. .

Friday, March 11, 2011

Ông Trịnh Xuân Tùng bị đánh chết ở Hà Nội, 28/2/2011

...Sau hơn một tuần nhập viện trong tình trạng bị chấn thương cổ do bị công an Nguyễn văn Ninh phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đánh, ông Trịnh Xuân Tùng đã qua đời vào ngày hôm qua tại bệnh viện Việt Đức...
Trung tá công an Nguyễn văn Ninh đánh gẫy cổ dân đến chết
Ông Trịnh Xuân Tùng bị đánh chết ở Hà Nội, 28/2/2011
Khánh An, phóng viên RFA, Bangkok
2011-03-09
 - Sau hơn một tuần nhập viện trong tình trạng bị chấn thương cổ do bị công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đánh, ông Trịnh Xuân Tùng đã qua đời vào ngày hôm qua tại bệnh viện Việt Đức.
[audio=http://www.archive.org/download/CongAnDanhDanGayCo/03092011-Policeman-beats-a-citizen-causing-spinal-cord-injury-and-death.mp3]
... rồi bố em cũng chấp nhận sai và xin nộp phạt 100.000 đồng, nhưng ông ấy không chịu và đòi 150.000 đồng
Source DanTri.com
Bị đánh gẫy 2 đốt sương cột sống vùng cổ ông Trịnh Xuân Tùng đã mất sau gần bảy ngày cầm cự
Nguyên nhân tử vong được xác định là do chấn thương cột sống gây ra liệt tứ chi dẫn đến liệt hô hấp.
Theo thông tin từ người dân, vụ xô xát giữa công an và ông Tùng xảy ra vào trưa ngày 28/2, do ông Tùng bị công an chặn phạt vì đã gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại trong khi đi xe ôm.
Khánh An hỏi chuyện chị Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, và được chị kể lại sự việc:

Đánh dân tàn bạo xong xích vào gốc cây

Chị Kim Tiến: Bố em chết oan, chị ạ! Oan không biết tỏ cùng ai. Chỉ vì là hôm đó bố em đi xem ôm ra bến xe Giáp Bát để đi vào Nam. Bố em bảo ông xe ôm dừng xe lại để bố em lấy điện thoại gọi cho một người bạn. Bố em vừa gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại cho bạn thì ông trung tá công an tên Nguyễn Văn Ninh ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, đã ra bắt giữ xe và hẹn chiều quay lại.
Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.
Chị Trịnh Kim Tiến
Ông Trịnh Xuân Tùng khi vừa được chuyển từ bệnh viện Bạch Mai đến bệnh viện Việt Đức
Vì thương tích quá nặng ông Trịnh Xuân Tùng được chuyển từ bệnh viện Bạch Mai đến bệnh viện Việt Đức. Source danlambao.com
Buổi chiều, bố em và ông xe ôm quay lại để nộp phạt thì ông xe ôm cãi là ông ấy đúng chứ không sai, ông không có trách nhiệm nộp phạt như vậy, nhưng bên công an không chịu. Thế là hai bên xảy ra cãi vã. Ông công an lao vào bóp cổ ông xe ôm. Khi ông ấy bóp cổ ông xe ôm như vậy thì bố em có gỡ tay ông ấy ra và bảo: “Ông là công an mà ông lại bắt dân, đánh người như thế à?”, rồi bố em cũng chấp nhận sai và xin nộp phạt 100.000 đồng, nhưng ông ấy không chịu và đòi 150.000 đồng.
Sau đó hai bên giằng co và chẳng may tay bố em vung phải mặt ông ấy, thế là ông ấy dùng dùi cui và đồ vật cứng đập bố em. Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.
Khánh An: Vậy đến khi nào thì gia đình chị biết chuyện?
Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…
Chị Trịnh Kim Tiến
Chị Kim Tiến: Bị vào khoảng 3 giờ, tầm 4:30 – 5 giờ gia đình em biết chuyện xuống đấy để xin cho bố em được đi khám và hỏi tình hình, nguyên nhân sự việc. Khi gia đình em đến, em có vào và xin cho bố em đi khám, nhưng công an phường Thịnh Liệt nhất định không cho bố em đi khám. Mãi đến tận 9:30, khi tình hình của bố em trở quá nặng, người ta mới cho bố em đi khám. Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…

