. .

Thursday, January 25, 2018

Nothing Ever Dies - Chưa Đã Vùi Chôn

bản Việt dịch Lời Phi Lộ (Prologue) by Lê Tùng Châu. Sách đang dịch, sẽ đăng full translation book trước cuối năm nay.

Chưa Đã Vùi Chôn

Lê Tùng Châu dịch

Nothing Ever Dies

Vietnam and the Memory of War by Viet Thanh Nguyen

Chưa Đã Vùi Chôn: Việt Nam và Ký Ức Chiến Tranh

Lê Tùng Châu dịch từ nguyên tác Anh ngữ: Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War by Viet Thanh Nguyen - Harvard University Press, 2016




Dâng Kính Song Thân



Denver vừa mân mê mấy móng tay vừa nói: “nếu nó vẫn có đó, vẫn nằm chờ đó, thì quả nhiên là chưa từng mất đi”
Sethe nhìn thẳng mặt Denver nói: “chưa đã hết chuyện đâu”
Trích tiểu thuyết Beloved của Toni Morrison *



Lời Phi Lộ


Việt Nam là nơi tôi chào đời nhưng Hoa Kỳ mới là xứ làm nên con người tôi. Tôi xếp mình vào hàng những người Việt vừa bất an chao đảo khi thấy những gì người Mỹ làm vừa bị cuốn theo khi nghe những gì người Mỹ nói. Tôi cũng còn tự xếp mình vào hàng những người Mỹ vốn thường chẳng biết gì hết về Việt Nam và muốn phải tìm biết Việt Nam cho bằng được. Dân Mỹ, cùng nhiều dân tộc khác nữa trên thế giới, thường dễ bị nhầm một nước Việt Nam với một cuộc chiến tranh mà khi nhắc tới cuộc chiến đó, người ta hoặc vinh danh, hoặc bêu danh tùy theo họ ở phía bên này hay bên kia. Không còn nghi ngờ gì nữa, những lẫn lộn lộng giả thành chân này đã khiến tôi nhiều khi thấy lung lay trong lòng khi mang thân phận một kẻ hai quê, và thêm nữa trong phận người kế thừa hai cuộc can qua dấy lên từ cả hai phía.

Tôi đã dành phần lớn đời mình cố xếp lại lọc lựa lại mớ lẫn lộn đó, cả của chính mình lẫn của nhiều nơi khác trên thế giới, và lời lý giải cô đọng tôi đã tìm thấy là từ Martin Luther King Jr khi ông nói về ý nghĩa của cuộc chiến, ít ra là nói với người Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: “Nếu tâm thức của cả nước Mỹ đã bị nhiễm độc hết rồi, buộc phải tiến hành một mổ xẻ phân tích thì một phần của công cuộc khám nghiệm đó không thể thiếu tên 'Việt Nam.'” Người Hợp chủng quốc Hoa Kỳ không ai không biết King cùng hoài bão của ông, mà lời tiên tri này nữa của ông lại bồi tiếp qua cách nói như sau: “Cuộc chiến ở Việt Nam chẳng qua chỉ là một triệu chứng báo biểu của một căn bệnh ác tính sâu xa hơn ngay trong não trạng Hoa Kỳ. Nếu chúng ta thờ ơ lơ là trước thực tế cần phải tỉnh táo này, bất quá chúng ta sẽ chỉ biết tìm chỗ đứng cho chính mình với việc tổ chức các ủy ban mang màu sắc ‘giáo đoàn hay thế tục có cùng mối bận tâm’ cho các thế hệ tiếp nối. Đoàn người ấy sẽ chỉ biết lo đến Guatemala và Peru. Bận tâm đến Thái Lan và Campuchia. Lo đến Mozambique và Nam Phi. Chúng ta sẽ chỉ biết đồng hành với họ cũng như với một lô một lốc những danh xưng hội nhóm khác nữa, cùng tham gia các cuộc tập họp mít tinh bất tận, nếu không có một sự chuyển đổi trọng đại và sâu đậm trong cuộc sống của người dân Mỹ”. Đúng một năm sau khi tuyên bố những lời thẳng thừng này, King bị ám sát.

