ngày khởi đăng Mar. 15, 2025
Như đã hứa ở cuối Post Chứng Tích bên phía CSBV (tức là part 1, khởi đăng ngày Jun. 9, 2024), hôm nay, tôi tiếp tục làm Post này với Title Chứng Tích bên phía CSBV part 2, tuyển chọn những Tin, Bài đăng trên các nhựt báo miền Nam (như Chính Luận, Tiền Tuyến và các báo khác) về:
- Thực trạng miền Bắc nói riêng và tâm địa của tập đoàn cai trị CSBV nói chung qua nhiều diễn biến, biến cố kỳ quái lắm khi khó tin.
trong đó
- Phần quý giá và đáng nói nhứt là những lời tường trình của các cán binh CSBV từ bỏ hàng ngũ cộng sản, quay về hồi chánh với Chánh Nghĩa Quốc Gia theo Chương trình Chiêu Hồi của VNCH. Những nguồn tin này là do các Hồi chánh viên thuật lại khi được các Ký Giả báo chí miền Nam phỏng vấn hoặc chuyện trò thân mật, đã cho ta thêm nhiều tin tức, dữ kiện quý giá sâu bên trong hàng ngũ đoàn quân xâm lăng Sinh Bắc Tử Nam mà người Quốc Gia không làm sao biết được nếu các anh Hồi chánh viên không nói ra, và cũng vậy, các báo chí Mỹ và Tây phương càng không thể biết những sự thật giản dị nhưng hết sức sống thực, thiết cận mà chỉ riêng người Việt mới hiểu.
Chính ở khía cạnh tinh tế này, tôi xin mạn phép mở một cái ngoặc vắn gọn rằng, ngay cả anh Frank Snepp, Trưởng Phòng Phân tích Tin của Chi nhánh CIA Mỹ tại Saigon (Chief analyst of North Vietnamese strategy for the CIA in Saigon), cũng không biết được bao nhiêu điều đôi khi nó hết sức giản dị và gần cận với đời sống do những người lính Bắc bộc bạch sau khi họ đã về Chiêu hồi, đã tận mắt chứng kiến khung cảnh Nhân hòa, Văn minh của miền Nam Tự Do, sau khi chính bản thân họ đã sống đã hít thở không khí Tự do, Nhân bản của miền Nam hoàn toàn đảo ngược với những gì mà bác & đảng ngoài Bắc đã nhồi sọ họ ngay từ tấm bé bằng những giọng điệu tuyên truyền một chiều bịa đặt láo khoét, bôi bẩn độc địa, kích thích lòng hận thù tưởng tượng của bao lớp người dân Bắc Việt mỗi khi nói, nghĩ tới miền Nam hoặc nói tới Việt Nam Cộng Hòa. Nói cách khác, bản chất thực của cuộc chiến phi nghĩa, độc ác và tàn bạo mà Tập đoàn máu Bắc Bộ phủ gây ra và kéo dài bao điêu linh tang tóc cho Nhà Việt Nam đâu cần phải viện tới những bản báo cáo của CIA thì người ta mới hiểu, hay tương tự thế với những pho biên khảo sặc mùi sách vở, kinh viện do nhiều cây bút Ký Giả Mỹ viết lại sau black April mà khi đọc qua, ta không khỏi thấy nực cười đáng thương là vì những quyển sách này còn xa đến vạn dặm mới chạm đến được sự thực!
Xin bạn đọc lưu ý cho là nội dung của Tin, Bài đăng trong 2 Posts Chứng Tích bên phía CSBV với Hào Khí Quân và Dân miền Nam có thể nằm lẫn vào nhau, đó là do tính chất của sự việc lắm khi không nhất thiết phải thuộc về Post nào.
Và thêm nữa, vì nhiều lý do, đôi khi bạn đọc thấy các Tin, Bài báo đăng lại ở Post này chưa tuân theo thứ tự thời gian. Tuy nhiên, dần dà về sau, tôi sẽ cố sắp xếp lại cho trật tự. Mong bạn đọc thông cảm cho một công việc không nhẹ chút nào của người làm việc một mình. Cảm ơn quý bạn!
Và cũng vì đây là việc của một người làm việc một mình và đang còn tiếp tục chưa xong, nên có thể có một số Tin, Bài quý báu tạm bị bỏ sót. Xin an tâm là trong khả năng có thể, tôi sẽ kiểm lược lại hết và bổ khuyết dần hồi để tương đối hoàn thiện kho dữ kiện có giá trị Sử liệu hết sức quý giá đang nằm trọn trong gần 10 ngàn số nhựt báo miền Nam mà tôi đang có trong tay.
Những Sử liệu ấy hoàn toàn có thẩm quyền gióng lên lời xác tín đanh thép rằng, chỉ có Chính Nghĩa Quốc Gia của VNCH mới đem lại cơm no áo ấm cho toàn dân, mới đem lại văn minh thịnh vượng phú cường cho đất nước, mới cao trọng chính danh đối đầu với tập đoàn CSBV gian tà phi nhân không chỉ trong chiến tranh mà còn mãi tới hôm nay sau 50 năm tiếng súng ngừng nổ và sẽ còn kéo dài cho tới khi bè lũ bạo ác Cộng sản Hanoi bị diệt vong trong một ngày rất gần.
Mar. 15, 2025
Le Tung Chau
Phân đoạn 1:
Ngày đăng: Mar. 15, 2025
Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị
Tội ác cuồng sát dân lành của quân CSBV diễn ra từ ngày 29-4-1972 đến ngày 3-5-1972Written and collected by Le Tung Chau, Mar. 2025
1. Mô Tả:
1.1 Tóm lược: Ngày 29-3-1972, khi CSBV xua quân qua vùng Phi Chiến, tràn qua sông Bến Hải – vĩ tuyến 17 phân cách 2 miền Nam Bắc (theo Hiệp định Genève 1954 mà Bắc Việt đã ký với Pháp) – công khai xâm lăng VNCH, thì tỉnh Quảng Trị là tỉnh địa đầu giới tuyến của VNCH bị uy hiếp. Quận Gio Linh, là quận cực Bắc tỉnh Quảng Trị, giáp giới vỹ tuyến 17 (thuộc bờ Nam Sông Bến Hải) lâm vào tình trạng chiến tranh hung hiểm. Dân chúng tại Gio Linh cũng như tại các Quận lân cận, những ai có điều kiện, đều lo tản cư chạy về Nam trước để lánh nạn, đầu tiên là chạy về thị xã Quảng Trị.
2 tuần tiếp theo, khi tình hình giao tranh vẫn đang diễn ra, quân đội Quốc Gia trấn đóng tại địa phương phải đang còn vất vả chống đỡ với nhiều Sư đoàn CSBV, thì đồng bào tiếp tục chạy nạn từ Quảng Trị về Huế, và đoàn người chạy loạn, nói đúng hơn là chạy trốn Cộng sản, vẫn tiếp diễn cho đến khi Quảng Trị thất thủ vào ngày 1-5-1972 khi Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, Tư lệnh SĐ3BB quyết định cho Sư đoàn lui binh về Nam vào 2 giờ chiều ngày 30-4-1972.
Chính trên đoạn đường này (Quốc Lộ 1), trong 5 ngày từ ngày 29-4-1972 đến ngày 3-5-1972, quân CSBV nằm phục sẵn ở bên mạn Tây Quốc Lộ 1 đã dùng súng trường, súng cối, đại bác bắn thẳng vào đoàn người chạy loạn như thể đó là mục tiêu của hành trình giải phóng của đoàn lính Bắc Việt.
Đó là nguyên nhân gây nên Đại Lộ Kinh Hoàng với số người chết tại chỗ ngay trên Quốc Lộ 1 – trong đó hết hơn 90% là thường dân – còn chưa thể tính đếm được cho đúng cho đủ nhưng con số lên đến hơn hai ngàn người: một tội ác hung tàn, vô nhân tính của tập đoàn máu Cộng sản Hanoi trời không dung đất không tha!
1.2 Chi tiết: Lúc bấy giờ và lẫn về sau này, nhiều ký giả báo chí cũng như quan sát viên ngoại quốc đều cho rằng, vì lính Bắc vỡ mặt khi bị đồng bào các Quận Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) bỏ chạy chớ không chào đón đoàn quân giải phóng như chúng tưởng, nên bọn chúng đã phạm Tội ác Tày trời là nhắm bắn thẳng vào hàng đoàn thường dân đang tháo chạy trên QL1, đoạn nằm giữa Thị xã Quảng Trị và cố đô Huế.
Việc SĐ3BB triệt thoái khỏi Cổ Thành Quảng Trị đồng nghĩa với việc bỏ Quảng Trị, khiến cho các đơn vị TQLC/VNCH là 2 Lữ đoàn 369 và 147 TQLC/VNCH phải triệt thoái theo cùng các Cố vấn TQLC Mỹ. Các cấp chỉ huy TQLC/VNCH cũng như các viên Cố Vấn Mỹ đã tận mắt thấy cảnh tàn sát cố ý này. Đó là Thiếu tá Robert F. Sheridan, Cố vấn của Lữ đoàn 369 TQLC/VNCH (do Đại tá Phạm Văn Chung làm Lữ đoàn trưởng), Thiếu tá Jim R. Joy Cố vấn Lữ đoàn 147 TQLC (Đại tá Nguyễn Năng Bảo Lữ đoàn trưởng), cùng Thiếu tá TQLC Mỹ Donald L. Price, Cố vấn Tiểu đoàn 5 TQLC VNCH (Tiểu đoàn Hắc Long – Black Dragons) thuộc Lữ đoàn 369 TQLC/VNCH.
Vào đầu bài báo có tựa "Nhân Chứng Kể Lại Cuộc Quân Đội Bắc Việt Thảm Sát Thường Dân Đang Cố Chạy Thoát Khỏi Quảng Trị" (Witnesses Tell of NVA Massacre of Civilians Fleeing from Q. Tri) đăng ngày 7-8-1972 và tờ Saigon Post đăng lại ngày 16-8-1972 của Thông Tín viên Nicholas Ruggieri của hãng tin IPS [ IPS = Inter Press Service, là một hãng thông tấn quốc tế đặt Tòa Soạn ở La Mã, thủ đô Ý Đại Lợi ], Nicholas Ruggieri cho biết, hai sĩ quan TQLC Mỹ đã cung cấp cho tờ báo những tường thuật với tư cách nhân chứng tận mắt chứng kiến quân CSBV đã ra tay cuồng sát khoảng 2.000 người toàn người già yếu và trẻ em đang tìm phương đào thoát khỏi đợt Cộng sản tiến quân xâm lăng Quảng Trị vào tháng Tư vừa rồi. (Two U.S.. Marine Corps officers have provided eyewitness accounts of the North Vietnamese slaughter of about 2,000 person, including sick and elderly adults and children, who sought to flee from the Communist Invasion of Quang Tri last April.)
Những trần thuật mà Thiếu tá Robert F. Sheridan và Thiếu tá Donald L. Price cung cấp khả dĩ làm sáng tỏ một điều rằng những hành động kia của quân CSBV là hoàn toàn có chủ ý. (The accounts furnished by Major Robert F. Sheridan and Major Donald L. Price make it clear that the North Vietnamese action was deborate.)
Cũng theo bài báo của Thông Tín viên Nicholas Ruggieri thì vào ngày 24-4-1972 [ đây là ngày Nixon sang thăm Nga Sô và được tiếp đón trọng thể ], hai Cố vấn Mỹ là Thiếu tá TQLC Mỹ Robert F. Sheridan và Thiếu tá TQLC Mỹ Donald L. Price đã chứng kiến cảnh Bắc quân tha hồ nhắm vào hàng dài xe cộ nối đuôi nhau mà khạc đạn đan dày như một hàng rào lửa đạn pháo mà theo lời Major Donald L. Price là: “quân CSBV nằm phục sẵn theo đội hình ở ven đường Quốc Lộ và tóm lấy đoàn người và xe cộ bằng súng cá nhân và màn lưới lửa trọng pháo thổi bay tất cả tan thành từng mảnh, đây đó trên Quốc Lộ, dưới ruộng, trên đường vương vãi tung tóe đầy xác chết đàn bà, người già và trẻ em” [ “the North Vietnamese troops ambushed the column on the highway and taked it with small arms fire and artillery barrages which blew the convoy to pieces, littering the road and the fields surrounding with bodies of women, and old men, and children.”]. Ảnh: Bài báo của Nicholas Ruggieri IPS được báo Saigon Post (của ô. Bùi Diễm, bằng Anh ngữ, phát hành tại Saigon từ năm 1963 đến 1975) đăng lại vào ngày 16-8-1972. Copied by CIA 1972, collected by Le Tung Chau Mar. 2025
5 ngày sau, tức ngày 29 và 30-4-1972, cũng hai Thiếu tá Cố vấn này tận mắt thấy mục tiêu xạ kích của pháo binh CSBV nhắm thẳng vào đoàn người địa phương Quảng Trị đang chạy giặc, đông tới hàng ngàn người toàn thường dân nối đuôi nhau đổ về hướng Nam QL1. Thiếu tá Robert F. Sheridan mô tả đó là “cảnh tượng tàn tệ nhất mà cả đời tôi mới thấy. Đoàn người chạy giặc toàn các cụ già và trẻ con … không một tấc sắt trong tay và tuyệt nhiên không bóng dáng binh lính Cộng Hòa. Đồng bào chiến nạn xếp lớp trên mặt lộ thành một dòng thác người chầm chậm chen chúc cuốn nhau đi” [ “the worst sight I have even seen. The refugees were primarily small children and elderly … There were no weapons or ARVN in this exodus. The refugees packed the road shoulder to shoulder in a slowly moving mass,” ] trải dài non 7 cây số đường Quốc Lộ 1. Thế là quân CSBV bắt đầu nã trọng pháo 130 ly, loại gắn ngòi nổ tùy chỉnh giờ, cho nổ chụp như cơn mưa pháo phủ trên đầu đoàn lũ người di động đang phơi ra trước mặt. Hỏa lực trọng pháo nổ chụp xuống “nói theo nghĩa trần trụi nhất, đã xé tan thân xác người lớn và trẻ em con cái họ gồng gánh mang theo … ra thành từng mảnh". "Cứ nói tới mỗi chuyện đó thôi là chúng tôi vẫn còn thấy không tin nổi." Thiếu tá Sheridan nói. "Quân CSBV biết rõ những gì chúng đang làm. Chúng có những tên đi dò đường trước [ tức bọn tiền sát viên pháo binh CSBV, tiến sát mục tiêu để điểu chỉnh tọa độ tác xạ cho trúng đích ], bọn này có lẽ chỉ cách đoàn người chạy nạn không quá vài trăm thước…. Đây đích thị là tội ác cuồng sát thú tính lên toàn cụ già và đàn bà con nít.” [ «literally shredded to pieces the old people and their small…charges.» «We just said there and couldn’t believe it,» said Major Sheridan. «The North Vietnam Army knew what they were doing. They had forward observers who were probably within a couple of hundred yards of the refugees….This was just criminal slaughter of the old and the weak.” ] [ * ].
Đó là lời thuật tả tóm tắt của 2 quân nhân - Cố vấn Mỹ xác định quân CSBV đã nã hàng trăm quả đạn pháo vào đoàn người đồng bào Quảng Trị lũ lượt nối đuôi nhau chạy loạn trên đường, và gần như không một ai sống sót, có lẽ có tới vài ngàn người đã bị chết hết.
Từ lúc này cho tới đầu tháng 7-1972, tính từ phòng tuyến Mỹ Chánh [ do Lữ đoàn 369 TQLC/VNCH trấn giữ ] trở ra Quảng Trị là vùng tử địa, hay nói cách khác, là vùng đang thuộc về quyền kiểm soát của Bắc quân. Vì thế, không một ai hay bất cứ tờ báo nào - ngay cả báo Mỹ và Tây phương - có thể tác nghiệp và cũng do đó, chúng ta không có được một tấm ảnh nào chụp lại thực địa mặc dù biết nếu có ảnh chụp tại chỗ lúc ấy thì có lẽ hình ảnh sẽ vô cùng rùng rợn khiếp đảm.
Tuy nhiên, có một con người nhanh nhẹn và xông xáo ở khắp các chiến trường kháng địch của quân đội Quốc Gia để đưa tin, đó là đặc phái viên nhựt báo Chính Luận Nguyễn Tú, trước khi rút về Huế, vào chiều ngày 1-5-1972, khi còn có mặt tại Đại Lộ Kinh Hoàng Bắc Mỹ Chánh, ông đã kịp thời ghi nhận ngay tức khắc cảnh tượng giết người dã man của đoàn quân Cộng sản Bắc Việt với bài tường thuật ngắn “QL1 Bắc Mỹ Chánh, Hành Lang Máu Đầy Sững Sờ” đăng trên #Chinh Luan May 3, 1972 (xem ảnh chụp bài báo này ở cuối phân đoạn này).
Như vậy nghĩa là công luận hoàn toàn không có ảnh chụp ngay tại chỗ cảnh thảm sát ấy! Và thêm nữa, kể từ sau bài tường thuật ngắn của Nguyễn Tú hay nói chính xác là kể từ sau ngày 1-5-1972 thì không còn ai có tin tức gì cụ thể về đoạn Quốc Lộ 1 từ Bắc Mỹ Chánh trở ra Quảng Trị mà chỉ biết tình hình chung là có một số quân binh cùng rất nhiều thường dân vô tội đã bỏ mạng dưới làn đạn của Bắc quân bắn thẳng vào dòng người chạy giặc.
Để có được những hình ảnh cùng lời thuật tả, lời tường thuật lại cảnh tượng kinh hoàng địa ngục với xác người đang thối rữa chất chồng cao gần cả thước trên mặt đường Quốc Lộ 1 thì phải đợi tới sau ngày 28-6-1972, là ngày đại quân VNCH khai cuộc Phản công và tái chiếm Quảng Trị bằng cuộc Hành quân Lam Sơn 72 trong khuôn khổ Chiến Dịch Thừa Thắng Xông Lên Tái Chiếm Lãnh Thổ do Quân Đoàn I phát động mà Tổng thống đã đề ra trong Nhật Lệnh gởi Toàn Quân trong Ngày Quân Lực 19-6-1972, nghĩa là ngót hai tháng sau!
[ Đến ngày 25-7-1972, sau 28 ngày đánh đuổi bầy giặc Cộng xâm lăng về đoàn tụ với Hồ tặc hoặc về bên kia vĩ tuyến nếu tên nào còn sống, quân đội Quốc Gia đã hoàn toàn làm chủ thị xã Quảng Trị, được đánh dấu bằng giây phút thượng kỳ Cờ Quốc Gia trên ngôi nhà cao nhất trung tâm thị xã Quảng Trị trong tiếng reo hò của binh sĩ và dân chúng vào lúc 10:20 AM ngày 25-7-1972. ]
Như vậy, kể từ ngày 28-6-1972 khởi cuộc Hành quân Lam Sơn 72 trở đi thì các phái viên báo chí Việt cũng như ngoại quốc được theo chân lộ trình hành quân Quân đội Quốc Gia phản công tái chiếm Quảng Trị và công luận mới có được Tin tức đầu tiên của báo giới về vùng Bắc Mỹ Chánh. Các bản tin Hành quân tái chiếm Quảng Trị sớm nhất là ngày 30-6-1972, đăng trên các báo vào ngày 1-7-1972 (Bạn đọc chú ý, thời thập niên 1970s, các báo thường đăng tin và bài đã viết và thu thập được từ ngày hôm trước bởi vì nhân viên Tòa Soạn và thợ sắp chữ-lên khuôn-in ấn phải làm việc suốt từ trưa, chiều hôm nay cho đến sáng tinh mơ hôm sau mới có báo mới ra lò. Nói cách khác, tờ báo phát hành chiều hôm nay nhưng đề ngày là ngày mai. Ví dụ, #Chính Luan Jul. 4, 1972 được phát hành vào chiều ngày Jul. 3, 1972 và đăng bài hoặc tin đã viết hoặc thu thập được từ ngày Jul. 2, 1972) nhưng phần lớn tập trung đưa tin Hành quân Lam Sơn 72 Đại quân VNCH tiến mạnh như vũ bão và sức kháng cự của giặc khá yếu ớt hoặc đa số trường hợp địch bỏ xe tăng còn đang nổ máy, bỏ vũ khí mà chạy thoát thân. Còn tin chi tiết về cuộc thảm sát trên QL1 tức khu vực tử thần Bắc Mỹ Chánh thì vẫn chưa có. Và dĩ nhiên, lúc này, danh xưng Đại Lộ Kinh Hoàng vẫn chưa có.
Các báo Chính Luận, Tiền Tuyến, Sóng Thần ra ngày Jul. 1, 1972, Hòa Bình ra ngày Jul. 2, 1972 (trễ 1 ngày so với các báo khác) đều đưa tin không sai biệt nhau mấy, sau đây là tiêu biểu các dòng Tít lớn trên trang nhất các báo trong mấy ngày đầu tháng 7-1972 đó:
#Chính Luận Jul. 1, 1972 trang nhất:
TQLC hạ 90 Cộng quân ở Đông Bắc Quảng Trị, Dù hạ 73 Cộng quân tại Đông Nam Quảng Trị
Nhiều địch bỏ đại bác xe tăng mà chạy.
QUÂN TA CHỈ CÒN CÁCH THỊ XÃ 6 CÂY SỐ.
Quân Dù giải thoát 242 đồng bào bị mắc kẹt ở Hải Xuân thuộc quận Hải Lăng.
SAIGON, 30-6. – Trong cuộc tiến quân quy mô vào Quảng Trị, 2 Tiểu đoàn TQLC được trực thăng vận xuống Triệu Phong hôm qua đã hạ 90 tên CSBV. Cánh quân Dù tiến từ Tây Nam lên hạ được 61 Cộng quân, thu nhiều võ khí hạng nặng. Nhiều binh lính CSBV đã bỏ lại đại bác xe tăng mà chạy. Các đơn vị VNCH chỉ còn cách thị xã Quảng Trị 6 cây số về phía Nam và Quảng Trị rất có thể được tái chiếm trong ngày hôm nay nếu đó là mục đích của cuộc hành quân.
#Hoa Binh Jul. 3, 1972 trang 2
![]() |
Ảnh 3: xin xem ảnh 3 rõ hơn ở Phân đoạn 8 |
#Tiền Tuyến Jul. 2, 1972 trang nhất:
#Tiền Tuyến Jul. 2, 1972 trang nhất:
Dù nhảy trực thăng xuống La Vang Hạ - TQLC đánh chiếm phi trường Ái Tử.
Quân ta đã tiến sát thị xã Quảng Trị
Địch bỏ cả khí giới chạy tán loạn
◙ Cũng có nơi địch chống trả dữ dội nhưng vẫn bị quân ta đè bẹp ⚫ Phấn khởi vì sự có mặt của vị Tổng Tư Lệnh tối cao tại tuyến đầu, các chiến sĩ ta đã đánh những trận vô cùng đẹp mắt
#Tiền Tuyến Jul. 2, 1972 trang nhất:
Luôn luôn có mặt tại vùng lửa đạn với chiến sĩ
Tổng thống thị sát Hành Quân Lam Sơn 72
SAIGON (TT). – Bản tin của Nha Báo chí Phủ Tổng thống ngày 30-6-1972 loan báo: Hôm nay, thứ sáu 30 tháng 6 năm 1972 lúc 8g30, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã rời Saigon đi thị sát cuộc Hành Quân Lam Sơn 72 trong khuôn khổ Chiến Dịch Thừa Thắng Xông Lên Tái Chiếm Lãnh Thổ do Quân Đoàn I phát động mà Tổng thống đã đề ra trong Nhật Lệnh gởi Toàn Quân trong Ngày Quân Lực 19-6-1972.
#Tiền Tuyến Jul. 2, 1972 trang nhất:
Cảnh thê lương tại Quảng Trị
Thông tín viên Ken Wagner của hãng UPI theo chân một đơn vị Nhảy Dù tiến vào Quảng Trị hôm thứ Sáu – 30-6-1972 – đã tường thuật lại rằng, trong khi đi qua gần thôn Giáp Hậu, anh đã thấy xác của khoảng 50 xe gắn máy, 100 xe đạp và xác 200 người bị Cộng quân sát hại ngày 29-4 trước đây khi quân VNCH rút bỏ Quảng Trị.
Anh cho biết rằng, số xác người và xe nói trên nằm trải dài trên cả cây số, và có lẽ đó là đoàn người và xe đã tìm cách chạy trốn về phương Nam nhưng không thoát được vì Cộng quân đã phá giựt sập Cầu Ô Khê [ Cầu Bến Đá ] trên QL1, và bị chúng bắn chết.
Hiện vẫn còn lối 65.000 thường dân Quảng Trị đang mắc kẹt lại trong vùng Cộng quân chiếm đóng.