Van xin cũng không được

Khánh An: Khi gia đình chị xuống gặp bác ở công an phường, chị thấy dấu hiệu bên ngoài của bác như thế nào?
Chị Kim Tiến: Bố em lúc đấy vẫn bị còng.  Hai chân hai tay buông xuống, ngồi ở ghế, trong tình trạng rất đau đớn. Bố em kêu lên là “Con ơi, cho bố đi khám. Bố đau lắm rồi, bố muốn đi khám con ơi. Bố liệt hết hai chân hai tay rồi”. Mà em đã van xin các anh là cho bố em được đi khám vì tình hình bố em rất nguy cấp rồi, nhưng các anh đều không cho đi.
Em xuống dưới đó 3 lần, lần nào em cũng xin cho bố em đi. Đến lần thứ 3, em và cô em xuống mang phở cho bố em ăn nhưng các anh ấy nhất định không cho em mang phở vào cho bố em ăn. Khi gia đình xin cho bố em đi khám thì các anh ấy trả lời thế này: “Bây giờ phường đang rất đang có rất nhiều chuyện để giải quyết, không có thời gian để giải quyết vụ việc
Dù được tận tình cứu chữa nhưng ông Trịnh Xuân Tùng đã không qua khỏi
Dù được tận tình cứu chữa nhưng ông Trịnh Xuân Tùng đã không qua khỏi. Source VietGiaiTri.com
này. Cái gì cũng phải có trật tự theo thời gian. Đến khi nào phường giải quyết xong việc, gia đình có nhu cầu thì sẽ cho đi”.
Gia đình em còn yêu cầu là có thể cho người của phường đưa đi cùng cấp cứu nhưng mà các anh ấy nhất định không cho đưa đi cấp cứu.
Bố em lúc đấy vẫn bị còng.  Hai chân hai tay buông xuống, ngồi ở ghế, trong tình trạng rất đau đớn. Bố em kêu lên là “Con ơi, cho bố đi khám. Bố đau lắm rồi, bố muốn đi khám con ơi. Bố liệt hết hai chân hai tay rồi”. Mà em đã van xin các anh là cho bố em được đi khám vì tình hình bố em rất nguy cấp rồi, nhưng các anh đều không cho đi.
Chị Trịnh Kim Tiến
Cô em và em có nói là: “Bây giờ anh tôi, bố tôi đang trong tình trạng hết sức nguy kịch như thế này, nếu như các anh không cho bố tôi đi cấp cứu, bố tôi có vấn đề gì các anh thì các anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nhưng các anh ấy vẫn không cho đi.
Trước khi em đi, em có hỏi bố em rất to là “Bố ơi, bố có đau không?”, bố em trả lời “Có, bố đau lắm”. “Bố có muốn đi viện để khám không?”, bố bảo “Bố liệt hết rồi, cho bố đi khám đi”, nhưng các anh ấy vẫn làm ngơ không cho bố em đi. Khi bố em đau quá, bố em khát nước, lúc đấy là bố em ngã ra và người ta phải đỡ bố em nằm lên ghế, thì lần thứ hai, bố em bảo là “Đỡ tôi dậy đi, cho tôi uống ngụm nước”, thì cái người đánh bố em – ông trung tá Nguyễn Văn Ninh - bảo rằng “Đỡ vài cái vả ấy!”.