Ông không đề cập đến Iraq và Afghanistan, nhưng kể từ những lập ngôn của ông, nhiều người Mỹ đã nêu lên mối tương quan giữa các cuộc xung đột ở mấy nơi đó với cuộc chiến tranh Việt Nam. Dù Việt Nam không phải là Iraq cũng không phải Afghanistan nhưng nét giống nhau vẫn còn nguyên với người dân Mỹ. Lời khẩn thiết đó nói tới Việt Nam như một vũng lầy, một hội chứng và cuộc chiến đâu chỉ nói lên một thực tế Việt Nam cũng không chỉ những nan giải hiện thời ở Iraq và Afghanistan. Nó nói lên nỗi sợ hãi của người dân Hợp chủng quốc. Quốc dân Mỹ cho rằng thua bại trong các cuộc chiến này là điều tệ hại nhất, còn nếu thắng được ở Iraq và Afghanistan hôm nay tức cũng đồng nghĩa sẽ thắng tiếp vào ngày mai: ở Somalia, Pakistan, Yemen, v.v. Đây là lý do quan trọng nhất buộc dân chúng Mỹ phải nhớ lại họ đã gán cho cuộc Chiến tranh Việt Nam những gì, kỳ thực cuộc chiến đó chỉ là một cuộc tương xung trong chuỗi dài những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất từng xảy ra trước cũng như sau nó. Hình thù không đổi của Chiến tranh Việt Nam - thực vậy, cùng với bất kỳ bản chất cuộc chiến tranh nào khác - đâu thể tùy tiện bị bóc tách ra khỏi hình thù vốn có của chính chiến tranh.

Với King, nạn phân biệt chủng tộc, bóc lột kinh tế và nan đề chiến tranh, tất cả đều ràng buộc lẫn vào nhau không rời. Lời tiên tri của ông nào phải chỉ đầu môi chót lưỡi. Nhưng ngôn từ bất quá cũng như lời cầu kinh bất chợt mà không sao đẩy đi xa hơn được. Ông đòi hỏi chúng ta thôi hướng mắt lên những ngọn núi cao mà hãy hạ tầm nhìn xuống vùng bình nguyên, những nhà máy, ruộng đồng, những khu nhà ổ chuột, hàng đàn người thất nghiệp, những trung tâm tuyển mộ nhập ngũ, những cánh đồng lúa chín, những ao sen nở trong bùn, những phong cảnh nước Việt mà ngay cả lính Mỹ cũng thấy đẹp, và Mỹ quốc nữa, là nơi vẫn được người Việt gọi là đất nước đẹp xinh. Ký ức chiến tranh là ở ngay những nơi ấy chứ không đâu xa. Khó nghĩ hơn cả khi nhớ lại chiến tranh nó như thế nào là bởi nó đã diễn ra không chỉ ở bên này mà còn ở bên kia, vì cuộc chiến không chỉ là chuyện súng nổ đạn bay mà còn nơi những kẻ chế tạo ra súng đạn, nơi kẻ cung ứng súng đạn và có lẽ quan trọng nhất là nơi kẻ phải trả tiền mua súng đạn, một phức hợp hỗn mang rối bời những công dân cùng đồng lõa chính trong cái điều mà King gọi là “mối liên đới tàn nhẫn” của những người anh em da trắng với da đen.

Dù King chỉ nhắc đến Hoa Kỳ nhưng ông có lẽ còn muốn ám chỉ tới Việt Nam, cả hai đất nước cùng dấy lên một cuộc chinh chiến can qua gọi là làm cách mạng lại không giữ trọn chí nguyện cách mạng của cả hai. Trong khi giờ đây nước Mỹ như thể một phố thị nghễu nghện trên ngọn đồi cao vây quanh mình là những ảo cảnh tâm tình mùi mẫn mà thời chinh chiến Việt Nam kia tưởng như đã vời xa mất hút. Đây chính là đất nước mà nhà cách mạng Che Guevara từng nói: “Thật xiết bao nhịp nhàng và sáng lạn nếu mai đây có hai, ba, hoặc nhiều Việt Nam nữa nở hoa trên khắp mặt địa cầu”. Ông muốn ngụ ý nói về cuộc chiến mà người Việt chống lại sự chiếm đóng của người Mỹ đã truyền cảm hứng cho niềm hy vọng của những ai mơ đến công cuộc giải phóng và giành độc lập ở Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Ngày nay, hai cuộc cuộc chinh chiến can qua nhân danh cách mạng của người Việt cũng như của người Mỹ chỉ cốt tô vẽ thêu dệt nên những ký ức, hoài niệm nhằm bào chữa chạy tội nơi những sợi thần kinh đã xơ cứng trong mạch máu họ. Với những ai trong chúng ta còn coi mình là người kế thừa của một hoặc cả hai cuộc cách mạng này, hoặc những ai đã chịu di lụy hai cuộc chiến đó dù bởi cách này hoặc cách khác, chúng ta phải biết cách làm sao tạo lại cho đúng ký ức cũng như làm sao để quên chúng đi, có thế chúng ta mới có cơ khua gõ những tầm hồn đó quay về lại với đời sống. Đó là một công trình, hay ít nhất cũng là niềm hy vọng, của cuốn sách này vậy.

