phải là vắng mặt, huống chi đánh giá về khởi nghĩa tháng Tám ở Sài Gòn và ở Nam Kỳ không thể không xét tới hai điều kiện sau đây:
— Thứ nhất là Nam Kỳ phải trải qua cuộc khởi nghĩa tháng 11 năm 1940, thất bại rất nặng làm mất gần hết cơ sở và tan vỡ hết hệ thống Đảng, gây dựng lại hết sức khó khăn, làm cho quần chúng hoang mang; khôi phục hệ thống, khôi phục sự tín nhiệm rõ ràng là không dễ. Vậy mà các đồng chí trong Nam Kỳ đã chạy đua kịp với thời gian, với thời cuộc. Thành tích của họ càng lớn. Đáng tuyên dương chớ sao lại chê trách?
— Thứ hai là ở Nam Kỳ, đối lập với Đảng Cộng sản không phải là những tổ chức lèo tèo, mà là những chính đảng và giáo phái lớn mạnh, đông đúc, có lực lượng quần chúng và lực lượng vũ trang. Trong điều kiện đó dễ gì mà tạo cho ta một “đạo quân chính trị” (cả quân sự) áp đảo để giành chính quyền về tay nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng? Sách lược của Xứ uỷ Nam Kỳ có những điều không giống với sách lược của Trung ương, mà ngay sách lược của khởi nghĩa ở Hà Nội và nhiều tỉnh ở Bắc, Trung cũng không giống, Hà Nội cũng phải tự động quyết định cho dù từ Tân Trào về Hà Nội không xa. Hà Nội chưa nhận được chỉ thị Tổng khởi nghĩa của Tân Trào mà Hà Nội căn cứ vào chỉ thị của Trung ương “Nhật-Pháp đánh nhau ta phải làm gì?” mấy tháng trước đó để quyết định khởi nghĩa. Thì Sài Gòn không có chỉ thị khởi nghĩa của Tân Trào, không có chỉ thị “Nhật-Pháp đánh nhau ta phải làm gì?”, thì Sài Gòn thực hiện Nghị quyết Trung ương cuối 1939, và làm khởi nghĩa. Người mácxít-lêninnít phải tùy điều kiện cụ thể mà chủ trương thích hợp, miễn sao cho cách mạng thành công, có sai lệch thì uốn nắn, sửa chữa; nhưng sáng kiến, sáng tạo là điều phải được chấp nhận, nhất là trong hoàn cảnh mất liên lạc với cơ quan lãnh đạo tối cao mà ở Nam không một ai phủ nhận quyền lực. Vậy, nên nói: “Còn Sài Gòn và Nam Bộ, mặc dầu đã phải trải qua cuộc khởi nghĩa 1940, thất bại nặng, mặc dầu về tương quan lực lượng của đảng phải có những khó khăn lớn, mặc dầu xa Trung ương, cũng đã khởi nghĩa gần cùng một lúc với Bắc, Trung, Huế, Hà Nội, trong một cuộc tổng khởi nghĩa vĩ đại, trên một bề dài đất nước hai nghìn cây số mà chỉ cần một tuần nhật đã toàn thắng”.
1 Danh sách đối chiếu tên đường phố Sài Gòn nói tới trong phần này:
Blansubé: Duy Tân, nay là Phạm Ngọc Thạch
Bonard: Lê Lợi
Catinat: Tự Do, nay là Đồng Khởi
Charner: Nguyễn Huệ
Galliéni: Trần Hưng Đạo
La Somme: Hàm Nghi
Norodom: Thống Nhất, nay là Lê Duẩn
Bonard: Lê Lợi
Catinat: Tự Do, nay là Đồng Khởi
Charner: Nguyễn Huệ
Galliéni: Trần Hưng Đạo
La Somme: Hàm Nghi
Norodom: Thống Nhất, nay là Lê Duẩn
2 Ga xe điện Louvain: gần rạp hát Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân) đường Trần Hưng Đạo.
3 Sau khi hai nhóm cộng sản đệ tam và đệ tứ chấm dứt hợp tác với nhau trong tờ La Lutte, nhóm đệ tam ra hai tờ Le Peuple (tiếng Pháp) và Dân Chúng (tiếng Việt), nhóm đệ tứ ra tờ báo tiếng Việt lấy tên là Tranh Đấu. Biểu tượng của nhóm đệ tứ (ngôi sao xẹt) là hình địa cầu, có ngôi sao và tia chớp hình số 4. Theo bác sĩ Trần Ngươn Phiêu (xem bài Một số chi tiết về Phan Văn Hùm) trong cuộc biểu tình ngày 25.8.1945, có hai nhóm đệ tứ (khác xu hướng) tham gia: “nhóm Tranh Đấu” (với khẩu hiệu “Võ trang nhân dân, Lập chính quyền Công – Nông”) và “nhóm Liên Minh” (“Ruộng đất về tay người cày, Quốc hữu hóa sản nghiệp giao lại cho thợ thuyền kiểm soát, Thành lập Ủy ban Nhân dân...”). Các khẩu hiệu này cho thấy trình độ ấu trĩ, não trạng tả khuynh và thiểu năng về ý thức dân tộc của những người trốt-kít thời đó. Điều trớ trêu là về nhiều mặt, họ không khác đường lối của Stalin và của những người đệ tam được đào tạo trong thập niên 1930, từng được "phổ biến" là Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường cải lương, quốc gia chủ nghĩa, mơ hồ với tư sản... Người ta hiểu tại sao khi chính phủ Hồ Chí Minh ký Hiệp ước sơ bộ 6-3-1846, các nhóm đệ tứ lên án Hồ Chí Minh "bán đứng cách mạng" (còn các đảng "quốc gia" thì hô hoán là "bán nước"). Và năm 1953, dưới sức ép ghê gớm của Stalin và các cố vấn Trung Quốc, cuộc "cải cách ruộng đất" đã được đại đa số đảng viên ĐCS tiến hành một cách hăng say, mù quáng.
4 T. C.: Tức là Trường Chinh (Đặng Xuân Khu), tổng bí thư Đảng cộng sản lúc đó. Chúng tôi còn nhớ, cuối thập niên 70, hỏi Trần Văn Giàu bao giờ ông mới xuất bản hồi ký, ông cười và nói: còn ông T.C., thì hồi ký Trần Văn Giàu chưa thể xuất bản được. Tất nhiên đó là T.C. trước cuộc Đổi Mới 1986. Tiếc rằng hai năm sau, ông Trường Chinh qua đời. Một cuộc tranh luận công khai giữa Trường Chinh và Trần Văn Giàu về năm 1945 không bao giờ diễn ra. Đối với nhà sử học, nhưng với một nhà văn?
5 Hoàng Quốc Việt: xem Hồi ký Trần Văn Giàu (IX)
Hồi Ký
1940-1945
Trần Văn Giàu
1940-1945
Trần Văn Giàu
Phần thứ năm
TỔNG KHỞI NGHĨA THÀNH CÔNG:
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP BẮT ĐẦU
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP BẮT ĐẦU
(tiếp theo)
9. Quyết định cho tàu ghe cấp tốc
đi rước tù chính trị Côn Đảo về
Ngày 25 kết thúc với cuộc hội nghị liên tịch giữa Uỷ ban và Xứ uỷ, trong đó bọn tôi kiểm điểm cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và đặt ra những nhiệm vụ trước mắt.
Nhiều vấn đề được đặt ra, được giải quyết, sau khi ta đã nắm chính quyền.
Có một vấn đề mà tôi nhớ mãi, không phải chỉ vì nó đặc biệt quan trọng, mà vì nó đã làm cho tôi khốn khổ một thời gian dài. Ấy là quyết định đi rước tù Côn Đảo.
Đi rước tù Côn Đảo thì tốt quá chớ “khốn khổ” gì? Ậy! Vậy mà sanh chuyện khá lớn và kéo dài mới lạ cho chớ! Thành ngữ Việt Nam nói “đất bằng dậy sóng”! Có thật như vậy chớ không phải người xưa bày vẽ hình tượng văn chương để mà chơi.
