collected by Le Tung Chau
ngày khởi đăng Jan. 4, 2025
ngày khởi đăng Jan. 4, 2025
Trong Post này:
- Các bản tin trên các nhựt báo miền Nam về chiến công và tinh thần chiến đấu kiêu hùng của QLVNCH trong trận chiến chống Cộng sản Bắc Việt xâm lăng (phần lớn là) từ Mùa Hè Đỏ Lửa tháng 4-1972 trở đi.
- Rải rác có (bản dịch) các bài viết của Sir Robert Thompson hoặc của các cây bút khác từ các báo ngoại quốc được dịch và đăng lại trên các nhựt báo miền Nam, phần lớn là báo Chính Luận, Tiền Tuyến cũng từ sự kiện Mùa Hè Đỏ Lửa trở đi, trong đó ngoài các nhận định tương quan lực lượng giữa CSBV và VNCH còn có nhiều sự thực đáng chú ý khác (lắm khi là những sự thực phũ phàng tàn nhẫn) của chiến cuộc.
Tất cả sẽ cung cấp một khối lượng lớn tin tức sốt dẻo, trung thực lúc đương thời và là sử liệu quý báu cho hôm nay, mà dù muốn dù không, lớp bụi thời gian đã làm phôi phai ít nhiều cũng như trí nhớ có hạn của con người lắm khi đã đãng trí sinh ra một số nhầm lẫn hoặc quên lãng ngoài ý muốn (ngoài ra còn phải kể cả những bịa đặt, sáng chế ra những tin phịa của một số người tiểu tâm vô trách nhiệm).
- Các bản tin trên các nhựt báo miền Nam về chiến công và tinh thần chiến đấu kiêu hùng của QLVNCH trong trận chiến chống Cộng sản Bắc Việt xâm lăng (phần lớn là) từ Mùa Hè Đỏ Lửa tháng 4-1972 trở đi.
- Rải rác có (bản dịch) các bài viết của Sir Robert Thompson hoặc của các cây bút khác từ các báo ngoại quốc được dịch và đăng lại trên các nhựt báo miền Nam, phần lớn là báo Chính Luận, Tiền Tuyến cũng từ sự kiện Mùa Hè Đỏ Lửa trở đi, trong đó ngoài các nhận định tương quan lực lượng giữa CSBV và VNCH còn có nhiều sự thực đáng chú ý khác (lắm khi là những sự thực phũ phàng tàn nhẫn) của chiến cuộc.
Tất cả sẽ cung cấp một khối lượng lớn tin tức sốt dẻo, trung thực lúc đương thời và là sử liệu quý báu cho hôm nay, mà dù muốn dù không, lớp bụi thời gian đã làm phôi phai ít nhiều cũng như trí nhớ có hạn của con người lắm khi đã đãng trí sinh ra một số nhầm lẫn hoặc quên lãng ngoài ý muốn (ngoài ra còn phải kể cả những bịa đặt, sáng chế ra những tin phịa của một số người tiểu tâm vô trách nhiệm).
$pageIn
Phân đoạn 1:
Ngày đăng: Jan. 4, 2025
▶ Lời Mở Đầu
Đặc San Bình Long Anh Dũng by Cục TLC/Tổng Cục CTCT VNCH – Jul. 1972
▶ Nhảy Vào Cuộc Viễn Chinh
{ đọc Nhảy Vào Cuộc Viễn Chinh ở đây, do một độc giả của Library copy về đăng lại }
LTC:
➯ nguyên văn: Easter offensive, là chữ Anh ngữ mà người Mỹ và các báo chí ngoại quốc gọi cuộc tấn công của CSBV (Cộng sản Bắc Việt) vượt qua Vùng Phi Chiến đánh vào Nam vào ngày 30-3-1972 vì nó nhằm Mùa Lễ Phục Sinh (Easter) của người Công giáo. Còn dân miền Nam thì quen gọi đấy là Mùa Hè Đỏ Lửa, gọi theo tên tựa sách Bút Ký Chiến Tranh Mùa Hè Đỏ Lửa của Đại Úy – nhà văn Phan Nhật Nam, Sáng Tạo xuất bản lần thứ nhất, Saigon, Sept. 1972.
➯ Người Mỹ và báo chí ngoại quốc thường dùng chữ Anh ngữ để gọi miền Nam Tự Do, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là Nam Việt Nam (The South Vietnam). Ở đây, tôi dùng danh xưng – quốc hiệu VNCH nhiều hơn vì quen thuộc, thuận nhĩ với dân miền Nam nói riêng và chính đính với Sử Việt nói chung, chứ không (hoặc ít) dùng chữ Nam Việt Nam như trong nguyên bản.
➯ Người Mỹ và báo chí ngoại quốc cũng thường dùng chữ Anh ngữ People's Army Of Vietnam tức PAVN = Quân đội Nhân dân Việt Nam để trỏ quân CSBV theo cách mà Cộng sản Bắc Việt tự gọi quân đội của chúng, còn tôi dùng chữ mà người Quốc Gia ở miền Nam đã quen dùng để trỏ quân Bắc cộng là, hoặc CSBV, Bắc quân hoặc Cộng quân.
➯ Để đọc các phụ chú 10-1, 10-2, 10-3 và các phụ chú cần thiết khác tương tự, mời bạn đọc ỏ Post Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (từ phân đoạn 30 đến phân đoạn 34)
#Tien Tuyen Apr. 4, 1972 trang nhất
Như vậy, trong Post này, ở đầu mỗi bài đăng/bản tin/phóng sự/bình luận-xã thuyết v.v... sẽ được dán 1 nhãn nhỏ như sau đây để đánh dấu cho biết nội dung bài đó thuộc vào Chiến trường nào:
và
$pageOut $pageIn LTC's Tips:
➯ những bài/trang báo này đã được tôi reformatted thành large size and resolution, nghĩa là đều có thể in (printing) hoặc đọc tại chỗ rất rõ nhứt là đọc trên Computer chớ không phải trên mobile devices.
➯ Để đọc nguyên bản bài báo, bạn hãy click vô tấm ảnh tờ báo, trình duyệt web sẽ tự động mở ảnh ra nơi 1 tab mới để bạn qua đó đọc rõ với cách zoom lớn/nhỏ tùy ý (nhờ đó bạn cũng dễ dàng đối chiếu với phần text retyping do tôi làm lại - dễ đọc hơn, dành cho những bạn đọc mắt kém - xem thử có đúng nguyên văn hay không.)
Phân đoạn 2:
#Tien Tuyen May 2, 1972 trang ba
Việt Nam hóa - bài 01
#Tien Tuyen May 2, 1972 trang ba
«Việt Nam Hóa»
- bài 01 -
[ ảnh Tướng Hưng dưới đây là do LTC thêm vào ]
Chiều thứ Sáu vừa qua, tôi bỏ ra 60 đồng mua tờ Diều Hâu có in hình ông. Tại chủ nhật, mở máy thu thanh (Đài Tiếng Nói Quân Đội) may mắn lại nghe được tiếng ông nói qua máy vô tuyến điện thoại trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Dương Phục. Tiếp đó, trên màn ảnh truyền hình tôi được thưởng thức cuốn phim chiến sự độc đáo TỬ THỦ AN LỘC của phóng viên điện ảnh Quân Đội Tăng Thường Châu.
Trong cuộc chiến ác liệt đang lan khắp miền Nam, mặt trận Giới Tuyến được coi là quan trọng nhất. Bởi vì hình ảnh 5 vạn quân «Cờ Đỏ» có xe lăng, đại bác và súng phòng không của Nga vượt Bến Hải xâm chiếm vùng đất địa đầu Quảng Trị rõ ràng là một hành động xâm lăng công khai và quá rõ rệt. Chính vì hành động xâm lăng đó của Hànội mà toàn thể miền Nam đã nhất tề đứng dậy trong một quyết tâm sắt thép đầy phong vị lịch sử của đời Nhà Trần.
Nhưng từ Giới Tuyến đến Bình Long rồi Tam Biên, hình ảnh Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh SĐ5BB và là người đang tử thủ An Lộc, nếu không chói sáng hơn hết thì cũng đã thu hút được nhiều sự chú ý và cảm tình của mọi người.
Một Trần Thế Vinh gãy cánh ở Đông Hà, một Nguyễn Đình Bảo ở lại với căn cứ Charlie (rất tiếc phải ghi tên Mỹ mặc dầu bài này mang tiêu đề là «Việt Nam Hoá»), kể cũng tạm đủ để nói lên hình ảnh oai hùng của Quân Đội. Nhưng cả hai người anh hùng đó đã chết. Họ phải chết mới được coi là anh hùng, mới được người đời nhắc nhờ tới và có hình lớn treo ở công viên.
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng là người đang Còn Sống, nhưng là người hàng ngày sống sát với ... Tử Thần.