Lê Tùng Châu dịch

*: Chú Thích của người dịch:

Beloved [tạm dịch: Niềm Yêu Dấu] là cuốn tiểu thuyết phát hành năm 1987 của nhà văn nữ (da đen) người Mỹ Toni Morrison. Tác phẩm lấy bối cảnh tiếp sau cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861 - 1865), lấy cảm hứng từ câu chuyện về một nô lệ người Mỹ gốc Phi, Margaret Garner, đã thoát khỏi thân nô lệ ở Kentucky vào cuối tháng 1 năm 1856 bằng cách chạy trốn sang Ohio, một tiểu bang tự do (không áp dụng chế độ nô lệ). Morrison tình cờ gặp câu chuyện "Ghé thăm bà mẹ nô lệ đã giết con mình" ["A Visit to the Slave Mother who Killed Her Child"] trên một bài báo đăng trên tờ American Baptist năm 1856 và được bà ghi lại trong The Black Book, một sách biên niên tổng hợp về quá trình lịch sử và văn hóa của người da đen mà chính Morrison là người biên tập vào năm 1974.

Tạm lược, chuyện Beloved khởi đầu vào năm 1873 tại Cincinnati, bang Ohio, nơi nhân vật chính Sethe, một cựu nô lệ sống với cô con gái mười tám tuổi Denver. Mẹ chồng của Sethe, Baby Suggs cũng từng sống chung với họ đến khi bà qua đời 8 năm trước đó. Ngay trước cái chết của Baby Suggs, hai người con trai của Sethe, Howard và Buglar, đã bỏ nhà ra đi. Sethe tin rằng hai đứa bỏ đi như trốn chạy ngôi nhà bị ma ám, đó là hồn ma của người đã bị ngược đãi, hành hạ, đày ải sẽ còn ám chướng theo ngôi nhà [tại số 124 đường Bluestone] nhiều năm nữa….

Beloved đoạt giải Pulitzer for Fiction năm 1988 và cũng lọt vào chung kết Giải Sách Toàn Quốc năm 1987. Beloved được chuyển thể điện ảnh năm 1998 thành phim cùng tên, trong phim có Oprah Winfrey [người nữ Mỹ da đen nổi tiếng với quá trình dài dẫn chương trình talk show mang tên “The Oprah Winfrey Show”] tham gia diễn xuất nữa. Sau một thăm dò của báo New York Times nơi văn giới cũng như giới phê bình, họ đã xếp Beloved vào hàng tác phẩm hay nhất của tiểu thuyết Mỹ trong thời đoạn từ 1981 đến 2006.
Toni Morrison đoạt giải Nobel Văn chương 1993.

____________

Nguyên Văn:

Viet Thanh Nguyen - Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War

For my father and mother

Denver picked at her fingernails. “If it’s still there, waiting, that must mean nothing ever dies.”
Sethe looked right in Denver’s face. “Nothing ever does,” she said.
TONI MORRISON, Beloved