Trong cuộc hội nghị chiều tối ngày 25, tôi có nói với các đồng chí trong Xứ uỷ: Khôi phục lại hệ thống Đảng ở Nam Bộ sau khởi nghĩa Nam Kỳ là công đầu của những anh em vượt ngục Tà Lài hợp sức với một số rất ít những anh em sống sót, ẩn náu sau 1940; xây dựng lực lượng để đi tới khởi nghĩa tháng 8, công đầu của các anh em trên hợp sức với anh em, chị em Bà Rá thoát khỏi căng với số anh em đã ẩn náu khác, đã trở lại công tác sau đảo chánh 9 tháng 3. Bây giờ khởi nghĩa thắng lợi chính quyền về ta, công việc nhiều mà khó khăn mười lần, trăm lần hơn trước. Lênin bảo: giữ chính quyền khó hơn cướp chính quyền; không có anh em ở Côn Lôn về thì không xong. Vả lại, nhiệm vụ của cách mạng là phải giải phóng tất cả tù chính trị mà chính phủ Trần Trọng Kim chưa chịu thả. Phải đưa anh em về ngay, cộng sản lẫn quốc dân đảng, bằng tất cả các phương tiện ta có, với bất cứ giá nào. Đừng chậm trễ, chậm trễ có thể sinh điều bất trắc (ví dụ như hải quân Pháp cản trở). Chắc nội đêm nay anh em ta ở Côn Lôn biết tin Sài Gòn khởi nghĩa cướp chính quyền rồi, họ nóng ruột lắm. Đừng để các đồng chí chờ đợi lâu.
Tất cả anh em đều đồng ý, và do tôi đề nghị, chúng tôi cử Đào Duy Kỳ hợp sức với Nguyễn Công Trung thay mặt Xứ uỷ làm việc gấp rút này. Kỳ có ở Côn Đảo, là nguyên Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ.
Kỳ đã liền đó đi tìm sự cộng tác của Ngô Văn Chương – một ông đồng chí cộng sản giàu, có nhiều khả năng thuê tàu, thuê ghe, kiếm tiền – và sự cộng tác của hai anh em Lý Văn Sâm, Lý Văn Chương; Sâm là kỹ sư giám đốc thương cảng. Tôi ký tên ngay cho Đào Duy Kỳ, Lý Văn Chương, em Lý Văn Sâm, trưng dụng tàu nhỏ đi biển, trưng dụng ghe biển miệt Vàm Láng. Xứ uỷ còn chỉ thị cho các tỉnh uỷ Trà Vinh, Sóc Trăng tiếp tay vào việc rước tù Côn Lôn.
Công việc tiến hành có trắc trở ít nhiều, chậm trễ hơi lâu.
Nhưng rồi tất cả đồng chí ở Côn Lôn được rước về, trong đó có cụ Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Hùng v.v… Anh em về đến miền Tây Nam Bộ thì cuộc kháng chiến đã bắt đầu. Anh em liền bắt tay vào kháng chiến. Cụ Tôn năm lần bảy lượt đi qua gần nhà mà không ghé nghỉ; việc dân cần kíp hơn; cụ ông xa cụ bà đã mười bảy năm trường! Chuyện vua Vũ đi trị thuỷ, qua nhà ba lần không vào, so với chuyện cụ Tôn chưa thấm vào đâu!
Bọn tôi lo đón tù chính trị Côn Lôn về như vậy, đó là Nghị quyết đầu tiên của bọn tôi, là Nghị quyết đầu tiên tôi ký tên dưới danh nghĩa Chủ tịch sau khi giành chính quyền. Vậy mà một hôm, sau 1954, trên bục trường Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội, một lãnh tụ nhóm “Giải Phóng” trước kia, đã công khai tố cáo việc mà lâu nay họ xầm xì truyền miệng nhằm đả phá tôi, Trần Văn Giàu, đả phá “Xứ uỷ Tiền Phong” và “chính quyền Tiền Phong”! Đồng chí ấy nói trước non già một ngàn học viên mà hầu hết là những người có trình độ Tỉnh uỷ, Quận uỷ, Huyện uỷ, rằng: Chính quyền của anh Giàu, Xứ uỷ phe Tiền Phong không chịu rước tù Côn Lôn về, không chịu rước đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Hùng về! Sở dĩ không cho đi rước vì phe Giàu sợ rằng hễ anh em ở Côn Lôn về thì anh em đó sẽ chiếm mất quyền của phe Giàu, lại có thể là Giàu có ý để cho Pháp có đủ thời giờ quay trở lại giữ các đồng chí kia ở Côn Lôn. May nhờ tự lo lấy cho nên các đồng chí ở Côn Lôn mới về được mà tham gia kháng chiến!
Hay tưởng tượng cái phản ứng tự nhiên của hội trường.
Người ta hét lên những câu gì? Không nói ra cũng có thể biết.
Nếu Trần Văn Giàu có mặt ở đó thì có lẽ đã bị đánh chết ngay rồi!
Nhưng, may quá, tôi ở 20 Phan Huy Chú, làm giáo sư dạy ở trường Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm, không phải đi học trường Nguyễn Ái Quốc. Và may hơn nữa là, hôm đó, trong số học viên có Đào Duy Kỳ, người đã lãnh trách nhiệm của Xứ uỷ và của Lâm uỷ hành chánh chiều ngày 25 tháng 8 về cái vấn đề số 1 của buổi họp, vấn đề đưa tàu, ghe đi rước anh em ở Côn Lôn về.
Anh Đào Duy Kỳ cãi lại ngay hôm đó, Kỳ nói: “Chính tôi là người được lệnh của Xứ uỷ và Uỷ ban đi rước anh em kia mà! Và hiện nay, ở Hà Nội còn có ba đồng chí cùng tôi làm việc này, là Lý Văn Sâm, Lý Văn Chương – em của Sâm – và Ngô Văn Chương thuộc Uỷ ban hành chánh Sài Gòn- Chợ Lớn”.
Nỗi công phẫn mấy phút trước nảy lên dữ, bây giờ, sau lời cãi lại của Kỳ nó xuống cũng mau. Người nghe không hiểu tại sao có sự vu cáo kỳ cục và nguy hiểm như vậy?
Hôm sau, Đào Duy Kỳ về Viện Bảo tàng Cách mạng mà Kỳ là Chủ tịch Hội đồng Khoa học, mời các anh Lý Văn Sâm, Lý Văn Chương và Ngô Văn Chương tới phát biểu có ghi âm về việc họ được lệnh và đi rước tù ở Côn Lôn như thế nào. Theo Kỳ nói lại với tôi thì băng ghi âm đó, Viện bảo tàng cách mạng còn giữ. Tôi không được nghe, nhưng tôi được biết là có thật buổi ghi âm đó; Sâm, Chương đều là bạn thân của tôi từ trước những ngày vinh quang tháng 8 ở Sài Gòn.
Vu cáo lớn và hết sức ác này, kể theo thời gian là vu cáo lớn thứ tư. Cái vu cáo này có dịp bùng lên giữa hội trường Đảng nên nó bị nổ tung như cái bong bóng. Nhưng than ôi! Còn tiếng xầm xì, xậm xịt lâu nay thì ai đính chính cho tôi? Không có kiểm điểm sự vu cáo. Ai vu cáo cứ vu cáo; còn ai bị vu cáo cứ phải ráng mà chịu dù sự thật của chúng rõ như ban ngày.
10. “Cuộc đi rước tù chính trị Côn Đảo”
của Lý Văn Chương
Sau đây là bản tự thuật của đồng chí Lý Văn Chương (đã ghi âm và đã đánh máy thành 7 bản) tại Viện Bảo tàng Cách mạng Hà Nội.
Nhắc lại rằng chiều tối ngày 25 tháng 8, khi cuộc biểu tình vũ trang một triệu người đã giải tán thì Xứ uỷ họp kiểm điểm ngày khởi nghĩa và đề ra những nhiệm vụ cần kíp; tôi, chính tôi yêu cầu Xứ uỷ và Uỷ ban ra quyết định cử người đem tàu, ghe rước anh em ta còn ở ngoài Côn Đảo. Riêng tôi ký ngay lệnh lấy chiếc tàu De Lanessan để làm ngay việc đón rước cho mau chóng nhất. Một ban chuyên trách được thành lập ngay gồm ba người: Đào Duy Kỳ (nguyên Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ), Nguyễn Công Trung (viết báo Dân Chúng) và Tưởng Dân Bảo (người đã từng ở Côn Lôn). Ban này giao cho Lý Văn Chương thực hiện kế hoạch đi rước. Anh Lý Văn Chương bác bỏ kế hoạch mướn tàu Hải Nam ở Rạch Giá; anh là người Gò Công, chủ một cái tiệm máy móc phụ tùng ở đại lộ De La Somme. Mặt xương xẩu, nói lấp vấp mà tính tình chân thật, thương anh em; quen biết tất cả anh em thủ thuỷ và hoa tiêu Sài Gòn.
