by Văn Lan/Người Việt, May 4, 2019
WESTMINSTER, California (NV) – Những ký ức bi thảm của người Việt trong chuyện vượt biển vừa được kể lại trong “Đêm Thuyền Nhân” tại Viện Việt Học, Westminster, vào chiều Chủ Nhật, 28 Tháng Tư, với sự tham dự của nhiều người từng bỏ xứ ra đi sau ngày 30 Tháng Tư.
Đa số người tham dự đêm nhạc là những thuyền nhân, bộ nhân năm xưa, cùng thân nhân, bạn bè quy tụ từ khắp nơi về tham dự, cùng gặp và kể nhau nghe về những chuyến vượt biển tìm tự do sau ngày tang thương của dân tộc.
Với 19 tiết mục, gồm những bài hát được ra đời sau 1975 của các nhạc sĩ sống đời viễn xứ, trong đó có những người từng là thuyền nhân, có người là tù “cải tạo,” và có người đã ra đi về miền miên viễn.
Cô Kim Ngân, phụ trách điều hành Viện Việt Học, đã làm xốn xang người tham dự khi nói lời khai mạc: “… Có những nỗi buồn, người ta có thể kinh qua, trải nghiệm mà không kể lại được. Có bút mực nào ghi hết được nỗi trầm luân thống khổ của một dân tộc? Nhân loại dù có văn minh đến đâu cũng có bề trái của nó, để rồi chính bề trái đó phải là ngọn đèn cảnh tỉnh, mà người ghi lại lịch sử có trách nhiệm phải tường trình, soi rọi. Đối với dân tộc Việt Nam, kể từ 1975, đất nước ta sản sinh những quái thai cho nhân loại. Đây là nỗi nhục cho đất nước Việt Nam, và cũng là nỗi nhục chung cho loài người.”
Tam ca Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Kim Ngân trong ca khúc “Bạn Bè Của Tôi-Chúng Đi Buôn” trong “Đêm Thuyền Nhân.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ngọc Quỳnh mở đầu với ca khúc “Lời Kinh Đêm,” nhạc Việt Dzũng, thơ Mãn Thuận. Lời nhạc như tiếng kêu cầu cứu khổ trong tăm tối biển khơi. Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc như lời mẹ buồn giữa tiếng Nam-mô, lời mẹ buồn giữa tiếng A-men, để rồi “Người buông xuôi về nơi đáy nước. Người có mộng một nấm mộ xanh. Biển ngây ngô hay biển man rợ. Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ.” Thật não nùng với lời kêu cầu có thấu trời xanh của bao sinh linh thà chết, quyết không ở lại trong ngục tù Cộng Sản!
Tiếp nối là Ban Hợp Ca Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt Học hợp ca “Mười Nghìn Ngọn Nến” sáng tác Nguyễn Tử Mỹ và “Bên Em Đang Có Ta” nhạc Trúc Hồ, lời Trầm Tử Thiêng.
Chương trình liên tiếp làm thổn thức người nghe qua những bài nhạc nói lên những khổ nạn của thuyền nhân, của các nhạc sĩ Trần Chí Phúc, Phan Văn Hưng, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Hữu Nghĩa, Hà Thúc Sinh, Nam Lộc, Lương Dân, cùng với tiếng đàn keyboard của Phạm Tú, cùng hai MC Kiều Diễm và Mỹ Hạnh, đã làm nên một đêm nhạc tràn đầy cảm xúc của tháng tưởng niệm Tháng Tư Đen.
Trong buổi mạn đàm giữa khán giả và các nhân chứng, mọi người được nghe kể lại những ký ức đau buồn của những chuyến vượt biển đầy bi thảm, những cuộc sống tạm trên đảo của những thuyền nhân năm xưa.
Tại đây, mọi người nghe ông Nguyễn Đức Bạn, trưởng trại Palawan, Philippines, nơi có khoảng 28,000 người Việt, kể về một thời bi thảm đã qua.