Chằng hiểu đến hôm nay ông đã được ngả lưng ngủ một giấc nào chưa, nhưng 10 ngày trước đây, khi cuộc tấn công đợt 3 của Cộng quân vào thị xã An Lộc vừa bị đánh lui thì ông vẫn chưa bao giờ được nằm nghỉ vài phút. Ngày này qua ngày khác ông chỉ được ngủ gà ngủ gật, có đôi khi tay cầm ống điện thoại rồi cứ thế gục xuống bàn. Viên sĩ quan tùy viên phải len lén gỡ ống điện thoại trong tay ông đặt vào chỗ cũ (để các nơi còn có thể liên lạc được với An Lộc) nhưng lòng chỉ sợ cử động của mình sẽ đánh thức vị chỉ huy trong giấc ngủ ngắn ngủi bằng vàng. Mặt ông đã dài lại càng dài thêm, sau những đêm ngày lo lắng mệt nhọc và mất ngủ…
Đó là do tôi đã nghe một phóng viên của bổn báo kể lại. Anh này không dám viết ra, vì ca tụng một ông Tướng anh hùng, theo anh, sẽ không phù hợp với cuộc chiến hôm nay. Người lính vô danh, ôi biết bao nhiêu người lính vô danh đã gục ngã hay bị thương tích mới là những anh hùng đáng Ca Ngợi nhất?
Nhưng thử hỏi nếu Chuẩn Tướng Hưng không nhảy vào lò lửa An Lộc và ở sát cạnh các chiến hữu của ông thì An Lộc có còn trơ trơ cùng tuế nguyệt đến ngày nay chăng?
“Nhứt tướng công thành vạn cốt khô” là định luật của thời chinh chiến, nhưng ở đây Chuẩn Tướng Hưng không còn là một vị tướng nữa. Ông đã đặt mình ngang hàng với tất cả mọi chiến sĩ. Họ phải tử thủ An Lộc thì ông cũng làm như họ mà thôi…
Khi De Castries nhảy xuống Điện Biên Phủ, ông ta chỉ là Đại Tá. Khi Điện Biên Phủ sắp thất thủ, tưởng Navarre mới ném xuống cho ông 2 sao. Và khi Điện Biên Phủ thất thủ, toàn thề Quốc Hội Pháp đều đồng loạt đứng lên tuyên dương Quân đội Pháp tại thung lũng này.
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng đã khác hẳn với De Castries mặc dầu An Lộc từ đầu tháng 4 có thể được người la coi như là một thứ Điện Biên Phủ. Sự khác biệt đó ở chỗ ông đã là một tướng lãnh và ông nhảy xuống An Lộc là để thúc đẩy quân sĩ ở đó nuôi một ý chí quyết thắng trong tình trạng nguy kịch thấy rõ của tỉnh lỵ Bình Long. Chính ông khi nhảy xuống An Lộc ông cũng chỉ thề tử thủ với thị trấn này. Chắc ông không ngờ rằng, cho đến hôm nay, An Lộc, một thị trấn xa xôi và “vô danh tiểu tốt” gần biên giới đã trở thành biểu tượng và hình ảnh oai hùng nhất của tinh thần chiến đấu kiên trì sắt thép của Quân Lực VNCH. Đó không phải là «Việt Nam Hoá». Đó là một cái gì Việt Nam hoàn toàn. Bởi có súng đạn tối tân mà thiếu giòng máu bất khuất của giòng giống Hồng Lạc thì cũng vô ích.
Tôi có ý định viết một loạt bài về “Việt Nam hóa" tại mục này đề nói với người bên này, với bạn đồng minh và nhất là với những người ở bên kia đã bị chủ nghĩa Cộng sản làm cho mù quáng đến độ trở thành khát máu đồng bào.
Tôi đã chọn Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, người chiến sĩ lớn (theo cả 2 nghĩa) đang cùng các chiến sĩ lớn của QLVNCH tử thủ An Lộc làm chất liệu để vào đề.
NGÀY MAI: Tại sao Cộng sản căm thù “Việt Nam hóa”?
K.D
#Tien Tuyen May 4, 1972, trang 3
Việt Nam hóa - bài 03
#Tien Tuyen May 4, 1972, trang 3
«Việt Nam hóa»
- bài 3 -
Khi tôi sửa soạn viết đoạn 3 của bài này thì có tin quân ta đã di chuyển chiến thuật khỏi thị xã Quảng Trị. Tôi đã tưởng tượng những lời tuyên truyền huênh hoang cố hữu của Đài Hànội. Thể nào chẳng có những điệp khúc «đồng bào Quảng Trị nổi dậy giành quyền làm chủ?»
Những lời huênh hoang đó không nhằm vào đồng bào ta ở miền Nam mà chỉ để lừa bịp đồng bào miền Bắc, những người chỉ nghe mà không được thấy sự thật ở Quảng Trị.
Bởi vì chẳng bao giờ có vụ đồng bào nổi dậy giành quyền làm chủ tại các vùng mà Cộng sản tạm chiếm. Một thị trấn, một quận lỵ hoang tàn đổ nát không có bóng một người dân nào thì làm gì có sự đồng bào nổi dậy giành quyền làm chủ? Nếu có chăng thì cũng là một số ít đồng bào ta vì chậm chân nên bị Cộng sản ngăn chận, ép buộc không được chạy nạn Cộng sản.
Như đã nói trong 2 bài trước, cuộc xâm lăng của Cộng quân miền Bắc đã không còn có thể che đậy dưới bất cứ một chiêu bài nào nữa. Ngay hình thức tấn công hiện nay của Cộng Sản cũng đã nói lên thực chất của một cuộc xâm lăng.
Từ vũ khí tối tân lãnh của Nga Sô đến tất cả lực lượng chính qui của Bắc Việt đều được tung vào miền Nam chứng tỏ Hànội không còn có thể nhờ cậy gì được ở đồng bào miền Nam trong việc tiếp tay với họ. Khi tấn công một thị trấn, Cộng quân dành ra nhiều lực lượng để bao vây đồng bào địa phương không cho họ di tản. Điền hình nhất là tại Quảng Trị. Cộng quân chờ cho đồng bào hồi cư rồi mới quay trở lại tấn công bất thình lình để hy vọng chiếm thị xã này với nhiều dân và cũng nhờ đó, Không lực ta và đồng minh không dám oanh tạc.
Vì vậy, nên khi đồng bào Quảng Trị lại ồ ạt tản cư thì Cộng quân đã giựt mìn các chuyến xe chở đồng bào khiến Quốc lộ 1 đã có đoạn ngập tràn máu đàn bà, trẻ con, ông già bà cả! Chiếm một thị trấn đổ nát, không một bóng người và lúc nào cũng có thể bị phi cơ, hải pháo oanh kích, quân CSBV đang lâm vào cảnh bi dát hơn quân Pháp năm 1946 trước cảnh vườn không nhà trống.
(Xem tiếp trang 6)
TRANG 6
(tiếp theo trang 3)
Quân của Hànội đã trở thành một thứ lính viễn chinh xâm lược, bị dân chúng xa lánh và căm thù không khác chi quân Pháp ngày trước trong thời kỳ toàn dân kháng chiến. Những tiếng “cứu nước, đồng bào, cánh mạng”.., không còn kích thích được ai vì bộ mặt của Cộng quân đã hiện nguyên hình.
Mục tiêu của Hà nội đã lộ rõ: dốc toàn lực đề phá vỡ chương trình “Việt Nam hóa” tức là phá vỡ sự tự lực tự cường của Dân và Quân miền Nam. Nói là phá vỡ chính sách, “Việt Nam hóa” của TT Nixon nhưng kỳ thật Hànội đang tìm cách phá vỡ QLVNCH, thành đông vách sắt bảo vệ đồng bào và lãnh thổ miền Nam.
Hànội sợ nhất là QLVNCH với tất cả sức mạnh tinh thần của nó. Khi người ta sợ và không chắc thắng được thì điều trước tiên là bôi nhọ, là tìm cách lũng đoạn tinh thần đối phương. Nhưng những tiểu xảo đó đã quá xưa cũ không còn hợp thời trang nữa.
Che đậy cuộc xâm lăng dưới chiêu bài phá vỡ “Việt Nam hóa” tức là chống lại sự tự lực tự cường, chống lại tinh thần độc lập của Dân Quân miền Nam, Hànội không thể nào lôi cuốn được một ai hết trừ phi những đồng bào tay không, bị Cộng quân dí súng vào lưng.
Nhưng lần này, Hanội không những đánh vào Quân đội mà còn đánh cả dân chúng miền Nam, coi đồng bào miền Nam như địch thù, cho nên căn bản chiến tranh nhân dân đã mất, Cộng quân xâm lăng chỉ còn đợi giờ đền tội.
(Còn tiếp)
#Tien Tuyen May 5, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 04
#Tien Tuyen May 5, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 04
«Tôi viết thư này cho ông khi có tin Quảng Trị đã rơl vào tay giặc. Những người chung quanh tôi có vẻ bàng hoàng như khi người Pháp nghe tin thất trận ở Dunkerque. Thú thật họ đã làm cho tôi khó chịu.»
Đó là một đoạn trong lá thư của 1 độc giả gởi cho Kẹo Đồng.
Lá thư được viết tiếp như sau:
«Bàng hoàng cũng không được mà bi quan lại càng không nên. Bởi vì hơn lúc nào hết, người Việt quốc gia miền Nam phải thật bình tĩnh để đối phó với tình thế. Làm người Cộng sản thật dễ, nhưng làm Người Quốc gia Việt Nam thật khó trăm bề. Không phải chúng ta chỉ đối phó với địch mà chúng ta còn phải coi chừng bạn đồng minh. Nói thế không phải bảo rằng người Mỹ sẽ bỏ rơi chúng ta lúc này nhưng nếu ta không quyết thắng, nếu là không liều chết để bảo toàn sự sống thì người Mỹ làm sao giúp ta được? Đó là chưa kể thân phận những dân tộc nhược tiểu thường được an bài bằng nước cờ của những siêu cường quốc.