Bị đánh gẫy cổ đến chết

Khánh An: Rồi sau khi đi bệnh viện thì tình hình sức khỏe bố chị ra sao?
Chị Kim Tiến: Tình hình bố em ngày càng trở nặng, đến 9:30 mới được đưa đi cấp cứu. Bệnh viện Bạch Mai chụp chiếu và cho biết là xương có vấn đề ở cổ. Đến ngày mùng 1 thì bệnh tình của bố em càng ngày càng nặng, bụng cứ trướng lên dần và đau đớn. Gia đình em phải chuyển bố em vào bệnh viện Việt Đức.
Người ta báo với gia đình em là tình hình bố em hết sức nguy cấp, có thể đi bất cứ lúc nào vì bây giờ liệt hết tứ chi rồi, gây ra liệt hô hấp, gây suy hô hấp và có thể bị sốc tủy, sẽ đi bất cứ lúc nào. Gia đình hoảng loạn làm đơn đi khắp nơi để cấp cứu nhưng chưa nhận được quyết định gì.
Tình hình bố em ngày càng trở nặng, đến 9:30 mới được đưa đi cấp cứu. Bệnh viện Bạch Mai chụp chiếu và cho biết là xương có vấn đề ở cổ. Đến ngày mùng 1 thì bệnh tình của bố em càng ngày càng nặng, bụng cứ trướng lên dần và đau đớn.
Chị Trịnh Kim Tiến
Sau đó, ông phó công an có xuống trực tiếp làm việc và nhờ giáo sư Thạch mổ cho bố em. Nhưng trước và sau khi mổ, giáo sư và các bác sĩ đều khẳng định là bố em có nguy cơ tử vong rất cao, sẽ đi bất cứ lúc nào. Gia đình em đang đợi phía bên nhà chức trách phải có câu trả lời với gia đình em.
Khánh An: Xin chị cho biết sau khi vụ việc xảy ra, chính xác là gia đình chị đã gửi đơn kiện vào ngày nào?
Chị Kim Tiến: Chính xác là gia đình em gửi đơn vào ngày mùng 2.
Khánh An: Vụ việc xảy ra vào ngày 28 phải không?
Chị Kim Tiến: Ngày 28. Bị bắt đánh từ trưa, đến 5 giờ, 9 giờ người nhà xin không cho đi. Mãi đến 9:30 – 10 giờ, khi bệnh tình quá nặng mới cho đi. Và thêm một vấn đề nữa là khi người ta không có sức phản kháng, liệt hết rồi mà khi đưa vào viện vẫn còng số 8.
Khánh An: Và trong thời gian ông Tùng nằm viện thì có ai đến thăm không, phía cơ quan công an đấy?
Chị Kim Tiến: Khi người ta chết đi rồi thì phía cơ quan mới có 1, 2 người xuống, chứ trước đấy thì không một ai hỏi thăm gì ạ.
Ngày 28. Bị bắt đánh từ trưa, đến 5 giờ, 9 giờ người nhà xin không cho đi. Mãi đến 9:30 – 10 giờ, khi bệnh tình quá nặng mới cho đi. Và thêm một vấn đề nữa là khi người ta không có sức phản kháng, liệt hết rồi mà khi đưa vào viện vẫn còng số 8.
Chị Trịnh Kim Tiến
Khánh An: Như vậy, sau khi gia đình chị gửi đơn kiện vụ việc công an đánh người thì đã có trả lời gì từ phía các cơ quan chức năng chưa?
Chị Kim Tiến: Từ ngày 28 đến hôm nay là 9 ngày, thì đến tận ngày hôm kia, trước ngày bố em hấp hối thì chiều tối ngày hôm ấy, 8 giờ tối, cơ quan công an mới có quyết định khởi tố vụ án. Vụ việc hết sức nghiêm trọng nhưng đến 8 giờ tối cơ quan công an mới quyết định khởi tố vụ án và không có quyết định khởi tố bị can. Bây giờ thì đã có quyết định khởi tố bị can nhưng không báo rõ ngày giờ là bao giờ mới khởi tố bị can ra tòa được, mà phải đợi tước danh hiệu của Nguyễn Văn Ninh rồi mới có lệnh bắt giữ.
Sự việc rành rành, nhân chứng có, bằng chứng có, tất cả mọi việc đầu rõ ràng, tại sao bây giờ không khởi tố được bị cáo mà phải đợi tước các thứ thì rất lâu. Không biết ngày nào, tháng nào bố em mới được giải oan. Bây giờ bố em đã nằm đấy rồi, mổ xẻ các thứ để khám nghiệm tử thi rồi, không hiểu ngày nào bố em mới được yên mồ? Bây giờ đang chờ đợi phía bên công an giải quyết cho gia đình em. Gia đình em oan quá mà không biết kêu ai!
Khánh An: Vâng, cảm ơn chị đã dành chút thời gian để trả lời Đài Á Châu Tự Do. Một lần nữa, xin thành kính chia buồn cùng gia đình chị.
-----------------------------
Ðám tang nạn nhân bị công an đánh chết
Người Việt, Wednesday, March 23, 2011 8:03:25 PM

Ông Trịnh Xuân Tùng được chôn ở quê nhà


HÀ NỘI (TH) - Ông Trịnh Xuân Tùng, nạn nhân bị trung tá công an phường Thịnh Liệt ở Hà Nội đánh gãy xương cổ rồi chết ít ngày sau đó, đã được gia đình an táng ở quê nhà hôm Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011.

