. .

Wednesday, May 25, 2016

Tổng Thống Obama đề cập vấn đề nhân quyền liên quan đến Việt Nam

by By Carol E. Lee, The Wall Street Journal, Updated May 24, 2016 11:23 a.m. ET, giờ Hoa Kỳ <==> 11:00 PM giờ Vietnam / Lê Tùng Châu dịch May 25, 2016 7:21 PM, giờ Vietnam

Barack Obama Voices Human-Rights Concerns in Vietnam by Carol E. Lee

Tổng Thống Obama đề cập vấn đề nhân quyền liên quan đến Việt Nam - Lê Tùng Châu dịch

Chỉ một ngày sau khi kêu gọi một kỷ nguyên bang giao mới, Tổng Thống Barack Obama lại gia tăng lời chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam sau sự việc vào thứ Ba khi Hà Nội cấm cửa một số nhà bất đồng chính kiến vốn đã được mời gặp ông từ trước.

Các quan chức Nhà Trắng cho hay họ đã được thông báo vào tối hôm thứ Hai rằng có ba cá nhân sẽ không được dự trong cuộc gặp mặt giữa ông Obama với một số nhân vật dẫn đầu xã hội dân sự của nước này.

Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, người có mặt trong buổi họp mặt với Tổng Thống cho biết: "Rõ ràng sự việc này bắt nguồn từ một cái gì đó rất là khó chịu ở về phía chính quyền", "Còn nhiều người khác nữa hoặc cảm thấy bị ngăn cản hoặc không cảm thấy thoải mái để đến dự cuộc họp mặt"

"Nhất định là chúng tôi đã và đang theo dõi vụ này để bảo đảm rằng tất cả những cá nhân đó có còn bị giam giữ không hoặc họ có phải chịu bất kỳ sự ngược đãi, quấy nhiễu nào nữa không", ông Rhodes nói.

Các quan chức Hoa Kỳ kể cả Ngoại trưởng John Kerry, đã cố gắng bất thành để khiến phía chính quyền Việt Nam hạ nhiệt. Trong bài phát biểu của mình với các phóng viên sau cuộc họp mặt, Ông Obama đã nêu lên một vấn đề để mọi người tập trung, trong đó ông đặc biệt lưu ý đến "mối quan tâm đáng kể trên các lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do hội họp, cũng như trách nhiệm giải trình minh bạch về phía chính quyền". "Vẫn còn nhiều giới quần chúng khác bị gặp nhiều khó khăn khi muốn lập nhóm hay tổ chức một cách ôn hòa dù họ không đi quá những chủ đề đã gây cho họ hết sức lo lắng", ông Obama nói.

Dư luận bất mãn về tình trạng nhân quyền thì theo dõi xem có điều gì đáng chú ý được nêu ra trong tuyên bố chung vào hôm thứ Hai giữa Tổng Thống Obama và giới chức hàng đầu Việt Nam có cả Chủ tịch Trần Đại Quang … hay không.

Ông Obama bị nhiều giới chỉ trích vì đã không thu được cam kết về nhân quyền đáng kể từ chính quyền Việt Nam trước khi quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, một sự uyển chuyển về chính sách của Hoa Kỳ do ông công bố hôm thứ Hai khi đứng bên cạnh ông Quang.

Các quan chức chính quyền Mỹ cho biết chuyến thăm ba ngày và chính sách tháo lệnh cấm vận của ông Obama đã được xếp đặt để đi theo lộ trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ.
Ông Kerry, từng là cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, mô tả chuyến thăm này như một "điểm phân giới cắm mốc" trong quan hệ giữa hai nước. Mặc dù có một ít tiến bộ về nhân quyền, "lộ trình vẫn còn ở phía trước trong khi hai bên vẫn tiếp tục làm việc trên những thực tế đang có" ông nói.

Để đạt được bang giao hoàn toàn bình thường Việt-Mỹ, trong đó hai bên vẫn phải cùng nhau hợp tác quân sự thiết cận hơn nhưng ít nhất Washington muốn nhìn thấy được Việt Nam phải tuân thủ các quy định về lao động bắt buộc khi tham gia như một thành viên của Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, các quan chức Nhà Trắng nói.

"Chúng tôi chỉ mới gỡ bỏ các rào cản đối với mối quan hệ song phương chứ chưa thiết lập được nền móng phát triển nó trên đường dài", ông Rhodes nói.

Ông Obama viện dẫn đến TPP, tâm điểm của cái gọi là chính sách tái cân bằng châu Á của ông, một chính sách mà theo đó đó sẽ tạo ra tiền đề cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tạo điều kiện hợp tác nhiều hơn giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như thúc đẩy nhân quyền.