«Biết sự thật để mà tìm phương sinh tồn chứ không phải để bi quan, vì người Việt quốc gia miền Nam không còn có con đường nào hết là tự giải thoát nếu không liều chết chiến đấu. Khách quan mà nhìn vào thì là một cuộc cốt nhục tương tàn, nhưng Cộng sản đã ra tay trước, họ không thắc mắc như chúng ta trước cảnh nồi da xáo thịt đó. Ta cũng đừng ngớ ngẩn khi nghĩ rằng người Việt giết nhau bằng bom Mỹ súng Nga, Vì nghĩ như vậy là sa vào bẫy của người Cộng sản Việt, những người mang cùng một huyết thống với chúng ta nhưng lúc nào cũng sẵn sàng giết chúng ta không gớm tay. Họ coi những người Việt không theo họ còn đáng giết hơn những người tư bản Mỹ và ngay cả những người mà họ thường gọi là “đế quốc Mỹ.”
«Trở về vấn đề mất Quảng Trị, chúng ta phải biết quan niệm rằng đó chưa phải là trận Dunkerque. Chúng ta cũng đừng vội cho rằng Chiến sĩ ta đã thất bại. Không! Những chiến sĩ can trường của mặt trận giới tuyến đã làm tất cả những gì họ có thể làm được.
Chúng là nuôi ý chí sắt thép là sẽ không để một tấc đất rơi vào tay giặc. Ý chí sắt thép đó đến giờ này vẫn còn nung nấu (Xem tiếp trang 6)
(tiếp theo trang 3) tinh thần Quân Dân miền Nam, và chúng ta cần phải nuôi dưỡng nó, đừng để một vài trường hợp bất thường (vì địch lấy đông đánh ít) làm chứng ta nản chí, vì chính sự nản chí khởi sinh trong lòng chúng là mới làm chúng ta mất nước mau hơn là một vài vùng đất mà vì thất thế, ta phải để rơi vào tay giặc.»
Độc giả của Tiền Tuyến viết tiếp:
«Chúng ta vừa mất Quảng Trị, nhưng chúng ta vẫn còn AN LỘC BẤT KHUẤT. Chúng ta đã có những dũng sĩ như TRẦN THẾ VINH, như NGUYỄN ĐÌNH BẢO, như LỖ VĂN BẢO quyết tử thủ Dakto, như HOÀNG LÊ CƯƠNG chết với Chi Khu Hoài Nhơn, như Đại Úy Không Quân Hổ bất kể màn lưới phòng không dày đặc của địch, đã hạ cánh trực thăng vào giờ hấp hối của Tân Cảnh để đón Đại Tá Đạt, như 30 dũng sĩ của căn cứ PHÚ XUÂN (Bastogne) đã hy sinh ở lại cản giặc để các chiến hữu trong Tiểu đoàn rút thoát khỏi Căn cứ rồi đánh bọc hậu địch khiến Phú Xuân không mất mà 30 dũng sĩ ở lại cũng còn nguyên vẹn (sự kiện này xảy ra trước khi quân ta di tản chiến thuật khỏi căn cứ Phú Xuân).
«3 tuần lễ đầu của tháng 5 –1972 là thời gian quyết định vận mệnh miền Nam. Có thể nói đó là những tuần lễ của Anh Quốc trước và sau ngày Thủ Tướng Anh Churchill lên cầm quyền. Ông đã nói với dân Anh trong ngày nhậm chức: "Tôi chỉ đem lại máu và nước mắt cho đồng bào, nhưng nếu chúng ta cùng chung một ý chí, đất nước này sẽ được cứu vãn."
«Tôi không nhớ rõ được nguyên văn lời nói của Thủ Tướng Anh Churchill, nhưng đại ý câu nói của ông là như vậy. Ông còn có lối chào đưa 2 ngón tay thành hình chữ V, có nghĩa là CHIẾN THẮNG.
«Chúng ta, tất cả những người Việt không thể sống dưới chế độ Cộng sản, có lẽ nên bắt đầu chào nhau bằng 2 ngón tay kết thành hình chữ V đó. (Cứ tạm dùng chữ Anh chữ Pháp, vì 2 chữ CHIẾN THẮNG của ta làm sao có thể kết thành hình với mấy ngón tay?). Đó là hình ảnh của lòng TIN, đó là hình ảnh tinh thần BẤT KHUẤT (không riêng gì với địch mà cả với gian nguy khó khổ), đó là ý chí QUYẾT THẲNG (dù phải vượt qua bao nhiêu khó khăn nghiêm trọng).
«Mất Quảng Trị chưa phải là mất tất cả miền Nam. Thế giặc hung hăng và chuyên môn lấy đông đánh ít, chúng ra còn phải kiên trì đương đầu với chúng. Chúng ta quyết giữ từng tấc đất nhưng nếu có mất nhiều tấc đất mà chúng và không mất LÒNG TIN thì đại cuộc vẫn không có gì để bi quan.»
(Còn tiếp)
[ 1: Để bạn đọc được rõ về nhựt báo Tiền Tuyến và nhị vị Chủ nhiệm, Chủ bút Hà Thượng Nhân, Ký giả Lô răng, LTC xin chú thích ở đây bằng 2 bài viết (từ năm 2010) của quý ông Nguyễn Xuân Nghĩa và Du Tử Lê dưới đây:
$pageOut $pageIn Phân đoạn 3:
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 05
#Tien Tuyen May 6, 1972
«Việt Nam hóa» - bài 05
Tình cờ lá thư hôm qua của 1 độc giả Tiền Tuyến đã nhắc tới Thủ tướng Anh Churchill lên cầm quyền giữa lúc tình hình chiến sự lại quốc gia này đang ở vào giai đoạn nghiêm trọng.
Việc này làm tôi liên tưởng đến sự bổ nhiệm Trung tướng Ngô Quang Trưởng thay thế Trung tướng Hoàng Xuân Lãm tại Quân Khu 1.
Lại một sự tình cờ khác là trong số báo ra ngày hôm qua. Tiền Tuyến đã đăng một bản tin ngoại quốc, trong đó Sir Robert Thompson (vua chống du kích của người Anh) đã tuyên bố: “Tôi không ngần ngại đặt quân Anh dưới quyền chỉ huy của tướng Ngô Quang Trưởng", sau khi ca ngợi Trung tướng Trưởng là một trong những vi tướng tài ba lỗi lạc nhất trên thế giới.
Cũng ngày hôm qua, Tiền Tuyến đã trích đăng một bài của tuần báo Mỹ “Time” số mới nhất đề ngày 8-5-1972 nói về Võ nguyên Giáp. Báo “Time” cho rằng Võ nguyên Giáp không có kinh nghiệm về chiến tranh qui ước và quân của Giáp cũng chẳng thành thạo về loại chiến tranh này. Trong cuộc tấn công hiện nay ở Nam Việt Nam, chiến thuật của Giáp chẳng có gì xuất sắc. Báo này còn viết: « Một sĩ quan đã có nhận định: "Giáp đã tỏ cho thấy chiến tranh qui ước không phải là sở trường của ông khi nhảy vào chiến tranh này. Giáp cũng không phải là một tướng giỏi về thiết giáp cho nên trong các trận đánh vừa qua ở Nam VN, Bộ binh của BV đi một đường, còn chiến xa đi một nẻo (như ở An Lộc). »
Dĩ nhiên, người Anh cũng như người Mỹ nhìn Trung tướng Ngô Quang Trưởng của ta và Tướng CSBV Võ Nguyên Giáp theo con mắt của họ.
Vấn đề chính là chiến tranh Việt Nam với cuộc đấu trí về chiến lược, chiến thuật giữa những bộ óc quân sự hoàn toàn Việt Nam của người Quốc gia và người Cộng sản
Tôi là một kẻ chẳng biết gì về chiến lược chiến thuật nên chẳng dám lạm bàn. Chỉ biết việc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đưa Trung tướng Ngô Quang Trưởng về Quân Khu 1 kiêm (Xem tiếp trang 6)
(tiếp theo trang 3) Tư lệnh Chiến trường Trị Thiên là một hành động «trả cá về với nước» khiến cho Hànội vô cùng lo sợ đến nỗi họ phải áp dụng trò tiểu xảo là đem chuyện «Tào Tháo định thay tướng» ra để mong trấn an cán binh Cộng sản BV lại chiến trường này.
Ngô Quang Trưởng về chiến trường Trị Thiên thì cũng như «hổ về rừng». Còn có một ngõ ngách nào của 2 Tỉnh này mà ông không thuộc làu khi Ông còn là Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh? Và cũng chính ông đã đưa Sư đoàn này lên hàng thượng thặng trong Quân lực VNCH.
Nhưng đó là chúng ta nhìn sự việc ông về Quân Khu 1 với con mắt của .. “Việt Nam hóa”.
Hãy nhìn ông với con mắt hoàn toàn Việt Nam qua hình ảnh và hành động của một vị tướng trẻ nhưng già dặn và kinh nghiệm chỉ huy.
Người ta còn kể rằng, sau Tết Mậu Thân, mỗi đêm Giao Thừa (thời kỳ còn là Tư lệnh SĐ 1 BB) ông đều cỡi máy bay đi chúc Tết binh sĩ khắp các tiền đồn. Thử tưởng tượng đêm 30 rạng mồng 1 Tết mà tiền đồn nào, căn cứ nào cũng nghe được lời thăm hỏi, khích lệ và chúc mừng của chính vị Tư lệnh Sư Đoàn đang bay ngay trên không phận của mình thì binh sĩ nào, cấp chỉ huy nào mà không cảm kích?