Bản tự thuật của Lý Văn Chương (bản gốc còn ở Bảo tàng Lịch sử Hà Nội) kể (nguyên văn):
“Việc thi hành nhiệm vụ mà Uỷ ban Ủng hộ Chính trị phạm (chủ tịch Đào Duy Kỳ; uỷ viên: Nguyễn Công Trung và Tưởng Dân Bảo) giao cho tôi tổ chức đoàn ghe biển (ghe đánh cá) đi rước những nhà chính trị bị đế quốc Pháp cầm tù ở Côn Đảo.
(Tôi được mời đến để tự thuật, ngày 23 tháng 9 năm 1965, tại Viện Bảo tàng Cách mạng).
“Vào lúc 14 giờ ngày 3 tháng 9 năm 1945, anh Ngô Văn Chương (Sài Gòn), vóc người to lớn, chạy vô tiệm tôi, hơ hãi nói: “Anh Năm, chính phủ mình lấy chiếc tàu De Lanessan giao cho anh em công nhân và các anh Hoá, Trúc (hoa tiêu) lo sửa chữa để ra Côn Đảo rước chính trị phạm nhưng bọn Việt gian cho bọn Pháp hay, Pháp mách (cho Anh, Anh lệnh cho) Nhật Bổn tịch thu chiếc tàu ấy; lấy đâu mà đi rước các nhà chính trị ngoài đó?
“Do không có phương tiện đi Côn Đảo liền trong ngày chiếc tàu De Lanessan bị tịch thu, nên Uỷ ban Ủng hộ Chính trị phạm phân công anh Ngô Văn Chương tức tốc xuống tỉnh Rạch Giá tìm mướn tàu Hải Nam, loại tàu chạy buồm của người Trung Quốc thường tới buôn bán ở nơi đó.
“Phần tôi cố theo dõi tình hình cũng biết một số tin tức ngoài Côn Đảo từ năm 1940/1941 tới nay là 1945, bọn Pháp giết chóc hơn phân nửa số người chính trị nó đưa ra ngoài đó. Tôi xét thấy anh Tư Ngô Văn Chương xuống Rạch Giá khó tìm loại tàu Hải Nam được (thỉnh thoảng mới có một, hai chiếc ghé đó để bán và mua hàng). Tôi biết là vì tôi là người mua bán khắp các tỉnh, nắm được tình hình buôn bán khắp nơi.
“Để giải quyết vấn đề này, tôi nhận thấy chỉ có những loại ghe biển mũi đỏ nhọn, đánh cá, như loại ghe ở ấp Vàm Láng, xã Kiến Phước, tỉnh Gò Công mới có khả năng đảm bảo; ghe mũi nhọn, nhỏng cao lên, đít thì bầu, sóng lớn đánh vào mũi, nó cứ lách mình chạy tới, nó đã được nhiều lần thử thách; gặp gió lớn hay bị bão trôi đi có khi tận đến Phi Luật Tân, Nam Dương, Xiêm La, mà còn trở về được. Từ đất liền đến Côn Lôn đường xa có hơn 120 km đường chim bay, vả lại lúc ấy có chút ít gió nồm nam vào buổi chiều, khi trở về thì xuôi buồm, như thế sử dụng loại ghe biển đó rất thuận lợi.
“Đến 19 giờ ngày 3 tháng 9 năm 1945, tôi kêu dây nói báo cho anh Đào Duy Kỳ, nói những ý kiến của tôi, anh Kỳ lúc ấy là chủ bút tờ báo Dân Chúng ở tại đường Lagrandière 1 … lại là Chủ tịch Uỷ ban Ủng hộ Chính trị phạm.
“Trong hai ngày 4 và 5 anh Đào Duy Kỳ giao cho anh Tưởng Dân Bảo tìm hiểu tôi và thăm dò những ý kiến của tôi đề ra, xem tôi có tích cực, thành thật trong công tác này hay không… Đến ngày 6 tháng 9, các anh Kỳ, Trung, Bảo nói cho tôi biết là Đảng đã chấp thuận ý kiến chương trình của tôi đề ra và tôi được phân công đi Gò Công bằng một chiếc xe hơi gazogène.
“Đi vào lúc 9 giờ 30 sáng 6 tháng 9, xe chạy một hơi tới Gò Công; rồi đi luôn xuống nhà quen ở xã Kiến Phước, nhờ anh Nguyễn Văn Kiết xã trưởng đi cùng anh Huỳnh Văn Lúa, với chúng tôi đến Vàm Láng, triệu tập các chủ ghe biển với một số thuỷ thủ tại ấp Vàm Láng – ngày ấy nhằm ngày trời gió nam, biển động, ghe biển đậu tại bến.
“Anh Tưởng Dân Bảo trình bày lý do, chúng tôi động viên khuyến khích các chủ ghe và anh em thuỷ thủ đóng góp sức lực cho sự giải thoát chính trị phạm. Lúc đầu các chủ phương tiện dùng dằng viện lý do này lý do khác; nhưng anh em thủy thủ và những tài công (coi lái ghe) đồng tình cương quyết ra đi, cho nên các chủ ghe cũng thuận theo. Kết quả, tổ chức được 50 chiếc ghe biển loại lớn, mỗi chiếc chở được ít nữa 100 người. Phải cho mỗi chiếc ghe mượn từ một trăm đồng trở lên để mua thêm dây neo, buồm và dụng cụ đi biển…
“Cách đi ra Côn Đảo trong mùa gió này (là) đi trong sông, ra cửa Cồn Lợi tỉnh Trà Vinh hay ra cửa Định An tỉnh Sóc Trăng, từ đó bắt đầu chạy buồm thì mau hơn, còn nếu bắt đầu từ Vàm Láng thì sẽ bị gió thổi tắp và khó chạy, chạy chậm mất thêm ngày giờ.
“Tổ chức, bố trí xong xuôi; anh Lúa, anh Kiết chịu trách nhiệm theo dõi tình hình đoàn ghe biển trong lúc chuẩn bị, sửa chữa neo buồm. Nên chúng tôi trở về Sài Gòn vào lúc 15 giờ ngày 6 tháng 9. Lúc xe chạy ngang nhà, con tôi tên là Toàn mới bốn tuổi chơi trước cửa ngõ, tôi thấy con mà cũng đành để xe chạy luôn, vì đường vô nhà ba mươi thước, không để mất thì giờ ghé thăm cha mẹ và con tôi được. Lo việc cho xong sẽ về thăm, muộn gì. Nhưng, từ đó tới nay tôi đi luôn, hơn hai mươi năm, cha mẹ tôi chết hết, tôi không gặp mặt.
“Chúng tôi ghé thị xã Gò Công, ghé Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, yêu cầu Chủ tịch Nguyễn Côn cho mượn 6.000 đồng để phân phát cho các chủ ghe mượn.
“Trở về báo cáo với anh Kỳ, Trung, tôi yêu cầu có tàu dắt đoàn ghe biển theo sông Cồn Lợi cho mau. Tìm được chiếc tàu Rodier, nhưng máy nó yếu, nó kéo không hết đoàn ghe, cần thêm một chiếc nữa. Tôi đến văn phòng cảng Sài Gòn, xin lấy cho một chiếc tàu kéo. Lúc ấy, anh Lý Văn Sâm giám đốc cảng Sài Gòn - Chợ Lớn, anh Sâm là anh ruột tôi, ảnh nói: “Phải có ý kiến và xin giấy phép chính phủ, không nên cảm tình cá nhân anh em”. Tôi báo cáo với anh Đào Duy Kỳ xin lấy chiếc tàu kéo của cảng. Anh Kỳ đến Uỷ ban Nam Bộ, anh Trần Văn Giàu ký giấy cho phép và tôi đến cảng nhận chiếc tàu kéo Remorqueur R.4.
“Lúc ấy, gặp những anh em công nhân lo sửa chữa chiếc tàu Phú Quốc để chạy ra Côn Đảo. Vì chiều ngày 5 hay là sáng ngày 6 tháng 9 năm 1945, anh Trần Văn Giàu (đã) ký giấy lấy chiếc Phú Quốc. Tôi động viên anh em sửa chữa nhanh để đi một đoàn cho có bạn.