[ Bản tin này, với nội dung tương tự, cũng có đăng trên trang nhất báo Chính Luận số ra ngày Jul. 2_3, 1972 như ảnh chụp dưới đây ]
#Chính Luận Jul. 2_3, 1972 trang nhất
#Chính Luận Jul. 2_3, 1972 trang nhất
TQLC GIAO TRANH ÁC LIỆT VỚI CSBV TẠI 8KM ĐÔNG BẮC HẢI LĂNG, TRẬN ĐÁNH CÒN TIẾP DIỄN
Quân Dù ác chiến với CSBV ở La Vang
Hủy diệt 8 trong số 10 chiến xa của địch
❁ Tìm thấy cả trăm xe cộ và 200 tử thi bị Cộng sản phục kích trên đường rút lui ngày 29-4.
⚀ Ngoài Dù và TQLC tiến về Quảng Trị, còn có 2 Trung Đoàn Nghĩa Quân Quảng Trị.
✿ Hỏa cứ Checkmate ở Tây Nam Huế được di tản — Chi khi Phước Bình đẩy lui Cộng sản.
Phải 2 ngày sau khi khởi diễn cuộc Hành Quân Lam Sơn 72 thì khu vực tử thần này mới trở nên an toàn vì đã hoàn toàn về lại quyền kiểm soát của Quân đội Quốc Gia, và được Công Binh VNCH tiến hành thu dọn để khai thông QL1 (như tường thuật của 1- Phan Nhật Nam trong mục Dậy Đường Tử Khí, và 2- bài tường thuật NHỮNG HÌNH ẢNH KHỦNG KHIẾP TRÊN «ĐẠI LỘ KINH HOÀNG» của Đặc Phái Viên báo Chính Luận Lê (Văn) Thiệp đăng trên trang ba #Chính Luận Jul. 4, 1972, xin đọc 2 bài ấy lần lượt ở Phân đoạn 2 và Phân đoạn 3 tiếp theo đây).
Lúc này, thân nhân người chết và các phái viên báo chí mới từ từ đến được nơi đây, nhìn thấy xác xe cộ cháy đen, gãy đổ chỏng chơ nằm ngổn ngang lẫn với xác người đang thối rữa, xương cốt phơi tràn rõ mồn một vương đầy trên mặt lộ sau ngót hai tháng giãi sương gió nắng Hè miền Trung.
Ban đầu, trên mặt báo người ta gọi đoạn đường này là đường Kinh Hoàng, vài ngày sau thì không ai bảo ai đồng thanh gọi bằng danh xưng “Đại Lộ Kinh Hoàng” như được "đánh dấu" bằng bài của Lê Thiệp đăng trên báo Chính Luận Jul. 4, 1972 vừa nói ở trên.
Và từ đây, dân chúng miền Nam cùng nhiều tờ báo khác cũng dùng tên gọi này khi kể lại cho nhau nghe hoặc khi viết nhiều loạt bài tường thuật nỗi đau thương, tang tóc hãi hùng tột cùng thê lương trên đoạn đường Kinh Hoàng này. Đó là Chứng Tích Tội Ác không khác chi một Lò Sát nhân Tập thể Lộ thiên dưới bàn tay máu lạnh của chế độ Bắc Việt, một tội ác chưa từng có trong Sử Việt: người Việt Cộng sản cuồng sát người Việt Quốc gia!
Nếu có ai bảo tôi phải chọn một giữa hai lời thuật tả cảnh chết chóc tang tóc điêu linh trên Đại Lộ Kinh Hoàng: 1/ trung thực tức thì trong tâm trạng sững sờ, sửng sốt đến nghẹn thở ấp úng nói không thành lời của phóng viên chiến trường dày dạn Nguyễn Tú; hay 2/ tràn đầy nhân tính bật lên sôi nổi với cảm xúc nóng hổi hơi thở con người của Đại Úy Nhảy Dù Phan Nhật Nam [ qua 10 trang viết của ông lột tả thảm cảnh trên Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị tháng 5-1972 - với tiểu tựa Dậy Đường Tử Khí - trong Bút Ký Chiến Tranh Mùa Hè Đỏ Lửa của ông, do Sáng Tạo xuất bản lần thứ nhất, Saigon, tháng 9-1972 | Tú Quỳnh tái bản USA 2005. (xem ảnh chụp nguyên văn 10 trang của tiểu mục Dậy Đường Tử Khí này ở phân đoạn kế tiếp) ] thì tôi sẽ không ngại tiếng tham lam để giữ hết cả hai mà không thể chọn ai bỏ ai được.
Sau đây là một đoạn trích của tiểu mục Dậy Đường Tử Khí:
Muốn cào mặt, đấm ngực, cắt da để máu chảy thành giòng, để nhìn thấy mình cũng “được” đau đớn, sẻ chia. Tôi bất mãn với chính tôi trong trạng thái ù lỳ vô tri khi giương mắt nhìn rõ chiếc sọ người tóc rối. Phải, tôi cũng muốn chửi cả chính tôi, thật sự như thế ... Tôi cũng có tội, tôi cũng có tội đấy, trời ơi!!
[ đoạn trích tiểu mục Dậy Đường Tử Khí - Bút Ký Chiến Tranh Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam ]
#Chinh Luan May 3, 1972 trang nhất
bài “QL1 Bắc Mỹ Chánh, Hành Lang Đẫm Máu Đầy Sững Sờ” by Nguyễn Tú, đặc phái viên báo Chính Luận.
Dưới mắt phái viên Nguyễn Tú vào chiều 1-5-1972
QL1 Bắc Mỹ Chánh, Hành Lang Đẫm Máu Đầy Sững Sờ
by Nguyễn Tú, đặc phái viên báo Chính Luận.
SAIGON, 2-5.– Cho đến chiều hôm qua 1-5-72, bản báo đặc phái viên Nguyễn Tú có mặt trên quốc lộ số 1 tại Bắc Mỹ Chánh 8 cây số và Nam thị xã Quảng Trị 12 cây số. Trong bản tin điện gởi về Saigon sáng nay, Nguyễn Tú viết:
Quãng quốc lộ này là một hành lang máu và một hành lang đầy sững sờ. Hành lang máu vì có quá nhiều xác chết sình thối trên đường, trong bụi rậm, trên xe: xác đồng bào, người lớn, trẻ nít, bà già, ông lão lẫn lộn với xác quân ta và xác địch.
Hành lang đầy sững sờ vì có quá nhiều cơ giới của ta trên quốc lộ: Díp, cam nhông, Thiết giáp, nhiều cái còn nguyên, những chiếc khác bị trúng đại pháo của địch cháy đen thui. Một xe Dip Hồng Thập Tự bên trong có vỏn vẹn 1 xác người đã chương lớn, đen sì. Có 3 xe cam nhông nhà binh chở đầy đồng bào lánh nạn bị trúng pháo của địch, đã biến thành 3 mồ tập thể lộ thiên.
Tới chiều 1-5-72 toán người lánh nạn cuối cùng là 2 bà lão hơn 70 tuổi, mỗi người cắp một manh chiếu rách, 2 hàm răng không còn 1 chiếc, mặt hết thần sắc, thất thểu lập cập lê bước trên QL1 về hướng Nam. Hai hoàng hôn của cuộc đời cùng nhau sánh vai với hoàng hôn của ngày, cùng ngày với hoàng hôn của Quảng Trị....
Làng mạc, thôn xóm 2 bên Quốc lộ không còn bóng người ở. Cảnh vườn không nhà trống giữa cánh đồng lúa chín vàng mênh mang hiu quanh cô đơn.
Tuy nhiên, ngay vào lúc ấy, (không riêng gì) Nguyễn Tú đâu biết rằng, chiều ngày 1-5-72 chưa phải gọi là toán người lánh nạn cuối cùng như ông viết vào lúc ấy bởi vì ông cũng đã kịp xuôi Nam về lại Huế ngay trong đêm 1-5-72 ấy và đoạn đường Đại Lộ Kinh Hoàng kể từ bây giờ đã trở thành vùng tử địa. Cũng vậy, nhiều người khác vẫn tưởng là cảnh quân CSBV cuồng sát trên Đại Lộ Kinh Hoàng chỉ diễn ra có 2 ngày 29-4-1972 đến 1-5-1972 chứ không biết những gì tiếp diễn theo sau đó với mức độ kinh hoàng hoặc bằng hoặc hơn thế nữa!
Đó là nhờ loạt 3 bài đăng liên tiếp trên trang nhất nhựt báo Tiền Tuyến kể từ số báo ra ngày Sept. 8, 1972 đến số ra ngày Sept. 10_11, 1972 ghi lại (bài của Thông Tín viên Nicholas Ruggieri, bản Việt dịch) lời kể của một người lính Bắc Việt đã về hồi chánh với Chính nghĩa Quốc gia vào ngày 31-7-1972.
Đó là Hạ sĩ Truyền tin CSBV Lê xuân Thủy, 22 tuổi, anh có mặt và mục kích cuộc thảm sát này, cho biết, cuộc bắn giết đã kéo dài trong 5 ngày kể từ đêm 29-2-1972 đến ngày 3-5-1972 chớ không phải chỉ có 2 ngày như trước đây người ta vẫn tưởng.
Mời bạn đọc xem loạt 3 bài này ở Phân đoạn 5 tiếp sau đây.
Nghĩa là, từ ngày 1-5-1972 sau khi mất Quảng Trị, dân chúng địa phương vẫn còn tiếp tục tản cư về vùng Quốc Gia, về Huế hoặc ít ra là về tới phòng tuyến Mỹ Chánh lúc này đang do Lữ đoàn 369 TQLC án ngữ, chận đứng bước tiến của đoàn quân CSBV xâm lăng, và không còn cách nào khác, đồng bào chạy loạn buộc phải đi qua đoạn đường này lúc bấy giờ đã biến thành tử lộ với hàng trăm con quỷ tử thần khát máu có tên gọi là bộ đội chính quy Cộng sản Bắc Việt đang lăm lăm những khẩu súng của Nga - Tàu mai phục sẵn bên vệ đường.
Ngoài ra, trên số báo Tiền Tuyến Sept. 10_11, 1972, tại trang ba, có bài của Nhất Giang tường thuật chi tiết buổi họp báo mà Hồi chánh viên Lê xuân Thủy được đưa ra trình diện Báo Chí tại Trung Tâm Quốc Gia Báo Chí ở Saigon vào sáng ngày 8-9-1972 với tựa:
Hồi Chánh Viên Sau Khi Tham Dự Và Chứng Kiến Cảnh Trên Đại Lộ Kinh Hoàng
Kể Chuyện Cộng Quân Bắn Giết Đồng Bào
Quân Bắc Việt Phục Kích Dân Bắn Bia Thịt
(Mời bạn đọc xem cũng ở Phân đoạn 5)
[ * ]: xem thêm chi tiết trong Chương 6 sách U.S. Marines in Vietnam-The war that would not end 1971-1973 by Major Charles D. Melson U.S. Marine Corps and Lieutenant Colonel Curtis G. Arnold U.S. Marine Corps, History And Museums Division Headquarters, U.S. Marine Corps Washington, D.C. 1991, từ trang 82 – 86 thuật tả diễn tiến việc “Di tản khỏi Quảng Trị”, khi vào ngày 1-5-1972, Tướng Vũ Văn Giai nhận định rằng, việc phòng thủ Quảng Trị sẽ không có kết quả, thay vào đó là bảo toàn lực lượng bằng cách cho quân binh triệt thoái về phòng vệ phòng tuyến Mỹ Chánh. Đây cũng là lúc SĐ3BB lui binh về Nam và Lữ đoàn 147 TQLC/VNCH cũng triệt thoái khỏi Căn cứ Mai Lộc di tản theo.
Đại Lộ Kinh Hoàng
(tiếp theo 01)Dậy Đường Tử Khí
by Phan Nhật Nam
(10 trang viết về Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị 1972) - trích trong Bút Ký Chiến Tranh Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam, Sáng Tạo xuất bản lần thứ nhất, Saigon, 1972 | Tú Quỳnh tái bản USA 2005
[ book is available for downloading ]
UPDATE Aug. 6, 2024:
Bút Ký Chiến Tranh Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam
Sáng Tạo xuất bản lần thứ nhất, Saigon, 1972
Tú Quỳnh tái bản USA 2005
Bìa (trước và sau) của lần tái bản năm 2015 do NXB SỐNG, USA
Ruột của lần tái bản năm 2005 do NXB Tú Quỳnh USA
reformatted by Le Tung Chau 2024
LTC: Đây là bản sau chót năm 2003 do chính tác giả hiệu đính lại ở hải ngoại (sau mười mấy năm tù Cộng sản từ 1976 - 1989, ra tù tạm cư tại Lái Thiêu, Bình Dương từ 1990 - 1993 và đi Mỹ năm 1994 trong một chuyến bay bảo lãnh đặc biệt - chỉ có 4 người - của chính phủ Mỹ), do đó được xem là bản chính thức và hoàn chỉnh so với bản retyping đã đăng ở đây từ 15 năm trước.
Đại Lộ Kinh Hoàng
(tiếp theo 03)#Chính Luận Jul. 4, 1972 trang ba: NHỮNG HÌNH ẢNH KHỦNG KHIẾP TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG, bài của Lê (Văn) Thiệp #Chính Luận Jul. 4, 1972 trang ba:
Đặc phái viên Chính Luận theo chân đoàn quân mũ đỏ tiến vào Hải Lăng
NHỮNG HÌNH ẢNH KHỦNG KHIẾP TRÊN «ĐẠI LỘ KINH HOÀNG»
bài của Lê (Văn) Thiệp
QUẢNG TRỊ. – 15 giờ chiều ngày Chủ Nhật 2-7, Tiểu đoàn 3 Dù đang chia làm 3 cánh quân chờ tiến vào quận lỵ Hải Lăng 2 cánh: 1 từ phía Nam, 1 từ Đông Nam sẽ cần tới đề cắm cờ trên quận lỵ Hải Lăng sau 3 tháng lọt vào tay CSBV, 1 cánh nữa ẩn ở phía Tây làm rào cản đón những cán binh CSBV chạy ra. Qua máy vô tuyến, Thiếu Tá Trần văn Sơn, Tiểu đoàn Trưởng TĐ 3 Dù đã nói “thế nào Dù cũng cắm cờ trên Hải Lăng hôm nay." Phái viên Lê văn Thiệp bám sát TĐ 3 Dù để chờ vào Hải Lăng. Bài báo sau đây do anh gởi về ghi lại những hình ảnh bi thảm nhất trên Đại Lộ Kinh Hoàng, nơi anh đã theo toán quân phụ gỡ mìn để đến với TĐ 3 Dù đang nằm ở bìa ruộng cách Hải Lăng 500 thước.
Quả đúng với tên Đại Lộ Kinh Hoàng, trên một quãng đường dài 1 cây số sau khi qua khỏi Cầu Bến Đá, chứng tích của chiến tranh làm mọi người phải ứa lệ kinh hoàng. Hậu quả của cuộc "di tản chiến thuật” thật là khủng khiếp.
Hàng trăm chiếc xe đủ loại, GMC, xe đò, cháy rụi 2 bên đường. Trên mặt QL1, xác người nằm ở đủ các phương thế. Những xác chết co quắp cháy nám chỉ còn là những khúc xương nám đen đè lên bộ quần áo nay đang tan rã từng mảnh. Đủ mọi thứ cho thấy trong giờ phút kinh hoàng nhất của đoàn nạn dân bỏ chạy khỏi thành phố Quảng Trị cách dây 3 tháng.
1 chiếc sọ bé tí nằm trong 1 chiếc chậu thau cùng bộ xương lồng ngực. Cạnh đó là 1 bộ xương lớn hơn xoải ra, tay như muốn với lấy chiếc chậu. Cái xác lớn hơn có lẽ là xác bà mẹ vì cạnh đó có 1 cái quần lãnh đen lấp dưới đất cát một nửa.
Trong một chiếc xe Cứu thương khác có cả chục chiếc sọ người. Hầu như tất cả các chiếc xe đều có xác người bên trong. Trên 1 chiếc xe Dogde nhà binh, có bừa bãi mùng mền chăn gối, mảnh vỡ của một chiếc TV, xác một người đàn ông có lẽ khá già vì hàm râu ông còn dính ở da. Sau 3 tháng trời, thịt người đã rã ra thấm xuống gia tài của gia đình ông, nay cả người chỉ còn lớp da dính sát xuống, bộ xương tạo thành một hình ảnh mà người ta nhìn vào thật khó quên.
Cả trăm chiếc xe đạp, xe gắn máy nằm chỏng chơ cạnh những chiếc valy đắt tiền, nắp bật tung, quần áo vương vãi ra xung quanh. Nhiều xe Honda hãy còn nổ máy được. Trên 1 chiếc xe đò chạy đường Quảng Trị – Huế mà trên cái vè xe, có 1 chiếc giầy con nít màu đỏ nằm chông chênh cạnh một lọ mực tím đã vơi nửa lọ và dưới đất có một cuốn Album hình ảnh đã nhòa hết. Một hộp phấn đã nát vỏ nằm gần đó. Có những chiếc sọ người nằm trong cái mũ sắt. Có những xác người co dúm lại thành từng nhúm với nhau dưới gầm xe, có những xác còn ôm súng M16, có xác nằm thòng một nửa xuống đất một nửa trên xe. Có một xác người đàn bà nằm chết trên tay hãy còn đồng hồ, giây chuyền vàng. Thỉnh thoảng có 1 con chó nằm dưới gầm xe lưỡi thè dài xuống, đuôi cúp lại khi chạy đi chạy lại. Một vài con gà có vẻ như là những sinh vật sống còn duy nhất sau những giây phút kinh hoàng chạy tản lạc khắp nơi.
Một binh sĩ nói với chúng tôi: “12 năm đi lính, đánh nhau với giặc lung tung chỗ kể cả trận An Lộc, nhưng chưa bao giờ tôi thấy cảnh này”
Có lẽ đoàn xe hơi cố chạy khỏi Quảng Trị, nhưng sau khi thoát khỏi ngã ba rẽ vào Quận Hải Lăng độ 3 cây số thì bị Cộng quân chận lại.
Theo một số binh sĩ Thiết Giáp thì Cộng quân đã pháo kích vào đoàn xe ấy và rồi chúng dùng súng nhỏ bắn xối xả vào, chúng nấp từ những ụ cát ở hai bên đường.
Dọc quãng đường 1 cây số đó, chúng tôi đã nhìn thấy nhiều vỏ bom Napalm. Có lẽ vì không muốn Cộng quân có thể lấy dùng những gì còn lại của đoàn xe nên loại bom này đã được thả xuống. Trên một chiếc GMC có 8 chiếc băng ra với 8 xác người chết khô. Có một đôi boot de sault còn 2 xương ống chân lòi ra ngoài.
Những chiếc xe ủi đất của Công Binh đang cố dọn dẹp cho sạch sẽ Đại Lộ Kinh Hoàng này: những đống xương khô còn lại, quần áo, súng ống đủ thứ linh tinh được xe ủi dồn thành một đống nhỏ bên đường. Một Ký giả khi đến cuối đoàn xe thì dừng lại, nhìn sang chúng tôi nói: “Dunkerque đến thế này chăng?” Rồi anh gõ gõ cái tẩu thuốc vào thành xe, miệng đọc nho nhỏ câu thơ” « lưỡng tướng danh tiêu vạn cốt khô »
Sau hơn 2 giờ đi trên Đại Lộ Kinh Hoàng, phái viên Lê Thiệt cố ngoi về phía trước khi ông nhìn thấy cây Phong cao vút ở Hải Lăng. Một toán lính Dù ngăn lại không cho lên, vì «để mấy ông lên không được, đang đụng độ dữ dội, Đại liên tụi nó quạt đấy»
Từ phía quân ta, có một đoàn nạn dân độ 200 người đi tới với khuôn mặt trên đó còn ghi lại sự sợ hãi tột độ. Họ ở các làng trong Hải Lăng thoát ra được. Gồm người già và trẻ thơ dưới 13 tuổi cùng phụ nữ. Họ chạy từ mờ sáng và trong đoàn người có một sản phụ mới sanh được 3 ngày.
Không theo Quốc Lộ được, chúng tôi đành phải đi về hướng Đông mò theo những lườn cát trắng. Bom B52 nổ rền, từng cuộn khói bốc lên như một rừng mây ở phía chân dãy Trường Sơn.
Những F4, Skyraider thay phiên nhau quần thảo trên vùng Hải Lăng này. Những tiếng nổ lớn và nhiều cột khối bốc lên.
Từ Đại Lộ 33, chúng tôi sử dụng máy vô tuyến phỏng vấn Thiếu Tá Trần văn Sơn, Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 3 Dù. Ông vừa chỉ huy 2 cánh quân tràn vào Hải Lăng vừa trả lời chưng tôi «Nó pháo ghê quá. Toán Tiền sát đã vào rồi. Hôm nay sẽ cắm cờ trên Hải Lăng.»
LÊ THIỆP
Báo Sóng Thần Jul. 3, 1972 đăng bản tin đầu tiên của báo này — về đoạn đường tử thần Bắc Mỹ Chánh — và đây có thể kể là Bản Tin thứ nhì tiếp nối Tiền Tuyến Jul. 2, 1972 và Chính Luận Jul. 2_3, 1972, và là Bản Tin song song với bài NHỮNG HÌNH ẢNH KHỦNG KHIẾP TRÊN «ĐẠI LỘ KINH HOÀNG» của Lê Thiệp trên #Chinh Luan Jul. 4, 1972. Xem ảnh chụp dưới đây:
#Song Than Jul. 3, 1972 trang nhất
Thành Tích Giải Phóng Của CSBV Trên QL1.
Xác Dân Tỵ Nạn Trơ Xương Nằm Dài 2 Cây Số Trên Quốc Lộ 1.
⚀ Những con gà và chó hoang sống nhờ xác chết rữa.
⚀ Cờ Việt Nam Cộng Hòa tung bay sát thị xã Quảng Trị
Ngy Thanh – Đoàn Kế Tường
MỸ CHÁNH 2-7 (ST). – Phái viên Ngy Thanh và Đoàn Kế Tường của Sóng Thần cho hay, họ đã vượt sông Mỹ Chánh để tới một đoạn đường dài 10 cây số Đông Nam Quảng Trị gọi là «đoạn đường máu». Nơi đây còn hàng trăm xác quân xa chở đồng bào Quảng Trị di tản trong ngày 2-4 [ chỗ này báo in nhầm vì lỗi ấn công, ngày đúng phải là ngày 29-4 ], cháy xém nằm la liệt, bên cạnh còn thấy những xác của đồng bào bị lính BV pháo kích chết cách đây hơn 2 tháng. Những các này nay đã rữa thối, chỉ còn trơ xương.
Cây Cầu xe lửa Bến Đá bị quằn xuống nước, Cầu QL1 bị sập. Mùi tử khí xông lên nồng nặc.
Đoạn đường từ Mỹ Chánh trở ra trên QL1 bị bom cày nát.
Quân Dù đã được trực thăng vận xuống La Vang Thượng và một vị trí khác gần Ái Tử phía Bắc Thạch Hãn để làm đầu cầu cho quân VNCH thắt chặt vòng vây quanh Quảng Trị. Quân Dù tiếp tục tiến về Quảng Trị. Trên đường La Vàng – Quảng Trị có nhiều Căn cứ cũ của ta hiện nay là các vị trí phòng không của Bắc Việt. Phái viên Ngy Thanh nói rằng thật sự toán quân di chuyển bằng đường bộ mới vượt qua khỏi Cầu Bến Đá 800 thước, Công Binh được huy động để dọn dẹp đường tiến quân. Trên đoạn đường dài trên 4 cây số, xe cộ nằm la liệt, tông húc nhau lẫn lộn với xe tăng của địch. Hàng trăm xác đồng bào đã rữa thối. Hàng trăm xác xe Honda còn nguyên cả chìa khóa, chỉ cần gạt xương người trên yên xe là lấy đi được. 2 bên cồn cát cũng có rất nhiều xác chết lẫn với các trái bom, lựu đạn chưa nổ. Nhiều xe Hồng Thập Tự bên trong còn nguyên băng ca, xác chết trên băng ca thịt đã rữa chỉ còn xương và đầu lâu. Đôi khi còn một vài xác còn nguyên vẹn, thịt chưa rữa nằm co quắp.
Đồ chơi của trẻ em, những gói áo quần rách của dân tỵ nạn nằm la liệt cạnh những khẩu súng đã han rỉ. 1 vài bộ xương khô còn mang hình dáng rất nhỏ chứng tỏ là xương của các em bé.