Nhưng cùng với lời thăm hỏi, khích lệ, chúc mừng năm mới, ông không quên nhắc nhở họ tích cực cảnh giác những âm mưu của địch dù trong thời gian hưu chiến Tết Nguyên Đán.
Ông còn có lối tặng quà Sinh nhật thật bất ngờ cho quân nhân thuộc hạ tại các tiền đồn. Người lính khi nhận quà Sinh nhật mới sực nhớ hôm nay là ngày cha mẹ sinh ra mình. Và khi thấy vị Tư lệnh Sư đoàn chú ý đến ngày sinh của một tên lính quèn như mình, người ta tự hỏi anh chiến sĩ đó sẽ làm những gì để tỏ ra xứng đáng với lòng ưu ái của người Anh Cả?
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng nhậm chức Tư lệnh QK 1 sau khi Chuẩn tướng Giai bỏ Quảng Trị thì cũng chẳng khác nào Churchill lên cầm quyền thủ tướng Anh quốc giữa lúc quân Quốc Xã Đức đe dọa đổ bộ lên lãnh thổ của dân Hồng Mao.
Nhưng Trung Tướng Trưởng trở lại cố đô Huế, với Sư đoàn 1 Bộ Binh mà ông dã từng chỉ huy, thì chẳng khác nào cá gặp nước.
Không biết ông có sẽ dùng lối chào chữ V của Thủ tướng Anh Churchill chăng, nhưng chắc chắn niềm tin chiến thắng đã bừng lên tại mặt trận giới tuyến sau thảm họa Quảng Trị.
K. Đ.
#Tien Tuyen May 7, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 06
#Tien Tuyen May 7, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 06
Trong khi cay cú chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” tại miền Nam thì chính Hànội cũng đang bị Ngô Sô và Trung Cộng... Việt Nam hóa mà họ lại không dám nói ra. Người Cộng sản VN, hiện thân rõ rệt nhất của sự lệ thuộc ngoại bang và tay sai đế quốc đỏ, vẫn vênh vang tự cho mình là “chính thống", coi người quốc gia đối thủ của mình là “ngụy”, trong khi người Cộng sản VN mới thật là «ngụy» về đủ mọi phương diện trên đất nước này, từ Nam Quan đến Cà Mau.
Một khía cạnh của tánh chất «ngụy» đó là cuộc đại tấn công miền Nam hiện nay của Hànội đã được tướng Võ Nguyên Giáp (cựu giáo sư Sử Địa) đặt tên là “Chiến dịch Nguyễn Huệ”. Việc lấy lên Nguyễn Huệ đặt cho một chiến dịch «Nam tiến» chứng tỏ người Cộng sản VN không lưu tâm đến lịch sứ Việt mà chỉ biết xử dụng 2 chữ Nguyễn Huệ để nói lên tính cách “tốc chiến tốc thắng” của cuộc đại tấn công này. Và vì đã chủ tâm đi ngược lại lịch sử, người ta thừa rõ cuộc «Nam Tiến» của Cộng Sản nhất định phải thất bại. Cộng quân BV bị Nga Tàu “Việt Nam hóa« từ lâu, từ ngày khởi đầu cuộc xâm lược miền Nam, cho nên đã không có sự «thay đổi màu da xác chết» như Cộng Sản thường mỉa mai xuyên tạc.
Người CS vốn xảo trá nên rất chú trọng bề ngoài, cố hết sức để không tạo chất liệu phản xuyên truyền cho đối phương. Đó là những gì còn được một tấm vải thưa che dậy trước ngày 30-3-1972, ngày Hànội xua 5 vạn quân vượt Bến Hải, chà đạp lên vĩ tuyến 17 của Hiệp định Genève 1954 mà chính Hànội đã ký kết trước mặt Mỹ, Anh, Nga, Trung cộng, Pháp và Việt Nam.
Từ AK47 và B.40, B41 đến đại bác 130ly, xe tăng T54, PT76, đại bác phòng không, hỏa tiễn dò hơi nóng [ * ] do Nga Sô cung cấp, người lính CSBV đã làm nổi bật hơn bao giờ hết tính chất “Việt Nam hóa" của cuộc xâm lăng do Cộng sản chủ trương tại miền Nam này.
Người Mỹ còn mang quân sang VNCH để chết và bị thương khá nhiều trong việc giúp VNCH chống lại cuộc xâm lăng của Cộng sản. Nhưng rất ít có người Nga, người Trung cộng chịu chết và bị thương trong «sứ mạng xâm lăng miền Nam VN» mà họ giao phó cho Hànội. Một phần vì Hànội tự nhận cáng dáng (Xem tiếp trang 8)
(tiếp theo trang 3) lấy công việc bắt ép thanh niên 2 miền Nam Bắc làm công cụ xâm lăng cho Cộng sản quốc tế (lập ra cái gọi là GPMN) một phần vì Nga sô, Trung cộng không muốn lộ diện trong chủ trương đen tối của mình.
Với Nga sô và Trung cộng, để cho Hànội mang một bề ngoài có tính cách “độc lập” thì dễ ăn nói với thế giới hơn. Bề nào, Hànội thành công trong việc thôn tính Nam Việt Nam thì cũng vẫn có lợi cho Nga và Trung cộng. Nhưng nếu Hànội có bị thế giới lên án xâm lăng như hiện nay thì chỉ riêng Hànội gánh lấy mọi hậu quả.
Người Cộng sản VN bị Nga và Tàu cộng «Việt Nam hóa» kỹ như thế mà lại huênh hoang đòi phá chính sách tự lực tự cường chống xâm lăng của Người Quốc Gia ở miền Nam thì thật là buồn cười. Và sở dĩ có chuyện buồn cười rất hao tốn xương máu đó là cũng bởi người Mỹ đã vụng về trong việc sử dụng danh từ «Việt Nam hóa» khi muốn nói đến việc trao trả hoàn toàn trách nhiệm chiến đấu cho người Việt miền Nam.
Cứ tưởng tượng cảnh 13 Sư đoàn chính quy CSBV với nhiều Trung đoàn Thiết giáp, Trọng pháo Phòng không v..v.. bị tiêu diệt gần hết, hoặc 2/3 hay 1/2 đi nữa, để phá «Việt Nam hóa», nhưng không thể nào phá nổi, người ta mới thấy đau xót vô cùng trước sự phung phí máu xương tuổi trẻ miền Bắc cho một mục đích phi lý, vô vọng và không tưởng.
Chính Hànội cùng biết như vậy nhưng họ vẫn dùng xương máu thanh thiếu niên miền Bắc để thử thời vận một lần cuối. Chứ Nếu chắc ăn, thì họ đã không phỉnh gạt cán binh CSBV là «miền Nam đã được giải phóng rồi, chỉ vào giữ an ninh thôi» hoặc... «An Lộc đã bị quân giải phóng chiếm, chiến xa chỉ vào giữ thành phố này» …
Tiến vào lãnh thổ miền Nam với nguyên hình một đoàn quân xâm lăng, với chủ trương xâm lăng cố hữu đã không cần che giấu (vì họ chẳng cần o bế dân chúng miền Nam mà lại còn thẳng tay giết dân đang trên đường chạy giặc) thì dù có bao nhiêu súng đạn và xe tăng của Nga, đội quân viễn chinh xâm lược của Hànội cũng sẽ bị thảm bại não nề vì không có sức mạnh nào có thể phá nổi tinh thần độc lập và ý chí tự lực tự cường của người Việt.
KẸO ĐỒNG
[ * đó là loại hỏa tiễn địa không tầm nhiệt SA7 cầm tay (còn gọi là Strela-2), là loại hỏa tiễn do Nga Sô viện trợ cho Hànội lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam
#Tien Tuyen May 8, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 07
#Tien Tuyen May 8, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 07
Người Mỹ có lối làm việc thật... kỳ cục! Muốn đem trực thăng loại mới và hỏa tiễn "Tow" xử dụng tại chiến trường Việt Nam, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài phải trưng hình ảnh những vũ khí tối tân của Nga cung cấp cho Hànội như trọng pháo 130ly, chiến xa T.54, đại liên phòng không SA2, hỏa tiễn cầm tay tìm hơi nóng để bắn máy bay và hỏa tiễn có dây điện hướng dẫn chống chiến xa. Đại ý người Huế Kỳ muốn phân bua rằng: "Tại Nga cung cấp những vũ khí tối tân cho CSBV nên Mỹ phải cung cấp những thứ tương đương để VNCH chống lại quân xâm lăng.
Người ta thường bảo người Huê Kỳ hay có mặc cảm, mặc cảm của một siêu cường quốc không muốn bị mang tiếng là ăn hiếp một nước nhỏ như Bắc Việt.
Và đó là tất cả những … “nỗi khổ tâm” của chương trình «Việt Nam hóa» tại miền Nam này. Đã bảo là «Việt Nam hóa», tức là người Việt miền Nam tự mình chống xâm lăng, tại sao người Mỹ còn có mặc cảm một cách kỳ cục như vậy?