“Ngày 11 tháng 9, vào lúc 19 giờ, anh Đào Duy Kỳ triệu tập tại nhà báo Dân Chúng một cuộc họp để phân công. Tôi chịu trách nhiệm chỉ huy đoàn ghe đi Côn Đảo với danh nghĩa là một uỷ viên Uỷ ban Ủng hộ Chính trị phạm, có giấy giới thiệu và giấy chứng nhận của Ủy ban. Trong cuộc họp này, có tên Tỵ ra ngăn cản với lý do là đoàn ghe biển này đi rước các nhà chính trị phạm không bảo đảm an toàn; nếu có chìm ghe chết người thì vợ con họ kiện chính phủ; cần phải có đủ tàu đi rước mới được. Tôi cam đoan, bảo đảm giữa hội nghị và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm: hội nghị tán thành. Tên Tỵ nó biết chính phủ mới thành lập, không có tàu. Tên Tỵ theo tàu Phú Quốc đi với một số người và một phụ nữ ra Côn Đảo. Ra Côn Đảo nó lên diễn đàn, nói chưa chắc độc lập. Sau nó trở về Sóc Trăng, gạt anh chủ tịch Dương Kỳ Hiệp, lấy 50.000 đồng để mua súng… (sau tôi báo cáo cho anh Nguyễn Văn Tây cái tên Tỵ khả nghi này. Quả nó là gián điệp theo phá hoại cuộc đi Côn Đảo rước chính trị phạm. Tỵ bị bắt).
“12-9-1945, Nguyễn Công Trung giao cho tôi 2.000 đồng. Tôi lấy thêm tiền nhà 5.000 đồng. Chỉ một mình anh Lý Văn Sâm biết tôi đi làm gì. Vợ tôi về Gò Công. Cửa tiệm của tôi đã nghỉ buôn bán năm tháng nay để tôi lo công tác. Đến cảng Sài Gòn, tại cột cờ Thủ Ngữ, trình giấy tờ, anh Đức giao cho tôi chiếc R.4 đã có chuẩn bị chu đáo theo lệnh anh Sâm.
“14 giờ ngày 12-9, thì R.4 bắt đầu mở máy chạy một mạch đến Kinh Nước Mặn vào lúc 22 giờ ngày ấy. Chiếc Rodier cũng tập trung với đoàn ghe biển. R.4 kéo một đoàn 20 chiếc ghe biển; Rodier kéo 12 chiếc… Chạy đến thị xã Mỹ Tho lúc 18 giờ; đậu lại mua thêm củi cho R.4 chụm lò; đậu cách chợ một cây số sợ anh em thuỷ thủ lên chơi, tập trung lại chậm trễ… Đến quận Trà Ôn vào lúc 4 giờ sáng ngày 15 tháng 9, mua hột vịt, muối, cá khô, gạo, nước ngọt cho mỗi ghe; mua củi cho R.4 trở về Sài Gòn. Còn Rodier chạy đến Đại Ngãi (Sóc Trăng) đậu lại đó chờ đoàn ghe trở về…
“Khi đó hàng trăm Thanh niên Tiền phong cầm tầm vông đến tra xét, vì vừa qua Hoà Hảo dậy muốn giành chính quyền ở Hậu Giang; họ bị ta bắt cũng nhiều; anh em Thanh niên Tiền phong có nhiệm vụ tuần tiễu, canh gác nghiêm ngặt, họ sợ đoàn ghe lạ đến giải thoát dân phiến loạn, còn Hoà Hảo nghe tin có đoàn ghe lạ tới, ngỡ là ghe đến chở họ đi, la ó om. Rốt cuộc Thanh niên Tiền phong và nhà chức trách địa phương biết là đoàn chúng tôi đi Côn Đảo đưa chính trị phạm về.
“Bản thân tôi, cùng thuyền viên thuỷ thủ trong đoàn ghe hơn 200 người, không một ai biết Côn Đảo. Phải nhờ đồng bào giúp đỡ, ở đây ngư dân thường đánh cá về hướng Côn Đảo nên rõ đường đi; phải nhờ họ giúp.
“Chương trình lúc ra đi, có bàn là, tình hình chính trị yên tĩnh thì rước chính trị phạm về thẳng Sài Gòn; không êm thì về Mỹ Tho.
“5 giờ sáng ngày 6-9-1945, tôi cho đoàn ghe ra cửa Bảy Xào, theo hướng Côn Đảo mà chạy. Trên đầu cột buồm ghe tôi, có treo một cái khăn bông tắm để làm beo cho các ghe sau thấy, để khỏi lạc. Quá 10 giờ nổi lên một trận giông rất lớn. Các ghe phải lăn buồm thả trôi theo lượn sóng mà chịu. Chiếc ghe mà tôi ngồi là chiếc ghe số 3, chở 9 người thì 3 người nằm mê man, ba người chịu trách nhiệm trước mũi, khi lăn buồm xong cũng bị say sóng, chỉ còn ông lái ghe, ông tát nước và tôi ngồi gần lái mà chịu trận. Sóng đánh trước mũi ra tận sau lái, chiếc trước chạy cách chiếc sau 100 thước mà không thấy cột buồm nhau. Sóng to, gió lớn, mưa nhiều. Lúc ấy, ông lái ghe đòi quay ghe xuôi sóng trở lại sau sẽ trở ra; tôi không đồng ý, cương quyết tiếp tục đi tới, nên giữ gối đầu sóng không cho ghe trôi vào, để làm gương và dẫn đường cho các ghe sau (ghe tôi ngồi là ghe chỉ huy). Chịu đựng gió to, sóng lớn, mưa nhiều như thế suốt hai giờ rưỡi thì gió mới dịu bớt.
“Trong trận giông lớn này, tôi nghĩ mười phần chỉ có một phần sống nhưng vì tôi nhận nhiệm vụ và vì tôi thương các nhà chính trị bị đày đoạ ngoài Côn Đảo, nên tôi thà chết, không nghe lời ông lái quay ghe trở lại. Trận giông này làm xiêu bạt hết 9 chiếc ghe và một thuỷ thủ tên là Thủ, còn tuổi thanh niên, làm nhiệm vụ lăn buồm, bị cánh buồm gạt anh sút tay rơi xuống biển mất tích. Trong số ghe trở lại, có một chiếc xiêu bạt đến cù lao Nam Sa, sau sửa chữa trở về được, trong tàu có một thanh niên người Trung Quốc tên là Thang Bửu Minh ở Chợ Lớn, cũng theo ra đón chính trị phạm người Trung Quốc. Một số ghe trở lại Cồn Nóc núp gió trong ba ngày sau mới ra được; tất cả trước sau 25 chiếc, chỉ lạc 7 chiếc.
“Khi gió êm, lại bắt đầu chạy… đến 15 giờ thấy trước mặt hình dáng Côn Đảo. 19 giờ ngày 16-9-1945, mới đến bãi Cỏ Ong.
“Sáng ngày 17, nhờ anh em trên Côn Đảo đưa chúng tôi leo qua ba hòn núi mới tới trung tâm của đảo, thì lúc đó cũng vừa xong lễ tiếp rước phái đoàn chính phủ – chiếc tàu Phú Quốc của anh Tưởng Dân Bảo đã tới trước…
“Đến nửa đêm ngày 22, rạng 23 tháng 9, các nhà cựu chính trị phạm xuống tàu, ghe để về đất liền. Kéo buồm vào lúc 3 giờ sáng. Chiếc ghe tôi, ghe số 3, có nhiệm vụ đi hậu vệ, nó chạy nhanh; nếu có chiếc này chạy chậm tôi cho ghe số 3 quay lại đôn đốc, chiếc nào chạy rời rạc thì làm dấu hiệu cho nó đi theo, không cho đi xa đoàn (vì lúc đó còn nghe nói có hai tàu lặn của Pháp quanh quẩn ở Côn Đảo, nên tôi đề phòng sợ có điều xảy ra không hay).
“Khi đến Cồn Nóc vào 20 giờ thì nghe tin Pháp đã chiếm Sài Gòn. Nên đoàn ghe chạy về Đại Ngãi, Sóc Trăng. Năm giờ sáng ngày 24 tháng 9 năm 1945, vào bến đậu lại. Các nhà chính trị lên xe hơi về tỉnh. Chiếc Phú Quốc chạy ra thêm một chuyến nữa, có anh Văn Cừ (Cần Thơ) đi theo để chở anh em còn lại…
“Đoàn ghe biển Vàm Láng làm xong nhiệm vụ trở về nơi xuất phát.
“Khi ấy Nam Bộ kháng chiến vừa bắt đầu”.