Cảnh sát công an sắc phục, dân phòng và mật vụ mặc thường phục đứng dày đặc trên đường phố trong lúc hai nhạc công thổi kèm đánh trống trước nhà quàn Thanh Nhàn. (Hình: Dân Làm Báo)


Quê ông Tùng ở thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín. Bây giờ là Hà Nội mở rộng nhưng trước kia là tỉnh Hà Ðông.
Theo tin tức trên các báo điện tử độc lập Nữ Vương Công Lý và Dân Làm Báo, thân nhân của ông Trịnh Xuân Tùng đã được thông báo kết quả giám định y khoa về nguyên nhân cái chết của ông là “ngoại lực tác động làm gãy đốt sống cổ dẫn đến liệt toàn thân” và gây nên cái chết đau đớn oan ức của ông.

Cáo phó ông Trịnh Xuân Tùng qua đời dán ở nơi công cộng. (Hình: Dân Làm Báo)


Theo Dân Làm Báo, đám ma khá đông người nhưng có đến một phần ba là công an, trà trộn để giám sát và lèo lái tang lễ theo chủ đích của nhà cầm quyền. Một phần ba là tang quyến và một phần ba là giáo dân Công Giáo, dân oan khắp nơi kéo về Hà Nội khiếu kiện đến chia buồn, phúng viếng.
Vì bị khống chế, điếu văn đọc trong tang lễ chỉ được nói là “tai nạn” chứ không được nói rõ và chính xác là bị công an dùng dùi cui đánh ông Tùng gãy cổ đến chết. Ðám tang di chuyển từ nhà quàn Thanh Nhàn, ngang qua nhà ông, bến xe Giáp Bát về tới nghĩa trang ở thôn Tử Dương cũng đều nằm trong sự khống chế của Công an.
Ông Tùng là trụ cột của gia đình gồm vợ, hai con gái và một mẹ già 80 tuổi. Trung tá Công an Nguyễn Văn Ninh của phường Thịnh Liệt, chỉ vì tranh cãi số tiền phạt 150,000 đồng, mà dùng dùi cui đánh ông Tùng gãy xương cổ, làm liệt toàn thân trưa ngày 28 tháng 2, 2011 ở bến xe Giáp Bát.

Linh cữu ông Trịnh Xuân Tùng tại nhà quàn. (Hình: Dân Làm Báo)

Sau khi đánh ông Tùng gục xuống đất không cục cựa được nữa, Ninh vẫn còng ông vào gốc cây rồi lôi về còng tiếp ở trụ sở công an phường Thịnh Liệt. Ngoài ông trung tá Ninh đánh bằng dùi cui, một đám dân phòng cũng hùa vào đánh, đá hội đồng.
Vợ con ông nghe tin vội đến cùng với ông van lậy xin đưa đi bệnh viện cấp cứu còn bị nhiếc mắng. Con gái ông mua phở đút cho ông ăn cũng không cho. Mãi đến 9 giờ 30 tối thì công an mới cho vợ con ông đưa ông đi bệnh viện Bạch Mai trong khi vẫn bị còng. Thấy trường hợp quá nặng, gia đình lại chuyển ông sang bệnh viện Việt Ðức để giải phẫu.
Thương tích quá trầm trọng, ông Trịnh Xuân Tùng đã qua đời khoảng 6 giờ 25 phút sáng ngày Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011.

Thân nhân ông Tùng thương khóc. (Hình: Dân Làm Báo)

Không kể các địa phương khác, chỉ từ đầu năm ngoái đến nay, đã có 3 người bị công an đánh chết ở ngay thủ đô Hà Nội.
Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi, bị công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đập vỡ sọ chết ngày 21 tháng 1, 2010.
Ngày 8 tháng 6, 2010, Nguyễn Phú Trung, 41 tuổi, bị hai công an xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, dùng gùi cui điện còng số 8 và gậy gỗ đánh đến chết. Xác ông Trung đã bị bỏ ở ven đường quốc lộ 6A thuộc thôn Tiến An, xã Thủy Xuân Tiên.
Cả hai vụ vừa kể, người ta không hề biết chế độ Hà Nội “xử lý” ra sao. Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh mới bị tạm giam và “khởi tố bị can” chứ chưa thấy bị qui cho tội gì.

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...