Khi Nga và Tàu Cộng quyết định «Việt Nam hóa cuộc xâm lăng» của Cộng sản tại miền Nam này, họ đã trao cho Hànội tất cả những gì mà Hànội thấy cần để hoàn tất … «sứ mạng xâm lăng» đó.
Trái lại, người Mỹ muốn hoàn trả trách nhiệm chiến đấu chống xâm lăng cho người Việt miền Nam thì lại quá dè dặt trong việc cung cấp cho VNCH những vũ khí tối tân cần thiết, dù chỉ là để thành công trong việc phòng thủ và tự vệ.
Cùng là «Việt Nam hóa» nhưng miền Nam VN có chính nghĩa hơn (chống xâm lăng) thì lại chỉ được cung cấp võ khi tối tân khi nào bên phía địch đã có rồi. Địch có AK thì VNCH mới có M.16. Địch có hàng trăm chiến xa T54 trong khi VNCN mới chỉ có hơn 40 chiến xa M.48 và nay mới được cung cấp thêm sau khi một số đã bị hư hại. Địch mang hỏa tiễn chống chiến xa có dây diện hướng dẫn ra xử dụng thì nay VNCH mới có hỏa tiền «Tow» chống chiến xa.
Người Mỹ lúc nào cũng thích làm việc đàng hoàng, đầy tinh thần thể tháo, nghĩa là lúc nào địch xài thứ ác ôn thì mình mới đem khắc tinh của nó ra chơi lại, và mỗi lần “tiếp đãi" địch quân như vậy, Mỹ đều lớn tiếng trình làng nên... “cuộc chơi” mất cả hào hứng và chẳng tạo được bất ngờ chiến trường nào cả.
Phải nói rằng người Mỹ còn «quân tử Tàu» hơn cả người Tàu, và chương trình «Việt Nam hóa« ở miền Nam (phải nói rõ như vậy vì ở miền Bắc cũng đã có một sự “Việt Nam hóa” của Nga Tàu Cộng) do đó đã làm cho bao người Việt Nam...lên ruột!
Thật ra, người Mỹ một khi đã quyết làm thì làm thật tình, làm hết mình, ví dụ như vụ bỏ bom Hànội, Hải Phòng ngày 16-4 vừa qua. Hànội đang đau hơn hoạn nhưng phải giả bộ coi như nơ pa để che đậy sự kinh hoàng của nhân dân miền Bắc lần đầu tiên được thấy sự tàn phá kinh khủng của B.52. (Xem phụ trang Tiền Tuyến mới dây).
Mỹ vì mặc cảm siêu cường quốc nên chẳng dám khoe khoang kết quả “đại hồng thủy” của những vụ ném bom nói trên. Mặt khác, ông Nixon cũng lo ngại phe phản chiến làm dữ. Nhưng đây là lần đầu tiên Hànội đã phải bấm bụng giúp đỡ ông Nixon, vì làm toang hoang ra thì mất hết tinh thần của cán binh CSBV đang bị xua vào chỗ chết ở miền Nam!
Không lực và Hải pháo của Mỹ mà yểm trợ hết mình thì đến Các Mác, Lê nin, Xít ta lin và cụ Hồ có muốn xung phong cũng bị chặn đứng là cái cẳng, nói chi mấy lớp biển người của tụi con nít bị Bác và Đảng xúi dại «vào Nam đánh Mỹ cứu nước»!
Sự thiệt hại kinh khủng của Cộng quân vì bom và Hải pháo thì chỉ có những tù binh CSBV là rõ hơn ai hết. Điều này các phóng viên ngoại quốc không biết được cho nên báo chí của ta cũng chẳng có tin tức mà đăng. Mấy ông phóng viên ngoại quốc đã tả rất tỉ mỉ cuộc rút lui hỗn độn ở Quảng Trị, nhưng còn cảnh Cộng quân chạy tán loạn như bầy vịt trước gunship, chiến đấu cơ, hải pháo thì mấy ông làm chi thấy được? Thành thử Cộng quân bết hơn ai hết nhưng chẳng ai biết đâu mà mò!
Nói như vậy là để đi đến một kết luận: Nếu QLVNCH được «Việt Nam hóa» luôn cả Không lực và Hải pháo thì chắc chắn là đánh đâu thắng đó, dù là vẫn phải thắng trong cái thế phòng thủ.
Ngày nay — qua cuộc đại tấn công đang diễn ra của CSBV — tất cả mọi người trong đó có người Mỹ đều phải công nhận là Không Quân VN rất xuya và phi công VN rất chì. Cả Hải Quân VN cũng vậy. Sự lớn mạnh của 2 Quân Chủng này đòi hỏi phải được cấp tốc «Việt Nam hóa» đúng mức hiện đại.
Vì «Việt Nam hóa» đồng nghĩa với tự lập và độc lập.
Và khi 2 Quân Chủng này được «Việt Nam hóa» đúng mức thì người Mỹ đỡ phải can thiệp trong các chức vụ cố vấn. Bởi những cố vấn cho các đơn vị bộ chiến phần lớn là để ta nhờ yểm trợ Phi pháo hoặc Hải pháo. Có cố vấn nên đã có nhiều cảnh trực thăng đến bốc cố vấn và đó là một trong những lý do gây ra thảm họa Quảng Trị, dù chỉ là lý do “gián tiếp”.
Nhân đây tưởng cũng nên đưa ra một đề nghị: nếu có cố vấn là chỉ để xin yểm trợ Phi pháo và Hải pháo, và sinh mạng cố vấn còn được bảo toàn lúc tình hình nguy kịch thì tốt hơn là cố vấn nên ở một nơi an toàn xa đơn vị mà vẫn có thể liên lạc giữa đơn vị và Không lực cùng Hải lực. Vì hình ảnh trực thăng bốc các cố vấn có thể gây hiểu lầm cho binh sĩ VN đang chiến đấu là họ sẽ không còn được yểm trợ bằng Phi pháo nữa. Hoặc tình hình chỉ mới nguy kịch nhưng chưa đến nỗi tuyệt vọng sẽ bị hiểu lầm là «đã tuyệt vọng rồi»…
Đã có những cố vấn Hoa kỳ rất anh hùng nhất quyết ở lại với binh sĩ VN trong tình thế nguy kịch. Ví dụ trường hợp Tân Cảnh. Và ở Quảng trị cũng có một số cố vấn ở lại với TQLC Việt Nam sau khi 80 cố vấn khác rời đi với Chuẩn tướng Giai. Nhưng đó là những trường hợp đặc biệt và cũng không ngăn cản được thảm họa như ở Quảng Trị.
Trên đây là những ý kiến thành khẩn dành cho người bạn đồng minh, những tác giả muốn thành công với tác phẩm «Việt Nam hoá» của mình...
Kẹo Đồng
#Tien Tuyen May 9, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 08
#Tien Tuyen May 9, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 08
Một anh bạn chạy cùng với đoàn quân ra khỏi Quảng Trị đã cho biết: Trên đường rút lui, TQLC của ta bị địch truy kích nên tức mình dừng lại đánh cho chúng nó một trận, hạ 72 tên tại chỗ, thu 26 võ khí đủ loại, bắn cháy 3 chiến xa và bắt sống 4 tù binh. Các tù binh này nói rằng: «Tại sao các anh bỏ Quảng Trị? Nếu các anh ở ráng thêm một ngày nữa là nhiều người trong số chúng tôi sẽ ra đầu hàng vì chúng tôi chịu bom hết nổi rồi…»
Cũng anh bạn kể trên cho biết:
— Trước ngày Chuẩn tướng Giai cho lệnh rút Quảng Trị, trong một trận giáp chiến với quân ta, đã có hơn 20 Cộng quân BV vụt chạy sang phòng tuyến của ta để đầu hàng nhưng đã bị cán bộ Cộng sản ở phía sau bắn gục hết.
Anh bạn kể trên còn kể lại rằng:
— Những tù binh CSBV bị quân ta bắt được đều khai rằng, thượng cấp của họ bảo vào đây đánh Mỹ, nhưng không thấy Mỹ đâu cả mà chỉ có người Việt Nam như mình thôi. Điều này đã làm đa số binh lính Hànội vô cùng chán nản bởi vì họ thấy mình bị lường gạt, cho nên không mấy hăng say trong việc bắn giết người cùng một nước. Nhưng vì sợ cán bộ đảng bắn chết nên họ đành phó mặc cho số mệnh một khi phải ra trận. Có một điểm đặc biệt khác mà ai cũng công nhận là hầu hết những tù binh CSBV bị bắt tại 3 mặt trận lớn (Trị Thiên, Bình Long, Cao Nguyên) đều ăn nói nhỏ nhẹ chớ không xấc xược ngang ngạnh như một số tù binh trước ngày có cuộc đại tấn công này của CSBV. Có lẽ vì họ chẳng thấy một người Mỹ nào trong các cánh quân VNCH.
Những sự việc kể trên đây có thể đưa đến một kết luận không đến nỗi quá hồ đồ là: Lính CSBV hiện nay gồm toàn thanh thiếu niên bị bắt lính và chỉ được huấn luyện thô sơ, cũng như không được nhồi sọ kỹ bởi vì thời gian gấp rút quá, mà nhu cầu chiến trường của Hànội quá cấp bách. Võ nguyên Giáp chỉ cần có thật đông sinh vật mang hình dáng con người, đàng sau có súng lục của cán bộ đảng đe dọa thúc đít, khiến họ phải tiến tới như những cái máy vô tri trong các cuộc tấn công biển người.