Ông là cựu giáo sư trung học ở Đà Nẵng, và cũng là một trưởng hướng đạo, nhờ anh em cùng góp sức lập ra một ngôi trường Việt Nam trên đảo để các cháu giữ gìn tiếng Việt, và ôn bài chuẩn bị cho việc định cư ở các nước thứ ba. Ngoài ra ông cũng lập được một nhóm hướng đạo sinh để cùng sinh hoạt, và may mắn nhất là có nhiều anh em giỏi về tiếng Anh và tiếng Pháp, tổ chức được hai trường giúp các anh em học để định cư ở Mỹ, Canada hoặc Pháp.
“Tôi ở đó khoảng 16 tháng, tổ chức được một hội cựu quân nhân, mỗi sáng tổ chức chào cờ và hát quốc ca VNCH, thật may mắn ở trại Palawan khá bình yên cho đến ngày đi định cư 1990. Nhân đây tôi cũng ngỏ lời cảm ơn người Philippines đã đối xử rất tử tế với các thuyền nhân,” ông Bạn kể tiếp.
Ban Văn Nghệ Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt Học trong hợp ca “Em Bé Và Viên Sỏi.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ông Bùi Quốc Vinh, trưởng trại Cheras, Malaysia, kể rằng sau nhiều chuyến thất bại, cuối cùng vượt biển ngay tại Vũng Tàu, rất nguy hiểm khi 21 người đi trên một ghe nhỏ. Khi bị lạc vào chỗ sình lầy, có một con cá heo cứ đi theo ghe, không biết bị lạc đường hay do ơn trên hướng dẫn, nên cứ chạy theo thì tới một giàn khoan, được cho nước uống và chỉ đi tiếp vào Malaysia. Sau đó đưa ra đảo Pulau Bidong.
“Tôi tình nguyện dạy học, và cao ủy có tổ chức huấn luyện cấp tốc cho một số người đã từng ở trường sư phạm, hoặc có khả năng Anh Ngữ. Khi chuyển qua trại Cheras, tôi được ra tòa đại sứ họp hằng tuần. Cũng có những tệ nạn ở đó, đặc biệt có một vụ một bác sĩ người Mã Lai hiếp dâm một nữ thuyền nhân, sau đó được yêu cầu ra làm chứng để truy tố,” ông hồi tưởng.
Cô Ái Liên, thuyền nhân vượt biển năm 1979, không được may mắn vào ở trong trại tị nạn, vì Malaysia lúc đó bị Cao Ủy Tị Nạn cắt trợ cấp, nên sau khi trôi dạt sáu ngày, bị cướp bóc trên biển mới đến được Malaysia, họ không nhận. Nhưng đúng lúc bị đuổi ra biển thì chiếc ghe bị sóng đánh bể tan nát, họ bắt buộc phải đưa cả nhóm vào trong rừng, sống cạnh một vũng nước.
Cô xúc động kể: “Sau hơn 20 ngày, trong đoàn bắt đầu có người bị dịch tả, sáng lên cơn sốt tối là chết, đành phải bó xác vùi thây kế bên vũng nước. Sau đó cả đoàn bị đưa lên những con thuyền phế thải, không gắn máy, Hải Quân Mã Lai kéo ra biển. Lúc đó em bị lạc bố, nên đành phải đi một mình cùng với các trẻ em. Khi bị kéo ra khơi nước ngập đến mạn thuyền, may sao có ba chiến hạm Ý do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị gởi đi vớt thuyền nhân, họ thấy nhiều xác tàu bị đốt, có nhiều người chết, và ghe em đi đang bị kéo ra khơi, nên vớt lên mang về Ý, sau bao nhiêu ngày đói khát, em bị hôn mê nặng mười mấy ngày trên tàu.”
Toàn ban ca sĩ Viện Việt Học và các thuyền nhân năm xưa trong “Đêm Thuyền Nhân.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Nói với phóng viên nhật báo Người Việt, bà Thao Nguyễn, một thuyền nhân năm xưa, nay đã 68 tuổi, kể rằng bà vượt biển năm lần không thành công suýt chết. Chuyến thứ sáu đi từ cửa biển Bình Đại, Bến Tre, thì may mắn thoát được, nhưng đau đớn thay người em trai 14 tuổi đã chết trên ghe, đành phải bỏ thây ngoài biển cả. May bà được nước Úc chấp nhận cho định cư, sau đó bà được người anh bảo lãnh sang Mỹ.