Prologue

I WAS BORN IN VIETNAM but made in America. I count myself among those Vietnamese dismayed by America’s deeds but tempted to believe in its words. I also count myself among those Americans who often do not know what to make of Vietnam and want to know what to make of it. Americans, as well as many people the world over, tend to mistake Vietnam with the war named in its honor, or dishonor as the case may be. This confusion has no doubt led to some of my own uncertainty about what it means to be a man with two countries, as well as the inheritor of two revolutions.
I have spent much of my life sorting through this confusion, both my own and that of the world, and the most succinct explanation that I have found about the meaning of the war, at least for Americans, comes from Martin Luther King Jr. “If America’s soul becomes totally poisoned,” he said, “part of the autopsy must read ‘Vietnam.’ ”1 Americans mostly know King for his dream, but this is his prophecy, and it continues in this manner: “The war in Vietnam is but a symptom of a far deeper malady within the American spirit. If we ignore this sobering reality, we will find ourselves organizing ‘clergy and laymen concerned’ committees for the next generation. They will be concerned about Guatemala and Peru. They will be concerned about Thailand and Cambodia. They will be concerned about Mozambique and South Africa. We will be marching for these and a dozen other names and attending rallies without end, unless there is a significant and profound change in American life.”2 Exactly one year after uttering these words, he was assassinated.
He did not mention Iraq and Afghanistan, but since his speech, many Americans have raised the relationship between the conflicts there and the war in Vietnam.3 Even though Vietnam is neither Iraq nor Afghanistan, the analogy keeps returning for Americans. This invocation of Vietnam as quagmire, syndrome, and war speaks neither to Vietnamese reality nor to current difficulties in Iraq and Afghanistan. It speaks to American fear. Americans think defeat in these wars is the worst thing, when winning in Iraq and Afghanistan today only means more of the same tomorrow: Somalia, Pakistan, Yemen, and so on. This is the most important reason for Americans to remember what they call the Vietnam War, the fact that it was one conflict in a long line of horrific wars that came before it and after it. This war’s identity — and, indeed, any war’s identity — cannot be extricated from the identity of war itself.
For King, “the problem of racism, the problem of economic exploitation, and the problem of war are all tied together.”4 His prophecy does not always roll off the tongue. The language is only occasionally biblical, never uplifting. He asks us not to turn our eyes up to the mountaintop but down to the plain, the factory, the field, the ghetto, the unemployment line, the draft board, the rice paddy, the lotus blossoming in a pond of mud, the Vietnamese landscape that even American soldiers called beautiful, and America, what the Vietnamese call the beautiful country. These are the places where memories of war belong. Most troublesome is the memory of how it was a war that took place not only over there but also over here, because a war is not just about the shooting but about the people who make the bullets and deliver the bullets and, perhaps most importantly, pay for the bullets, the distracted citizenry complicit in what King calls the “brutal solidarity” of white brother and black.5
Although King refers to America, he may as well be gesturing to Vietnam, both revolutionary countries which have not lived up to their revolutions. While the America that was a city upon a hill now exists mostly as a sentimental fantasy, even wartime Vietnam seems far away. This was the country of which the revolutionary Che Guevara could say, “How close and bright would the future appear if two, three, many Vietnams flowered on the face of the globe.”6 He was speaking of the way that the Vietnamese war against American occupation had inspired hope among those who dreamed of liberation and independence in the Americas, Africa, and Asia. Today the Vietnamese and American revolutions manufacture memories only to absolve the hardening of their arteries. For those of us who consider ourselves to be inheritors of one or both of these revolutions, or who have been influenced by them in some way, we have to know how we make memories and how we forget them so that we can beat their hearts back to life. That is the project, or at least the hope, of this book.


Notes:

1. King, “Beyond Vietnam,” 144.
2. Ibid., 156.
3. For an overview of the connections that Americans have made between the wars in Vietnam and Iraq, see Gardner and Young’s edited collection Iraq and the Lessons of Vietnam, and Dumbrell and Ryan’s edited collection Vietnam in Iraq.
4. King, 194–95.
5. Ibid., 143. For more on the controversial nature of King’s speech at the time of its delivery in 1967, and the tradition of antiwar protest among black intellectuals such as Frederick Douglass and W. E. B. DuBois, see Aptheker, Dr. Martin Luther King, Vietnam, and Civil Rights.
6. Guevara, On Vietnam and World Revolution, 15. He was not the only Latin American to have this sentiment, as Macarena Gómez-Barris shows in her interview with the Chilean political prisoner Carmen Rojas. According to Rojas, she was “part of a generation that felt, in their own bodies, the struggle of Vietnam, and that vibrated during the anti-imperialist marches” (Where Memory Dwells, 99).

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...