Họ Võ chỉ cần lấy đông người để trấn áp tinh thần quân ta mà không cần quan tâm gì đến sinh mạng và «giá trị chiến đấu» của binh lính CSBV, hiện nay, họ Võ đã dùng xe tăng và đại bác của Nga để thay thế vào đó.
Những người lính tóc còn xanh của Hànội đã bị đẩy vào lửa đạn với 2 thứ phỉnh gạt: 1) vào Nam để đánh đế quốc Mỹ. 2) đánh chiếm xong sẽ được đồng bào trong Nam tiếp rước linh đình (!)
Nhưng rồi từ thất vọng thứ nhất bước sang thất vọng thứ hai, người lính Bắc đã cảm thấy quá chán nản. Lại nữa, phải trốn chạy phi cơ (nhất là oanh tạc cơ B52), rồi thiếu thuốc men, lương thực và nhất là chạm phải sự chống trả quá dũng mãnh với đầy đủ phương tiện tối tân của QLVNCH, nên những người lính quá non nớt của Hànội không thể có được cái tinh thần như cha anh họ thời kháng chiến chống Pháp trước kia.
Võ nguyên Giáp đã một lần tuyên bố với nữ ký giả Ý Đại Lợi Oriana Fallaci rằng «Nếu cần thắng, tôi có thể nướng trọn nửa triệu quân»!
Quân của Giáp không cần tinh nhuệ, chỉ cần thật đông và ép vào kỷ luật sắt máu sai khiến, thế là đủ. Giáp cũng chẳng cần đến tinh thần, đến lý tưởng của binh lính Cộng sản. Dù biết bị lừa gạt thì các binh lính CSBV cũng đành phải cam chịu số phận hẩm hiu và khốn nạn của mình.
Chính vì vậy mà công tác địch vận của ta cần phải hoạt động thật mạnh. Nếu không có nhiều binh lính CSBV ra hàng thì ít nhất các tờ truyền đơn thả rải xuống liên tục và tràn ngập khắp nơi cũng có thể làm cho tinh thần địch quân hoang mang, dao động.
Nhưng nếu lời nói của các tù binh CSBV ở Quảng Trị là đúng thì rồi đây, ta cũng chẳng phải lấy làm lạ khi thấy cảnh đầu hàng tập thể của Cộng quân như đã từng diễn ra ở chiến trường Cao Ly.
Trừ ra bọn cán bộ đảng Cộng sản còn giữ thái độ cuồng tín, có thể nói hầu hết cán binh CSBV giờ này đã nhận thấy rằng: «chống Việt Nam Hóa tức là người Việt miền Bắc bắn giết người Việt miền Nam».
Nếu lớp trí thức của họ còn có được sự nhận thức minh mẫn đó, chúng ta nên giúp họ thấy rõ sự phi lý của cuộc chiến do Hànội gây ra để tự họ phải liều chết đi tìm một con đường sống.
Kẹo Đồng
$pageOut$pageIn Phân đoạn 4
#Tien Tuyen May 10, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 09
#Tien Tuyen May 10, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 09
Có lẽ lời tâm sự của tên Tù binh CSBV với các chiến sĩ TQLC ở Quảng Trị không đến nỗi là một ... “cạm bẫy” khi hắn ta bảo rằng «Nếu QLVNCH ở lại Quảng Trị thêm 1 ngày nữa thì sẻ có rất nhiều Cộng quân ra đầu hàng»…
Hãy đặt vấn đề: Quảng Trị lọt vào tay Cộng quân hôm 2-5, vậy tại sao Võ nguyên Giáp không xua quân thừa thắng xông lên đánh chiếm Huế để ... «ăn mừng ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên 7-5»? Đánh Huế khi Huế chưa được phòng thủ vững chắc như ngày nay thì có phải là một cơ hội ngon lành không?
Nhưng Võ nguyên Giáp đã không thể lợi dụng được cơ hội ngàn năm một thuở đó, vì lễ dễ hiểu là khi Chuẩn tướng Giai cho lệnh rút khỏi Quảng Trị thì phía bên kia, quân tướng của Võ nguyên Giáp cũng đã chịu hết nổi các trận mưa bom của Không lực Việt Nam và Hoa Kỳ, chưa kể những tổn thất nặng nề khác trong các cuộc tấn công vào thị xã Quảng Trị của Cộng quân.
Theo lời Nghị sĩ Hoàng xuân Tửu vừa đi thăm chiến trường Trị Thiên về, thì nhiều chiến sĩ của ta cho biết, Cộng quân luân phiên thay đổi các đơn vị tham chiến, ví dụ: Tiểu đoàn A đánh chúng ta hôm nay thì ngày mai Tiểu đoàn này rút để Tiểu đoàn B tới dánh. Mỗi lẫn như thế địch chết vài trăm tên, ta chỉ mất vài chục binh sĩ thương vong, nhưng chúng vẫn làm cho đơn vị ta hao mòn dần và khiến binh sĩ ta phải khó khăn trong việc chịu đựng. Chiến thuật này rất xưa nhưng Võ nguyên Giáp vẫn xài mãi vì họ Võ vốn là một tay chuyên nướng quân đề đạt được chiến thắng.
Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. 2 Sư đoàn 304 và 308 của Hànội đã bị tổn thất quá nặng nề đến độ tiêu tan khiến bộ chỉ huy Cộng quân ở Trị Thiên đã dùng tín hiệu gọi hoài mà chẳng bắt được liên lạc với các đơn vị của 2 Sư đoàn này. Nguồn tin tình báo Mỹ đã cho hay như vậy. Cũng nguồn tin đó cho biết, Hànội phải rút 2 Sư đoàn 316 và 312 ở Lào về Bắc Việt để thay thế cho 2 Sư đoàn mới là 320B và 325C đã rời BV và đang trên đường trực chỉ sông Bến Hải, có lẽ sẽ di chuyển về phía Huế. Hiện nay, tại mặt trận Trị Thiên, Hànội đang cho thay thế từng Tiểu đoàn bị tổn thất sau 1 tháng tham dự trận chiến.
Theo ký giả Joseph Alsop, trong cuộc đại tấn công (Xem tiếp trang 6)
(tiếp theo trang 3) hiện nay, CSBV đã phải trả một giá cao đến mức người không dám nghĩ tới nữa. Chẳng hạn, có tin tức tình báo đáng tin cậy cho biết rằng các Sư đoàn CSBV đã gởi 22.000 người bị thương trở và Hànội.
Nếu con số 22.000 nói trên là chính xác, thì người ta còn phải kể đến số binh lính CSBV thương tích nặng bị bỏ lại trận địa hoặc chết ở dọc dường trở ra Hànội. Và đó là chưa kể số tử trận, một phần được mang đi và một phần phải bỏ lại chiến trường.
Những tin mới nhất của phái viên UPI cũng như của tình báo Mỹ cho biết Sư đoàn 308 phải sát nhập với Sư đoàn 304 để có đủ quân số của 1 Sư đoàn. Như vậy là Hànội ít lắm cũng có 1 Sư đoàn bị loại khỏi vòng chiến tại chiến trường Trị Thiên.
Tại mặt trận Tam Biên, Sư đoàn «Thép» 320 và Nông Trường 2 (tức Sư đoàn Sao Vàng) của CS cũng bị thiệt hại nặng không kém. Sư đoàn Thép của Hànội chỉ còn vỏn vẹn 1 Trung đoàn 64 thì hôm 7-5 đánh vào căn cứ Lệ Kháng định ăn mừng chiến thắng Điện Biên đã bị hạ 605 tên chưa kể một số xác được đồng bọn mang đi và một số bị thương. Nông trường 2 cũng bị tổn thất nặng đến nỗi phải phá lệ xin Hànội bổ sung quân số trong khi các Nông trường Cộng sản thường phải có bổn phận tự bổ sung lấy.
Trong một mật điện của địch bị ta bắt được ở Quân Đoàn 2, Cộng quân ở mặt trận Tam Biên đã khẩn cấp xin Hànội dành quyền ưu tiên trong việc bổ sung quân số. Và riêng Nông Trường 2 đã đề nghị nếu Hànội bổ sung không kịp thì cho họ ưu tiên lấy quân số các đơn vị bổ sung cho mặt trận An Lộc khi quân số này đi ngang qua khu vực trách nhiệm B.3 (là bí số của Cộng sản đặt tên cho vùng Cao Nguyên).
Tại mặt trận An Lộc hiện nay chỉ còn có 3 Trung đoàn CSBV án ngữ QL 13 và quanh An Lộc. Phần lớn các Sư đoàn 5, 7, 9 và Bình Long của CSBV đã rút đi vì bị thiệt hại nặng, số còn lại bị bệnh rất nhiều vì uống phải nước độc, bị thiếu lương thực và thuốc men.
Tuy nhiên, dù thiệt hại nặng nề đến đâu, khi mở các cuộc tấn công lớn hay nhỏ, Cộng quân vẫn xài lối biển người bằng cách du di hoặc vơ vét quân số theo lối luân phiên chiến đấu như đã nói ở trên. Cộng sản vẫn thường tạo ảo tưởng là quân của chúng lúc nào cũng đông và hình như có «kho dự trữ dồi dào». Thật ra đó chỉ là một mánh khoé khéo che đậy mà thôi. Ví dụ : 2 Sư đoàn rút ở Lào về BV sẽ không về hẳn BV mà sẽ quay vào Nam để tăng cường cho mặt trận Huế, hoặc xé lẻ để bổ sung cho các mặt trận Tam Biên, An Lộc.