1 số những kẻ gây ra tội ác này đã đền tội. Người ta nhìn thấy những bộ xương của Cộng quân vẫn còn nguyên bên ngoài là quân phục lính chính quy Bắc Việt, vẫn còn cầm trong tay súng AK47 hoặc súng phóng hỏa tiễn B40 nằm gục trong hố cá nhân nơi chúng bị bắn chết.
Xác chết nhiều đến nỗi chỉ cần gạt cát phủ bên trên là có thể nhìn thấy được những bộ xương và đầu lâu trắng hếu. Xương trẻ nít đã bị tiêu hết nên ít thấy. Công Binh đã phải nhặt từng bộ xương xếp lại bên đường, và phải ủi các xe cháy xém lấy lối đi cho đoàn quân xa chở lính di chuyển.
Đặc biệt vẫn còn sót lại tại đây vài con gà và một hai con chó. Chúng sống sót vì ăn xác người. Đến 12 giờ trưa thứ Bảy, đoàn Quân Cảnh đã cắm Quốc Kỳ Việt Nam trên phần đất sâu nhất của thị xã Quảng Trị bên cạnh hai chiếc xe tăng T54 của Bắc Việt chồng lên nhau, bị bắn từ hai tháng trước.
Lưu Ý Bạn Đọc:
Tên gọi «Đại Lộ Kinh Hoàng» của Lê Thiệp trên Chính Luận xác định rõ ngay ở Tít bài. Còn bài của Sóng Thần trên đây thì không. Ngay trong ruột bài vẫn chỉ dùng chữ «đoạn đường máu»: . . . vượt sông Mỹ Chánh để tới một đoạn đường dài 10 cây số Đông Nam Quảng Trị gọi là «đoạn đường máu».
Chúng ta sẽ quay lại chi tiết Lưu Ý này ở Phân đoạn 5 của Post này.
Đại Lộ Kinh Hoàng
(tiếp theo 04)
1.3 Địa Hình
Đại Lộ Kinh Hoàng là đoạn đường khoảng 9 cây số thuộc Quốc Lộ 1 [ QL1 ], nằm giữa Cầu Bến Đá và Cầu Trường Phước thuộc địa phận quận Hải Lăng, quận cực Nam của tỉnh Quảng Trị. Song song (và nằm bên) mé tả (hướng Tây) của đường bộ QL1 (không xa QL1 là bao) là đường xe lửa Xuyên Việt thuộc hệ thống Hỏa Xa VNCH.
Để bạn đọc hình dung vị trí của Đại Lộ Kinh Hoàng, xin theo dõi tôi thuật tả ‘lộ trình từ Huế đi ra cho tới Cầu Hiền Lương – vùng Phi Quân Sự giáp vỹ tuyến 17 với Bắc Việt’ tóm gọn như sau đây, y cứ nhiều tài liệu và bản đồ lúc đương thời. Phải là các tài liệu và bản đồ nguyên gốc ấy mới xác định được đúng chỗ, bởi vì sau 1975, người cộng sản đã cố tình sửa đổi tên của nhiều địa phương cho khác đi địa danh cũ, do đó độc giả sẽ gặp khó khăn khi muốn xác định Sử liệu một cách trung thực.
Lộ trình từ Huế đi ra vùng Phi Quân Sự giáp vỹ tuyến 17 ngăn cách VNCH với Bắc Việt
(tôi đánh số thứ tự 1, 2, 3 v.v... là để bạn đọc dễ theo dấu các địa danh theo thứ tự khi đi từ Huế ra Quảng Trị)
LTC: từ Huế đi ra Quảng Trị dọc theo QL1, ta sẽ lần lượt đi qua địa phận các 1 quận Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên), qua 2 Cầu Mỹ Chánh (bắc qua sông Mỹ Chánh), cũng là ranh giới hành chánh giữa quận Phong Điền với quận Hải Lăng (quận cực Nam tỉnh Quảng Trị, cách Thị xã Quảng Trị 13 cây số) là đến địa phận 3 quận Hải Lăng, đi thêm độ 3 cây số là đến 4 Cầu Bến Đá (bắc qua sông Ô Khê, cầu này nằm ở mạn Nam Quận lỵ Hải Lăng khoảng 5 cây số), đi tiếp thì tới 5 Căn Cứ Nancy [ (tọa lạc rất gần mé tả, hướng Tây QL1; còn mé hữu, hướng Đông QL1, là sông Ô Giang); ngoài Căn Cứ Nancy, mé tả QL1, lần lượt từ gần tới xa là các Căn cứ Jane, Anne, Barbara, đây là các Căn cứ Hỏa lực do quân đội Mỹ thiết lập (từ năm 1969 trở về trước, và sau các đợt lính Mỹ triệt thoái dần dà khởi từ năm 1970, quân đội Quốc gia tới tiếp nhận, tu bổ và trấn đóng. Đây cũng là vùng tọa lạc “mật khu Ba Lòng” khi xưa) nằm rải trên các cao độ trọng yếu thuộc dãy Trường-Sơn nhằm ngăn chặn Cộng quân từ bên Lào kéo qua theo mé Tây Trường-Sơn rồi tràn ra QL1. ].
Qua Nancy đi tiếp thì tới 6 Cầu Dài hay còn gọi là Cầu Trường Phước bắc qua Sông Nhung ở mạn Nam (kế Sông Thạch Hãn thường gọi là Sông Quảng Trị).
Qua Cầu Dài thì gặp ngã ba, rẽ trái độ 2 cây số là 7 Làng La Vang (thuộc quận Mai Lĩnh), gồm có La Vang Thượng và La Vang Hạ. La Vang nằm phía Nam Tây Nam Thị xã Quảng Trị độ 6 cây số. Tại đây có Nhà Thờ La Vang – Vương Cung Thánh Ðường La Vang – quay mặt về hướng Đông, khởi công năm 1924, khánh thành năm 1928 và Họ đạo La Vang cũng hình thành kể từ đây với ngôi Thánh đường La Vang nức tiếng của Công giáo miền Trung.
Hướng Đông Đông Bắc của chính diện Thánh đường La Vang là Chi Khu Mai Lĩnh (cách Thị xã Quảng Trị non 1 cây số), tọa lạc trên đoạn đường rẽ của QL1, tên thường gọi là Ngã Ba Long Hưng (là con đường cũ đi vào Thị xã, phía ngoài sân vận động Quảng Trị cũ, kế cận Trường Nguyễn Hoàng là Trường Trung học tỉnh lỵ).
Từ ngã ba này đi tiếp một độ đường ngắn là qua 8 Cầu Thạch Hãn coi như vào chánh địa phận 9 quận Mai Lĩnh, quận mới được thành lập theo Nghị định số 880-NV ngày 11-6-1965 của Thủ tướng VNCH. Mai Lĩnh là quận châu thành của tỉnh Quảng Trị và cũng là quận cửa ngõ đi vào Thị xã Quảng Trị.
Từ Thị xã Quảng Trị đi ra tiếp, vẫn theo QL1, ta sẽ đi qua các quận 10 Triệu Phong (thị trấn Ái Tử, nơi đặt Căn cứ Ái Tử, 8 cây số phía Nam quận lỵ Đông Hà, ban đầu là bản doanh của Bộ Tư lệnh SĐ3BB, đến ngày 1-4-1972, khi các Căn cứ Alpha 4, Alpha 2 – thuộc Quận Gio Linh; Fuller, Khe Gió, và Holcomb – thuộc Quận Cam Lộ lần lượt thất thủ, Tướng Vũ Văn Giai dời Bộ Tư lệnh SĐ lùi về Cổ Thành Quảng Trị, tức là Cổ Thành Đinh Công Tráng, vốn là khu binh trại của Tiểu Khu Quảng Trị và thường gọi đây là Tiểu Khu Quảng Trị), đến 11 quận Đông Hà (tại đây có QL9: từ Đông Hà rẽ trái là QL9 đi tiếp sẽ gặp 12 quận lỵ Cam Lộ và tiếp theo là Căn cứ Khe Gió, Căn cứ Khe Sanh; còn mé hữu của quận Đông Hà là 13 Sông Cửa Việt đổ ra biển, tại đây có Căn cứ Cửa Việt hay còn gọi là Charlie 4), và sau chót là 14 quận Gio Linh, là quận cực Bắc tỉnh Quảng Trị, giáp giới vỹ tuyến 17 (thuộc bờ Nam Sông Bến Hải).
Bên kia, bờ Bắc Sông Bến Hải, thuộc Cộng sản Bắc Việt và chúng gọi là ‘khu’ Vĩnh Linh gồm các xã như Vĩnh Sơn, Vĩnh Giang, Vĩnh Kinh, Vĩnh Lâm...
Kèm theo đây là hai tấm bản đồ của trận địa/phòng tuyến Mỹ Chánh - Quảng Trị để bạn đọc dễ theo dõi vị trí của Đại Lộ Kinh Hoàng.
![]() |
Map ogiginal source by W. Stephen Hill, Annapolis: Naval Institute Press, 2000 |
Đại Lộ Kinh Hoàng
(tiếp theo 05)
2. Tin tức tiếp nối về Đại Lộ Kinh Hoàng trên các nhựt báo
#Tiền Tuyến Sept. 8, 1972 trang nhất
#Tien Tuyen Sept. 8, 1972 trang nhất
MỘT LÍNH TRUYỀN TIN CSBV KỂ LẠI ĐẦY ĐỦ CHI TIẾT VỤ CỘNG SẢN BẮC VIỆT TÀN SÁT DÂN CHÚNG MIỀN NAM TRÊN QL1.
⚃ Cấp Chỉ Huy CSBV Biết Rằng Mình Sẽ Giết Thường Dân
Và Cán Binh Cộng Sản Được Lệnh Phải Giết Dân Chúng
Lần đầu tiên, những chi tiết về cuộc tàn sát dân chúng vào hồi tháng Tư, khi họ đang trốn tránh cuộc xâm lăng của Cộng sản tại Quảng Trị vào thời gian đó, đã được một lính Cộng sản BV đã từng mục kích và cho biết.
Câu chuyện này được một lính Truyền tin quân đội CSBV 22 tuổi kể lại. Anh cho biết chính cuộc tàn sát vô ích không nương tay đó mà sau này đã khiến anh quay về với chính phủ VNCH. Anh cũng đã xác nhận về nhiều chi tiết thuộc câu chuyện mà hai sĩ quan TQLC Hoa Kỳ đã kể lại trước đây. Hai sĩ quan này từng ở trong khu vực tử thần đó.
bài 1
Câu chuyện của viên Cựu Hạ sĩ quân đội BV Lê xuân Thủy kể đã cho biết thêm những chi tiết sau đây: (1) các người chỉ huy quân CSBV trong cuộc phục kích đó đã được biết trước về những gì họ sẽ làm.
(2) một số quân lính BV tham dự cuộc phục kích đã được chỉ thị giết dân chúng
và (3) cuộc tấn công này kéo dài trong năm ngày từ 29-4 tới ngày 3-5 chứ không phải 2 ngày như người ta cho biết trước đây.
Cựu Hạ sĩ Thủy trở về với chính phủ VNCH ngày 31-7-1972 là một hạ sĩ quan thuộc Tiểu đội Truyền tin của Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 2 Sư đoàn 324. Anh được giao công tác thiết lập liên lạc giữa Bộ chỉ huy Tiểu đoàn và lực lượng CSBV đang hoạt động trong khu vực Cầu Dài, gần quốc lộ số 1 và đã chứng kiến hành động tàn sát xảy ra trong khu vực đặc biệt của anh.
Dường như dân chạy loạn được để cho di chuyển trên quốc lộ số 1 theo hướng đi về Huế cho mãi tới chiều ngày 29-4. Nhưng quân lính CSBV trong khu vực này đã bị cấp chỉ huy của họ khiển trách về việc cho phép những người chạy loạn này chạy thoát. Cấp chỉ huy của họ chỉ thị là từ ngày đó, không cho phép bất cứ thứ gì di chuyển trên quốc lộ này.
Vì đường đi không có chướng ngại vật, nên cấp chỉ huy CSBV cho nổ súng vào bất cứ người nào và bất cứ thứ gì xuất hiện trên đường. Họ xử dụng tới súng máy và súng cối bắn vào tất cả đàn ông, đàn bà và trẻ em, bất kể số người này đi bộ, đi xe đạp, đi trên xe vận tải hoặc xe tải thương, mặc dù họ cũng có thể phân biệt được mục tiêu của họ là dân sự hay quân sự, theo lời Hạ sĩ Thủy cho biết.
Có những trường hợp phụ nữ đi cách xa những người chạy đi tị nạn khác và những nhóm không có đàn ông nhưng sự phân biệt đó thực sự không được quân lính CSBV chú ý tới.
Khi một vài binh lính BV phản đối việc nổ súng bừa bãi đó, thì cấp chỉ huy của họ đã cho biết là những người chạy tị nạn đều được coi là «dân địch.»
Sau đây là nguyên văn lời Hạ sĩ quân đội CSBV Lê xuân Thủy kể:
«Chúng tôi được lệnh nổ súng vào bất cứ người nào chạy trốn về hướng Nam dọc theo con đường từ Quảng Trị tới Thừa Thiên. Tôi mục kích thấy nhiều xe bị bắn. Đủ các loại xe từ xe đạp tới xe thiết giáp đều bị Cộng sản tấn công.
«Người chỉ huy Trung đoàn đã ra lệnh cho chỉ huy trưởng tiểu đoàn làm như vậy. Chúng tôi được lệnh phải bắn tất cả những nam thanh niên cho dù họ đi bằng xe dap hay đi bộ. Chúng tôi không được lệnh bắn phụ nữ đi riêng biệt. Tuy nhiên, có 1 xe dân sự chở đầy thường dân đã bị tấn công.
«Các cấp chỉ huy cho hay là nếu những người nào trốn thoát về miền Nam thì tức là họ về phía dịch. Vì thế, quân Cộng sản đã bắn vào những người thường dân đó.
«Cộng sản cũng còn nổ súng vào những xe thiết giáp chở đầy thanh niên, binh lính và dân chúng.
«Viên chỉ huy Tiểu đoàn ra lệnh bắn bằng súng cối 60ly và 82ly vào những xe này.
«Những súng cối 82ly được đặt cách đó khoảng 200 thước và súng cối 60ly được đặt cách mục tiêu khoảng 100 thước.
«Dân chúng đi thành từng nhóm trong đó có đàn ông thì bị bắn bằng súng máy.
«Cộng sản được lệnh bắn tất cả đàn ông tuy họ được lệnh không được bắn người già. Tuy nhiên, khi có những người trẻ đi lẫn vào nhóm người già thì tất cả bọn đều bị bắn.
«Sau khi bắn xong hết, quân Cộng sản đi xem xét những xác chết và vơ vét những của cải của nạn nhân mà họ coi đó là chiến lợi phẩm. Tôi đã mục kích nhiều người đàn bà già cả và trẻ em chết gục ngay tại đó.»
(còn nữa)
#Tien Tuyen Sept. 9, 1972 trang nhất
MỘT LÍNH TRUYỀN TIN CSBV KỂ LẠI ĐẦY ĐỦ CHI TIẾT VỤ CỘNG SẢN BẮC VIỆT TÀN SÁT DÂN CHÚNG MIỀN NAM TRÊN QL1.
⚃ Cấp Chỉ Huy CSBV Biết Rằng Mình Sẽ Giết Thường Dân
Và Cán Binh Cộng Sản Được Lệnh Phải Giết Dân Chúng
Bài 2)
«Tôi đã nhìn thấy nhiều người bị thương chạy trốn vào hầm hố để tránh đạn pháo. Tôi không thể lưu ý tới họ vì tôi phải sửa chữa đường dây liên lạc. Có lệnh là tất cả những người bị thương đều phải ra khỏi hầm hố vì khu vực này được coi là khu vực quân sự và không một người nào được phép ở lại trong đó mặc dù những trận pháo kích bắn vào từ hai bên đường này.
«Vì vậy tất cả dân chúng bắt buộc phải chạy đi nơi khác để tránh đạn, đồng thời bất cứ binh sĩ nào trong số người này đều bị quân Cộng sản bắn chết tức khắc.
«Tôi đã chứng kiến 5 hoặc 6 người bị quân đội Bắc Việt giết như thế. Những thường dân bị thương đều nằm lại dọc đường.
«Chiến trận dọc quốc lộ 1 Quảng Trị – Thừa Thiên đã kéo dài từ 7 giờ sáng ngày 29-4-1972 đến tối ngày 3-5-1972.
«Tôi nhớ lại ngày 30-4 có 1 đoàn xe chạy trên quốc lộ này, trong đó có một số thường dân đi bằng xe hơi và một số đi bằng xe Hồng Thập Tự. Đoàn xe này đã bị tấn công. Hôm sau lại có một đoàn xe nữa gồm mấy chục chiếc chạy tới và cả đoàn này cũng bị tấn công nữa. Mấy chiếc xe cứu thương đó dù có sơn dấu Hồng Thập Tự thật rõ ràng mà cũng bị bắn. Quân Cộng sản có biết dấu Hồng Thập Tự là gì rồi, vì lẽ lính CSBV cũng có loại xe cứu thương có dấu Hồng Thập Tự như thế.
«Tôi cũng thấy một số người nằm chết bên cạnh mấy chiếc xe đạp. Một số vừa là lính CSBV vừa là VC hoạt động gần chỗ tôi, đã bắn vào tất cả những ai cỡi xe đạp lẫn người đi bộ.
«Tối hôm đó Cộng quân đã thu được một số chiến lợi phẩm quan trọng, trong đó có cả gạo của chứng người đã chết cùng với vải vóc, máy thu thanh, đồng hồ đeo tay. Lính CSBV tịch thu những thứ này không phải để cho lính họ dùng mà là để cho Thượng cấp trong Trung đoàn Cộng sản ấy. Họ tịch thu cả tiền, họ lột hết mọi thứ như bút máy, nhẫn vàng, vòng vàng v.v…»
Trả lời câu hỏi về nguyên nhân những vụ pháo kích và nổ súng bừa bãi như thế, Hồi chánh viên nay cho biết:
«Theo ý tôi nghĩ thì Cộng quân coi tất cả những người bỏ Quảng Trị chạy về phương Nam đều là những người thân chính phủ VNCH. Mà như thế thì họ bị coi là chống Cộng và bị bắn, Còn những người ở lại thị xã Quảng Trị thì bị Cộng quân cưỡng bách đưa sang Vĩnh Linh.»
Hồi chánh viên này cho biết, trong thời gian có những cuộc tấn công ấy, anh đã ở cùng với 1 Đại đội pháo binh có nhiệm vụ chọn lựa mục tiêu. Trạm tiền thám đặt tại một nơi ở cách quốc lộ 1.500 thước. Còn ở hai bên bờ quốc lộ đều có lính Cộng sản phục kích: một bên cách đường 200 thước, một bên cách 400 thước.
Anh cho hay Cộng quân đã quét hàng tràng đại liên vào những chiếc xe đò chở đầy dân tị nạn.
Khi có người hỏi anh là “phản ứng của anh ra sao khi anh thấy thường dân bị giết"? Anh đã đáp:
«Tôi buồn hết sức, và điều đó đã làm cho tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Người ta đã bảo tôi vào Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng khi tới nơi tôi nhận thấy mình chống lại người Việt. Cuộc tấn công của tôi đã nhắm vào cả người Việt quân sự lẫn người Việt dân sự.»
(Còn tiếp)
➯ #Tien Tuyen Sept. 10_11, 1972 trang nhất
#Tien Tuyen Sept. 10_11, 1972 trang nhất
MỘT LÍNH TRUYỀN TIN CSBV KỂ LẠI ĐẦY ĐỦ CHI TIẾT VỤ CỘNG SẢN BẮC VIỆT TÀN SÁT DÂN CHÚNG MIỀN NAM TRÊN QL1.
⚃ Cấp Chỉ Huy CSBV Biết Rằng Mình Sẽ Giết Thường Dân
Và Cán Binh Cộng Sản Được Lệnh Phải Giết Dân Chúng
Bài 3) [ bài chót ]
Khi anh ra tới quốc lộ, anh có thấy xác chết trẻ em không?
«Có. Chừng 10 em bé chết và nằm rải rác trên quốc lộ trong 1 quãng đường chừng 1 cây số».
– Anh thấy có bao nhiêu thi thể phụ nữ?
– Cũng chừng 10 xác nhưng số bị thương thì rất nhiều. Họ ngồi dưới mấy cái rãnh thoát nước hay trong bụi rậm.
– Anh thấy có nhiều người già chết hay bị thương không?
– Có nhiều!
– Có nhiều người còn trẻ chết không?
– Có! Nhiều người còn trẻ đã bị chết.
– Họ vận quần áo thường dân hay quân phục?
– Họ vận đủ thứ quần áo kể cả quân phục tác chiến của Quân lực VNCH. Quần áo của họ đủ màu, xanh có, đỏ có.
– Theo nhận định của anh thì họ là thường dân hay quân nhân? Họ là dân quê hay dân thành thị?
– Theo ý tôi thì họ là thanh niên, không phải ở trong quân đội.
Rồi anh nói thêm:
– Khi chúng tôi trở về đơn vị để dự các cuộc kiểm thảo thì có nhiều người đã phàn nàn với cấp chỉ huy về sự bắn giết bừa bãi như thế và nói rằng làm như vậy là sai. Nhưng cấp chỉ huy không đồng ý. Bọn này nói, các thường dân ấy là một phần của số dân theo địch và nếu để cho họ chạy thoát thì sau đó họ sẽ cầm súng bắn lại chúng ta. Chúng ta được lệnh bắn bất cứ ai, và chúng ta phải thi hành lệnh ấy.
– Có phải sự bắn giết thường dân như thế đã khiến cho anh quyết định ra hồi chánh không?
– Điều tôi nhìn thấy đã làm cho tôi rất đau buồn. Thảm cảnh người Việt chiến đấu chống người Việt làm cho tôi thất vọng. Tôi muốn phản đối lời biện bạch của các cấp chỉ huy và có lẽ điều này cũng góp phần thúc đẩy tôi quyết định về hồi chánh.
– Anh có biết chánh sách 10 điều dân vận của MTGP không?
– Có! Trước khi chúng tôi vào tới miền Nam, chúng tôi đã được học tập chánh sách đối xử với tù binh địch nhưng tôi nhận thấy chánh sách ấy không được áp dụng.
– Có phải anh muốn nói có sự khác biệt giữa lý thuyết với thực hành không?
– Vâng. Có sự khác biệt rất nhiều. Trong khi chúng tôi còn ở đất Bắc, người ta bảo chúng tôi là phải đối xử tử tế với tù binh và hàng binh. Nhưng trên thực tế, những tù binh, hàng binh đã bị ngược đãi. Trong một vài trường hợp, có số tù binh đã bị bắn chết ngay khi vừa bị bắt. Khi đem vấn đề này ra thảo luận thì các cấp chỉ huy vẫn khăng khăng một mực bảo thủ là họ đã làm đúng lý thuyết./.
➯ #Tien Tuyen Sept. 10_11, 1972 trang ba
#Tien Tuyen Sept. 10_11, 1972 trang ba
HỒI CHÁNH VIÊN SAU KHI THAM DỰ VÀ CHỨNG KIẾN CẢNH TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG ... KỂ CHUYỆN CỘNG QUÂN BẮN GIẾT ĐỒNG BÀO
Quân Bắc Việt «Phục Kích» Dân, Bắn Bia Thịt
Các «đồng chí» khoái lột đồng hồ, Radio
Lính CSBV thiếu «pin» nên mỗi lần cãi lộn trong máy là lại lạy lục van xin
by Nhất Giang
SAIGON 9-9 (NG) – Với gương mặt chất phác và trông không được mấy sáng sủa, nhưng khi nói chuyện thì tỏ ra vô cùng linh hoạt, tự nhiên, không chút rụt rè, ngại ngùng, đó là Hồi chánh viên Lê xuân Thủy, lính Bắc Việt thuộc binh chủng Truyền tin của CSBV, cấp bậc Hạ sĩ, thuộc một Trung đội Truyền tin/Tiểu đoàn 4/Trung đoàn 2/Sư đoàn 324 Bắc Việt, đã ra mắt và nói chuyện với báo chí trong và ngoài nước tại Trung Tâm Quốc Gia Báo Chí vào sáng ngày 8-9-1972 vừa qua.
Người lính CSBV này đã kể lại cho mọi người nghe thành tích giết người của đoàn quân CSBV bằng một giọng thảnh nhiên, hình như anh ta không có xúc động.
Bắn không cần nhắm vẫn trúng
Chúng tôi «phục kích» ở 2 bên lề đường dọc QL1 từ Bến Đá đến Trường Phước – lời người lính BV hồi chánh. Địa danh mà anh ta vừa kể là nằm trên quãng đường từ Quảng Trị về đến phòng tuyến Mỹ Chánh, nơi mà đã được mọi người đặt tên là “Đại Lộ Kinh Hoàng”.