Nhớ về ký ức, bà Thao nói trong nước mắt: “Mỗi năm đến ngày 30 Tháng Tư là tôi cứ ám ảnh mãi về những đau khổ mất mát chia ly ấy, nó cũng là cơn ác mộng hằng đêm. Đau đớn về thể xác, khổ não cùng cực về tinh thần vậy mà không hiểu sao mấy ông bà người Việt mình, dù đã từng trải qua khổ nạn vượt biển mà mỗi năm cứ về Việt Nam chơi, rình rang cứ như là đi vacation vậy, háo hức vui vẻ lắm! Thiệt là mau quên quá!”
“Thuyền Nhân,” một danh từ không hề có trong tự điển loài người, chỉ ra đời khi có những người Việt Nam trốn thoát khỏi quê hương của họ. Thuyền nhân, vì cái chết của họ mà chúng ta mới được các quốc gia trên thế giới tự do mở rộng vòng tay đón nhận, để từ đó có cơ hội vươn lên làm lại cuộc đời nơi vùng đất mới.
“Thuyền nhân, do vậy đã trở thành một biểu tượng của tự do. Đêm nay, Viện Việt Học và tất cả quý vị, cùng thắp nén hương lòng cho thuyền nhân Việt Nam, và cho tất cả những người con Việt đã nằm xuống vì lý tưởng tự do,” đó là lời kết của Viện Việt Học, thay lời tạm biệt của tất cả những ca sĩ và người tham dự, trước giờ chia tay. (Văn Lan)
Cô Kim Ngân, phụ trách điều hành Viện Việt Học, đã làm xốn xang người tham dự khi nói lời khai mạc: “… Có những nỗi buồn, người ta có thể kinh qua, trải nghiệm mà không kể lại được. Có bút mực nào ghi hết được nỗi trầm luân thống khổ của một dân tộc? Nhân loại dù có văn minh đến đâu cũng có bề trái của nó, để rồi chính bề trái đó phải là ngọn đèn cảnh tỉnh, mà người ghi lại lịch sử có trách nhiệm phải tường trình, soi rọi. Đối với dân tộc Việt Nam, kể từ 1975, đất nước ta sản sinh những quái thai cho nhân loại. Đây là nỗi nhục cho đất nước Việt Nam, và cũng là nỗi nhục chung cho loài người.”
‘Đêm Thuyền Nhân’ ký ức bi thảm của người Việt sau ngày 30 Tháng Tư
Văn Lan/Người Việt, May 4, 2019WESTMINSTER, California (NV) – Những ký ức bi thảm của người Việt trong chuyện vượt biển vừa được kể lại trong “Đêm Thuyền Nhân” tại Viện Việt Học, Westminster, vào chiều Chủ Nhật, 28 Tháng Tư, với sự tham dự của nhiều người từng bỏ xứ ra đi sau ngày 30 Tháng Tư.
Đa số người tham dự đêm nhạc là những thuyền nhân, bộ nhân năm xưa, cùng thân nhân, bạn bè quy tụ từ khắp nơi về tham dự, cùng gặp và kể nhau nghe về những chuyến vượt biển tìm tự do sau ngày tang thương của dân tộc.
Với 19 tiết mục, gồm những bài hát được ra đời sau 1975 của các nhạc sĩ sống đời viễn xứ, trong đó có những người từng là thuyền nhân, có người là tù “cải tạo,” và có người đã ra đi về miền miên viễn.
Cô Kim Ngân, phụ trách điều hành Viện Việt Học, đã làm xốn xang người tham dự khi nói lời khai mạc: “… Có những nỗi buồn, người ta có thể kinh qua, trải nghiệm mà không kể lại được. Có bút mực nào ghi hết được nỗi trầm luân thống khổ của một dân tộc? Nhân loại dù có văn minh đến đâu cũng có bề trái của nó, để rồi chính bề trái đó phải là ngọn đèn cảnh tỉnh, mà người ghi lại lịch sử có trách nhiệm phải tường trình, soi rọi. Đối với dân tộc Việt Nam, kể từ 1975, đất nước ta sản sinh những quái thai cho nhân loại. Đây là nỗi nhục cho đất nước Việt Nam, và cũng là nỗi nhục chung cho loài người.”