Nhưng hiệp định thương mại TPP chưa chắc sẽ được thông qua. Các ứng viên Tổng Thống của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã lên tiếng phản đối nó, và nó đã bị Quốc hội chận lại. Không hy vọng bản Hiệp ước sẽ được đưa ra bỏ phiếu phán quyết ít nhất là cho đến sau cuộc bầu cử [Tổng Thống] vào tháng Mười Một năm nay.

Trong khi ông Obama giảm nhẹ quan tâm về nhân quyền, thì vào thứ Hai, ngày đầu tiên của chuyến thăm ba ngày, ông hùng biện trong một bài nói chuyện hôm Thứ Ba rằng chính quyền nên công nhận giới bất đồng chính kiến và chấp nhận tự do chính trị, có như thế họ mới có được sự ổn định xã hội và thịnh vượng kinh tế.

"Khi ai ai cũng có thể chia sẻ ý tưởng, truy cập Internet, tham gia các mạng xã hội không bị cấm cản thì đó mới chính là nhiên liệu cần thiết để nền kinh tế vận hành và lớn mạnh", ông Obama nói.

Một trong những nhà bất đồng chính kiến mà ông Obama đã gặp, ngôi sao nhạc pop Việt và là nhà hoạt động Mai Khôi, cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản sau cuộc họp mặt rằng đã có "công nhận chính thức cho phong trào xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam."
"Nó sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng cho đồng bào Việt Nam cũng như qua đó, cộng đồng quốc tế đánh giá cao nỗ lực của các ứng viên độc lập như tôi để có được cơ hội ứng cử vào Quốc hội," cô nói.

Các tiến triển trong quan hệ Việt-Mỹ chủ yếu được thúc đẩy bởi mối quan tâm chung của hai nước trước sự độc đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. TPP chẳng hạn, không có Trung Quốc tham gia.

Phía Trung Quốc lo ngại sự hợp tác Mỹ-Việt Nam nẩy nở hơn seẽ làm cho Hà Nội mạnh dạn hơn trong tranh chấp với Bắc Kinh về các vùng biển, đảo, đá ngầm … ở Biển Đông.

Hôm thứ Ba, Trung Quốc nhấn mạnh về lợi thế gần cận địa lý của họ với Việt Nam và không dấu diếm ý định xem xét lại việc cắt đứt quan hệ với nước láng giềng phía nam này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, 2 Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc và Việt Nam có gặp nhau vào thứ Ba tại một thủ phủ một tỉnh miền nam Trung Quốc để cùng xem xét lại những thỏa thuận đã ký kết trong năm 2009 về phân định biên giới đất liền của hai nước. Không giống như các lần trước khi tranh chấp hoặc liên tục hoặc giai đoạn có khi có cả bạo lực xung đột … về tuyên bố Biển Đông của hai bên, nay các hiệp định biên giới lãnh thổ được coi là một bước đột phá nhờ đó đã giúp thương mại và quan hệ kinh tế 2 bên phát triển mạnh.
Tầm quan trọng của cuộc họp đó, theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc và Việt Nam sẽ luôn là "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt". Hai nước sẽ nâng quan hệ lên tầm "ổn định lâu dài, láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện", bà Hua nói trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.

Như một phần trong nỗ lực để thay đổi bản chất của mối quan hệ giữa hai nước, ông Obama đã gợi nhắc công chúng về tác động của chiến tranh Việt Nam. "Quả thật cuộc chiến đã chia rẽ chúng tôi đó giờ đây đã trở thành đầu mối của sự hàn gắn" ông nói.

Cũng như trong bài phát biểu trước ông khẩn thiết yêu cầu quốc gia này thực thi nhân quyền tốt hơn nữa, nay ông Obama cũng lưu ý một số điều mà ông gọi là "thiếu sót" ở Mỹ, chẳng hạn như phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự và bất bình đẳng giới trong việc trả lương.

"Không quốc gia nào là hoàn hảo," ông Obama nói. "Chúng tôi vẫn còn có vấn đề và chúng tôi không tránh khỏi những lời chỉ trích. Nhưng tôi hứa với các bạn, tôi luôn lắng nghe mọi thứ, truy xét kỹ lưỡng mọi thứ ... nhờ đó đã giúp chúng tôi phát triển mỗi ngày càng hùng cường hơn và thịnh vượng hơn ".

-Charles Hutzler tường trình từ Bắc Kinh./ Viết thư cho Carol E. Lee: carol.lee@wsj.com

Lê Tùng Châu dịch May 25, 2016 7:21 PM, giờ Vietnam
© Copyright by Lê Tùng Châu



Nguyên Văn:

Barack Obama Voices Human-Rights Concerns in Vietnam by Carol E. Lee

HO CHI MINH CITY—President Barack Obama stepped up criticism of Vietnam’s human rights record a day after hailing a new era of relations, after Hanoi barred some political dissidents from a Tuesday meeting with him.