Lối đánh xả láng đó không thể kéo lâu dài dược. Cho nên, nếu các chiến sĩ ta cứ tiếp tục gây nhiều tổn thất nặng nề cho Cộng quân thì đến một thời gian nào đó, mộng thôn tính miền Nam của CSBV sẽ phải tan vỡ.
Có thể sau trận chiến cuối cùng này sẽ có kẻ bươu đầu người sứt trán, nhưng kẻ bị nặng và còn lâu mới ngóc đầu dậy nổi không phải là chúng ta.
Bởi vì sự tổn thất nặng nề bao giờ cũng do Cộng quân phải gánh chịu. Bằng chứng hùng hồn nhất là thảm bại Tết Mậu Thân đã khiến CSBV mất 4 năm mới có thể chuẩn bị được một cuộc đại tấn công, rồi-cũng-sẽ-thất-bại như ngày nay.
Kẹo Đồng
#Tien Tuyen May. 12, 1972 - trang 3
PHƠ by KẸO ĐỒNG
CHUYỂN MỤC
#Tien Tuyen May. 12, 1972 - trang 3
PHƠ by KẸO ĐỒNG
CHUYỂN MỤC
Loạt bài về Việt Nam Hóa tạm dứt bằng con số 9, con số hên.
M72 cũng là ... chín nút nên giúp các chiến sĩ ta bắn hạ xe tăng địch ngã như rạ. Trận đại thắng ở Căn cứ Phượng Hoàng (Quảng Trị) trong đó hơn 1000 Cộng quân bỏ xác và gần 50 xe tăng T 54 của Nga bị hạ cũng diễn ra vào ngày mồng 9 tháng 4-1972.
Cũng ngày 9-5 (tính theo giờ Saigon), Tông Thống Mỹ Nixon đã tuyên bố quyết định làm chấn động thế giới và khiến la dô Hànội là chói lói: thả thủy lôi bít hết các hải cảng Bắc Việt!
T54 của Cộng sản cũng 9 nút nhưng không mang lại may mắn cho Hànội vì “9 nút” vốn là căn bản của miền Nam. Cộng Sản khó hạ được chế độ miền Nam vì Hiến Pháp của ta cộng lại thành 9 nút. Với Iại, T.54 gặp M72 nên phải nằm ụ là cái cẳng! Bởi “9 nút” bao giờ cũng mang hên lại cho phe ta.
Loạt bài «Việt Nam hóa» chấm dứt sẽ được thay thế bằng một loạt bài khác có nội dung cô đọng hơn và thiết thực hơn.
Kê từ ngày mai, tên thất phu Kẹo Đồng này sẽ viết về cuộc chiến đấu một mất một còn của Dân Quân miền Nam. Đó không phải là ... «Việt Nam hóa», vì chính T. T. Nixon trong bản tuyên bố nổ hơn bom nguyên từ ngày 9-5-72 đã nói với chúng ta rằng: “Quý vị sẽ tiếp tục được chúng tôi hỗ trợ mạnh mẽ trong công cuộc chống xâm lăng. Chính tinh thần quý vị sẽ quyết định chung cục của trận chiến này. Chính ý chí của quý vị sẽ uốn nắn tương lai của quý quốc”.
Tinh thần và ý chí thì người Việt Nam luôn luôn dư dã, chỉ phải tội nước nhỏ và nghèo, luôn luôn lâm cảnh can qua suốt hơn 4 ngàn năm lịch sử nên đôi lúc cũng phải bất đắc dĩ đi cầu viện ngoại bang để đánh đuổi quân xâm lăng.
Cầu viện nhưng không ỷ lại và vẫn nuôi dưỡng ý chí tự lực, tự cường. Bởi vì ỷ lại thì người ta sẽ coi thường mình và không còn muốn giúp mình nữa.
Tồng thống Huê Kỳ Nixon đã nói là dám làm. Ông đã làm nhiều việc tày trời khiến Hanội bị chết đứng như Từ Hải đến nỗi phải nhờ một mụ đàn bà la bài bải trên la dô rằng "Lão (Xem tiếp trang 8)
(tiếp theo trang 3) này dám làm những chuyện chưa từng có tổng thống Mỹ nào dám làm cả!
Thiệt tội nghiệp cho “người anh em” bên phe Cờ Đỏ! Lịch sử VN cũng đã từng minh chứng có đôi lần “châu chấu đá xe", và “tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng". Nhưng đó là trường hợp của toàn dân kháng chiến chống xâm lăng chớ không phải một nhóm người vì điên khùng hay ngu xuân đi chơi trò «con nhái muốn to bằng con bò» khiến dân Việt phải chết chóc tang thương...
Người Việt Quốc Gia bao giờ cũng hiếu hòa. Ông Cha chúng ta bao lần đánh thắng nước Tàu rộng lớn - dân đông, nhưng sau đó vẫn sang triều cống là cốt giữ yên bờ cõi cho trăm họ khỏi chịu cảnh chiến tranh. Chị có những người Việt Cộng Sản mất gốc mới có thái độ kiêu căng mù quáng, mơ chuyện đội đá vá trời, không chịu khôn ngoan bắt chước 2 đàn anh vĩ đại của mình làm thân với «đế quốc» để cho dân giàu nước mạnh.
Trở lại quyết định của T.T. Nixon phong tỏa các cửa bể Bắc Việt, nguời thấy rằng T.T. Mỹ đã không sợ đụng độ với Nga khi hành động như trên. Hoặc hành động đó đã được cả Nga sô lẫn Trung cộng đồng ý, vì cả hai đàn anh vĩ đại này của Hànội cũng chẳng ưa gì tên đàn em nứt mắt đã xỏ lá định chơi trò «nước đôi» với 2 «đại ca».
Nói vậy, không phải là Nga sô và Trung cộng sẽ để cho Mỹ trừng trị thẳng tay Bắc Việt, nhưng chỉ vừa đủ để làm cho tên đàn em xỏ lá của họ trở nên ngoan ngoãn, vừa đủ để tạo cơ hội bắt Hànội phải nhận chịu điều đình bằng hòa đàm hoặc là có LHQ can thiệp.
Riêng phần dân quân miền Nam chúng ta, vấn đề sinh tử là phải quét địch ra khỏi lãnh thổ trước khi một giải pháp được hình thành để chấm dứt chiến tranh VN.
Bởi vì, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã từng tuyên bố đại ý «Không thể để mất đất vào tay giặc vì chúng sẽ thêm ngoan cố tại bàn hội nghị».
Và T. T. Mỹ Nixon cũng vừa nhắc nhở chúng ta: «Chính tinh thần của quí vị sẽ quyết định chung cục trận chiến này. Chính ý chí của quý vị sẽ uốn nắn tương lai của quý quốc» ...
Tất cả những gì chúng ta phải làm, cần làm và sẽ làm đều được đề cập đến trong loạt bài “TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG” khởi đầu từ số báo ngày mai.
Kẹo Đồng
#Tien Tuyen Mar. 21, 1972 trang nhất
- Ảnh trên trang báo: BBĐPV Lê Nguyễn đang phỏng vấn tù binh thuốc K7 Sư đoàn «Thép» 320 CSBV trên đồi NGOK KRING tại Mặt trận Tây nguyên (xem "Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN" đăng trong số này)
#Tien Tuyen Mar. 21, 1972 trang nhất
➯ Sư đoàn Thép 320 sa lầy vì thiếu tiếp tế lương thực và đạn dược.
QUÂN KHU 2 LẬP KẾ HOẠCH PHONG TỎA TIẾP TẾ CỦA CỘNG QUÂN VÙNG TÂY NGUYÊN.
❖ Phi cơ quan sát được lệnh hoạt động 24/24 giờ để kịp thời phác giác các đoàn xe tiếp tiệu của cộng quân. ★ Đã có 21 xe vận tải của cộng quân bị phá hủy trong 4 ngày qua.
BBĐPV Cao Sơn
➯ Ký sự Hành quân vùng Tam Biên — MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
(#Tien Tuyen Mar. 21, 1972 trang nhất)
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 1
Ngày N40, phái viên chúng tôi có mặt tại Kontum và được diện kiến Trung tướng Ngô Dzu, Tư lệnh Quân đoàn 2. Ông cho biết tổng quát tình hình chiến sự Quân Khu 2, đặc biệt là vùng ba biên giới rất sôi động. CSBV với lực lượng gồm SĐ Thép 320, SĐ 318, Trung đoàn 83 Pháo, Tiểu đoàn 12 Phòng không và thành phần du kích địa phương đang cố xâm nhập đặt cơ sở tiếp liệu và dọn đường vcho một trận đánh lớn. Đáng lẽ Mặt trận Tây nguyên đã bùng nổ trước Tết nhưng lực lượng Quân đoàn 2 đã bẻ gãy ý định của Cộng quân. Theo Trung tướng Ngô Dzu, sở dĩ ta cầm chân địch được tới hôm nay là do chiến sĩ Quân đoàn 2 đã thành công với chiến thuật “Mìn cơ giới”, một lối đánh du kích mà CSBV chưa có cách gì hóa giải được.
Cũng theo Trung tướng Ngô Dzu, mặc dù vậy song chắc chắn CSBV sẽ mở những trận đánh lớn mà theo ông là «trận mùa».