Mục tiêu của chúng tôi – anh nói tiếp – cách tầm súng của chúng tôi khoảng từ 100 đến 150 thước, và tuy là những «mục tiêu di động» nhưng chúng tôi không cần nhắm vẫn bắn trúng!!!
Những «mục tiêu di động» mà anh ta vừa đề cập đến, vẫn theo lời anh Lê xuân Thủy này kể tiếp, gồm các thường dân là cụ già, đàn bà, trẻ con và lác đác có một số quân nhân được chở đi bằng mọi phương tiện như xe gắn máy Honda, xe đạp, còn không thì bằng chạy bộ v.v…
Các «đồng chí» rất khoái đồng hồ và Radio
Sau 6 ngày đầu phục kích như vừa nói trên, các «đồng chí» đã được lệnh thượng cấp phải tràn lên mặt đường để thu gom «chiến lợi phẩm». Anh Lê xuân Thủy cho biết, đơn vị của anh đã lượm được nơi những xác chết trên đường nào đồng hồ đeo tay, Radio, dây chuyền vàng, tiền bạc, thậm chí cả những chiếc TiVi. Ngoài ra, các «đồng chí» cũng chiếu cố nhiều đến xe đạp, và còn lột hết cả những bộ quần áo nào còn lành lặn, tươm tất mà các xác chết đang mặc.
Có 2 «đồng chí» đã bị đồng đội bắn nhầm bởi vì sau khi lột quần áo của xác chết, đã lấy mặc vào và trong lúc khoái chí còn lấy xe đạp chạy rượt nhau trên “Đại Lộ Kinh Hoàng” đang đầy xác người chết. Rồi các «đồng chí» ở phía dưới đường nhìn thấy cứ tưởng lầm là đồng bào chạy giặc cho nên nổ súng «phơ» luôn!!!
Có 2 câu hỏi được đặt ra mà người lính Bắc Việt hồi chánh này đã trả lời không mấy hay. Câu thứ nhất là:
— Anh đếm được bao nhiêu xác chết do mấy anh bắn hạ trên “Đại Lộ Kinh Hoàng” đó?
Ngập nhừng một chút, anh Thủy trả lời:
— Nhiều quá, nhiều lắm, đếm không xuể!
Câu thứ hai:
— Anh có thấy người nào còn sống sót không?
Anh Thủy trả lời:
— Có chứ!. Tôi thấy nhiều trẻ em nó còn ngắc ngoải, có cả mấy chị phụ nữ, có chị bụng chửa khá lớn bị thương nằm rên rỉ kêu xin nước uống.
Những lời này diễn tả quá đại khái và anh Thủy đã tả xa sự thực rồi.
Quân VNVH dư pin, quân CDBV hay bị thiếu đạn vào buổi chiều
Là lính Truyền tin, Hồi chánh viên Lê xuân Thủy cho biết, qua tần số máy liên lạc, quân của 2 bên hay «chửi lộn» nhau tặng nhau những từ ngữ tục tĩu là thường. Tuy nhiên, bên VNCH có dư phin nên luồng sóng vô tuyến rất mạnh và thường hay phá các luồng sóng của quân Bắc Việt, làm cho quân Bắc Việt khó làm việc. Chính anh Thủy đã nhiều lần phải van xin bên VNCH tha cho ít phút đừng phá sóng để anh ta có thể làm việc cần làm. Nhiệm vụ của anh Thủy là liên lạc từ Đại đội lên Tiểu đoàn và ngược lại.
Về việc tiếp liệu của quân CSBV, anh Thủy cho biết mỗi đơn vị đều có 1 đơn vị tiếp vận đi theo sau. Họ thường bị thiếu nhiên liệu và đạn dược vào buổi chiều. Tuy nhiên họ sẽ được bổ sung ngay vào ban đêm để chuẩn bị cho ngày hôm sau.
Về huấn luyện «lính ngành» như anh, Thủy nói anh được huấn luyện 3 tháng trước khi đưa vô Nam. Đồng đội trong đơn vị anh trẻ nhất khoảng 16 tuổi và già nhất là 40 tuổi.
Về địa hình, coi bộ người lính Bắc Việt không mấy rành rẽ vì khi được hỏi anh đã dùng lộ trình nào để vào Nam thì anh Thủy diễn tả một cách mơ hồ, gần như anh không hiểu biết gì cả.
Về chiến thuật, anh Thủy cho biết, đơn vị anh đã nhiều lần bị oanh kích và bị B52 bỏ bom nhưng quân CSBV đã có cách làm hầm «Triều Tiên» để trú ẩn tránh bom. Loại hầm này, trừ khi bị trúng bom ngay nắp hầm thì hầm mới bị cháy, còn bom rơi cách hầm khoảng 20 thước thì người trong hầm chỉ bị long óc chứ không bị việc gì. Hầm «Triều Tiên» được người lính Bắc Việt mô tả như 1 căn nhà 2 mái hình chữ A chôn sâu 1 thước 2 dưới lòng đất, nóc cách mặt đất 6 tấc và cây đòn nóc làm bằng gỗ to dày khoảng 20 phân. Mỗi hầm nấp được 5 người và làm khoảng 1 ngày thì xong.
Về tinh thần chiến đấu, người lính CSBV này nhận xét rằng QLVNCH chiến đấu quá hay, còn quân chính quy Bắc Việt đánh nhau … cũng hay, do đó bên nào quân số đông hơn thì kể như bên đó lần lượt nắm phần thắng.
Trong các đơn vị quân Bắc Việt, mỗi đơn vị có Chính trị viên đi theo, và viên Chính trị viên này cùng viên sĩ quan chỉ huy dễ hục hặc nhau là sự thường.
Tại sao ra hồi chánh?
Lý do để anh ra hồi chánh, người lính CSBV này cho biết, anh đã vô cùng chán nản khi chứng kiến một sự thật quá man rợ của người lính Cộng sản Bắc Việt bắn vào thường dân, rồi kể cả là những người nào ở lại không chạy đi cũng bị bắn bỏ vì bên CSBV cho rằng số người ở lại là để hoạt động cho Chính phủ Quốc Gia. Sau ngày mất Quảng Trị, khi quân Bắc Việt kiểm soát được các vùng thôn quê ở tỉnh Quảng Trị, thì họ đã đưa các đoàn viên Nhân Dân Tự Vệ, binh sĩ địa phương, Cảnh sát và các giới chức Chính quyền Quốc Gia ra bắn chết hết, hoặc không bắn thì chặt đầu.
Thêm một lý do nữa là lúc còn ở ngoài Bắc, anh được tuyên truyền là vào Nam để đánh Mỹ, nhưng khi vào Nam không thấy bóng lính Mỹ đâu mà chỉ thấy thượng cấp ra lệnh phục kích bắn giết thường dân vô tội. Vì thế anh đã quyết định ra hồi chánh để khỏi phải lâm vào cảnh «Sinh Bắc Tử Nam».
«Sinh Bắc Tử Nam» là câu nói không những anh được nghe các cấp chỉ huy của quân CSBV nói đến mà anh còn được nghe câu ấy trên đài phát thanh Tiếng Nói Tự Do, và còn được nghe chính cô Hiền xướng ngôn viên của đài này nói nữa.
Hồi chánh viên Lê xuân Thủy sinh ngày 19-3-1950 tại xã Ngọc Lũ quận Bình Lục tỉnh Nam Hà Bắc Việt. Con ông Lê huy Nghĩa và bà Trần thị Mão. Anh là con thứ ba trong một gia đình có 5 người, thành phần nông dân, theo đạo Phật. Năm 1968, anh nghỉ học và xin đi làm Công nhân bốc hàng tại bến Cảng Hải Phòng. Tới năm 1971, anh bị gọi đi thi hành nghĩa vụ quân sự. Ngày 20-10-1971, anh cùng với đơn vị xâm nhập vào Nam với cấp bậc Binh nhất, giữ chức vụ truyền tin cho Tiểu đoàn 4, trung đoàn 2, SĐ 324 CSBV, sau đó anh được thăng cấp Hạ sĩ. Lợi dụng lúc đơn vị anh thất trận tan rã, Lê xuân Thủy đã quyết định ra hồi chánh với QLVNCH tại tỉnh Thừa Thiên.
#Chinh Luan Sept. 8, 1972 trang ba
Trên đây là ảnh chụp Nhựt báo #Chinh Luan Sept. 8, 1972, trang ba, đã đăng trọn bài — chỉ một kỳ — với tựa Lần đầu tiên, chính một Hạ sĩ CSBV về hồi chánh tiết lộ: CSBV HẠ LỆNH BẮN TUỐT DÂN TỊ NẠN RỒI LỘT SẠCH ĐEM VỀ NỘP THƯỢNG CẤP mà nhựt báo #Tiền Tuyến đăng làm ba kỳ (từ Sept. 8, 1972 đến Sept. 10_11, 1972) với tựa MỘT LÍNH TRUYỀN TIN CSBV KỂ LẠI ĐẦY ĐỦ CHI TIẾT VỤ CỘNG SẢN BẮC VIỆT TÀN SÁT DÂN CHÚNG MIỀN NAM TRÊN QL1 như hình ảnh và phần Text tôi đã typing lại bên trên.
Ở báo Chính Luận, tại cuối bài đăng này có đề tên Nicholas Ruggieri trong ngoặc đơn. Như vậy, nguyên thủy đây là bài của Nicholas Ruggieri (Thông Tín viên của hãng tin IPS) và Chính Luận với Tiền Tuyến cùng đăng lại bản Việt dịch.
Báo Hòa Bình Sept. 8, 1972, trang nhất, có đưa tin với tựa Cộng sản tạo Đường Kinh Hoàng để giết người hôi của trong đó viết tóm tắt nội dung bài của Nicholas Ruggieri.
Báo Sóng Thần hoàn toàn không đưa tin vụ Hồi Chánh viên Lê xuân Thủy này cả bản tin về cuộc họp báo mà Lê xuân Thủy sẽ ra trình diện báo giới ngày 8-9-1972 tại Saigon lẫn những lời thuật lại của anh Thủy tại cuộc họp báo đó. Theo tôi được biết, bài tường thuật những gì anh Thủy kể lại - dưới dạng hỏi/đáp - của Nicholas Ruggieri được rất nhiều báo Mỹ, Pháp và Tây phương nói chung đăng lại, và Chính Luận với Tiền Tuyến của VNCH đăng bản Việt dịch như chúng ta đã đọc ở trên.
Báo #Chinh Luan Sept. 8, 1972, trang ba, có đăng lại mẩu tin của VTX (Việt Tấn Xã VNCH) với tựa Hồi Chánh viên Lê xuân Thủy được đưa ra trình diện báo chí như sau:
SAIGON 6-9 (VTX) – Một hồi chánh viên nguyên là hạ sĩ quan truyền tin thuộc Sư đoàn 324B CSBV sẽ được trình diện báo giới vào sáng ngày 8-9-1972 tới đây.
Phát ngôn viên quân sự Việt Nam, Trung tá Đỗ Việt chiều nay cho hay, buổi tiếp xúc báo chí nói trên sẽ được diễn ra sau cuộc họp báo thường lệ vào lúc 9g30 sáng tại Trung Tâm Quốc Gia Báo Chí.
Theo Trung tá Đỗ Việt, đại diện báo chí trong và ngoài nước có quyền chụp hình, thu thanh và quay phim cuộc tiếp xúc này.
Vậy thì việc anh Thủy được đưa ra trình diện báo chí cũng không phải là bất ngờ mà đã được loan báo trước.
Vì thế, tôi cứ thắc mắc mãi không sao giải đáp được là, vì sao báo Sóng Thần không đăng tin cả về việc hồi chánh viên Lê xuân Thủy ra trình diện báo chí lẫn những lời kể lại của anh Thủy trong tư cách nhân chứng sống (eyewitness) cảnh CSBV cố ý bắn giết đồng bào chạy giặc từ Quảng Trị về Huế hồi cuối tháng 4 và đầu tháng 5-1972???!!! Trong khi lời kể của anh Thủy là nguồn tin quý báu và duy nhất "từ phía bên kia" xác nhận việc Cộng quân thảm sát đồng bào chạy loạn, giúp việc trình diện Tội Ác của tập đoàn máu Bắc Bộ Phủ trước công luận được công bằng, trung thực vì tin tức được thu thập từ cả 2 phía, Quốc Gia và Cộng sản! Đối với báo chí ở đâu và thời nào cũng vậy, việc đưa tin từ 2 chiều là ưu tiên hàng đầu của người làm báo, là làm tròn sứ mạng Truyền thông khách quan, vô tư. Việc nhận định, phê phán sau đó là thuộc về độc giả tức công luận nói chung. Có thể nói, nếu người làm báo luôn giữ trọng trách, tôn chỉ trung thực và khách quan, vô tư của nghề nghiệp, thì khó có ai bỏ qua tin tức sốt dẻo Hồi chánh viên Lê xuân Thủy.
Nhắc lại, ngày 6-9-1972, VTX đã loan tin là Hồi Chánh viên Lê xuân Thủy sẽ được đưa ra trình diện báo chí vào ngày 8-9-1972. Tại buổi họp báo ở Trung Tâm Quốc Gia Báo Chí vào sáng ngày 8-9-1972, Lê xuân Thủy đã trả lời phỏng vấn của báo chí trong cũng như ngoài nước, và chúng ta đã có được bài (Việt dịch) tường thuật của anh Nicholas Ruggieri, Thông tín viên hãng IPS, [ như đã đăng ở trên ]. Vậy mà liên tiếp các số báo Sóng Thần từ ngày 7-9-1972 đến ngày 10-9-1972 đều tuyệt nhiên không có lấy một mẩu tin về Hồi Chánh viên Lê xuân Thủy.
Việc tờ báo Sóng Thần hoàn toàn không đưa tin vụ Lê xuân Thủy thì kể cũng lạ hết sức, bởi vì Sóng Thần là tờ báo được nhiều cựu nhân sự hay cộng tác viên của tờ báo, hoặc là người thân tín, hữu hảo, hô hoán khá là rôm rả cho là tờ báo có công to trong việc loan tin vụ Đại Lộ Kinh Hoàng Quảng Trị Apr. & May 1972, hô hoán ngay vào lúc đương thời (tháng 7-1972) cũng như mãi về sau này – sau khi mất Miền Nam – khi các cựu nhân sự hay cộng tác viên đó đang tị nạn Cộng sản ở hải ngoại. Hô hoán kể công một cách thậm quá đáng khi có người (trong số các nhân sự vừa kể) còn đánh trống la làng tự xưng là người đặt tên Đại Lộ Kinh Hoàng (vào ngày Jul. 1, 2016, xin xem tại đây và Screenshot Image dưới đây)!!! Thiệt sao???
Mời bạn đọc xem tiếp các bằng chứng dưới đây:
➯ #Song Than Jul. 7, 1972 trang nhất: cho tới ngày này, báo Sóng Thần vẫn chỉ dùng chữ "đoạn đường kinh hoàng" trong khi Lê Thiệp viết bài ngày 3-7-1972 đăng trên Chính Luận Jul. 4, 1972 đã gọi rõ là "Đại Lộ Kinh Hoàng".
![]() |
#Song Than Jul. 7, 1972 trang nhất: cho tới ngày này, báo Sóng Thần vẫn chỉ dùng chữ "đoạn đường kinh hoàng" |
➯ #Song Than Jul. 9, 1972 trang nhất,
Trong khi đó, tên gọi Đại Lộ Kinh Hoàng đã lên báo Chinh Luận Jul. 4, 1972 bằng bài tường thuật chi tiết đầu tiên của Lê Thiệp Đặc phái viên Chính Luận theo chân đoàn quân mũ đỏ tiến vào Hải Lăng NHỮNG HÌNH ẢNH KHỦNG KHIẾP TRÊN «ĐẠI LỘ KINH HOÀNG» [xin đọc ở Phân đoạn 3], nghĩa là trước Ngy Thanh của Sóng Thần 5 ngày. Vậy, Chính Luận – Lê Thiệp đặt tên Đại Lộ Kinh Hoàng trước hay Sóng Thần – Ngy Thanh trước?
Và cũng trong khi đó, trong những ngày của 2 tuần đầu tháng 7-1972, khi cuộc Hành Quân Lam Sơn 72 tái chiếm Quảng Trị, quân ta thắng như chẻ tre trước giặc Cộng, và hành lang Quốc Gia được nới rộng ra thêm chục cây số Bắc Mỹ Chánh, thì hành lang máu — thảm cảnh đồng bào Quảng Trị chết dưới họng súng giặc trên QL1 — cũng nới rộng thêm ra về hướng Bắc. Bây giờ đoạn đường chết kia mới dần dần lộ diện theo bước chân của đoàn quân Nhảy Dù, TQLC / VNCH tiến quân ra tái chiếm Quảng Trị, bây giờ đoạn đường tử thần không phải chỉ có 1, 2 cây số mà nới dài ra tới Cầu Dài (tức Cầu Trường Phước bắc qua Sông Nhung ở mạn Nam kế Sông Thạch Hãn - thường gọi là Sông Quảng Trị.) tức là ngót 9 cây số.
Trong những ngày đó, các báo như Chính Luận, Tiền Tuyến, Hòa Bình đều cập nhật sát bước tiến tái chiếm lãnh thổ của Quân đội Quốc Gia, và khi đưa tin Chiến sự, các báo đều có xen kẽ tường thuật tiếp những gì mắt thấy trên Đại Lộ Kinh Hoàng (mời bạn đọc xem ở Phân đoạn 6: "Tin tức cuộc Hành Quân Lam Sơn tái chiếm Quảng Trị"). Còn báo Sóng Thần thì không có tin xen kẽ cập nhật về Đại Lộ Kinh Hoàng trong các bản tin Chiến sự tường thuật cuộc Hành Quân Lam Sơn 72! Có chăng là một hai hình ảnh Đại Lộ Kinh Hoàng đăng trên trang nhất một cách trơ trọi, riêng rẽ, chứ không phải tường thuật đặc tả Đại Lộ Kinh Hoàng như Lê Thiệp báo Chính Luận đã đầu tiên làm trên số báo ra ngày 4-7-1972.
Tên gọi Đại Lộ Kinh Hoàng thì Sóng Thần lên báo sau người ta, bài tường thuật thì cũng không gọi tên đó luôn mà chỉ gọi là «đoạn đường máu», không như báo Chính Luận có ngay bài đặc biệt Đại Lộ Kinh Hoàng của Lê Thiệp nơi số báo ra ngày 4-7-1972 nhưng đề rõ ở đầu bài là 15 giờ chiều ngày Chủ Nhật 2-7, nóng hổi ngày thứ năm của cuộc Hành Quân Lam Sơn 72 đánh dấu bởi giây phút các Tiểu đoàn Nhảy Dù và TQLC / VNCH đã thượng kỳ VNCH tại Quận đường Hải Lăng lúc 15g45 rồi các anh tiếp tục hành quân đổ bộ xuống Căn Cứ Ái Tử (Quận Triệu Phong, 8 cây số phía Nam quận lỵ Đông Hà, và khoảng 4 cây số Bắc thị xã Quảng Trị) và đang lùng và diệt giặc! Hơn nữa, Chính Luận, Tiền Tuyến, Hòa Bình đều có không ít tin cập nhật về Đại Lộ Kinh Hoàng ngay từ lúc cuộc Hành Quân Lam Sơn 72 mở màn, còn Sóng Thần thì hoặc viết nghèo nàn hoặc thậm chí không có luôn (ngoại trừ việc mở Chương trình có tựa " Đi Nhặt Xác Đồng Bào Quảng Trị Trên Đường «Kinh Hoàng» " với bài đầu tiên đăng trên số báo Sóng Thần ra ngày 11-7-1972). Lời của nhân chứng sống Hạ sĩ truyền tin CSBV Lê xuân Thủy kể lại việc Cộng quân giết thường dân trên Đại Lộ Kinh Hoàng thì Sóng Thần cũng không đăng nốt!
Vậy thì lấy cái gì mà hô hoán rôm rả, tranh công đầu công to ... để đòi làm người đặt tên Đại Lộ Kinh Hoàng???
Thiệt là hết ý kiến!
Trước thảm cảnh hàng ngàn đồng bào Quảng Trị, trong tay không tấc sắt, chết thảm dưới tay giặc Cộng miền Bắc, chết tan nát rã rời, xác thân vỡ vụn vì võ khí giết người của Nga sô qua bàn tay máu lạnh của Tập đoàn Đầu lâu Bắc Bộ Phủ, vậy mà vẫn còn có người mắt ráo hoảnh, bụng háo danh đòi leo lên làm người đặt tên Đại Lộ Kinh Hoàng thiệt sao???
Chưa kể là, đọc Phan Nhật Nam viết những dòng máu lệ trong bài Dậy Đường Tử Khí của ông, rồi đọc tới những mẩu tin tức của tờ báo Sóng Thần (toàn tự xưng là ký giả, là nhà văn!!!) mà viết trơ trụi thản nhiên vô cảm như kẻ bàng quan kể chuyện và tranh công trước tội ác tày trời như thế của giặc, trước nỗi đau thương thê lương tột cùng như thế của người Việt Quốc Gia yêu lý tưởng Tự Do, thì tôi nghĩ chắc không riêng gì tôi mà ngay cả bất cứ ai cũng sẽ thấy mình hết còn nói gì nổi trước tâm địa méo mó, quái gở háo danh hão bịnh hoạn đó của con người cho dù họ không ngớt đập ngực xưng tên là ký giả, là nhà văn nọ kia!.
Vì thế, tôi xin im lặng để cho bạn đọc tùy nghi nhận xét hoặc có ý kiến (mời bạn đọc viết trong phần Comment của Post này.) Đa tạ!
Phụ Chú:
Đọc lại báo Sóng Thần, tôi luôn thấy nổi lên một cảm tưởng khó chối cãi rằng, tờ báo có cái gì không bình thường đến khó hiểu! Vì vậy, xin làm một ghi chú vắn gọn ở đây về tờ báo Sóng Thần này. Những ghi chú này là do tôi tổng hợp và gạn lọc kỹ lưỡng mà thành.
Nguyên do tôi chú ý riêng tới báo Sóng Thần là vì khi tôi dịch quyển sách "Drawn Swords ..." (với tựa Việt ngữ là Nhảy Vào Cuộc Viễn Chinh), tới Chương 21, có đề cập đến công cuộc thanh lọc guồng máy quốc gia và bài trừ tham nhũng do Tổng thống Thiệu phát động ngay tháng đầu tiên Tổng thống nhậm chức nhiệm kỳ II, trong đó có chi tiết việc Tổng thống cách chức Tư lệnh Sư đoàn 2 BB của Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn, đưa tướng Toàn về làm Chỉ Huy Trưởng Thiết giáp Binh đóng tại Trại Phù Đổng, Gò Vấp, Saigon vào ngày 27-1-1972 (và hoán chuyển chức vụ Đại tá Phan Hòa Hiệp về làm tân Tư lệnh Sư đoàn 2 BB thay thế Tướng Toàn).
Ta cùng nhau lược lại đầu đuôi nội vụ.
Nội dung sự vụ Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn bị cách chức Tư lệnh Sư đoàn 2 BB:
➯ Ngày 7-7-1969, Giám Sát Viện ra phán quyết kết tội và đề nghị biện pháp chế tài đối với Chuẩn tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ Binh đóng tại Quảng Ngãi. Tướng Toàn bị buộc tội dùng quân xa chở vỏ Quế lậu tại tỉnh này hồi tháng 7-1967.
➯ Từ tháng 9-1967, có vài dư luận râm ran về ‘chở Quế lậu’ ở tỉnh Quảng ngãi, mà người ta vẫn thường gán cho tướng Toàn và bảo là tham nhũng, tuy nhiên, vụ đó không đáng gọi là tham nhũng ‘lớn’ như vậy! Những xì xầm mà dư luận Saigon nói riêng, miền Nam nói chung ưa chĩa vào tướng Toàn đã đẩy câu chuyện đi xa đến chỗ gần như lạc đề. Nhờ các tài liệu cũ còn đây nên chúng ta sẽ thấy rõ hơn bức tranh thực của vụ này: đó không phải là vụ tham nhũng ồn ào như đã bị dư luận làm ‘bé xé ra to’ mà thực ra đó là một sự vụ khúc mắc về Pháp lý và Hiến Pháp gây nhiều tranh biện lúc đương thời về tính cách thực quyền của Giám Sát Viện so với quyền hạn Hiến định của Hành Pháp … như chúng ta sẽ thấy như tôi trình bày lần lượt sau đây, do tôi tham khảo rồi tổng lược lại từ nhật báo #Chính Luận năm 1969 các số ra ngày 11, 12, 15, 17, 23 và 24 tháng 7; các số ra ngày 3, 9 tháng 8; các số ra ngày 17, 22 tháng 9 | và Đoàn Thêm Việc Từng Ngày 1969 trang 268, 242…. như sau:
➯ Từ ngày 19-6-1969 trở về trước, công vụ bài trừ tham nhũng thuộc quyền hạn của Ủy Ban Bài trừ Tham nhũng Trung ương và Địa phương [do ông Tổng trưởng Phủ Thủ tướng Huỳnh Văn Đạo làm Chủ tịch], vốn được thiết lập từ ngày 14-8-1968 bằng Sắc Luật (SL) Thủ tướng 111/Th.T/P
➯ Ngày 16-9-1969 Phủ Thủ tướng ban hành quyết định chấm dứt nhiệm vụ các Ủy Ban Bài trừ Tham nhũng các cấp và phân nhiệm việc bài trừ tham nhũng về Giám Sát Viện [số 27 Nguyễn Trung Trực Saigon.]