White House officials said they were informed on Monday night that three individuals wouldn’t attend Mr. Obama’s meeting with some of the country’s civil society leaders.

“Clearly this is something that was a source of significant discomfort from the government,” said Ben Rhodes, a deputy national security adviser who attended the meeting. “A number of people felt either prevented from or uncomfortable attending the meeting.”

“We will certainly be following up and have followed up to make sure that all of those individuals are free and are not being in any way subject to any punishment,” Mr. Rhodes said.

U.S. officials, including Secretary of State John Kerry, had tried unsuccessfully to get the Vietnamese government to relent. Mr. Obama made a point to mention the issue in his remarks to reporters after the meeting, noting “areas of significant concern in terms of freedom of speech, freedom of assembly, accountability with respect to government.”

“There are still folks who find it very difficult to assemble and organize peacefully around issues that they care deeply about,” Mr. Obama said.

The public rift over human rights followed a splashy display of unity on Monday between Mr. Obama and top Vietnamese government officials, including President Tran Dai Quang.

Mr. Obama drew criticism for failing to gain significant human rights commitments from the Vietnamese government before deciding to lift the U.S. ban on arms sales to Vietnam, a policy shift he disclosed on Monday while standing alongside Mr. Quang.

Administration officials have said Mr. Obama’s three-day visit and policy announcements were designed to pave the way for fully normalized U.S.-Vietnam relations.

Mr. Kerry, a Vietnam War veteran, described the visit as a “demarcation point” in relations between the two countries. Despite some progress on human rights, “there’s going to be a journey ahead of us while we continue to work on those things,” he said.

To achieve fully normalized relations the U.S. and Vietnam, for example, still have to establish stronger military ties, and Washington would need to see the country abide by labor provisions required in the Trans-Pacific Partnership, White House officials said.

“We have removed the barriers to this relationship but at the same time we haven’t established just how far it can evolve,” Mr. Rhodes said.

Mr. Obama cited TPP, a centerpiece of Mr. Obama’s so-called Asia rebalance, as a policy that would create economic growth in Vietnam and facilitate more cooperation among countries in Southeast Asia and advance human rights.

But the trade pact faces an uncertain future. Democratic and Republican presidential candidates have said they oppose it, and it has stalled in Congress. The accord isn’t expected to come up for a vote at least until after the November election.

While Mr. Obama played down human rights concerns on Monday, the first day of the three-day visit, he argued on Tuesday that governments that allow dissent and political freedoms are rewarded with stability and economic prosperity.

“When people can share ideas and access the Internet and social media without restriction, that fuels the innovation economies need to thrive,” Mr. Obama said.

One of the political dissidents with whom Mr. Obama met, Vietnamese pop star and activist Mai Khoi, said in a written statement afterward the meeting gave “official recognition to the movement for an independent civil society in Vietnam.”

“It sends a clear signal to the Vietnamese people that the international community highly values attempts by independent candidates like me to get into the National Assembly,” she said.

The strides in relations between the U.S. and Vietnam are largely driven by the two countries’ shared concerns about China’s growing assertiveness in the region. TPP, for instance, excludes China.

The Chinese have worried the budding US-Vietnam partnership emboldens Hanoi in its disputes with Beijing over control of islands, reefs and waters in parts of the South China Sea.

On Tuesday, China emphasized its geographic proximity to Vietnam and its professed commitment to close ties with its southern neighbor.

Vice foreign ministers from China and Vietnam met on Tuesday in a southern Chinese provincial capital to review agreements reached in 2009 that demarcated the countries’ land border, the Chinese foreign ministry said. Unlike the continuing and sometimes violent disputes over their South China Sea claims, the land border agreements were seen as a breakthrough that has helped trade and economic ties to thrive.

The significance of that meeting, according to Chinese foreign ministry spokeswoman Hua Chunying, is that China and Vietnam “will always be good neighbors, good friends, good comrades and partners.” The two countries will elevate relations “featuring long-term stability, good neighborliness and comprehensive cooperation,” Ms. Hua told a media briefing in Beijing.

As part of the attempt to shift the nature of relations between the two countries, Mr. Obama has reflected in public on the impact of the Vietnam War. “The very war that divided us became a source for healing,” he said.

As in his previous remarks imploring countries to do better on human rights, Mr. Obama also noted some of what he termed as “shortcomings” in the U.S., such as racial bias in the criminal justice system and gender disparity in pay.

“No nation is perfect,” Mr. Obama said. “We still have problems and we’re not immune from criticism. I promise you, I hear it every day. But that scrutiny…has helped us grow stronger and more prosperous and more just.”

—Charles Hutzler in Beijing contributed to this article.

Write to Carol E. Lee at carol.lee@wsj.com

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...