Tam ca Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Kim Ngân trong ca khúc “Bạn Bè Của Tôi-Chúng Đi Buôn” trong “Đêm Thuyền Nhân.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ngọc Quỳnh mở đầu với ca khúc “Lời Kinh Đêm,” nhạc Việt Dzũng, thơ Mãn Thuận. Lời nhạc như tiếng kêu cầu cứu khổ trong tăm tối biển khơi. Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc như lời mẹ buồn giữa tiếng Nam-mô, lời mẹ buồn giữa tiếng A-men, để rồi “Người buông xuôi về nơi đáy nước. Người có mộng một nấm mộ xanh. Biển ngây ngô hay biển man rợ. Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ.” Thật não nùng với lời kêu cầu có thấu trời xanh của bao sinh linh thà chết, quyết không ở lại trong ngục tù Cộng Sản!
Tiếp nối là Ban Hợp Ca Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt Học hợp ca “Mười Nghìn Ngọn Nến” sáng tác Nguyễn Tử Mỹ và “Bên Em Đang Có Ta” nhạc Trúc Hồ, lời Trầm Tử Thiêng.
Chương trình liên tiếp làm thổn thức người nghe qua những bài nhạc nói lên những khổ nạn của thuyền nhân, của các nhạc sĩ Trần Chí Phúc, Phan Văn Hưng, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Hữu Nghĩa, Hà Thúc Sinh, Nam Lộc, Lương Dân, cùng với tiếng đàn keyboard của Phạm Tú, cùng hai MC Kiều Diễm và Mỹ Hạnh, đã làm nên một đêm nhạc tràn đầy cảm xúc của tháng tưởng niệm Tháng Tư Đen.
Trong buổi mạn đàm giữa khán giả và các nhân chứng, mọi người được nghe kể lại những ký ức đau buồn của những chuyến vượt biển đầy bi thảm, những cuộc sống tạm trên đảo của những thuyền nhân năm xưa.
Tại đây, mọi người nghe ông Nguyễn Đức Bạn, trưởng trại Palawan, Philippines, nơi có khoảng 28,000 người Việt, kể về một thời bi thảm đã qua.
Ông là cựu giáo sư trung học ở Đà Nẵng, và cũng là một trưởng hướng đạo, nhờ anh em cùng góp sức lập ra một ngôi trường Việt Nam trên đảo để các cháu giữ gìn tiếng Việt, và ôn bài chuẩn bị cho việc định cư ở các nước thứ ba. Ngoài ra ông cũng lập được một nhóm hướng đạo sinh để cùng sinh hoạt, và may mắn nhất là có nhiều anh em giỏi về tiếng Anh và tiếng Pháp, tổ chức được hai trường giúp các anh em học để định cư ở Mỹ, Canada hoặc Pháp.
“Tôi ở đó khoảng 16 tháng, tổ chức được một hội cựu quân nhân, mỗi sáng tổ chức chào cờ và hát quốc ca VNCH, thật may mắn ở trại Palawan khá bình yên cho đến ngày đi định cư 1990. Nhân đây tôi cũng ngỏ lời cảm ơn người Philippines đã đối xử rất tử tế với các thuyền nhân,” ông Bạn kể tiếp.
Ban Văn Nghệ Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt Học trong hợp ca “Em Bé Và Viên Sỏi.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ông Bùi Quốc Vinh, trưởng trại Cheras, Malaysia, kể rằng sau nhiều chuyến thất bại, cuối cùng vượt biển ngay tại Vũng Tàu, rất nguy hiểm khi 21 người đi trên một ghe nhỏ. Khi bị lạc vào chỗ sình lầy, có một con cá heo cứ đi theo ghe, không biết bị lạc đường hay do ơn trên hướng dẫn, nên cứ chạy theo thì tới một giàn khoan, được cho nước uống và chỉ đi tiếp vào Malaysia. Sau đó đưa ra đảo Pulau Bidong.