➯ Ngày 30-10-1968, Quốc Hội tổ chức Lễ Tuyên Thệ nhậm chức của 18 Giám Sát Viên và Giám Sát Viện chính thức hoạt động kể từ ngày đó.
Tuy nhiên, vụ ‘chở Quế lậu’ đã xảy diễn hồi tháng 9-1967 (lúc này, tướng Toàn mang cấp bậc Đại Tá nhiệm chức, 2 năm sau, ông được thăng 2 cấp: Đại Tá thực thụ 1968, rồi Chuẩn Tướng 1969) và sau loạt điều tra của Giám Sát Viện vào tháng 6-1969 lật lại chuyện ‘Quế lậu’ 2 năm trước [kế thừa công vụ của Ủy Ban Bài trừ Tham nhũng đang còn hoạt động], vào ngày 7-7-1969, Giám Sát Viện ra phán quyết kết tội và công bố biện pháp chế tài (đề nghị cách chức tướng Toàn) và chuyển hồ sơ qua Hành Pháp. Theo luật định, Hành Pháp có thời hạn hồi đáp 15 ngày kể từ ngày Giám Sát Viện công bố biện pháp chế tài đề nghị. Quá thời hạn đó mà không có quyết định nào hoặc hồi đáp nào thì quyết nghị của Giám Sát Viện đương nhiên có hiệu lực thi hành.
➯ Ngày 11-7-1969, phát ngôn viên quân sự VNCH cho biết, vụ ngưng chức Chuẩn tướng Nguyễn Văn Toàn không thuộc thẩm quyền Bộ Tổng Tham Mưu mà thuộc thẩm quyền Tổng Thống. Phát ngôn viên cho biết thêm, cho đến nay, Tổng Thống chưa có quyết định gì vụ này.
➯ Ngày 22-7-1969, Ủy ban Quốc Phòng Thượng Viện phản đối Giám Sát Viện công bố trên báo chí trường hợp tướng Toàn. Nghị sĩ Trần Văn Đôn, Chủ tịch Ủy ban Quốc Phòng Thượng Viện vừa cho công bố một bản nhận định về vụ Giám Sát Viện quyết định yêu cầu bãi chức Chuẩn tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ Binh, và Đại tá Phạm Viết Tiến, Cục Trưởng Cục Truyền Tin, và một số sĩ quan khác. Bản nhận định cho rằng, các sĩ quan nói trên là cấp chỉ huy đương kim, dưới quyền có hàng vạn quân sĩ. Việc công bố tội trạng của họ khi chưa có quyết định của Hành Pháp hoặc của Tòa Án sẽ gây nguy hại hoang mang cho tinh thần quân sĩ thuộc quyền, vả lại từ trước đến nay việc xử phạt các sĩ quan đều được thi hành ‘kín’ để giữ uy tín cho các cấp chỉ huy đó. Bản nhận định tuyên bố: “Không chấp nhận việc Giám Sát Viện công bố trên báo chí những đề nghị trừng phạt như trên khi chưa có quyết định của Hành Pháp hoặc của Tòa Án.
➯ Ngày 23-7-1969, ông Ngô Xuân Tích, Chủ tịch Giám Sát Viện cho công bố một Thông Cáo để trả lời bản tuyên bố của Ủy ban Quốc Phòng Thượng Viện. Thông Cáo cho rằng, Giám Sát Viện có quyền công bố kết quả điều tra y cứ theo điều 89 Hiến Pháp đã minh định.
➯ Ngày 8-8-1969 nguồn tin từ Giám Sát Viện cho hay, trong phiên họp ngày hôm nay, sau khi nghe Chuẩn tướng Nguyễn Văn Toàn trình bày tất cả những sự việc mà ông bị tố cáo là tham nhũng, Giám Sát Viện đã đi tới quyết định không buộc Tướng Toàn về tội này nữa. Tuy nhiên Giám Sát Viện vẫn nhận thấy Tướng Toàn đã không thi hành nghiêm chỉnh nhiệm vụ được giao phó. Biên bản cuộc họp này sẽ được chuyển lên Tổng Thống để tùy Tổng Thống quyết định.
Ngoài các tin tức như trên còn có các bài bình luận có giá trị khác nhằm sáng tỏ vấn đề, đã được đăng trên báo Chính Luận của 2 tác giả, Trần Việt Anh [ngày 17-7-1969 có tựa: “Một Vấn Đề Lý Thú Về Hiến Pháp trong đề nghị cách chức Chuẩn Tướng Toàn, nhiều vấn đề được đặt ra: Quyền Giám Sát Viện và Quyền Tổng thống, quyền nào sẽ thắng trong vụ Tướng Toàn? | Tối Cao Pháp Viện sẽ phải phân xử một chuyện hóc búa nữa”] và Nguyễn Cần [ngày 3-8-1969 có tựa: “Vụ Chuẩn tướng Toàn và Quyền Giám Sát Viện”, và ngày 22-9-1969 có tựa: “Vụ Quế Quảng Ngãi và quyền biện hộ của công chức”.].
▶ Để thấy rằng, trong vụ này, nét nổi bật hơn cả được các nhà bình luận nêu ra là, ngoài sự thiếu khuyết và lỏng lẻo cuả Giám Sát Viện về trình tự tố tụng, quyền biện hộ … còn có yếu tố tế nhị và thực tế khác cần một phân xử khéo léo và chu đáo vì đất nước đang trong thời chiến, đó là: ‘Viện Giám Sát kết tội và công bố quyết định cách chức một viên tướng trong khi viên tướng đó đương cầm quân và sẽ còn cầm quân, thì liệu uy tín có còn và tinh thần, hiệu năng của đạo quân có còn nguyên vẹn hay không?’ [câu trong ngoặc nhỏ này là trích từ bài của Trần Việt Anh đăng trên Chính Luận ngày 17-7-1969].
▶ Việc buôn bán vỏ cây Quế rừng rất có lời, vốn đã bị áp lệnh cấm vào năm 1965 khi vùng gần như hoang địa đó của tỉnh Quảng Ngãi dần vuột khỏi tay chính quyền Quốc Gia và lọt vào vòng kiểm soát của Việt Cộng. Theo tường trình của tướng Toàn thì đó chỉ là chuyến xe giúp cho một nhà buôn địa phương yêu cầu ông chở vỏ Quế lâm sản về Đà Nẵng, và ông có xuất trình các giấy tờ chứng minh khoản phí chuyên chở do nhà buôn chi trả đã được trao cho các đơn vị chở hàng chứ ông không có tư túi. Mặc cho chuyện đó, Giám Sát Viện ra phán quyết kết tội và đề nghị cách chức tướng Toàn cùng với thuyên chuyển ông ra khỏi Vùng I Chiến thuật. Các tướng lãnh niên trưởng phản đối ngay, và ông Thiệu cũng không quyết định thực thi quyết nghị của Giám Sát Viện. Thế là tướng Toàn bị mang tiếng là “Tướng buôn Quế,” đây là một trong số ít vụ tướng lãnh cao cấp của QLVNCH bị hạch tội đích danh.
Ghi chú cần thiết về Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn:
Vào hạ tuần tháng 4-1972, trận Nam xâm Mùa Hè Đỏ Lửa của CSBV bước sang tháng thứ hai và tình hình chiến trận tại Quân khu II đang sôi bỏng. Lúc này, sau 3 tuần mở cuộc Nam xâm, Cộng quân đã chứng tỏ chúng hoàn toàn bất lực tại mặt trận Giới tuyến Trị Thiên, nên gỡ gạc cố đánh thí quân liều chết, gây áp lực cho Vùng II Chiến thuật.
Trong khi đó, chúng ta gặp một trục trặc bất lợi vô duyên cớ và phi binh pháp, đó là do bởi viên Cố vấn Mỹ Paul Vann là người có tính khí bất thường, tuy thông minh và gan dạ nhưng lại có máu yên hùng cá nhân, vô cớ có thành kiến riêng với Đại tá Lê Đức Đạt Tư lệnh SĐ22BB và không thuận thảo với Tướng Ngô Dzu [ Paul Vann, một nhân vật thuần túy dân sự, được Tướng Abrams, Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam, bổ nhiệm làm Cố vấn trưởng Vùng II Chiến thuật vào tháng 5/1971, tử nạn ngày 9-6-1972 khi đang đi trên một phi cơ trực thăng quan sát loại nhẹ bị bốc cháy và đâm xuống đất trong chuyến bay đêm từ Pleiku tới Kon Tum, Mặt trận Cao nguyên ].
Ngày 10-5-1972, Tổng thống VNCH ký quyết định bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn làm Tư lệnh Quân đoàn 2 và Quân khu II thay thế Trung tướng Ngô Dzu. Tướng Ngô Dzu xin từ nhiệm là vì cơn bịnh đau tim bộc phát, nguyên do cơn đau tim của Tướng Ngô Dzu là vì mặt trận Tân Cảnh - Kon Tum đang chịu áp lực lớn của địch trong tuần cuối cùng của tháng 4-1972, tức từ ngày 24-4-1972 trở đi khi Tân Cảnh thất thủ và Đại tá Lê Đức Đạt Tư lệnh SĐ22BB cũng là Tư lệnh Mặt trận Tân Cảnh tử thủ đến chết lúc 10 giờ sáng tại vòng đai Căn cứ Tân Cảnh và SĐ22BB thiệt hại hết phân nửa. Tình hình Kon Tum trở nên nguy ngập.
Tướng Toàn lên thay Tướng Ngô Dzu ngay lập tức đem lại bộ mặt mới cho việc phòng vệ Kon Tum lẫn tinh thần binh sĩ. Trong khi đó, từ đà thắng tại Tân Cảnh (được kể như là Đợt 1), Cộng sản cố tổ chức đánh với ý muốn dứt điểm Kon Tum, đây được kể như là Đợt 2. Nhưng xui cho chúng là chúng đã gặp vị tân Tư lệnh Quân khu II, Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn, tuy bị nhiều kẻ đổ vấy tiếng xấu nhưng ông là một vị Tướng gan dạ và có tài thao lược trên chiến trường không khác chi Trung tướng Đỗ Cao Trí. Điều đó đã được minh chứng qua trận đại thắng của quân binh VNCH vào rạng sáng ngày 14-5-1972, chỉ năm ngày sau khi Tướng Toàn nhậm chức Tư lệnh Quân khu, khi đợt tấn công dứt điểm Kon Tum của CSBV hoàn toàn bị quân ta bẻ gãy và Cộng quân chết như rạ trong trận này, mở đầu cho sự đại bại của cuộc tấn công Đợt 3 của CSBV tại Kontum vào ngày 29-5-1972 và đó cũng là trận thắng của Quân đội Quốc gia kết liễu tham vọng của CSBV đánh chiếm Vùng II Chiến thuật để cắt VNCH ra làm hai (từ Vĩ tuyến 14.)
Ngày 30-5-1972, buổi sáng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã đi thị sát mặt trận Kontum, khích lệ tinh thần binh sĩ và thăng cấp cho Đại tá Lý Tòng Bá, Tư lệnh SĐ23BB lên Chuẩn tướng nhiệm chức tại mặt trận, vinh thăng Đại tá nhiệm chức cho một Trung tá Trung đoàn trưởng, Thiếu tá nhiệm chức cho một Đại úy Quận Trưởng. Ngoài ra, Tổng thống còn gởi lại một số cấp bậc để thăng thưởng cho một số Sĩ quan, Hạ sĩ quan và binh sĩ đang còn hành quân càn quét địch ra khỏi Kon Tum trong lúc Tổng thống có mặt nơi đây.
Báo Sóng Thần nhảy vào tấn công tướng Toàn bằng một vụ tố cáo khác
➯ Tờ báo đăng loạt bài tố tướng Toàn bằng một vụ tố cáo khác là Sóng Thần (ST): số 089 ra ngày 1-1-1972 khởi đăng loạt bài nhiều kỳ tố giác tướng Toàn với hàng Tít “Gọt đầu ‘Quế Tướng công’ Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn”, ngay dưới Tít bài ghi: ‘Điều tra của Bích Vân’ và không đánh số. Số 090 ra ngày 2-1-1972 đăng bài đầu tiên, cũng không đánh số. Ba ngày 3, 4 và 5-2-1972, ST tạm đình bản theo quyết định chung của cả làng báo Saigon vì giá giấy tăng đột ngột. Ngày 6-1-1972, ST đăng bài tiếp theo đánh số '03' … và tiếp tục đăng các bài kế tiếp đến ngày 21-1-1972 đánh số '17' thì ngưng đăng và tự cáo: «chấm dứt ‘giai đoạn đầu’». Lời lẽ tố cáo của ST rất thậm tệ như tự cho mình là Tòa án mặc dầu nội vụ chưa hề qua một trình tự tố tụng và xử án nào!
- tướng Toàn chính thức kiện ST ra Tòa và ngày 15-1-1972 ông Thừa Phát Lại Nguyễn Hữu Trương tống đạt tờ Trực Cáo Triệu Hoán Trạng đến tòa báo ST triệu chủ nhiệm Nguyễn thị Thái và nữ ký giả Bích Vân phải ra hầu Tòa vào ngày thứ Bảy 5-1-1972.
- ngày 22-1-1972 Phát ngôn viên quân sự Trung tá Lê Trung Hiền cho biết Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn được thuyên chuyển về làm CHT (Chỉ Huy Trưởng) Binh đoàn Thiết giáp
- ngày 27-1-1972 tướng Toàn về nhậm chức CHT Binh chủng Thiết giáp tại Trại Phù Đổng Saigon và hoán chuyển chức vụ với Đại tá Phan Hòa Hiệp (làm tân Tư lệnh Sư đoàn 2 BB).
- ngày 3-2-1972: Tòa Sơ thẩm Tiểu hình Saigon loan báo sẽ xử tướng Toàn kiện báo ST vào ngày 5-2-1972, tiếp tới ngày 5-2-1972 loan báo hoãn phiên xử tới ngày 17-2-1972 (tức 27 Tết Nhâm Tý) và ngày 18-2-1972 lại hoãn phiên xử (lần thứ hai) đến ngày 26-2-1972.
- ngày 28-2-1972 các báo ST, Hòa Bình, Cấp Tiến đưa tin phiên tòa đã xử vào ngày 26-2, trong đó bản tin của báo Cấp Tiến có tựa là: «Chủ nhiệm và ký giả báo Sóng Thần bị 15 ngày tù treo vì Vu Khống tướng Toàn tham nhũng và cưỡng dâm bé gái 15 tuổi». Chánh Án Phạm Văn Phú. Công Tố Viên: ô. Nguyễn Văn Bát. Luật sư biện hộ bên nguyên: ô. Nguyễn Hữu Phú. Luật sư biện hộ bên bị: ô. ô. Đoàn Quang Lâm và Trần Văn Tuyên. Báo Chính Luận không đưa tin. Báo Tiền Tuyến không đưa tin, chỉ đăng 1 bài nhỏ với Tít “Đáng Buồn” trong mục Hí Trường by Vua Chạy Cờ - Lính Lệ viết dăm dòng nhận định trung dung về nội vụ.
Báo Sóng Thần nhảy vào làng báo chí miền Nam từ đâu?
➯ ST là tờ báo mới ra ràng, số đầu ra ngày 2-10-1971, bằng một động cơ xám xịt: a dua theo sự kiện Y sĩ Đại úy Hà Thúc Nhơn với dụng ý riêng, viết lách một cách không trung thực về nội vụ này cùng khá nhiều sự vụ khác với mong muốn tự tạo cho mình một dáng dấp Đối Lập nhưng quan niệm Đối Lập của nhóm chủ trương báo Sóng Thần là ấu trĩ và sai lầm [ * ]
➯ Sự thực vụ Hà Thúc Nhơn như sau:
- thứ nhứt: nguyên khởi chỉ vì ghen ghét đố kỵ riêng mà Hà Thúc Nhơn đã lừa Sĩ quan Hành chánh Quân Y Viện Nguyễn Huệ Thiếu tá Trần Văn Hiển ra bãi biển Nha Trang vào đêm 25-8-1970 rồi bắn chết Thiếu tá Hiến.
- thứ nhì: bất tuân quân kỷ, làm loạn tại Quân Y Viện Nguyễn Huệ ở Nha Trang,
- thứ ba: cùng phạm vào nhiều vụ vô pháp khác, làm gương xấu cho quân nhân và làm hại uy tín của quân đội.
Vụ này đã được Tòa án Quân sự Thường trực Saigon mở phiên xử vào ngày 27-1-1972 mặc dù Hà Thúc Nhơn đã bị bắn chết ngày 31-8-1970 do Quân đội, Quân cảnh Tư pháp, Quân trấn Nha Trang phối hợp giải tỏa bởi vì Hà Thúc Nhơn tử thủ trong Quân Y Viện gần một tuần lễ chống lời của Đại tá Tỉnh Trưởng Lý Bá Phẩm kêu gọi đầu hàng, rồi bắn sẻ ra ngoài làm bị thương nhiều người và chết 1 Quân Cảnh Mỹ cùng vài người khác nữa.
Tựa đề bản tin tường thuật phiên Tòa do nhật báo Chính Luận số ra ngày 28-1-1972 đăng là: «Nếu còn sống, Hà Thúc Nhơn cũng bị ra Tòa về 2 tội: phiến loạn và mưu sát».
Lúc bấy giờ, vụ Hà Thúc Nhơn được giới đối lập quá khích bám vào để lợi dụng nhận vơ đó là chống tham nhũng và thổi phồng Hà Thúc Nhơn lên thành anh hùng, trong đó tờ báo ST (tự xưng là «nhóm Hà Thúc Nhơn») là nổi bật, tự coi mình là đối lập với chính quyền một cách ấu trĩ, lố lăng và dại dột làm tôi tớ không công cho Cộng sản Bắc Việt (CSBV).
Kỳ thực Hà Thúc Nhơn chỉ là kẻ đầu óc bệnh hoạn, có máu yên hùng cá nhân và vô kỷ luật.
Chuyện này đã rõ mười mươi ngay từ thời 1971-1972-1975, và càng rõ hơn sau khi quân Bắc Việt ăn cướp miền Nam rồi, sau black April, có nhiều nhân chứng sống của nội vụ (đang tị nạn Cộng sản ở hải ngoại) đã tường thuật lại trung thực và đầy đủ vụ Hà Thúc Nhơn giết người và làm loạn, đăng trên các trang báo Web cũng như trên Social Media từ năm 2010.
2 chủ nhân thật của tờ báo ST là (nhà văn) Chu Tử và ô. Uyên Thao. Bà Nguyễn thị Thái (Trùng Dương) chỉ là nhân vật bù nhìn được dùng làm bình phong đứng tên ‘Chủ nhiệm’ để đối phó với chính quyền.
Ô. Chu Tử đã xấu số thiệt mạng trên đường vượt biển ngay những ngày Saigon vừa mới thất thủ.
Ô. Uyên Thao bị Cộng sản nhốt tù cải tạo, hành hạ đủ điều tới 11 năm! sau đó ông mới ra hải ngoại tỵ nạn.
Vậy mà trong 4 chục năm qua, tôi chưa hề nghe ô Uyên Thao nói một lời nào ăn năn hối hận về quan niệm đối lập ấu trĩ và sai lầm của ông và báo Sóng Thần, dại dột làm tôi tớ không công cho Cộng sản Bắc Việt, tiếp tay cho giặc vào phá nhà đốt bàn thờ!
Tệ hơn, vào ngày 17-4-2018, khi trả lời phỏng vấn của BBC Việt ngữ, bà Nguyễn thị Thái còn nói tỉnh bơ: "Hà Thúc Nhơn chống tham nhũng" cùng nhiều phát ngôn khác sặc mùi lấp liếm, dối trá một cách tệ hại, vô lương tâm!
Nov. 22, 2024
Le Tung Chau
{ * ]:
Đại Lộ Kinh Hoàng
(tiếp theo 06)
3. Tin tức về Đại Lộ Kinh Hoàng theo chân cuộc Hành Quân Lam Sơn tái chiếm Quảng Trị
Như đã nói ở Phân đoạn 1 của Post này, những tin tức và hình ảnh hàng ngàn đồng bào chiến nạn bị Cộng quân phục kích bắn chết hết trên đường xuôi Nam chạy giặc vào những ngày cuối tháng Tư và đầu tháng 5-1972 là những tin tức và hình ảnh kinh hoàng, thê lương trải dài trong khoảng 9 cây số QL1—Bắc Mỹ Chánh chỉ bắt đầu được phơi bày sau ngày 28-6-1972 tức là ngày khai diễn cuộc Hành quân Lam Sơn 72 trong khuôn khổ Chiến Dịch Thừa Thắng Xông Lên Tái Chiếm Lãnh Thổ do Quân Đoàn I phát động mà Tổng thống đã đề ra trong Nhật Lệnh gởi Toàn Quân trong Ngày Quân Lực 19-6-1972.
Nói cách khác, những gì chúng ta biết được về cuộc thảm sát quy mô, cố ý và kéo dài 5 ngày (2 ngày cuối tháng 4-1972 và 3 ngày đầu tháng 5-1972) của Cộng sản Hà Nội nhắm vào đồng bào miền Nam vô tội, dù là tin tức hay hình ảnh, đều chỉ là sự ghi nhận và thuật tả về những tàn tích của cảnh tượng man rợ ghê rợn đã diễn ra hơn 2 tháng trước trên đoạn đường này.
Và thiết tưởng cũng nên nhắc lại không thừa rằng, phải mấy ngày sau ngày 28-6-1972 mới xuất hiện cái tên gọi Đại Lộ Kinh Hoàng do phái viên báo Chính Luận LÊ THIỆP viết bài NHỮNG HÌNH ẢNH KHỦNG KHIẾP TRÊN «ĐẠI LỘ KINH HOÀNG», đầu bài đề ngày 2-7-1972, đăng trên trang ba báo Chính Luận Jul. 4, 1972.
Cho nên tại đây, ngoài các Tin tức và Bài báo mở rộng về Đại Lộ Kinh Hoàng (sau ngày 28-6-1972), khi đăng những bản tin trên các trang báo Chính Luận, Tiền Tuyến, Hòa Bình v.v... tôi chỉ ưu tiên retyping những bản tin Hành Quân Lam Sơn nào có phần cập nhật về Đại Lộ Kinh Hoàng.
Mar. 2025
Le Tung Chau
#Tien Tuyen Jul. 3, 1972 trang nhất
#Tien Tuyen Jul. 3, 1972
Mặt trận Giới tuyến: Hà Nội đưa Văn Tiến Dũng đảm trách chiến trường Trị Thiên
TQLC xóa tên 1 Tiểu đoàn đặc công của SĐ 305/BV
SĐ1BB phá hủy 2 hầm đạn 102 ly của địch
CHIẾN SĨ DÙ TIÊU DIỆT GỌN 1 TIỂU ĐOÀN PHÒNG KHÔNG ĐỊCH
TỊCH THU 14 ĐẠI LIÊN 37 LY
★ Ác chiến bên bờ sông Thạch Hãn giữa Tiểu đoàn Dù và Cộng quân, 3 chiến xa địch bị hạ ⚃ Ta và địch thi nhau pháo kích 24/24
QUẢNG TRỊ (HT). 2-7. _ Từ mặt trận Tây Bắc Mỹ Chánh qua Đông Bắc Hải Lăng, các chiến sĩ Nhảy Dù, TQLC và Thiết Kỵ VNCH tiếp tục giao tranh đẫm máu với Cộng quân trong khuộn khổ cuộc Hành Quân Lam Sơn 72. Bước sang ngày thứ ba của cuộc hành quân, phái viên chiến trường Phượng Hà từ mặt trận điện về cho hay, trong 1 cuộc giao tranh đẫm máu với Cộng quân suốt ngày, các chiến sĩ thuộc Thiết đoàn 18 Kỵ Binh VNCH đã bắn hạ 88 Cộng quân, tịch thu 1 đại bác 130 ly, 2 đại bác 82 ly, 1 đại bác 75 ly, 2 đại liên phòng không, 2 súng cối không giật 61 ly, 5 B40, 1 máy truyền tin.