Cuộc tường thuật ghi âm của Lý Văn Chương ở Viện Bảo tàng Cách mạng Hà Nội có phóng viên các báo, có các uỷ viên hội đồng khoa học của viện, có nhiều học viên các tỉnh học trường Nguyễn Ái Quốc, có một số đồng chí Nam Bộ như chị Mười Thập, chị Sáu Ngãi… chứng kiến.
Vai trò của các đồng chí ở Côn Đảo về rất quan trọng, hết sức lớn lao trong kháng chiến chống Pháp thì người chép sử sẽ càng đánh giá cao sáng kiến và công trạng của đồng chí Lý Văn Chương trong việc đi rước chính trị phạm tháng 9 năm 1945.
Ấy, tình đời như thế ấy. Đề nghị đi rước anh em Côn Đảo là tôi, tôi là người đầu tiên đưa ra (với lý do lịch sử cụ thể); lẽ cố nhiên là nếu tôi không đề ra trước thì cũng có người đề ra sau, ký liên tiếp bốn cái giấy trưng dụng tàu Lanessan, tàu Phú Quốc, tàu Rodier và R.4, là tôi. Vậy mà xậm xì, xậm xịt rằng tôi, Trần Văn Giàu, không chịu rước anh em Côn Đảo “sợ họ giành quyền”! Anh Trọng (Đẹt) nguyên tỉnh uỷ viên Mỹ Tho, nguyên Xứ uỷ viên năm 1940, có lần nói với tôi là ở Côn Lôn về anh đã nghe tụi Sáu Vi (Biện Vi) nói như vậy, anh Trọng hoài nghi có sai trái, vì ở Côn Đảo đồng chí Tưởng Dân Bảo thay mặt chính quyền cách mạng ra rước anh em về, và về tới Mỹ Tho thì Dương Khuy – bí thư tỉnh uỷ, một người của chúng tôi vượt ngục Tà Lài 1941 – rước Trọng, Khuy lúc đó ở cơ quan gần cầu Quây, còn Sáu Vi thì ở mút trong làng Long Hưng. Nhóm Giải Phóng của tụi Sáu Vi, Ba Dự vu cáo thô bỉ quá, ác quá. Vậy mà cũng lắm người lớn nghe! Mãi đến 1965, sau vụ “nổ” ở trường Nguyễn Ái Quốc mới gọi là tạm “hết”, nói cho đúng là “tạm êm”, thì nạn nhân như tôi đã mềm xương rồi, còn gì? Tôi tự an ủi: Vẫn còn may hơn bị vu cáo mà đã chết rồi; chết là thua! Còn tôi thì chưa chết. Chưa chết thì có ngày cải chánh. Nên nói thêm chăng là anh Lý Văn Chương, già, chết ở Chợ Lớn, linh cữu đưa về Gò Công, hôm đó tôi có đi đưa mà không có mấy ai ở Côn Lôn đã được Chương rước về đất liền. Buồn thay! Khi ấy hội cựu tù nhân chưa được tổ chức. Hôm đưa linh cữu Lý Văn Chương về chôn ở quê nhà Gò Công, tôi sống lại câu chuyện tình cảm anh đã ghi khi nhắc lại việc tổ chức đoàn ghe đi rước tù Côn Đảo. Xe hơi anh đi Vàm Láng mướn được ghe biển rồi, anh tức tốc về Sài Gòn, xe hơi chạy qua trước cửa nhà cách lộ vài chục thước, anh thấy đứa con nhỏ chạy ra đón anh, anh chỉ xuống xe vò đầu con mà không vô nhà sợ đi về Sài Gòn trễ việc lấy tàu kéo ghe đi làm nhiệm vụ rước tù chính trị. Người có trách nhiệm quá!
11. Vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang.
Vấn đề “bốn sư đoàn”
Tình hình chính trị Sài Gòn và Nam Bộ tháng 8, tháng 9 năm 1945, đã phức tạp vì sự có mặt hết sức nguy hiểm của quân Anh, quân Nhật, quân Pháp, lại càng phức tạp hơn nữa vì sự tồn tại của lực lượng vũ trang của các chính đảng, các giáo phái. Lúc ấy, tôi mấy lần “nói chơi” với Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Lưu là chúng ta đang ở vào cái thế “Xuân thu chiến quốc”. Có anh thạo truyện khác bảo: ấy là thế “thập bát phản vương đầu tuỳ Đường”. Ngoài Bắc đâu có như vậy? Làm sao bây giờ? Gỡ rối bằng cách nào?
Các lực lượng vũ trang của đế quốc (Pháp, Anh, Nhật), chưa nói, chỉ nói của người bản xứ thôi.
– Trong cái “mặt trận quốc gia thống nhất” sớm nở tối tàn kia, đảng Quốc gia độc lập là cái chánh đảng ít đáng sợ nhất. Tuy là đảng cầm quyền, ông giáo Hồ Văn Ngà biết tổ chức cái gì đâu ngoài những lớp trung học cấp hai; nhà báo Nguyễn Văn Sâm viết, nói đều bất tài, mà tổ chức thì càng dở, được chỉ có cái dễ gần, dễ thương. Quân Bảo an của Tây rồi của Nhật để lại thì đã lọt ra khỏi tay họ hết rồi, còn gì đâu? Đáng ngại nhất là phái Cao Đài Trần Quang Vinh. Họ làm việc với quân Nhật từ 1942, họ mộ lính, mộ thợ cho Nhật; Nhật từng cho rằng ở Nam Kỳ không thể lập chính đảng thân Nhật quan trọng mà, làm chính trị ở Nam Kỳ thì phải lợi dụng giáo phái. Cao Đài suy tôn Cường Để; nhiều báo Sài Gòn cổ vũ cho Cường Để, Cường Để được phép lưu trú ở Nhật từ lâu. Từ thời Đông Du, Cường Để có đúng là tay sai của Nhật không, thì không chắc, không có gì làm bằng cớ cho đủ, nhưng Cao Đài suy tôn ông là chủ trương “quân dân cộng chủ”. Hôm 9 tháng 3, quân Cao Đài có tham gia lấy thành “11è RIC” 2 của Pháp bằng “thanh viện” (nghĩa là bằng la ó). Sau 9 tháng 3, quân Cao Đài thêm đông, đóng khắp các trường sơ học Sài Gòn. Ước lượng số quân Cao Đài là trên hai vạn, gần ba vạn. Nhật cho họ bao nhiêu súng lấy của Pháp? Ai biết? Nhưng chắc chắn không phải ít. Bề ngoài thấy quân Cao Đài tập luyện phần nhiều bằng súng gỗ. Còn bên trong? Bọn Vinh trước theo Pháp, rồi theo Nhật. Bây giờ Nhật thua, Pháp dại gì mà không rủ họ trở lại nếu họ chống cách mạng, nếu Pháp chẳng những hứa tha thứ tội thân Nhật mà lại còn ban cho một số quyền lợi, chức vụ nào. Quân lính Cao Đài số đông muốn chống thực dân, nhưng họ lại là tín đồ, dễ nghe theo chức sắc. Quân Cao Đài cũng được gọi là “Phục quốc quân”, gồm nhiều nhóm khác nhau, chống nhau nữa; như phe Lê Kim Tỵ thì chống Trần Quang Vinh. Có vài “chính khách” đầy tham vọng thuộc quân Cao Đài thì cũng cần có hậu thuẫn, mà quân Cao Đài thì cũng cần có chính khách để ra vẻ “có học thức”, có chính trị. Một chính khách loại đó là trạng sư tiến sĩ luật khoa Dương Văn Giáo.