“Tôi tình nguyện dạy học, và cao ủy có tổ chức huấn luyện cấp tốc cho một số người đã từng ở trường sư phạm, hoặc có khả năng Anh Ngữ. Khi chuyển qua trại Cheras, tôi được ra tòa đại sứ họp hằng tuần. Cũng có những tệ nạn ở đó, đặc biệt có một vụ một bác sĩ người Mã Lai hiếp dâm một nữ thuyền nhân, sau đó được yêu cầu ra làm chứng để truy tố,” ông hồi tưởng.
Cô Ái Liên, thuyền nhân vượt biển năm 1979, không được may mắn vào ở trong trại tị nạn, vì Malaysia lúc đó bị Cao Ủy Tị Nạn cắt trợ cấp, nên sau khi trôi dạt sáu ngày, bị cướp bóc trên biển mới đến được Malaysia, họ không nhận. Nhưng đúng lúc bị đuổi ra biển thì chiếc ghe bị sóng đánh bể tan nát, họ bắt buộc phải đưa cả nhóm vào trong rừng, sống cạnh một vũng nước.
Cô xúc động kể: “Sau hơn 20 ngày, trong đoàn bắt đầu có người bị dịch tả, sáng lên cơn sốt tối là chết, đành phải bó xác vùi thây kế bên vũng nước. Sau đó cả đoàn bị đưa lên những con thuyền phế thải, không gắn máy, Hải Quân Mã Lai kéo ra biển. Lúc đó em bị lạc bố, nên đành phải đi một mình cùng với các trẻ em. Khi bị kéo ra khơi nước ngập đến mạn thuyền, may sao có ba chiến hạm Ý do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị gởi đi vớt thuyền nhân, họ thấy nhiều xác tàu bị đốt, có nhiều người chết, và ghe em đi đang bị kéo ra khơi, nên vớt lên mang về Ý, sau bao nhiêu ngày đói khát, em bị hôn mê nặng mười mấy ngày trên tàu.”
Toàn ban ca sĩ Viện Việt Học và các thuyền nhân năm xưa trong “Đêm Thuyền Nhân.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Nói với phóng viên nhật báo Người Việt, bà Thao Nguyễn, một thuyền nhân năm xưa, nay đã 68 tuổi, kể rằng bà vượt biển năm lần không thành công suýt chết. Chuyến thứ sáu đi từ cửa biển Bình Đại, Bến Tre, thì may mắn thoát được, nhưng đau đớn thay người em trai 14 tuổi đã chết trên ghe, đành phải bỏ thây ngoài biển cả. May bà được nước Úc chấp nhận cho định cư, sau đó bà được người anh bảo lãnh sang Mỹ.
Nhớ về ký ức, bà Thao nói trong nước mắt: “Mỗi năm đến ngày 30 Tháng Tư là tôi cứ ám ảnh mãi về những đau khổ mất mát chia ly ấy, nó cũng là cơn ác mộng hằng đêm. Đau đớn về thể xác, khổ não cùng cực về tinh thần vậy mà không hiểu sao mấy ông bà người Việt mình, dù đã từng trải qua khổ nạn vượt biển mà mỗi năm cứ về Việt Nam chơi, rình rang cứ như là đi vacation vậy, háo hức vui vẻ lắm! Thiệt là mau quên quá!”
“Thuyền Nhân,” một danh từ không hề có trong tự điển loài người, chỉ ra đời khi có những người Việt Nam trốn thoát khỏi quê hương của họ. Thuyền nhân, vì cái chết của họ mà chúng ta mới được các quốc gia trên thế giới tự do mở rộng vòng tay đón nhận, để từ đó có cơ hội vươn lên làm lại cuộc đời nơi vùng đất mới.
“Thuyền nhân, do vậy đã trở thành một biểu tượng của tự do. Đêm nay, Viện Việt Học và tất cả quý vị, cùng thắp nén hương lòng cho thuyền nhân Việt Nam, và cho tất cả những người con Việt đã nằm xuống vì lý tưởng tự do,” đó là lời kết của Viện Việt Học, thay lời tạm biệt của tất cả những ca sĩ và người tham dự, trước giờ chia tay. (Văn Lan)
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...