Thiết đoàn 18 Kỵ Binh cũng đã bắn hạ 4 chiến xa T54.
Về phía VNCH có 1 binh sĩ tử thương, 3 binh sĩ bị thương và 1 chiến xa bị trúng đạn của địch nhưng vẫn còn hoạt động được.
Tiếp xúc với phóng viên chiến trường Phượng Hà, Trung tá Lộc Thiết đoàn trưởng Thiết đoàn 18 Kỵ Binh khi được hỏi về sự kiện quá chênh lệch giữa con số thiệt hại của đôi bên, Trung tá Lộc bảo quân bộ chiến của Bắc Việt vừa đánh vừa chạy, và hầu như đó là cách sống còn duy nhất của Cộng quân trong giai đoạn dẫy chết này. Cũng theo lời vị Thiết đoàn trưởng Thiết đoàn 18 Kỵ Binh thì hỏa lực của quân ta rất hùng hậu, đó là chưa kể đến sự yểm trợ của Pháo binh và Hải pháo. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn cả vẫn là tinh thần chiến đấu. Tinh thần chiến đấu của quân VNCH lên rất cao, tiến quân một cách vũ bão như vào chỗ không người.
Điều này, các phái viên chiến trường của HT cũng ghi nhận, và các chiến sĩ tham gia cuộc Hành Quân Sóng Thần 9/72 là chỉ có tiến chớ không có lùi.
Trong khi đó, Cộng quân hiện đang gặp nhiều trở ngại tinh thần, trong đó có cả chuyện tiếp liệu, tiếp vận. Theo Trung tá Lộc thì ông ghi nhận rằng, các cán binh CSBV không chiến đấu dữ dội như trước đây. Cán binh Cộng sản hiện đang chiến đấu một cách miễn cưỡng và thường tháo chạy thoát thân mỗi khi đụng trận với quân ta.
Nhảy Dù tiến quân theo thế tam giác
Trong cuộc Hành Quân Lam Sơn 72, kể từ ngày 30-6, các binh sĩ Nhảy Dù đã đánh thốc vào thành phố Quảng Trị bằng ba mũi dùi. Sát thành phố Quảng Trị nhất, trong ngày 30-6, có khoảng 2 Tiểu đoàn của Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã được trực thăng vận vào La Vang để đánh phủ đầu đơn vị Cộng sản thuộc Sư đoàn 325C CSBV. Phái viên Phượng Hà của HT đã đi theo cánh quân này và tường thuật ngay sau khi 2 Tiểu đoàn Dù vừa rời khỏi trực thăng đặt chân xuống vùng đất cạnh giòng sông Thạch Hãn, đã chạm súng ác liệt với 8 Đại đội Cộng quân, mỗi Đại đội Cộng quân, theo tài liệu ta bắt được tại mặt trận, gồm có 80 tên cán binh. Cuộc chạm súng đã diễn ra tại vùng đồi soai soãi, đất đỏ. Cộng quân từ những hầm hố, công sự chiến đấu dùng đại liên kể cả đại liên phòng không 37 ly bắn dữ dội vào các chiến sĩ Dù.
Để đáp lễ, các chiến sĩ Dù đã xử dụng toàn vũ khí cộng đồng để thanh toán chiến xa và bộ binh CSBV. Đạn M79, M72 nổ không ngừng.
Kết quả sơ khởi của trận đánh khu vực La Vang tính đến chiều hôm qua, có 160 Cộng quân bị hạ. Quân Dù hạ thêm 3 chiến xa T54 trong khi Không quân VNCH hạ 5 chiếc.
Tiêu diệt nguyên 1 Tiểu đoàn Phòng không
Sau khi quân ta đánh bật Cộng quân ra khỏi La Vang, phái viên Phượng Hà cho biết, các đơn vị thuộc Lữ đoàn 2 Dù vẫn còn ở lại khu vực Nam thành phố Quảng Trị để chờ bắt tay với Lữ đoàn 3 Dù đang tiến vào Quảng Trị theo QL1.
Mặt khác, phái viên Yến Sơn theo chân cánh quân thứ ba của Dù tường thuật rằng, cánh quân này thuộc Lữ đoàn 2 Dù. Hai Tiểu đoàn còn lại của Lữ đoàn 2 Dù được đổ xuống vùng núi Trường Sơn 12 cây số Tây Quảng Trị. Phái viên Yến Sơn tường thuật rằng, các cuộc giao tranh ở đây cũng không kém phần ác liệt. Ngay sau khi được thả xuống vùng núi này, 2 Tiểu đoàn Dù đã chạm địch ngay với Tiểu đoàn Phòng không biệt lập của Cộng quân.
Tại mặt trận phía Tây này, Cộng quân xử dụng toàn đại liên Phòng không 37 ly do Nga sô chế tạo bắn như mưa. Tuy nhiên Phái viên Yến Sơn cho biết, bằng thế đánh gọm kềm, 2 Tiểu đoàn Dù đã xóa tên hoàn toàn Tiểu đoàn Phòng không này của Cộng sản. Kết qủa sơ khởi, tại phía Bắc Mỹ Chánh, binh sĩ Dù hạ 154 Cộng quân, tịch thu 14 đại liên Phòng không 37 ly, 1 đại bác 130 ly, 6 thùng đạn 130 ly và 3 tấn đạn dược khác. Trong trận này, địch đã gia tăng mức chống đỡ cuộc tiến quân của Nhảy Dù VNCH. Tuy nhiên, tại phía Bắc, binh sĩ ta đã dùng hỏa tiễn TOW và M72 hạ một lúc 12 chiến xa của giặc.
Dù thời tiết xấu, B52 vẫn yểm trợ đắc lực.
Cuối cùng, theo các phái viên, trong ngày hôm qua, thời tiết vùng Trị Thiên có phần xấu. Trong thời gian từ 12 giờ đến 20 giờ cùng ngày, sương mù và mây xuống thấp. Tuy nhiên, cũng trong 24 giờ qua, phi cơ B52 đã oanh tạc chiến lược và thả khoảng trên 3.000 tấn bom xuống vùng có tập trung Cộng quân. Cứ mỗi phi vụ, có 3 chiếc pháo đài bay B52 và tất cả đã thực hiện 37 phi vụ.
Trong khi đó, các hải pháo của Đệ Thất Hạm Đội ngoài khơi Đà Nẵng cũng không ngừng yểm trợ cho mặt trận nơi đây. Trong ngày hôm qua, khi chiến trận trở nên sôi động, pháo binh VNCH, hải pháo Đệ Thất Hạm Đội, B52 oanh tạc, các phản lực cơ chiến đấu của Hoa Kỳ đã luân phiên nhau oanh tạc phản pháo 24/24 vào mặt trận Trị Thiên. Thành phố Quảng Trị, Thừa Thiên hoàn toàn rung chuyển như người lên cơn sốt trước những cơn mưa bom này.
Về phía Cộng quân, trong ngày hôm qua, những đại pháo của chúng đặt trong nhiều triền núi Trường Sơn cũng gia tăng pháo kích vào các cánh quân VNCH.
TĂNG CƯỜNG THÊM 2 ĐẠI LIÊN 30 VÀ 60 CHIẾN XA, XÍCH CỨNG CẢ 2 CHÂN LÍNH THIẾT KỴ (THAY VÌ TRƯỚC CHỈ XÍCH CÓ 1 CHÂN), XE TĂNG CỦA CSBV VẪN BỊ BẮN CHÁY ĐỀU ĐỀU
Mặt trận Tây Nam Huế dữ dội
Giao tranh ác liệt tại vùng Phú Xuân
⚃ SĐ1BB phá hủy 2 hầm đạn 102 ly của địch ★ Hà Nội đưa tướng Văn tiến Dũng trở lại chiến trường Trị Thiên và tướng Song Hào (chủ nhiệm Chánh trị Cục bộ đội CSBV) lên mặt trận Tây Nguyên
THỪA THIÊN (HT) 2-7. – Song song với sự sôi động tại mặt trận Quảng Trị, tin tức từ chiến trường điện về cho hay, tại mặt trận Tây Nam thành phố Huế cũng sôi động trở lại.
Cộng quân, theo tin điện của phái viên Nguyễn Đăng Khoa từ chiến trường điện về, vẫn chưa từ bỏ ý định đánh bọc hậu vào thành phố Huế bằng ngả Quận Phú Lộc.
Bên cạnh đó, phái viên chiến trường Nguyễn Đăng Khoa cho hay, Tiểu đoàn đặc công Cộng sản K4 trong ngày hôm qua lại cố gắng vượt vùng rừng núi Trường Sơn để tiến ra QL1, đoạn đường đẫn đi Huế và Đà Nẵng để cắt đứt Quốc Lộ này, Trong ngày hôm qua, 1 đơn vị không rõ quân số của Tiểu đoàn này đã kéo ra vùng Cầu Đá Bạt định phá cây cầu này. Tuy nhiên, khi chúng còn cách Cầu Đá Bạt khoảng 5 cây số thì bị Trung đoàn 57 của SĐ3BB chận đánh. Kết quả sơ khởi có 3 Cộng quân bị hạ, lực lượng địch còn lại tháo chạy vào vùng rừng núi Trường Sơn.
Tại vùng Căn cứ Bastogne, các lực lượng thuộc SĐ1BB cũng chạm súng ác liệt với Cộng quân ngay sát căn cứ. Kết quả 16 Cộng quân bị hạ, lực lượng SĐ1BB cũng bắn hạ thêm 2 xe vận tải Molotova của Nga sô chế tạo. SĐ1BB còn tịch thu được 2 kylogram chất nổ TNT, phá hủy 2 hầm đạn đại bác 102 ly của địch. Tin của phái viên Nguyễn Đăng Khoa cho hay: các cuộc giao tranh khác cũng đã xảy ra tại vùng Đào Sơn La, Tây Nam Căn cứ Đống Đa và Đồi 342. Kết quả, 13 Cộng quân bị hạ, ta thu được 2 vũ khí cộng đồng, 3 vũ khí cá nhân.
Tin tức tình báo cho hay, bốn ngày sau khi QLVNCH mở cuộc Hành Quân Lam Sơn 72, các dấu hiệu cho thấy Cộng quân vẫn không ngừng xâm nhập, tiếp tế đạn dược và lương thực cho quân của chúng ở vùng Tây Nam và Tây cố đô Huế qua ngả A Shau, A lưới và A Hậu. Các chuyến xe Molotova của chúng thường xuyên di chuyển từ vùng nói trên về phía Tây Nam Huế.
Phái viên Nguyễn Đăng Khoa tường thuật rằng, vì tình hình quan trọng nên Thiếu tướng Phạm Văn Phú [ Tư lệnh SĐ1BB ] đã có mặt thường xuyên để đôn đốc và chỉ huy binh sĩ của ông trong nỗ lực ngăn chận cuộc tiến quân của Cộng sản đánh bọc hậu thành phố Huế.
Cộng quân xài hỏa tiễn siêu âm
Tin điện cũng cho hay, tại khu vực 9 cây số Tây Bắc Mỹ Chánh, 1 đơn vị Dù sau khi thanh toán xong Tiểu đoàn Phòng không CSBV, đã chạm súng với 1 đơn vị Cộng sản khác thuộc Sư đoàn 304. Kết quả, sau cuộc chạm súng kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ, đã có 37 Cộng quân bị bắn hạ, có 2 hàng binh CSBV và Dù cũng bắn hạ 2 chiếc chiến xa khác của giặc.
Phái viên chiến trường Yến Sơn ghi nhận, trong ngày hôm qua, mức độ chống trả của địch tại mặt trận Quảng Trị được coi là dữ dội hơn những ngày trước. Cũng trong ngày thứ tư của cuộc Hành Quân Sóng Thần 9/72, Cộng quân đã tung thêm nhiều võ khí tối tân. Loại võ khí tối tân mà quân ta vừa mới phát hiện trong ngày hôm qua là hỏa tiễn siêu âm. Hỏa tiễn này do Nga sô chế tạo, trên thân hỏa tiễn có khắc hàng chữ tiếng Nga, mang bí số 0-2-72. Phía dưới con số này còn có con số 354. Hỏa tiễn siêu âm này có 4 cạnh góc như hỏa tiễn Floride của Mỹ.
Hỏa tiễn siêu âm này có tầm hoạt động xa 12 cây số và sức công phá được ghi nhận là dữ dội hơn cả đại pháo 160 ly mà Cộng sản đã xử dụng.
Phái viên Yến Sơn còn cho biết, những chiến xa địch bị ta bắn hạ trong ngày hôm qua cho thấy, Cộng quân cũng đang chuẩn bị để cố thủ cho bằng được tại thành phố Quảng Trị. Trên các chiến xa T54, Cộng quân cho gắn thêm 2 khẩu đại liên 30 và 60 và đạn gấp đôi. Về các xạ thủ Cộng sản, trước đây họ thường bị xích 1 chân dính vào chiến xa nhưng nay thì phái viên Yến Sơn nhìn thấy trong 1 chiến xa T54 của giặc do quân Dù bắn hạ, những xác chết Cộng quân trên xe bị xích cứng cả 2 chân vào bên trong. [ xem ảnh ngay bên dưới bài Text này ]
Trong khi đó, tại mặt trận Đông Nam thành phố Quảng Trị khoảng 4 cây số, phái viên chiến trường Thiên Hải cho hay, lực lượng TQLC và Thiết đoàn 18 Kỵ Binh VNCH dưới sự chỉ huy của Chuẩn tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh TQLC, đã tiêu diệt trọn ổ 1 Tiểu đoàn đặc công của Sư đoàn 305 biệt lập CSBV. Các chiến sĩ TQLC và Kỵ binh VNCH phải xung phong theo 3 mặt để đánh tan Tiểu đoàn đặc công này vốn được yểm trợ của chiến xa địch.
Hanoi đưa tướng Văn tiến Dũng trở lại mặt trận Trị Thiên
Tin quân sự cao cấp cho biết, trận chiến tại Quảng trị trong những ngày sắp tới hứa hẹn nhiều gay cấn. Trong ngày qua, Hanoi chính thức ra lệnh cho cán binh của họ phải cố thủ Quảng Trị bằng mọi giá. Các cung từ hàng binh CSBV được ta ghi nhận tại chiến trường cho thấy, tướng BV Văn tiến Dũng Vừa đuợc Hanoi đưa trở lại trực tiếp chỉ huy mặt trận Trị Thiên. Trước đây, tướng Dũng từng được thay thế bởi tướng Song Hào. Tuy nhiên, hình như tướng Song Hào trong ngày qua, đã đuợc Hanoi đưa lên mặt trận Tây Nguyên và tướng Dũng được đưa lại Trị Thiên.
Sự việc này trùng hợp với ý nhận định của Tổng thống Thiệu. Vì hiện tại, các phái viên HT cho biết, 20.000 quân VNCH đang đong đầy cho một mặt trận rộng 20 cây số vuông tại Quảng Trị. Quân VNCH chỉ còn cách thành phố này khoảng 8 cây số. Tuy nhiên, phái viên Yến Sơn, Thiên Hải, Phượng Hà đều cho hay rằng, hình như quân VNCH chưa muốn lấy lại Quảng Trị ngay. Các tướng Tư lệnh tại mặt trận này cho hay, cuộc Hành Quân Sóng Thần không bắt buộc phải chiếm lại Quảng Trị ngay lập tức, mà vấn đề quan trọng là cuộc Hành Quân quy mô này phải làm sao tiêu diệt trọn ổ 4 Sư đoàn Bắc Việt hiện có mặt ở vùng Trị Thiên. 4 Sư đoàn này là Sư đoàn 324, 305 biệt lập, 308 và 325C và hiện được Hanoi ra lệnh tử thủ tại Quảng Trị.
Với 4 Sư đoàn, quân số trên nguyên tắc là Bắc Việt có khoảng 50.000 cán binh tại thành phố Quảng Trị. Tuy nhiên giới chức quân sự VNCH không tin là quân số ấy hiện có đủ, nghĩa là quân số Cộng quân tại nơi đây ít hơn con số theo lý thuyết ấn định.
Ảnh Cộng quân bị xích chặt vào xe tăng:
✑ #Tien Tuyen Jul. 5, 1972 trang nhất
✑ #Song Than Jul. 7, 1972 trang nhất
#Hoa Binh Jul. 4, 1972 trang nhất
#Hoa Binh Jul. 4, 1972 trang nhất
Huế bị pháo kích lần thứ 2
Trận pháo kích kéo dài 25 phút
⚀ Huế trúng 30 quả hỏa tiễn 122 ly, 21 thường dân thương vong ⚀ Yếu Khu Phú Bài trúng 14 quả hỏa tiễn 122 ly và bích kích pháo 82 ly ★ Quân VNCH đã treo cờ trên Quận Lỵ Hải Lăng ⚫ An Lộc chỉ còn bị pháo kích có 87 quả đạn đủ loại ⚫ Kho đạn Phước Long bị nổ, tỉnh Phước Long bị pháo kích nhiều đợt đạn 130 ly ⚫ Trận Quảng Trị ta đã hạ 665 địch phá hủy 15 xe tăng, ta hy sinh 43, bị thương 175
SAIGON 3-7 (TPH) – Quốc kỳ VNCH đã lại bay phất phới tại Quận lỵ Hải Lăng đổ nát sau 93 ngày Quận lỵ này lọt vào tay quân CSBV. Lực lượng của Sư đoàn Dù tiến theo QL1, đoạn đường được các phóng viên chiến trường mệnh danh là đoạn đường kinh hoàng, để tiến vào Quận lỵ Hải Lăng lúc 15 giờ ngày Chủ nhật sau khi đánh tan Tiểu đoàn đặc công K8 CSBV trấn giữ thôn Mai Đẳng trong trận đánh kéo dài suốt 8 giờ. Tại Đông Bắc Hải Lăng, TQLC phụ trách mặt trận phía Đông QL1 tiến theo duyên hải lên Quảng Trị ngày hôm qua đã hạ 146 Cộng quân, bắt được 3 tù binh, 8 chiến xa địch bị loại trong đó có 1 chiếc bị bắt sống, bắt được 2 khẩu đại bác, tịch thu và phá hủy 20 tấn đạn đủ loại.
Huế bị pháo kích ngày thứ hai liên tiếp
Đêm qua và sáng nay, Cộng quân lại pháo kích 44 quả hỏa tiễn và súng cối vào Huế và Phú Bài.
Tin quân sự Việt Nam cho biết, trong khoảng từ 19g35 đến 20g đêm vừa qua, Cộng quân đã pháo kích 30 quả hỏa tiển 122 ly vào thị xã Huế và các vùng phụ cận. Cuộc pháo kích gây cho 2 thường dân chết và 19 thường dân khác bị thương.
Sáng sớm hôm nay, Cộng quân pháo kích 14 quả đạn súng cối 81 ly và hỏa tiễn 122 ly vào khu vực Phú Bài 12 cây số Đông Nam Huế làm bị thuơng 4 thường dân.
Tin Reuters từ Huế gởi về cho biết, Cộng quân đã pháo kích trong 4 giờ đồng hồ liền vào thành phố Huế làm khoảng 50 thường dân thương vong. Tuy nhiên cuộc pháo kích này không có Bộ binh Cộng quân tấn công tiếp theo như thường lệ bởi vì dường như chúng chỉ nhằm mục đích gây bối rối cho quân Chính phủ Quốc gia trong khi đang hành quân tái chiếm Quảng Trị. Trong ngày Chủ nhật, Cộng quân đã nã từ 40 đến 50 quả đạn vào phía Bắc và Trung tâm Huế làm 10 thường dân chết và 36 thường dân khác bị thương.
Giới quân sự nói, đạn pháo kích của Cộng quân là loại hỏa tiễn 122 ly, trong khi Cảnh Sát Huế bảo là 130 ly.
Tuy nhiên, phóng viên Peter Sharrock của hãng Reuters từ Huế nói việc pháo kích này không làm cho dân chúng Huế sợ hãi kinh hoàng và không hề có ai bỏ chạy về phương Nam như trường hợp Quảng Trị 2 tháng trước.
Tại mặt trận Quảng Trị, trên 500 Cộng quân đã bị hạ trong cuốc tiến quân của 2 SĐ Nhảy Dù và TQLC. Tuy nhiên chỉ mới có những cuộc giao tranh nhỏ và chưa có các cuộc đương đầu mạnh của khoảng từ 20 đến 25 ngàn quân CSBV được coi là thuộc 4 Sư đoàn có mặt trong vùng.
Phóng viên từ mặt trận gởi về cho biết, sau khi quân ta tái chiếm Hải Lăng, quân Dù hôm qua đã hành quân nhảy xuống Căn cứ Ái Tử cách thị xã Quảng Trị 4 cây số và đụng độ ác liệt với Cộng quân đang cố thủ tại đây. Kết quả, quân Dù đã hạ được 23 Cộng quân.
Tại mặt trận Tây Bắc Hải Lăng, suốt ngày hôm qua, Dù cũng đụng độ nhiều lần với Cộng quân và đã bắn hạ 123 tên, bắt sống 2 tên, thu 1 súng cối 105 ly, 1 khẩu phòng không 7.62, 1 đại liên 75 ly, 5 trung liên nồi, 4 khẩu B40, 3 khẩu M79, 21 khẩu AK47.
Đồng thời quân Dù còn giải thoát được 172 gia đình đồng bào thuộc quận Hải Lăng, đưa về quận Phong Điền. Số 172 gia đình này gồm khoảng 2.000 người, trong số có 412 trẻ em.
Để tiến quân vào Hải Lăng, quân Dù phải dùng 3 xe Công Binh để ủi dọn những bộ xương người nằm vương vãi trên hè phố còn đầy đặc mùi tử khí, cùng nhiều chiếc xe gắn máy và xe đạp đã bắt đầu rỉ sét nằm ngổn ngang trên mặt đường.
Tù binh thuộc SĐ 308 CSBV
Một tù binh CSBV bị bắt hôm Chủ Nhật 2-7-1972 đã kể lại với binh sĩ Dù là anh ta đã đụng trận nhiều lần từ sáng Chủ Nhật, và cho biết là pháo binh với không quân VNCH đã giết hoặc làm trọng thương hết cả 200 người trong đơn vị của anh ta. Anh ta cho biết anh ta thuộc SĐ 308 CSBV, rời Bắc vô Nam được 3 tháng sau 4 năm vào quân đội. Năm nay anh ta 37 tuổi, khi đi đã có vợ và 2 con. [ bản tin trên #Tien Tuyen Jul. 5, 1972 trang nhất ghi rõ tên anh tù binh này là Ngô trọng Sỹ, 37 tuổi, Hạ sĩ thuộc SĐ304 CSBV ].
Khi phái viên hãng UPI đốt 1 điếu thuốc lá và đưa cho anh ta, anh không dám lấy. Một binh sĩ Dù bảo anh cứ lấy đi, và lần đầu tiên từ khi bị bắt, anh ta đã mở miệng cười. Phái viên UPI từ Căn cứ Hỏa lực Nancy đã mô tả người tù binh này như sau: anh ta có thể sẽ đẹp trai nếu mặt mũi không bị dính bùn và cây rừng cào xước.
Anh ta có vẻ sợ hãi, mệt mỏi, môi co rúm nhiều lần vì đau đớn. Anh ta nằm dựa vào bức tường đã bị hư hại trong căn cứ Nancy, 40 cây số Đông Bắc Huế. Cánh tay mặt anh ta có 4 vết thương bị băng bó. Chân mặt anh ta cũng bị một vết thương nặng hơn. Anh ta đi chân đất, quần áo rách bươm.
Quãng đường kinh hoàng
Phái viên Reuters từ mặt trận QL1 Quảng Trị cho biết, quân ta đã chiếm lại một đoạn đường toàn cảnh chết chóc, từ Quảng Trị chạy xuống Hải Lăng 8 cây số Bắc Mỹ Chánh. Đoạn đường với khoảng 300 chiếc xe vận tải, chiến xa, xe bus, xe Jeep đã bị bắn phá hủy nằm ngổn ngang cùng với hàng trăm xác người đã rữa nát. Cảnh khủng khiếp này ở hai bên QL1 Nam Hải Lăng. Một xe cứu thương quân đội đã bị trúng đạn có 10 xác người nằm bên trong thùng xe với những bàn tay chỉ còn trơ xương chĩa lên trời, cùng những đống xác đen sì nằm giữa con đường được mệnh danh là «kinh hoàng» này.
Những cánh tay, ống chân chỉ còn trơ xương và đầu lâu sọ người nằm lăn lóc trên đường như thế này là của những quân nhân cũng như thường dân bị coi là mất tích trước đây. Trong một xe vận tải ngã đổ xuống đụn cát bên bờ đường, có các xác người còn treo tòn ten. Trên một xe vận tải khác bị trúng đạn pháo kích của quân CSBV trong khi đang chạy về Huế hồi 2 tháng trước, cũng có các chân tay thường dân đã chết còn treo lửng ngoài thành xe.