– Kế đó là Hoà Hảo, còn gọi là “Phật giáo Hoà Hảo”, và cũng gọi là “Dân xã Đảng”. Một thời được gọi là “Đạo khùng”: Hễ Thầy (hiện thân của Phật Thầy trước kia) nói trắng thì phải hiểu là đen, nói cho sống thì phải hiểu là giết đi! Huỳnh Phú Sổ thanh niên có lên Sài Gòn, và có theo một lớp huấn luyện chính trị của các anh Nguyễn Công Trung, Nguyễn Thành A, v.v… ở Uỷ ban “sản xuất công đoàn” hồi 1937. Pháp ngán Huỳnh Phú Sổ, bắt ông an trí tại Bạc Liêu. Nhật đem Huỳnh Phú Sổ từ Bạc Liêu lên Sài Gòn, sử dụng Huỳnh. Tại Sài Gòn, quân Cao Đài nhiều hơn quân của Hoà Hảo đến ba, bốn lần. Không thấy quân Hoà Hảo ở Sài Gòn có vũ khí gì, nhưng vài năm nay, thì tín đồ Hoà Hảo ở Hậu Giang rất đông người bỏ việc đồng bái, lo tập luyện dao kiếm, võ thuật. Đáng lo là hiện nay Hoà Hảo đã có tập trung người lên Sài Gòn. Còn tương lai chắc không xa mấy, nếu ta yếu thì Hoà Hảo sẽ thực hiện cái mộng lớn chúng tôi được biết là chương trình “minh vương trị vì”, với kế hoạch ba bước: lấy Hậu Giang, để căn cứ vào vựa lúa Hậu Giang mà lấy Nam Kỳ và sau đó căn cứ vào vựa lúa Nam Kỳ mà lấy Việt Nam, như Nguyễn Ánh ngày trước. Kế hoạch tham vọng thôi chớ Hoà Hảo chỉ là một lực lượng địa phương gồm chỉ mấy tỉnh; song ở địa phương đó thì họ mạnh. Tín đồ Hoà Hảo rất mê đạo; mê đạo là một sức mạnh của họ, sau này chắc là lãnh tụ của họ sẽ dắt họ đi đường sai lầm cũng như Cao Đài; nhưng trong thâm tâm họ có tư tưởng chống thực dân Pháp. Có người mình bảo: “Hoà Hảo tán thành Việt Minh”. Có người của Tạ Thu Thâu nói: “Hoà Hảo nói y như nhóm Tranh đấu”. Cả hai ý đều không đúng sự thực; Huỳnh Phú Sổ có tham vọng cá nhân rất cao, rất to. Châu Văn Giác lúc chưa ốm đau được tôi phái đi Long Xuyên nhiều lần. Riêng tôi hai lần tôi đến gặp Huỳnh ở đường Miche 3 , sau 9/3/1945, tôi thấy như vậy, tôi tự cho là hiểu bản chất của phong trào Hoà Hảo. Thầy tu Hoà Hảo nuôi tham vọng đế vương, “Minh vương trị vì”, mưu tính tổ chức lực lượng vũ trang lớn, để đạt mục đích ấy chớ họ không phải Việt Minh, hay Trốt-kýt gì cả.
– Những tổ chức quân sự hay bán quân sự khác ở Sài Gòn thì khá nhiều mà mỗi tổ chức như vậy đều là không nhỏ, họ đều có vũ khí (do xin, mua, giật của Nhật, Pháp hoặc do Nhật trang bị huấn luyện). Hãy kể:
(a) Nhóm Quốc gia đảng của Nguyễn Hoà Hiệp. Nhóm này một mặt dựa vào “Tịnh độ cư sĩ” của Ngô Đình Đẩu (người Tân Hiệp, Mỹ Tho), mặt khác dựa vào một số đồng bào Thượng ở miền Đông luôn luôn có cung nỏ. Nguyễn Hoà Hiệp trước kia là đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng. Tôi có mấy lần lên chơi nhà Hiệp ở Lái Thiêu hồi những năm 1930; hồi 1943/1945 cũng có gặp. Tinh thần của Nguyễn Hoà Hiệp là tinh thần quân phiệt. Quân của họ đông cả ngàn mà súng ống xem chừng ít thôi.
(b) Nhóm “Huỳnh Long” của Lý Hoa Vinh. Nhóm này nhại theo đảng Hắc Long của Nhật mà tổ chức; nó có chân rết trong đơn vị Heiho (lính “Nhật lô-can”) người Việt do Nhật chiêu mộ, huấn luyện, trang bị, số lượng chừng một ngàn; Huỳnh Long, theo bạn bè của tôi trong đó báo cáo, có non già 400 súng kiểu Pháp, chớ không nhiều nhỏi gì; song ba, bốn trăm cây thôi đã là đáng kể. Điều chắc chắn là họ đã từng liên lạc mật thiết với sở Kim-pê-tai, họ có căn cứ ở một số đồn điền cao su trên Thủ Dầu Một, Gia Định.
(c) Nhóm “Quốc dân quân” và “Võ sĩ đoàn” của Vũ Tam Anh, Lương Văn Tương. Đám này có hơn vài ngàn người, có tham gia biểu tình 25 tháng 8, có ra thông báo trên báo Điện Tín, Sài Gòn. Tôi không biết họ có bao nhiêu súng đạn, chỉ biết rằng bấy lâu nay Nhật ủng hộ họ và trong hàng ngũ của họ có nhiều binh lính cũ của Pháp. Song “cựu binh sĩ” thì có hội riêng (ở 47 Galliéni 4 ) lập ra với tôn chỉ “chống thực dân trở lại”, và “ủng hộ chính phủ Việt Nam độc lập”, khi cần thì dùng vũ khí đánh bại bất kỳ bọn ngoại xâm nào. Một người cầm đầu hội cựu quân nhân khá đông đúc này là Tô Văn Của. Của là người của ta, và Huỳnh Văn Nghệ, Huỳnh Thiện Nghệ, cả ba đều là người Biên Hoà, chưa phải đảng viên cộng sản, mà là bạn thân của tôi.
(d) Những nhóm nhỏ ít trăm người, mấy chục cây súng, đếm sao cho hết? Có cái nhóm “Sao xẹt”, tức “đệ tứ”, tức “Nhóm Tranh đấu”, hoặc “Nhóm Trí thức” là đáng chú ý lắm. Có hai lý do để chú ý đến họ. Lý do thứ nhất là họ đã làm chánh phó giám đốc công an của Nhật; Hồ Vĩnh Ký, Huỳnh Văn Phương, suốt mấy tháng cai trị của Nhật, họ là chủ của bót Catinat nổi tiếng. Họ tập hợp được lắm súng và giữ khá kín, khá kỹ… Tụi tôi đã ăn cắp của họ được mấy chục cây súng ngắn với khá nhiều đạn. Lý do thứ hai là họ quen thân với Cao Đài, Hoà Hảo, Quốc gia độc lập, các tổ chức đó đều chịu rằng nhóm “Tranh đấu” có nhiều trí thức “cỡ”. Họ mưu chước có thừa; họ sẵn thành kiến sâu sắc với “Đệ tam”, cho nên tuy tham gia biểu tình 25 tháng 8, họ có thể và chắc chắn đã lo quy tụ các tổ chức hay cá nhân nào chống chính quyền cách mạng mà họ đã bắt đầu nói xấu là “Chính quyền Kerensky”, nghĩa là chính quyền tư sản cần phải đánh đổ. “Tranh đấu” không hoặc chưa tổ chức lực lượng vũ trang riêng biệt, chỉ mới lo khôi phục tổ chức chính trị, nhưng đã tích luỹ súng đạn khá nhiều, hàng trăm cây. Trớ trêu là Huỳnh Văn Phương từ 1930, từ ở Pháp là bạn của tôi, anh ấy là chú của Huỳnh Tấn Phát, còn Hồ Vĩnh Ký là bạn của Thạch. Hồ Vĩnh Ký phụ trách công an của Nhật ở Nam Kỳ. Sau 25 tháng 8 năm 1945, chúng tôi phát hiện ra là ngay nhà bà Ký có chứa nhiều súng đạn.
(e) Bình Xuyên thì không thành một tổ chức gì. Có năm, ba Bình Xuyên trong cái tên chung đó. Tôi chơi với hầu hết các thủ lĩnh nhóm Bình Xuyên: Ba Dương (và em là Năm Hà), Tám Mạnh, Bảy Viễn, Mười Trí; mỗi nhóm có địa bàn, có hàng trăm người, có vũ khí khá nhiều, thậm chí có liên thanh và đại bác nhỏ nữa, không biết họ đánh cắp ở đâu. Chúng tôi có đường lối chính sách riêng đối với Bình Xuyên khác với đường lối chính sách đối với các tổ chức chính trị, quân sự vốn thân Nhật. Bình Xuyên không thân Nhật bao giờ, mà hồi 1940, thì nhiều nhóm có hợp tác bước đầu với Đảng Cộng sản. Có anh em chê tôi là “hủ Nho”, nhưng tôi vẫn cho rằng phải phân biệt bạn cũ, bạn mới, bạn xa, bạn nhất thời, bạn lâu dài. Chớ sao?