Đoàn công voa này đã tập hợp 100 xe chạy về Huế từ trước ngày mất Quảng Trị, và khi ấy, quân CSBV đã phục kích đoàn xe này và giao tranh với quân ta đi theo đoàn xe. Hai đoàn xe khác cũng phải dừng lại ở chỗ này khi có thêm thường dân và quân nhân bị Cộng quân phục kích.
Về sau, phi cơ Mỹ thả bom Napalm đã đào nhiều hố trên đường và phá hủy một số xe tăng Bắc Việt.
Nay xe ủi đất của Công Binh phải đi trước ủi những xác xe hơi xe gắn máy xe đạp với xác và xương người lẫn vật dụng quần áo … để dọn đường cho quân xa chở binh sĩ tiến quân.
Cách mặt đường này vài thước là xác 3 xe tăng T54 và 1 chiến xa lội nước PT76 của Cộng sản đã bị phá hủy nằm đùn trong cát.
Các binh sĩ Công Binh VNCH khi thu dọn đoạn đường này phải lấy tay bịt mũi miệng vì mùi hôi thúi tử khí nồng nặc.
Phóng viên AFP diễn tả
Cảm tưởng đầu tiên của những người bước chân vào Quảng Trị sau hơn 2 tháng là, họ đang bước vào một Nghĩa trang rộng lớn.
Hai bên Quốc Lộ 1 chỉ còn là tàn tích. Chỗ nào cũng toàn là cảnh tượng đổ nát, cầu cống bị phá hủy, hàng đoàn xe tan nát vì bị trúng đạn pháo, đạn dược nằm vương vãi và thây người chết đang rữa nát. Một trận mưa to hôm thứ Bảy càng khiến cho khung cảnh khủng khiếp này trở nên nhầy nhụa rùng rợn trong đám bùn đỏ.
Đến ngày Chủ Nhật, trên nhiều cây số của QL1 gần Hải Lăng, tất cả đều rung chuyển vì đạn nổ qua cuộc hành quân phản công của các binh sĩ Dù vào vùng đất này vốn đã bị bom đạn cày xới từ trước.
Ở các địa điểm gần Quảng Trị, cảnh tượng cũng thê thảm không kém. Ở đoạn 10 cây số Nam Quảng Trị, xác của hàng trăm xe hơi và xe nhà binh trúng đạn, mìn, nằm rải rác trên hơn 1 cây số. Gần đó là hàng trăm xác chết đã cháy đen, đã tiêu rã hết thịt chỉ còn trơ xương sau hai tháng nằm dưới mưa nắng.
Đaàn quân VNCH khi tới đây đã đào hố chôn tập thể những nạn nhân xấu số này để kịp giải tỏa Quốc Lộ cho đoàn quân xa đưa binh sĩ tiến ra Quảng Trị.
Gần 1 ngôi làng đã bị tàn phá, có một lá cờ VNCH bay phất phới giữa cảnh hoang tàn đổ nát.
TQLC loại 8 chiến xa địch, thu 20 tấn đạn dược đủ loại.
Nguồn tin Bộ Tư Lệnh TQLC cho biết, trong ngày thứ năm của cuộc Hành Quân Sóng Thần 9/72 [ tên gọi khác của Hành Quân Lam Sơn 72 ] vào tỉnh Quảng Trị, TQLC đã nhiều lần giao tranh dữ dội với Cộng quân có chiến xa và pháo binh yểm trợ.
Kết quả: tính đến 18 giờ chiều ngày 2-7-1972, lực lượng TQLC đã hạ sát tại chỗ 146 Cộng quân, bắt giữ 3 tù binh, bắn cháy 7 chiến xa trong đó có 3 chiếc PTR85, 4 T54 và 1 xe chở nhiên liệu, bắt sống 1 chiến xa T54, tịch thu 1 đại bác 105 ly, 1 đại bác dã chiến 100 ly, 30 hỏa tiễn 122 ly và 1 giàn phóng, 3 đại liên phòng không 12ly7, 100 thùng đạn đại bác phòng không 37 ly, 20 thùng ngòi nổ và chất nổ, 100 thùng đạn SKZ 82 ly, 25 phuy xăng (loại 100 lít), 20 bao gạo tạ. Ngoài ra, TQLC còn chiếm lại được 1 khẩu đại bác 105 ly mà quân bạn đã bỏ lại sau biến cố Quảng Trị 1-5-1972.
✑ phần từ tiểu mục “An Lộc …” trở xuống, tôi không retyping, cốt để tập trung riêng cho đề tài Đại Lộ Kinh Hoàng
✑ Nhắn tin chung: Tất cả những trang nhựt báo miền Nam Quốc Gia được đăng lên trong Library này để làm tài liệu dẫn chứng, tôi đều có sẵn. Vậy xin nhắn tin chung cho quý độc giả là nếu bạn nào cần tờ báo nào, xin liên lạc email cho tôi biết, tôi sẽ gởi downloadable link tờ báo đó cho bạn (thường là nguyên 8 trang, dưới dạng PDF - good quality - có thể zoom to đọc khá rõ). Thân mến!
#Tien Tuyen Jul. 7, 1972 trang ba #Tien Tuyen Jul. 7, 1972 trang ba (và đọc tiếp qua trang sáu)
20 Cây Số XA LỘ KINH HOÀNG
by Phạm Hoàng Thúc, Phóng viên VTX tại mặt trận giới tuyến
Những xác chết nằm vắt trên xe, mấy đốt xương khô lủng lẳng thò ra bên ngoài, hững chiếc đầu lâu chỉ còn lại chút tóc thưa thớt, hàng đoàn xe cháy rụi đâm bổ vào nhau nằm la liệt trên mặt đường, quần áo, súng ống, máy móc, Honda, tủ lạnh vung vãi khắp nơi trên QL1 từ Mỹ Chánh đi Quảng Trị dài ngót 20 cây số, đã được các ký giả đặt tên là «Xa Lộ Kinh Hoàng».
Dù người có bạo gan tới đâu, khi đặt chân đến đây cũng không thể nào đấu được những giây phút kinh hoàng. Nhiều người lính từng đánh trận trên khắp bốn phương, từ chiến trường nội địa qua chiến trường ngoại biên Kampuchea, đến mặt trận Hạ Lào, cũng phải nói với mấy anh nhà báo: “Tôi đi lính hơn 8 năm, chưa bao giờ thấy cảnh tượng kinh hoàng như vầy”.
Mấy ông phóng viên thu hình từng chứng kiến những cảnh chết chóc, từng nhìn thấy bao cái chết, nhưng lần này trước khi thu hình vào ống kính, hay lấy giấy mực ghi lại cảnh tượng này cũng phải buột miệng «lạy các ông, đàng nào các ông cũng đã quá cố, chúng tôi xin thâu lại hình ảnh để những kẻ gây ra chiến tranh nhìn thấy tận mắt».
Đủ kiểu chết
Từ Mỹ Chánh trên QL1 vượt qua Cầu Bến Đá kéo dài đến ngã ba Hải Lăng, hàng trăm xe cộ, thiết giáp, xe Honda xích lô xe đạp trúng đạn hoặc cháy rụi nằm đè chồng lên nhau, chiếc đâm ngang chiếc đâm dọc, cảnh tượng thật hãi hùng. Nhiều xác chết đã nằm đây lâu ngày chỉ còn lớp da bọc xương co quắp trong mảnh quần áo đã mục nát. Nhiều xác nằm trên xe, dưới gầm xe hay gục chết trên tay lái lâu ngày, chiếc đầu lâu rơi xuống sàn xe.
Thê thảm hơn nhiều là nhưng người lính nằm chết mà chiếc sọ người vẫn còn đội nón sắt, hay một bà cụ già xác chỉ còn nắm xương tàn với mớ tóc bạc phơ. Trên đường, các xe hơi, nhiều xe Honda, xe gắn máy đủ loại, xe đạp cháy rụi cùng với đồ đạc dụng cụ như tủ lạnh, máy lạnh, máy phát điện, nồi niêu soong chảo v.v… tất cả đã cháy chen lẫn với các xác chết. Cả một vùng dài hàng chục cây số, mùi tử khí bốc lên hôi nồng nặc tỏa khắp vùng.
Trời Quảng Trị mấy ngày nay có mưa nhiều, xác chết thì thịt đã rữa chỉ còn da vói xương. Cơn nắng lên thì mùi hôi càng làm cho những người đặt chân đến đây không chịu nổi. Nhiều xác còn đeo cả dây chuyền đồng hồ bị cháy nám. Nhiều chiếc vali, rương bằng thiếc nắp đã bật tung nằm la liệt trên mặt đường. Nhiều súng ống, lựu đạn của cả 2 bên nằm chen với xác người.
Thương tâm hơn là mấy xác chết nằm cạnh một chiếc ống cống bên đường, nửa người ở trong, nửa ở ngoài, trên lớp da khô dính sát bộ xương, mấy mảng băng lớn còn màu máu khô chứng tỏ trước khi chết người này đã bị thương, cố lếch tới đây để tránh đạn phục kích và đạn pháo cuả Cộng sản.
Đi tìm bạn
Trên đoạn đường từ Cầu Bến Đá đến ngã ba Hải Lăng, quanh quẩn xác chết ở những đoàn xe cháy nám, người ta thấy có nhiều người lính hành quân qua vùng này đã dừng lại giây lát, cố tìm trong số xác người chết đàn ông mặc đồ lính coi thử có chiếc thẻ bài mà quân nhân luôn đeo trên người, chăm chú nhìn hàng tên.
Nhiều người lính nói với nhau: “mấy thường dân chạy về được bào nó bị trúng đạn ở đoàn xe đầu”. Một ông bạn an ủi: “mày nhớ nó thường đi đôi boot de sault như thế nào không”. Mấy anh lính đã dành vài phút để tìm bạn. Nhưng xác chết đã 2 tháng trời chẳng còn gì để nhận ra ngoài hàm răng dính chặt với chiếc sọ trắng hếu, mà bình thường, bạn bè chẳng biết được là thằng nào dù là bạn thân.
Trên quãng đường này, ngoài một vài chục người dân tỵ nạn chạy qua, chỉ toàn là lính với mấy ông phóng viên, ký giả. Nhiều người lính có tin tức về họ hàng, bà con thân thuộc hồi 2 tháng trước chạy đến đây thì gặp nạn, nên họ cố tìm trong đống tàn tích xe cộ và xác người chồng chất nhưng tất cả đều thất vọng.
Nhiều xác chết trong xe đã bị cháy hết quần áo, thịt da, chỉ còn lại duy nhất chiếc sọ và khúc xương sống cong queo. Thảm cảnh trên xa lộ kinh hoàng thực không giấy bút nào tả xiết.
Đang dọn dẹp
Tiểu đoàn 102 Công binh Chiến đấu do Thiếu tá Trần Phú Vạn Tiểu đoàn trưởng, ngay từ đầu cuộc tổng phản công của QLVNCH, đã theo sát Sư đoàn Dù để sửa chữa cầu cống và lấp những hố mìn. Điều khổ tâm nhứt của các binh sĩ Tiểu đoàn này là phải thu dẹp »xa lộ kinh hoàng».
Các Tiểu đoàn Dù tiến dần về Quảng Trị dọc theo 2 bên Quốc Lộ 1, trong khi Tiểu đoàn 102 Công binh Chiến đấu lo thụ dọn xác chết, ủi gạt các xe bị cháy, bị trúng đạn hay hư hại qua một bên. Một người lính Công binh Chiến đấu lái xe ủi đất phải than «khổ tâm nhứt của chúng tôi là chịu đựng mùi tử khí ở đây» Anh nói thêm: «Cũng may là có cơn mưa lũ nên cũng đỡ đi nhiều». Nói thì nói vậy nhưng một ngày anh cũng dọn dẹp xong gần trăm xác người qua một bên đường mà không cần đeo mặt nạ hay mặc áo giáp. Công việc thu dọn rất khó khăn, người lính Công binh phải ủi gạt từng chiếc xe một vào sâu bên trong hai bên lề đường. Ủi các xe ấy xong còn phải ủi đào hố để chôn xác chết nữa. Qua đến ngày hôm nay, 5-7-1972, mặc dù được dọn dẹp qua 2 bên, nhưng mùi hôi nồng nặc vần còn tỏa khắp vùng.
Việc dọn dẹp khó khăn đã đành, thỉnh thoảng quân CSBV lại còn pháo kích, rót vào đây những quả đạn đại bác 130 ly. Tuy nhiên không phải vì vậy mà làm trở ngại các anh. Một anh lính Công binh vui vẻ đùa với mấy ông ký giả là «tụi nó pháo hàng trăm trái vào đây cũng không sợ, mình làm công việc này đã có hồn thiêng người chết oan che chở rồi».
Được hỏi về cảm tưởng của người lính Công binh khi gặp cảnh tượng này, anh nói «chết kiểu này là tới ba bốn lần chết», anh nói tiếp «lần đầu trúng đạn chết; lần thứ nhì trúng đạn pháo kích; lần thứ ba xe bị cháy thiêu xác ra tan tành … rồi bữa nay lại trúng đạn pháo kích!»
«Đi qua đây chứng kiến cảnh tượng này có lẽ không ai dám bật miệng cười nổi, mà có khóc khóc cũng không thành tiếng», một người lính đã nói như vậy.
Bắc cầu làm đường tiếp tế
Cho đến hôm nay, 5-7, Tiểu đoàn 102 Công binh Chiến đấu đã hoàn tất 4 cây cầu trên QL1 quãng từ Mỹ Chánh đi Quảng Trị, đó là Cầu Mỹ Chánh, Cầu Bến Đá, Cầu Trường Phước và Cầu Mai Đẳng. Tất cả 4 cây cầu này gồm 2 nổi và 2 dã chiến (có thành cầu bằng sắt, bên dưới lót gỗ) có khả năng chịu đựng cho các chiến xa hạng nặng như M47, T41 tiến ra tạo thêm hỏa lực yểm trợ cho Thiết Vận Xa M113 và các chiến sĩ Dù, đồng thời sẵn sàng triệt hạ bất cứ loại chiến xa nào của quân CSBV.
Cũng nhờ các cây cầu đã làm xong mà pháo binh của ta với 105 ly và 155 ly đã đem được đến sát trận địa hơn. Nhờ đó, phương tiện yểm trợ và tiếp liệu cho đơn vị tiền phương được hữu hiệu và nhanh chóng. Công tác làm cầu và dọn đường thật là nhanh kỷ lục của các binh sĩ Tiểu đoàn 102 Công binh Chiến đấu: 1 cây cầu nổi chỉ tốn trong vòng 6 giờ đồng hồ. Công tác cũng được thực hiện cả ngày lẫn đêm. Cầu Bến Đá được làm xong hồi 22 giờ đêm 2-7-1972 sau 2 ngày tái thiết.
Trong một cuộc tiếp xúc với phóng viên VTX, Thiếu tá Trần Phú Vạn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 102 Công binh Chiến đấu cho biết, đây là loại cầu dã chiến, xong hết 4 cây cầu Tiểu đoàn 102 Công binh Chiến đấu sẽ quay lại thiết lập Cầu Mới trên QL1 để đáp ứng nhu cầu lưu thông cho xe cộ từ Huế chở đồng bào hồi hương về lại Quảng Trị trong những ngày tới đây.
Hoàn tất cây cầu Mai Đẳng, từ đó về Quảng Trị còn 6 cây số không còn cây cầu nào khác.
Xóa bỏ kinh hoàng
Cảnh tượng trên xa lộ kinh hoàng đang được xóa bỏ dần dần, nhiều chiếc xe đang được kéo về Phong Điền và Huế. Nhiều chiếc đã cháy nát được các xe Công binh ủi gạt đẩy sâu vô bên trong, cùng với đám quần áo mền nệm vương vãi trên mặt đường cũng đang được thu dẹp dần. Đây không phải là công tác phải thực hiện ngay cho nên mọi việc rồi sẽ được lần lần thu dọn.
Cảnh tượng kinh hoàng nổi lên giữa vùng cát trắng dọc 2 bên QL1. Đường xe lửa xuyên Việt bị đạn bom đang nằm quằn quại, nhiều đoạn bị cong veo trông càng thêm thê lương ảm đạm, cộng với mùi tử khí hôi nồng tỏa khắp vùng quãng từ Cầu Bến Đá ra đến ngã ba Hải Lăng, ôi thật đúng là «xa lộ kinh hoàng».
#Tien Tuyen Jul. 7, 1972 trang sáu (Bài 20 Cây Số XA LỘ KINH HOÀNG by Phạm Hoàng Thúc, tiếp theo trang ba)
Đại Lộ Kinh Hoàng
(tiếp theo 07)
3. Tin tức về Đại Lộ Kinh Hoàng theo chân cuộc Hành Quân Lam Sơn tái chiếm Quảng Trị (tiếp theo)
#Tien Tuyen Jul. 14, 1972 trang nhất #Tien Tuyen Jul. 14, 1972 trang nhất
LẤY LẠI QUÊ HƯƠNG
★ ANH NHÂN — QUỐC TIẾU
(bài 3, bài chuyên về đoạn Đại Lộ Kinh Hoàng)
★ Hàng ngàn xe cộ và trên 3000 xác đồng bào vô tội nằm vất vưởng trên đoạn đường máu dài 3 cây số là chứng tích của một cuộc tàn sát dã man chưa từng có trong lịch sử loài người.
Nếu ai có dịp theo chân lực lượng VNCH hành quân trong những ngày đầu tháng 7-1972, chắc chắn sẽ không làm sao tránh được xúc động khi phóng tầm mắt lên đoạn đường kinh hoàng của QL 1 dài trên 3 cây số.
Dã man nhất trong lịch sử.
Tính ra tổng cộng đã có trên con số ngàn người chết và xe cộ và chiến xa nằm ngổn ngang trên mặt lộ và 2 bên ven đường, với đủ thứ loại xe như chiến xa T54, xe lội nước của Cộng sản Bắc Việt cùng xe của ta gồm một số quân xa, xe Hồng Thập Tự, xe nhà của tư nhân và vô số xe gắn máy Honda, Suzuki, Vespa v.v… mới cũ có đủ, nằm vắt vẻo bên đường.
Cảnh tượng hãi hùng vừa kể là dấu tích của thứ hỏa ngục mà Cộng sản kêu là «giải phóng đồng bào» trong những ngày bà con chạy loạn.
Từ lâu, Cộng sản vẫn còn che đậy dấu giếm các hành động tàn ác dã man của chúng, và đến nay thì những hình ảnh này đã quá lộ liễu, không còn che dấu ai được nữa.
Người nào cho dẫu còn cảm tình với Cộng sản cũng phải thức tỉnh, thực sự thức tỉnh. Đứng trước cảnh tượng trên đây dù là người ngoại quốc xa lạ với người Việt đau thương trên 20 năm qua vì chiến tranh cũng khó mà ngăn được những phút giây cảm động cho những kẻ xấu số đã ngã gục trên đoạn đường này. Một khoảng đường kinh hoàng nhất lịch sử mà không có bút mực ngôn từ nào lột trần được trọn vẹn những hình ảnh đau đớn thương tâm, cuộc tàn sát đã cướp đi sinh mạng của hơn 2.000 người.
Họ đã chết tức tưởi, uất hận cho đến khi nhắm mắt. Điều đau đớn cho chúng ta là cuộc tàn sát đáng phỉ nhổ này lại do chính người Việt Cộng sản miền Bắc gây ra. Phải chi họ là người ngoại quốc xa lạ, khác màu da, khác chủng tộc thì không đáng oán trách cho bằng. Đàng này, cuộc tàn sát này lại có chủ đích khi quân CSBV xua quân xâm chiếm miền Nam bằng võ lực.
Những người chết nằm trên đoạn đường này chỉ có một cái tội với Cộng sản là vì họ không muốn sống với Cộng sản. Họ muốn được tự do và sống theo lẽ sống của mình.
Giết không nương tay
Đoạn đường kinh hoàng này trải dài trên 20 cây số từ Quảng Trị vô Mỹ Chánh, nhưng thương tâm nhất là đoạn thu ngắn trên khoảng 3 cây số chạy từ Cầu Trường Phước (Cầu Dài) vô Cầu Bến Đá.
Xác người chết với xác xe cộ dày đặc nằm chồng chất lên nhau. Người chết đủ kiểu chết, nằm vắt vẻo trên xe cháy đen, nằm dài trên băng ca, trên xe Hồng Thập Tự, hay ngã gục bên vệ đường, nằm xoãi tay, úp mặt trên cát mà phần lớn thuộc thành phần già yếu, đàn bà, con nít. Có lẽ những nạn nhân này vẫn còn tin tưởng xe chạy được nên họ vẫn kiên nhẫn ngồi trên xe để mong thoát khỏi đoạn đường này.
Nhưng rồi Cộng sản không dung tha bất cứ một ai trốn tránh vòng kềm kẹp của chúng. Lính CSBV không ngần ngại bấm cò những quả đạn B40, những loạt đại liên, AK47 quét ào ạt lên đoàn xe đầy đồng bào tỵ nạn. Tất cả đều mang một hoài bão chạy trốn khỏi vùng lửa đạn trong một thời gian ngắn để rồi trở về nhà sửa sang lại nhà cửa. Nhưng họ đâu có ngờ phải bỏ mạng trên đoạn xa lộ kinh hoàng này!
CSBV đã không nới tay, thản nhiên bóp cò với từng tràng pháo từ trong núi Trường Sơn âm u cứ đều đặn trút xuống. Từng chiếc xe GMC đầy nhóc người tỵ nạn nổ tung như xác pháo mỗi khi trúng đạn pháo 122ly hoặc B40, xạ kích trúng.
Nhờ những xác chết vung vãi xung quanh chiếc xe bốc cháy mà người ta mới biết được xe vào trúng đạn pháo của giặc, xe nào bị hỏa tiễn hay B40.
Số đồng bào vô tội này phần lớn là cụ già, đàn bà, trẻ em chân yếu tay mềm, nên tất cả đều ngồi trên xe hoặc nếu có chạy thì họ cũng chạy loanh quanh trên mặt lộ ven đường gần đó. Vì họ không biết còn chạy đi đâu nữa bây giờ, tất cả chỉ còn trông cậy vào chiếc xe cưu mang. Họ mong đi về tới Mỹ Chánh hay Huế chẵng hạn. Theo nhiều người thoát nạn thuật lại thì số người này không đủ sức lội bộ xa nên nhào xuống xe là họ chạy lạng quạng quanh đó để chờ đợi giờ phút xe lăn bánh. Nhưng giữa cảnh xe bị kẹt cứng hỗn độn như thế này, người tài xế cũng không can đảm chờ đợi họ khi các đợt Cộng sản tiếp diễn pháo kích rót vào đây. Thành ra đồng bào còn lưu lại ở đấy chậm chân sẽ làm mồi cho bom đạn tiêu diệt.
(còn nữa)
#Tien Tuyen Jul. 15, 1972 trang nhất #Tien Tuyen Jul. 15, 1972 trang nhất
LẤY LẠI QUÊ HƯƠNG
★ ANH NHÂN — QUỐC TIẾU
(bài 4, bài chuyên về đoạn Đại Lộ Kinh Hoàng tiếp theo)
⚃ Tất cả những vật dùng hàng ngày đều bày ra ngổn ngang trên xa lộ kinh hoàng. Vì mọi người vẫn tin tưởng họ sẽ thoát khỏi hỏa ngục. Nhưng Cộng sản xâm lược không tha bất cứ người nào dù là đàn bà, trẻ con.
Những đầu lâu vô danh trắng hếu nằm vung vãi khắp nơi bên cạnh những chiếc quạt máy, tủ lạnh với từng bộ phận bị sứt mẻ nằm lăn lóc trộn lẫn với xác thịt người đã thối rữa, tạo ra một quang cảnh tang thương rùng rợn chưa từng có.
Đối với anh em binh sĩ Dù và những người từng đặt gót chân trên khắp các mặt trận Lào, Kampuchea, đều lắc đầu than thở, hay xuýt xoa nhiều lần trước những hình ảnh ghê rợn gớm ghiếc mà chưa hề có sách vở hay báo chí nào nhắc tới. Bây giờ, họ đã tận mắt thấy một sự thật với tất cả bằng xương bằng thịt. Cho dù có lạnh lùng gan dạ đến đâu chăng nữa, trước cảnh tượng này, cũng không ai tài nào dấu được những phút giây kinh hoàng.
Bước qua đây, người nào cũng lấy tay che mũi vì mùi hôi thối tanh tưởi xông lên sau một trận mưa buổi chiều. cái nắng cháy cho thịt da tan rữa thêm mau. Con đường này sẽ là một tài liệu vô giá phản ảnh phần nào bộ mặt ghê tởm của chiến tranh xâm lược do Hà Nội phát động.
Dừng chân nơi đây, không một phóng viên hay nhiếp ảnh gia nào quên thu vào ống kính vài thước phim làm tài liệu, mỗi đoạn đường là mỗi góc cạnh khác nhau với đủ kiểu người chết nằm bên những xác xe cộ dồn đống.
Hầu hết xe cộ đều xẹp lốp. Cả một xe Hồng Thập Tự mà các nạn nhân vẫn còn nằm trên băng ca da thịt đã thối rữa gần hết, chỉ còn lại bộ xương bọc ngoài là lớp quần áo nhăn nhúm rã nát. Chỗ khác một vài xác nằm dưới gầm xe vẫn còn đẫn ướt thịt người đang tan rữam nước nhễu từ trên rớt xuống rồi đọng lại. Thôi không kể sao cho xiết những hình ảnh đau thương của đồng bào ruột thịt lâm nạn, xác chết với đủ kiểu dưới bánh xe, dưới gầm xe và đau đớn hơn hết là chiếc đầu lâu còn mắc kẹt trong tay lái, với đủ cả bộ quần áo mục nát và đôi giày nhầy nhụa tòn ten bên dưới.
Mất cả lương tri
Tôi lần bước chầm chậm trên đoạn đường này với một nỗi niềm chua xót khi nghĩ tới đoàn người chạy nạn. Tất cả đều mang chung tâm trạng lo âu rối bời mong thoát khỏi vùng lửa đạn và vòng kềm kẹp của Cộng sản Bắc Việt. Nhưng nào ngờ đâu họ đã phải chết gục dọc đường không một lời trăng trối, không một bà con ruột thịt. Cả gia đình họ chắc không ai hay biết mà cứ ngỡ là họ mất tích hay chết dưới bom đạn pháo kích; đâu biết rằng họ chết dưới bàn tay người Việt miền Bắc! Có lẽ quân CSBV không chút đau lòng, dửng dưng nhả đạn, bóp cò, tình nhân loại, tình ruột thịt đồng bào không còn nữa.
Lương tri của con người không còn nữa, tất cả đã biến mất, chỉ còn biết thẳng tay giết càng nhiều càng tốt. Cả một đoạn đường dài với đủ mọi thứ đồ đạc và những vật dụng cần thiết cho mỗi gia đình từ chiếc TiVi đắt tiền, tủ lạnh, máy may, quạt máy cho đến các thứ hỏa lò nấu bếp, thùng xô rổ rế soong chảo chén dĩa v.v… nhất nhất đều bày ra đủ trên mặt xa lộ kinh hòang. Vì tất cả đều được đồng bao hy vọng mang theo đến nơi tạm cư để có cái dùng chớ bạc tiền đâu mà mua sắm cái khác nữa?!
Những cơn nắng Hè chen lẫn với các trận mưa như thác đã khiến xác người chết tan rữa mau lẹ. Mùi hôi tanh càng gây thêm khó chịu khi hòa lẫn với đủ thứ vật dụng đổ nát trước mặt. Nhiều thây người chết vẫn còn đeo đồng hồ, nữ trang, vòng vàng đã cháy xém.
(còn nữa)
#Tien Tuyen Jul. 16_17, 1972 trang nhất
#Tien Tuyen Jul. 16_17, 1972 trang nhất
LẤY LẠI QUÊ HƯƠNG
★ ANH NHÂN — QUỐC TIẾU
(bài 5, bài chuyên về đoạn Đại Lộ Kinh Hoàng tiếp theo)
★ Người bị thương trốn trong ống cống vẫn không thoát chết. Bom đạn rơi đầy trên mặt lộ ghim sâu nửa chừng dưới đất cát. Trong khi gà chó còn sống chạy đi kiếm ăn trên xác chết.
Dọc theo đường còn có cả chiến xa lội nước bất khiển dụng của đôi bên nằm phơi mình dưới mưa nắng. Võ khí, đạn dược gồm AK, B40, M16 nằm rải rác đây đó trên đường chẳng ai buồn nhặt. Nếu bạn là người có dịp đặt chân đến đây trong những ngày đầu, hẳn sẽ không quên thu vào ống kính hình ảnh 2 chiếc chiến xa T54 của quân CSBV bị bắn cháy hoặc trúng bom nằm gối đầu lên nhau chẳng khác nào đôi trai gái thệ nguyện sống chết có nhau trước khi nhắm mắt. Súng đạn bỏ lại đầy dẫy cạnh xác người chết nhưng lính Bắc Việt không dám nhào ra nhặt lấy vì còn sợ quân ta còn hoạt động quanh đó.
Trốn trong ống cống cũng không thoát chết
Dừng chân qua đây, mọi người phải lần mò đi từng bước vì sợ đạp phải đạn, mìn chưa nổ. Nhiều quả bom to tướng ghim nửa chừng xuống đất còn nằm im đó. Đây đó, lựu đạn, hỏa tiễn nằm lăn lóc trông thật rợn người không biết nó chực nổ lúc nào nếu có ai vấp phải. Lội dưới cát ướt cho ta một cảm giác rợn người vì nơi nào cũng có thể là da thịt người thối rữa hòa lẫn trong lòng đất. Có chỗ đất cát nhô cao phù lên một bộ xương người khô khốc chỉ còn nhúm tóc bấu dưới ót. Nội tóc và xương, người ta có thể dễ để phân biệt đây là một trẻ em hay một người già hay một người đàn bà đang ẵm con dại.
Đàng kia, một vài xác chết nằm cạnh miệng một ống cống lớn, nước chảy xoáy mạnh làm cho một vài xác bị chôn vùi dưới lớp cát để lộ ra một vài ống tay kề bên cái sọ người trắng hếu trông thật lạnh người. Thương tâm hơn là một vài xác nằm lọt vào trong lòng cống trên tay vẫn còn nắm chiếc valy đã bật tung nắp. Có lẽ lúc ấy những người này đã bị thương, bò vào trong lòng cống để tránh đạn của giặc nhưng rồi họ vẫn không thoát khỏi tử thần vì thiếu ăn và vì xuất huyết nhiều quá. Để rồi cuối cùng nằm lịm chết ngay tại chỗ.
Gà chó thất thểu
Theo nhiều người chạy thoát kể lại thì đoạn đường kinh hoàng này hình thành sau ngày 29-4-1972, ngày mà tất cả các đơn vị VNCH di tản chiến thuật khỏi Quảng Trị. Quân Cộng sản nắm lấy ngay cơ hội ấy để đặt nhiều tổ phục kích nằm rải hai bên trục lộ QL1 từ Cầu Trường Phước, Cầu Bến Đá chạy đến gần Quận lỵ Hải Lăng. Vì hầu hết nạn nhân bỏ mạng trên đoạn đường này đều tin rằng họ sẽ thoát chết bằng vào xe cộ quá giang đủ loại. Họ chở theo đủ thứ có thể mang theo như TiVi, tủ lạnh, máy may, cả gia súc như gà vịt, heo, bò hay chó nuôi v.v… Nhưng tất cả đều phải bỏ lại tại chỗ khi xe cộ nào chạy qua đây cũng đều bị trúng đạn phục kích của giặc cùng với đạn pháo kích thành ra tan nát hết cả. Hầu như không một chiếc xe nào chạy thoát vì đoàn công voa chạy trên đường trong ngày 29-4-1972 đã bị giặc chận đánh và con lộ lại càng tắc nghẽn.
Cho nên mấy ngày sau đoàn xe cộ chạy về Huế khi mới ngang đến đây là phải nằm ụ tại chỗ, tới lui đều không thể được. Chỉ những ai lanh chân mới chạy thoát, bằng không nằm chờ tại đây thì đều bị chết hết dưới mưa đạn pháo của giặc hoặc bị chết vì đói khát.
Một điều đau đớn không thể tả nổi là, sau khi đoàn quân Dù VNCH trở lại đây ngày 30-6-1972, người ta còn trông thấy sự sống còn sót lại đó là mấy con gà chạy thất thểu kiếm ăn. Chúng mổ rỉa các xác người hay đầu lâu còn dính lại chút gì chúng có thể ăn được. Xa xa là một, hai con chó chạy trốn vào mấy bụi cây ven đường, khi bắt gặp đoàn quân xa của ta đang tiến quân ra lục soát.
(còn nữa)
LẤY LẠI QUÊ HƯƠNG
★ ANH NHÂN — QUỐC TIẾU
(bài 6, bài chuyên về đoạn Đại Lộ Kinh Hoàng tiếp theo)
★ Trên đường hành quân, một binh sĩ cố gắng tìm kiếm thân nhân nhưng tất cả đều thất vọng, không còn gì để nhận diện. Cạnh đó, các chiến sĩ Công binh Chiến đấu hoạt động không ngừng để khai thông Quốc Lộ 1.
Hồi tưởng lại đoạn xa lộ kinh hoàng, không ai khỏi rùng mình khi nhớ lại những ngày chạy loạn qua đây. Thuở ấy, người nào người nấy cũng cố chạy lo lấy thân.
Chậm chân ngồi lại khu vực này thì sớm muộn gì cũng chết khi đạn pháo cùa giặc cứ rải đều trên Quốc Lộ. Trước cảnh chết chóc, người chạy loạn không còn thì giờ ngoảnh lại nhìn những nạn nhân xấu số bị trúng đạn đã chết hoặc đang còn rên la. Đây đó, tiếng khóc the thé của em bé đòi bú sữa Mẹ bên bà Mẹ đã chết tự bao giờ. Người chạy loạn không còn buồn phải làm gì để xót thương đứa trẻ vẫn cố bò lê trên xác Mẹ bởi vì trên tay họ đang còn ôm nặng đứa con nhỏ bấu víu không rời.
Chỉ có lội bộ mới mong thoát chết
Cảnh người chết đầy dẫy diễn ra trước mắt mọi người càng làm cho người sống thêm rợn mình buốt lạnh. Nếu dừng lại để chăm lo săn sóc cho người khác thì ai sẽ lo cho con cái và người thân thuộc đang chạy loạn với mình?! Chi bằng phận sự ai nấy lo, lỡ có ai yếu chân hay bị trúng thương thì kể như chết luôn.
Giờ đây, phương cách thoát thân duy nhất là chạy bộ. Chớ không còn cách nào khác nữa. Người ta băng qua những vùng cát nóng bỏng hay vượt qua những mảnh ruộng ngập nước xâm xấp, tránh xa Quốc Lộ. Nhờ rút kinh nghiệm của nhiều người trước đó đã bị giặc từ các ổ phục kích bám sát ven đường bắn gục, nên nhiều người nghĩ rằng nếu đi lưa thưa, lẻ tẻ thì Cộng quân sẽ bắn gục âm thầm. Vì thế đồng bào thảo luận nên đi thành đoàn sát vào nhau vì họ tin là quân CSBV khi thấy cảnh chạy nạn đông đúc như vậy thì chúng sẽ tha mạng. Nào ai ngờ đi đông chúng cũng khai hỏa quét ào ạt bằng những súng trường, súng cối, đại liên, B40 vào đoàn người trong tay không một tấc sắt. Số người chết này phần lớn là dòng người chiến nạn chạy tản cư trễ tức là chạy qua đây vào các ngày 2, 3, 4 tháng 5-1972.
Chính vì lẽ đó mà người ta đã xếp đoạn xa lộ này vào hàng đầu về số nạn nhân chết thảm khủng khiếp nhất trong lịch sử Chiến tranh Đông Dương.
(còn nữa)
#Tien Tuyen Jul. 19, 1972 trang nhất #Tien Tuyen Jul. 19, 1972 trang nhất
LẤY LẠI QUÊ HƯƠNG
★ ANH NHÂN — QUỐC TIẾU
(bài 7, bài chót về đoạn Đại Lộ Kinh Hoàng)
★ La Vang hoang tàn nhưng Đức Mẹ vẫn đứng sừng sững trước bom đạn. Ghé qua đây, người lính Dù mộ đạo vẫn không quên quỳ xuống tạ lỗi và xin Chúa ban phúc lành.
Tìm người thân Ngay sau khi đoạn đường này được giải tỏa, nhiều binh sĩ trên đường hành quân cũng dừng lại đôi chút để lật từng xác người lính và chăm chú xem từng thẻ bài quân nhân đeo trên cố xem có ai là người thân quen hay là bạn bè, quyến thuộc không.
Bất ngờ, có một anh lính dừng chân lật úp một cái xác đã khô quánh chỉ còn trơ lại bộ xương. Bắt gặp chữ Press trên miệng túi áo, và cầu vai với 3 ngôi sao, tôi bỗng bàng hoàng không thể tả và bèn lục lọi tiếp trong túi áo tìm giấy tờ. Nhưng không còn gì nữa. Không cấp bậc, không bảng tên, tôi chỉ biết đó là một nhân viên trong Phòng Báo chí Sư đoàn 3 thế thôi. Rồi mọi người lặng lẽ đi tiếp, không nói nên lời như phút tưởng niệm đến những nạn nhân vô danh đã hy sinh vì Lý tưởng Tự do. Có anh lính chua chát bảo, nên đặt tên cho đoạn Quốc Lộ này là «Xa lộ Tự do».
Nhìn lại trên xa lộ bây giờ chỉ có từng nhóm nhỏ dăm ba đồng bào chiến nạn gồng gánh cùng nhau xuôi về Mỹ Chánh, còn tất cả đều là lính.
Nhiều binh sĩ cố nán lại để tìm Cha Mẹ anh em trong đống xác xe cộ ngổn ngang, nhưng tất cả đều thất vọng. Hai tháng trời nằm dưới mưa gió và nắng trời thì không còn gì để nhận diện được nữa ngoài bộ xương trắng và chòm tóc còn dính dưới đất. Tóc dài hay ngắn là chút yếu tố giúp phân biệt được nạn nhân là đàn ông hay đàn bà, trẻ em mà thôi.
Công binh Chiến đấu hoạt động không ngừng
Trong những ngày hành quân tiến về Quảng Trị, Tiểu đoàn 102 Công binh Chiến đấu theo bén gót bước tiến của Sư đoàn Dù để sửa chữa cầu cống, gỡ các bãi mìn, bồi dắp lại các hố sâu trên đường. Tất cả anh em Công binh Chiến đấu đều làm việc hăng say. Quân Dù vừa tiến tới đâu thì nội trong một sớm một chiều cầu cống nơi đó cũng được ráp nối tu bổ dọn dẹp đến đó, giúp các đoàn công voa quân xa của ta chạy ra tiếp tế cho các đơn vị tiền phương đang hành quân.
Đoạn đường này tương đối không gặp trở ngại như đoạn QL13 dẫn từ Saigon đi An Lộc. Nhờ vậy mà anh em Công binh Chiến đấu đã ráp nối sửa chữa hoàn thành các nhịp cầu gãy trong thời gian kỷ lục. Và khi đoàn quân Dù đặt chân đến La Vang thì đoàn xe Báo chí Việt Nam và ngoại quốc cũng có mặt liền tại chỗ. Càng tiến sâu vào các khu vực phụ cận thành phố Quảng Trị, Cộng quân càng kháng cự ác liệt vì chúng đã được lịnh cố thủ kéo dài, khác hẳn với những ngày đầu khi quân ta mới xuất quân từ phòng tuyến Mỹ Chánh.
Trận chiến tại La Vang diễn ra vô cùng gay go khi lực lượng VNCH thọc mũi dùi tiến đánh khu vực này hòng làm bàn đạp tái chiếm Quảng Trị.
Từ các giao thông hào đào chằng chịt quanh La Vang, Cộng quân đã chống cự dữ dội ngay từ ngày đầu quân Dù xuất hiện lúc 10 giờ sáng ngày 4-7-1972.
Hầu hết nhà cửa làm bằng gạch của giáo dân nơi đây đều bị sụp đổ, chỉ một số ít còn lại tường hoặc mái nhà với nhiều vết đạn loang lổ. Đây đó còn vương xác chết của gia súc trâu bò nằm rải rác, bụng chương sình lên hòa với xác chết lính Bắc tạo thành một mùi hôi thối nhức óc. Ruồi nhặng cũng thừa dịp này bu lại thành từng đàn bay xèo xèo trên các xác chết.
Trước cảnh đó, nhiều binh sĩ Dù than không còn thức ăn tươi nào trong khu vực này nữa. Trâu bò, gà, heo chết nằm la liệt ra đó mà không dùng được, thế mới đau! Nhiều anh em cho biết, “quần” cả buổi mà không gặp một con vật nào còn sống, có lẽ tất cả đã chết vì bom đạn khi chúng hoảng loạn chạy quanh trên mặt đất.
Trên đây là các bài thuộc loạt bài 8 kỳ có tựa chung là THEO CHÂN ĐẠI QUÂN VIỆT NAM PHẢN CÔNG TẠI QUẢNG TRỊ — LẤY LẠI QUÊ HƯƠNG by ★ ANH NHÂN — QUỐC TIẾU, mà tôi chỉ trích ra 5 kỳ từ kỳ số 03 đến số 07 viết riêng thuật tả về Đại Lộ Kinh Hoàng
Đại Lộ Kinh Hoàng
(tiếp theo 08)
4. Hình ảnh Đại Lộ Kinh Hoàng trên các báo, tập san, AP Photos, Getty Images cùng các nguồn khác
Để tiện việc theo dõi sự kiện Đại Lộ Kinh Hoàng cho có đầu đuôi, tôi sẽ xếp đặt các ảnh tôi lưu trữ được [ từ các nguồn chính thức với phần chú thích ảnh nguyên thủy (original caption) ] và đăng ở đây theo thứ tự thời gian diễn tiến từng tháng của cuộc Nam xâm của CSBV Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, khởi từ tháng Tư/1972 đến tháng Chín/1972
Đa số các ảnh này đều do các phóng viên báo chí, thông tấn ngoại quốc chụp được và có kèm photo caption [ * ]. Nhưng do họ là người ngoài, không thông thạo nhiều về địa hình địa vật của dân Việt nước Việt, cho nên thảng hoặc có những chú thích sai hoặc thiếu hợp lý. Với những trường hợp đó, tôi phải fact check lại kỹ càng và viết lại lời chú thích của tôi, để sửa chữa lại cho đúng.
Hy vọng qua gần 100 photos tôi đang làm và sẽ đăng dần ở đây, chúng ta có được khả dĩ một số hình ảnh trung thực, sống động (rất hiếm hoi và đã bị thất lạc nhiều) trình bày tương đối rõ ràng diễn tiến của sự kiện đau dớn này.
April, 2025
Le Tung Chau
➯ Tháng 4-1972
Đồng bào ở các vùng địa đầu giới tuyến cục Bắc tỉnh Quảng Trị như Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà ... bắt đầu lo tản cư trước, khi thấy lần này, CSBV hung hăng xua quân tràn qua vĩ tuyến 17 - vùng Phi Chiến DMZ - xâm lăng công khai VNCH.
Đấy là một sự thực hiển nhiên trong cuộc chiến Quốc - Cộng hai mươi năm: hễ bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào Việt Cộng nổ ra chiến trận lớn đánh VNCH thì việc trước tiên là đồng bào ở đó vội lo khăn gói chạy trốn bầy quỷ đỏ và tìm về vùng Quốc Gia để lánh nạn. Trong bao nhiêu năm qua, việc cứu cấp, tạm cư nơi ăn chốn ở cho đồng bào chiến nạn là một cái gánh nặng lớn đè lên vai Chính quyền Quốc Gia [ ** ] mãi cho tới tận ngày cuối black April 1975.
[ * ]: để biết lý do vì sao, mời bạn đọc xem bài Đoàn Ký Giả Trên Chiến Trường Trị Thiên by Phạm Hoàng Thúc đăng trên trang 5 #Tien Tuyen Jul. 16_17, 1972, ở các Phân đoạn kế tiếp.
[ ** ]: (#Tien Tuyen Jul. 15, 1972 trang ba) by Hải Bằng: tính đến ngày 13-7-1972, Bộ Xã Hội đã mệt nhoài với việc chăm lo yểm thực cùng những nhu cầu sinh hoạt khác của 558.842 đồng bào chiến nạn. Chánh phủ vừa lo ăn, ở cho đồng bào, vừa lo cho tương lai: Công tác định cư cho đồng bào chiến nạn.
đang updating ...
#Tien Tuyen Sept. 9, 1972 trang nhất
#Tien Tuyen Sept. 9, 1972 trang nhất
Một Người Lính Bắc Việt Tiết Lộ: Biết Vượt Trường Sơn Là Nguy Hiểm Nhưng Cán Binh Cộng Sản Bắc Việt Vẫn Đi Vì …
MỤC ĐÍCH TỐI THƯỢNG VÀO NAM VÀ «QUYẾT TÂM MẠNH MẼ NHẤT» LÀ MUA RADIO VÀ ĐỒNG HỒ ĐEM RA BẮC
⚃ Ở miền Bắc, muốn nghe lén các đài Tự Do, Saigon, VOA v.v… phải mang radio ra những quãng đường vắng ở đến khuya mới về nhà …
★ Tiến Châu
SAIGON (TT). – Theo cung từ của hàng binh Nguyễn chánh Trực tiết lộ cho biết, những các bộ từ miền Bắc xâm nhập vào Nam đều có một «mục đích tối thượng khi vào Nam là để mua radio và đồng hồ đem ra Bắc», các cán bộ cho đó là «quyết tâm mạnh mẽ nhất» là «nguồn động viên lớn nhất» đối với họ trên chặng đường vượt Trường Sơn đầy gian khổ và nguy hiểm.
Theo cung từ thì dân chúng miền Bắc rất thích nghe các Đài Phát thanh, nhất là các đài VOA, BBC, Saigon, Tiếng Nói Tự Do, v.v. còn các đài Cộng sản thì vì chương trình khô khan, nhồi sọ nên không được dân chúng miền Bắc ưa thích. Bởi lẽ đó, Radio là 1 nhu cầu tối cần thiết đối với dân chúng miền Bắc.
Theo cung từ tiết lộ, số gia đình có máy thu thanh riêng ở thành phố Hanoi chiếm khoảng 50% đến 60%; còn ở nông thôn thì chắc chắn dưới 10%. Thành phần được coi là có nhiều máy thu thanh là những cán bộ trung, cao cấp của nhà nước và giới trí thức, Trong số ấy những máy thu thanh trong gia đình của tầng lớp "trí thức cũ” đều mang nhãn hiệu sản xuất từ 1954 và đều là của Pháp, Mỹ, Hòa Lan, Có lúc người ta thấy nhiều gia đình bán đồ đạc, đồng hồ, xe đạp để cố mua lấy một chiếc máy thu thanh chạy pin với giá chợ đen rất đắt, để được nghe tin tức của con cháu họ trên đài VOA và đài Tiếng Nói Tự Do.
Việc nghe các "đài địch" rất khó khăn vì nhà cầm quyền miền Bắc nghiêm nhặt cấm đoán. Tuy vậy, dân chúng nhất là một số ít gia đình có nhà riêng thường tìm mọi cách để nghe lén những đài bị cấm như Tiếng Nói Tự Do, đài Saigon, đài BBC, đài VOA.., để tìm hiểu tin tức của “phía bên kia", để theo dõi tình hình chiến sự Miền Nam, nơi mà chồng con em của họ đang ở đó để biết số phận của những người ấy ra sao, nếu may mắn ra hồi chánh hoặc bị bắt qua mục Nhắn Tin Cho Thân Nhân (đài Tiếng Nói Tự Do), ngoài ra cũng là để tìm một phút nghỉ ngơi thoải mái trong chương trình ca nhạc êm dịu trữ tình (như của đài Tiếng Nói Tự Do).
Còn đối với các gia đình sống tập thể, không có nhà riêng kín đáo thì thật phiền phức, phải khó khăn mới nghe lén được đài trong Nam từ Hanoi. Những người này phải đem máy thu thanh nào những quảng đường vắng để nghe lén đài tới khuya mới về: Đó là biểu hiện của những kẻ chẳng ưa gì cái chế độ mà họ đang sống, lòng luôn mơ tưởng một cuộc sống tự do dù chỉ tưởng tượng trên âm thanh.
Cùng từ tiết lộ thêm rằng “biết được sự việc như vậy, nhà cầm quyền miền Bắc đã cho bắc loa cỡ đại ở những nơi công cộng như khu Phố Chợ, Xí nghiệp, Cơ quan, công trường, nơi tập trung nhiều người mua bán qua lại như khu Cửa Nam xung quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm v.v… để phổ biến tin tức, xã luận tuyên truyền, nhưng cũng không được dân chúng hưởng ứng trừ phi vô tình đi ngang qua và «phải bị» nghe. (TC)
.
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...