– Như vậy, ngoài những lực lượng vũ trang được Xứ uỷ tổ chức thì ở Sài Gòn, ở Nam Bộ còn nhiều lực lượng vũ trang khác xuất hiện nhất là từ sau 9 tháng 3 năm 1945. Số lượng tổng cộng của họ ước tính trên dưới bốn mươi ngàn, số vũ khí của họ là một điều bí mật. Có thể là không bao nhiêu nên họ không phô trương, cũng có thể là không phô trương để bọn tôi tưởng đâu là nhiều. Bọn tôi e sợ có lý, có lý để lo ngại. Vì lịch sử đấu tranh từ cổ chí kim, lịch sử cách mạng hiện đại đều dạy rằng các lãnh tụ đã phục vụ một đế quốc này thì dễ dàng phục vụ một đế quốc khác. Làm cách mạng, phải dám tin mà cũng phải biết ngờ. Tin thì chủ yếu là tin nhân dân, quần chúng; ngờ, chủ yếu là ngờ những tay có lịch sử tráo trở, sớm đầu tối đánh, ích kỷ hại nhân. Nếu bị ám ảnh bởi nghi ngờ, sẽ không còn chơi với ai được, hoá ra cô độc, bất lực. Tin lắm, không biết ngờ, thì không đoán trước được những khả năng tai hại, thì cũng như là tự tử. Tôi, các bạn của tôi, đảng của tôi không hề nghi ngờ lòng yêu nước của nhân dân ta là đa số thành viên của các tổ chức trên. Còn lãnh tụ phần nhiều của các tổ chức đó thì tôi đã trực tiếp: Trần Quang Vinh, Huỳnh Phú Sổ, Lê Kim Tỵ, Ngô Đình Đẩu, Nguyễn Hoà Hiệp, Ba Dương, Tám Mạnh, Mười Trí, Bảy Viễn, v.v… Tôi cũng có bạn thân bí mật làm việc với họ lâu nay nên tình ý của họ tôi không xa lạ lắm. Tôi tin rằng có ngày, không xa lắm, hoạt động của bọn Pháp sẽ ra sức chia rẽ họ với tụi tôi. Nhưng vấn đề chính đối với tụi tôi là làm sao cho những người lính, những người dân cầm súng, hay cầm gậy trong hàng ngũ của họ nhận thức được rằng họ là quân của chính phủ cách mạng, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập tự do, chống đế quốc thực dân, chống tất cả các cá nhân hay tổ chức nào đối lập với chính phủ cách mạng. Các lãnh tụ có thể là bạn lâm thời hay lâu dài, có thể là bạn gần hay bạn xa, nhưng anh em binh lính, chiến sĩ chắc phải là bạn lâu dài, gần gũi với ta.
– Cho nên, tôi mới sớm có quyết định thành lập “Dân quân cách mạng” (Dân quân cách mạng chứ không phải là quân đội chính quy).
– Có người bảo: nên giải tán tất cả các tổ chức quân sự và nửa quân sự kia đi có hơn không, để đó mà mang theo chỉ càng thêm tội, thêm cực, thêm nguy, có ích gì? Tôi không nghĩ như vậy.
– Ra lệnh giải tán thì đơn giản nhất, mau chóng nhất. Nhưng liệu có giải tán được không? Lâu nay mình có tổ chức họ đâu, mình có nuôi ăn may mặc cho họ đâu? Nay họ muốn chạy lại mà mình xua họ ra thì gây ác cảm ngay, họ sẽ nói mình không phải là chính phủ của họ nữa. Họ sẽ dễ dàng nghe theo những lãnh tụ vốn không ưa thích ta. Họ cứ tồn tại như bấy lâu nay thì mình làm sao? Đem quân lại giải tán họ? Họ có phải tay không, tay trắng đâu mà dễ dàng giải tán họ? Sao không dùng lực lượng yêu nước của nhân dân mình đánh với thực dân, mà lại bắt đầu bằng sự xung đột giữa người Việt Nam với nhau để đế quốc nó lợi dụng cấp kỳ? Giải tán không phải là một cách hợp lý, hợp tình để giải quyết vấn đề. Hợp tác, hợp tác có điều kiện tối thiểu, mới đúng; điều kiện đó là tuân theo lệnh của chính phủ cách mạng và chống thực dân, chống bọn phá hoại cách mạng. Binh lính của các đảng phái đều tán thành (người ta sẽ thấy nhiều biểu hiện đẹp của sự tán thành đó).
Cho nên, tôi dùng “Dân quân cách mạng” làm hình thức hợp tác, thống nhất các lực lượng quân sự dưới một quyền chỉ huy thống nhất còn lỏng lẻo (và khi ấy không thể không lỏng lẻo được). Song, phải hiểu đây là “dân quân”, “dân quân cách mạng”, chưa phải là quân chính quy; cái tên đó đúng hay không đúng là một vấn đề khác, nhưng việc không giải tán mà chịu hợp tác là cách giải quyết ổn nhất, đúng nhất khi ấy, để ta có thời giờ và điều kiện mà chỉnh đốn, mà gỡ rối, tránh sự bất bình, tránh sự xung đột, cố tạo sự đoàn kết hết sức cần thiết trong cái thế “thập bát phản vương” hay “Xuân thu chiến quốc” này.
Sao gọi là “sư” được không? Có lẽ nếu hồi đó tôi biết lấy chữ “binh đoàn” thì đúng hơn, song hồi đó không ai tìm ra được chữ ấy. Vả chăng, một lực lượng vũ trang hay bán vũ trang đông chín, mười ngàn, hay mười lăm, hai mươi ngàn thì gọi là “sư” không đáng hay sao? Nó hỗn tạp? Vâng! Nhưng nó đông đúc lắm. Có ở Sài Gòn lúc ấy mới biết. Chẳng những họ báo cáo như vậy, mà ở Norodom, ở Charner, họ xếp thành đội ngũ không phải thưa thớt lắm đâu! Bọn tôi (và chánh quyền ta) chưa cho họ kilôgam gạo nào, thước vải nào, chiếc cam nhông nào, họ đã có rồi; và họ tuyên bố ủng hộ chính phủ, ta đưa tay ra cho họ, chẳng hơn là xua đuổi họ hay sao? Vả lại bọn tôi, lúc ấy mới có mấy ngày, mấy tuần lễ, để tìm hiểu và để đặt ra kế hoạch chỉnh đốn quân lực cách mạng, thì Pháp đã đánh rồi; non ba tuần và trong lúc mọi việc mới bắt đầu thì làm được gì? Sao không thấy cho cái điều kiện thời gian quá ngắn ngủi đó? Bọn tôi đâu có chiếc đũa thần? Hỏi những ai cười tôi, nói xiên nói xỏ tôi: anh hãy đặt mình vào chỗ anh Giàu khi ấy, anh sẽ làm được gì hay hơn, tốt hơn nào? Dốt mấy về chính trị cũng biết rằng Đảng Cách mạng phải nắm lực lượng vũ trang thì lực lượng vũ trang mới vững, mới đứng về phía nhân dân, mới tác chiến được, không thì nó sẽ lung tung vô kỷ luật, cướp phá nhân dân, mới tác chiến được, không thì nó sẽ lung tung vô kỷ luật, cướp phá nhân dân nhiều mà chống giặc ít, hoặc tan rã mất, hoá thành lưu manh bất trị. Nhưng trong cái thế có hàng mấy vạn người ghép thành đơn vị của các phái, họ thành lập trước ta nữa, thì làm sao anh nắm được họ trong vài ba tuần? Vài ba tháng? Nếu mình tổ chức đơn vị vũ trang mà phức tạp như vậy thì mới đáng chê, đáng trách, đáng cười chớ? Họ sẵn có, họ chạy lại ta, ta đuổi họ sao? Ta giải tán họ sao? Mà làm sao giải tán êm ả được? Họ chống lại lệnh giải tán thì anh làm sao? Mà địch thì ở trước mặt anh, anh muốn thêm thù chớ không muốn thêm bạn sao? Phải tìm cách bắt tay nhau là thượng sách, rồi sẽ giải quyết lần các vấn đề.
Tôi xin kể lại một câu chuyện thật để nói lên rằng sự công nhận “Dân quân cách mạng” có ảnh hưởng tốt cho cách mạng, ít nhất là ở lúc đầu:
– Sau khởi nghĩa, Huỳnh Văn Nghệ lãnh của tụi tôi một số tiền lớn đi Xiêm để mua súng đạn. Nghệ đi được vài hôm thì Pháp đánh Sài Gòn. Tôi xuống đóng tổng hành dinh ở Bình Điền. Một hôm, Nghệ trở lại báo cáo: bị ăn cướp Cao Miên lấy hết tiền rồi và xin chịu kỷ luật. Tôi nghĩ ngợi một lúc rồi nói: Kỷ luật thì sau sẽ tính, còn bây giờ thì chú hãy về Biên Hoà, vừa góp phần chỉnh đốn lực lượng quân sự ở đó, ở đó bây giờ có Vũ Tam Anh, Lương Văn Tương mà tôi chưa biết rõ, chưa dám tin cậy. Chú vừa lo xây dựng lại chiến khu Tân Uyên, mà ta đã làm hồi đầu năm, rồi bỏ dở. Nghệ lãnh lệnh ra đi có giấy biệt phái của tôi. Nghệ đi ngay lên Chợ Lớn, đâu chừng một giờ thì trở lại, báo cáo:
– Đây, cái áp phích mới dán, hồ còn ướt của Dương Văn Giáo tự xưng “Chủ tịch Chính phủ Dân quốc lâm thời”, nói rằng Chính phủ Việt Minh đã chạy trốn hết rồi, bây giờ nó lập chính phủ Dân quốc để thương lượng với Đồng minh!
(Theo yêu cầu của Nghệ) tôi liền ký lệnh bắt Dương Văn Giáo vì tội phản quốc; lệnh cho Nghệ có quyền khi cần thì trưng dụng lực lượng vũ trang địa phương. Nghệ trở lên Chợ Lớn với một lái xe và một chiến sĩ. Đến trường đua Phú Thọ, đường lên ngã tư Bảy Hiền, từ xa Nghệ thấy xe Dương Văn Giáo chạy trước! May quá! Chưa tìm mà đã gặp. Nghệ rượt theo. Lên Bà Chiểu, vào đường Cây Quéo; vào một khuôn vườn có nhà rất lớn; cơ quan hang ổ của Giáo. Giáo thuộc đệ nhị sư đoàn (Cao Đài). Ngoài ngõ, một tiểu đội canh gác, súng ống đầy đủ. Nghệ liền lấy thêm quân ở Gò Vấp trở lại ngay nói với tiểu đội canh gác:
– Tôi là phái viên của Uỷ viên trưởng quân sự Trần Văn Giàu, có giấy tờ đây, tôi tới đây để bắt một người phản quốc vừa mới chạy vào trong này; các đồng chí có phải là Dân quân cách mạng của chính phủ không?
– Phải!
– Vậy các đồng chí xem lệnh của đồng chí Uỷ viên trưởng quân sự Trần Văn Giàu. Các đồng chí có cùng tôi vào bắt tên phản quốc kia không?
– Có chớ!
– Vậy chúng ta vào!
Nghệ vào sân gặp Giáo, thì Giáo liền nói:
– Nghệ! Sao mày dẫn xác đến đây nạp mạng cho tao? (Nghệ và Giáo có thâm thù từ Băng Cốc, ở đó Nghệ ám sát Giáo nhưng không thành).
Nghệ liền đáp: “Tao được lệnh của Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Trần Văn Giàu đến đây bắt mày vì tội phản quốc”.
Rồi Nghệ hô lên: “Các đồng chí bắt tên này!”. Anh em dân quân cách mạng bắt Giáo, trói bỏ lên xe của Nghệ. “Chính phủ Dân quốc” của Dương Văn Giáo chỉ sống có một ngày! Nghệ với vài ba anh dân quân chạy xe thẳng về Gò Vấp, nộp Dương Văn Giáo cho Quốc gia tự vệ cuộc do Tạ Văn Hảo chỉ huy. Hôm sau, tôi đi Biên Hoà để chính thức thành lập Uỷ ban kháng chiến miền Đông, ghé Gò Vấp; đồng chí Tạ Văn Hào báo cáo đầu đuôi vụ Dương Văn Giáo “bị bắt tại trận đang phạm tội phản quốc”.
Đó không phải là một trường hợp lẻ tẻ: Dân quân cách mạng phần đông trung thành với lời thề ngày 2 tháng 9, ủng hộ chính phủ cách mạng, thi hành mệnh lệnh của chính phủ dân chủ cộng hoà.
Cách mạng thành công, tôi để phần lớn thì giờ lo việc xây dựng lực lượng vũ trang, gồm cả việc xây dựng sư đoàn 1 mà tôi trực tiếp chỉ huy và các đội dân quân của Công đoàn, của Thanh niên do nhóm Nguyễn Lưu, nhóm Huỳnh Văn Tiểng phụ trách. Lực lượng vũ trang bên Quốc gia tự vệ cuộc thì có anh Bảy Trấn lo, Trấn lấy người của Tổng Công đoàn mà tổ chức. Bên công an, cảnh sát thì có đại ca Hành và Marcel Tươi đứng đầu. Tất cả đều xây dựng lực lượng vũ trang đủ các loại: chính quy, dân quân, tự vệ chiến đấu; những đơn vị này, binh chủng này thì Đảng tổ chức nắm khá chắc, tinh thần chiến đấu khá cao, kỷ luật khá chặt chẽ. Khi ấy, liền sau ngày 25, nhân danh là uỷ viên phụ trách quân sự, tôi có ra bản hiệu triệu như sau, (hiện còn in trên báo Sài Gòn số ra ngày 28 tháng 8), bản ấy nay đọc lại, thấy biểu lộ khá rõ một số ý kiến của tôi về vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang bấy giờ; không đến nỗi sai lắm:
“Quốc dân!
Toàn thể nước Việt Nam đang trở thành một nước Cộng hoà dân chủ.
Việt Minh đã nắm quyền trong hầu hết các nơi.
Chỉ huy của Chính phủ Trung ương Việt Nam.
Chúng ta muốn độc lập, tự do.
Chúng ta phải có sức mạnh để bênh vực độc lập và tự do ấy, để bảo vệ non sông gấm vóc bằng chí hy sinh vô tận của hàng chục triệu con dân đất Việt.
Thay mặt cho Uỷ ban hành chánh Nam Bộ để sáng lập và chỉ huy “Dân quân cách mạng”, chúng tôi tuyên bố:
1. Giải tán những đoàn thể quân sự và bán quân sự phát xít hay có ý giúp chế độ thuộc địa phục hồi.
2. Nhập tất cả các đoàn thể quân sự và bán quân sự có nhiệt tâm tranh đấu cho Việt Nam độc lập, dân chủ, vào hàng ngũ của “Dân quân cách mạng”.
3. Mở ở Sài Gòn, Mỹ Tho, Cần Thơ mỗi nơi một phòng chiêu binh.
4. Từ nay quân đội trương cờ đỏ sao vàng.
5. Các tư nhân có binh khí tân thời hãy đem hiến cho chính phủ để chính phủ võ trang cho quân đội.
6. Các đảng cướp hãy tự giải tán, tự đem nạp súng đạn cho chính quyền cách mạng và hãy tự sửa mình.
Đồng bào!
Hãy ủng hộ dân quân cách mạng!
Cựu binh sĩ! Hãy nhập ngũ dưới cờ của Việt Minh. Đây là giờ phút chúng ta có Tổ quốc thương yêu để phụng sự, tận tâm; chúng ta xem tánh mạng nhẹ hơn lông, chúng ta đặt độc lập, tự do của quốc dân lên trên quyền lợi của cá nhân, đảng phái”.
Bản hiệu triệu này được phát ra rộng rãi, nhất là trong các tổ chức quân sự và bán quân sự, được thảo luận sôi nổi. Và từ hôm ấy, cờ của các đảng phái lần lượt được thay thế bằng cờ đỏ sao vàng ở tất cả những nơi đóng quân, dẫu là của Cao Đài, Hoà Hảo. Một bước tiến. Việc đăng ký các tổ chức vũ trang và bán vũ trang bắt đầu có những khó khăn, vấp váp đối với số đông; ai cũng tính giữ thế, giữ miếng, sao khỏi? Nhất là lúc đầu.
1 Lagrandière: sau đổi thành đường Gia Long, nay là Lý Tự Trọng.
2 11e RIC (11ème Régiment d'Infanterie Coloniale): Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa số 11. Thành 11e RIC: trại lính sau gọi là "caserne Martin des Pollières, nằm ở giữa các đường Lê Duẩn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Thị Minh Khai.
3 Miche: nay là đường Phùng Khắc Khoan.
4 Galliéni: nay là Trần Hưng Đạo.
17-2-11
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...