Vùng Cao nguyên có địa thế và thời tiết được coi là hiểm trở nhất với núi non trùng điệp, sương mù sát đất. Năm 1970, mặt trận Dak Seang, Dak Pek đã sôi động một hồi. Qua năm ngoái 1971, trận chiến đồi số 5 và đồi số 6 đã làm rúng động dư luận quốc tế với hơn 7 ngàn xác chết quân CSBV.
Năm nay, CSBV quyết định mở mặt trận sớm hơn với cái đích là lấy Kontum nhưng chúng không thể nào thực hiện được cho nên những ngày gần đây, Vùng Tam Biên trở nên sôi động.
Biệt Cách Nhảy Dù 81 mở đầu những trận đánh lớn
Sau khi được Trung tướng Ngô Dzu, Tư lệnh Quân khu 2 và Quân đoàn 2 cho biết tổng quát về tình hình chiến sự, chúng tôi đến Căn cứ Hành quân của Liên đoàn Biệt kích Nhảy Dù. Những chiến sĩ Delta ngày trước nay đã trở lại hoạt động đúng sở trường là rừng núi Cao nguyên ngày N40.
Từ khi Không quân Việt Nam phát hiện con đường chiến lược của giặc từ vùng ba biên giới (cứ địa 609) chạy xuyên qua rừng núi đi sâu vào phía Nam để đến Kontum, là những toán Biệt Kích 81 liên tục được thả xuống.
Vùng hoạt động thật là rộng lớn, chiến sĩ Biệt Kích 81 đã khám phá mọi cuộc di chuyển của CSBV ngay trong khu an toàn của chúng rồi hối hợp chặt chẽ với Không quân, cho nên những đoàn xe vận tải Molotova, Thiết giáp của chúng đã bị ta oanh kích nặng nề.
Ngày 10-3, trên trục đường mòn xâm nhập gần cứ địa 609 CSBV, Đại đội 4 Biệt Cách đã mở đầu cho những trận đánh lớn Bộ Binh kế tiếp bằng cách phục kích đoàn xe vận tải Molotova của giặc. Đây là lần thứ hai mà chiến sĩ Biệt Kích 81 thực hiện. Lần thứ nhất là vào năm 1970 tại thung lũng A Shau.
Chúng tôi nôn nóng muốn được đến đó (cứ địa 609 của giặc) nhưng Trung tá Huấn Liên đoàn trưởng 81 lắc đầu bảo:
— Máy bay vào bốc anh em sắp về rồi, và (chúng tôi) không thể đi được vì đó là khu của chúng nó.
Tại căn nhà lều vải trong Căn cứ Hành quân, chúng tôi thấy một số áo giáp Trung cộng, súng AK, CKC v.v… được chất đống, và Thiếu tá Thông cho biết, đó là chiến lợi phẩm của các Toán hoạt động mang về. Đại úy Đào Minh Hùng, người chỉ huy cuộc phục kích, vừa được bốc ra. Trong bộ đồ trận nhuộm đỏ đất cao nguyên, ông vui vẻ bắt tay chúng tôi.
Không bỏ lỡ cơ hội, chúng tôi vồ ngay ông theo phản xạ nghề nghiệp.
— Xin Đại úy kể lại cho độc giả bổn báo biết về điểm yếu của trận phục kích ngay trong cứ địa của địch đã xảy ra như thế nào được không?
Với giọng nói có phần vội vã, Đại úy Hùng cho biết:
— Chúng tôi nhảy xuống hơi trễ theo dự tính, nên khi vừa đến tọa độ ấn định là bị báo động ngay. Địch dùng lối một Tiểu đội, có lẽ là toán an ninh lộ trình. Toán này kháng cự yếu ớt và bỏ chạy về hướng Bắc. Vì bị lộ mục tiêu nên tụi tôi vội di chuyển ra xa cách đó độ 300 thước dọc theo con đường. Mìn mà chúng tôi mang theo được chôn xuống ngay và chúng tôi chia ra thành nhiều Toán nhỏ nằm phục kích. Lúc đó đã là 23 giờ. Trời thật là tối và lạnh như cắt. Đến 24 giờ, Toán tiền sát báo cáo cho tôi biết là có một đoàn xe xuất hiện đang tiến về phía chúng tôi. Những chiếc Molotova được ngụy trang và chạy cách xa nhau từng chiếc độ 2, 3 trăm thước.
Trong đêm yên lặng, tiếng động cơ xe leo dốc mỗi lúc một lớn dần, chúng tôi ai nấy tinh thần căng thẳng chờ.
Ầm! … một quả mìn đã nổ khi chiếc xe đầu đi qua vừa ngang ngay chỗ tôi. Anh em đã được lệnh là không nổ súng khi tôi chưa bắn.
Lúc đó tôi nghe một tiếng la «chết rồi» và một tiếng chửi rặt giọng người Bắc. Chiếc xe bị bay một bên đầu máy và đâm nghiêng về hướng Tây. Ba tràng AK được bắn liền cạch cạch cạch … có lẽ do tên vừa chửi bắn báo hiệu. Tôi đáp lễ bằng một gắp M16 rồi yên lặng trở lại. các chiếc xe kế tiếp không chạy bò lên.
Vì trời quá tối nên chúng tôi rút ra xa độ một trăm thước và chờ sáng. Khi sương mù tan vừa đủ để quan sát và chúng tôi tiến lên lục soát. Chiếc Molotova chở 20 bao gạo loại 100kg, 2 tên giặc trên xe đều chết. Chúng mặc đồ trận có áo giáp đầy đủ.
(còn nữa)
#Tien Tuyen Mar. 22, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 2
Sau khi chụp ảnh tịch thu một số tài liệu là chúng tôi đốt tiêu hủy xe và gạo. Ngay bây giờ phi cơ đang oanh kích khu vực đó.
Sau khi kể chuyện cho chúng tôi nghe xong thì những hình ảnh chụp chiếc xe đã được rửa xong và Trung Tá Liên Đoàn Trưởng 81 đã biếu báo chí một tấm làm tài liệu.
Con đường chiến lược
Với hoạt động của các chiến 81 Biệt Cách Dù, phóng viên chẳng thể nào đi theo nổi! Tạm biệt Căn cứ của Liên Đoàn 81, chúng tôi được trực thăng thả xuống Yan-kee. Ngọn núi mà Tiểu đoàn 2 Dù trấn công trên đoạn cuối con đường mới do CSBV làm để tiến về Kontum.
Thiếu Tá Mạnh Tiểu Đoàn Trưởng hướng dẫn chúng tôi đi quan sát con đường với sự dè dặt từng bước một. Quanh co theo sườn núi, công binh CSBV đã thiết lập thật công phu. Con đường này được nối từ ngã ba biên giới chạy và hướng Nam và đoạn cuối nằm ở giữa Căn cứ 5 và Võ Định. Bề ngang độ chừng 56 thước. Hầu hết đoạn đường chúng tôi đi qua đều ghi lại dấu vết cuốc xẻng, chứng tỏ CSBV làm bằng nhân công. Khi khám phá ra con đường này, lập tức đơn vị Dù lên đó án ngữ. Thiếu Tá Mạnh cho biết đêm hôm 11-3 tụi nó bò về 5 đứa nhưng bị mìn chết tại chỗ 3 tên. Theo ông thì chắc chắn nó sẽ đánh tại dây vì đơn vị ông đã chận ngay trên yết hầu của nó.
Âm mưu đánh chiếm Kontum, CSBV đã tạo hai con đường thành một thế gọng kềm.
Từ ngã ba biên giới (cứ địa 609 của địch) con đường cũ đi từ Biên giới qua hướng Đông phía trên Dakto để dồn quân, theo nghi vấn có lẽ là sư đoàn 318 từ hướng Đông Bắc Kontum đánh xuống. Đoạn đường này hiện do Trung đoàn 47-22 chận ngang.
Con đường mới khám phá gọi là con đường chiến lược chạy từ Bắc xuống Nam mé Trường Sơn tiến về Võ Định Tây Bắc Kontum. Con đường này do Sư đoàn 320 CSBV xử dụng. Nếu không sớm phát hiện, trục lộ chiến lược này sẽ gây khó khăn cho Kontum không ít.
Trong lúc quan sát thì các đơn vị 21 và 24 dù cách đó 1, 2 cây số đang đụng mạnh. Thiếu tá Mạnh phải chia tay chúng tôi để điều quân.
Trục lộ H.C Minh là huyết mạnh chính của CSBV đối với ba chiến trường VNCH, Lào, Kampuchea. Từ đó biết bao nhiêu ngã rẽ vào phần đất miền Nam. Có thể nói rằng hết phân nửa quân BV đã được dùng để kiến tạo trục lộ đó. Nhưng từ trước đến nay chưa bao giờ CSBV liều lĩnh và xâm mình tạo một con đường từ mật khu của chúng bên kia biên giới nối liền với quốc lộ của miền Nam như lần này.
Con đường chiến lược, chúng cố tạo thật gấp và ngụy trang sơ sài lộ hẳn ra rõ ràng bên sườn núi chênh vênh chứng tỏ toán công binh này mới từ Bắc vào nên coi thường.
Để thực hiện con đường này, theo tài liệu ta bắt được của giặc thì những đại đội công binh CSBV được chia từng khu vực ấn định để nối liền lại với nhau. Thường chúng làm vào khoảng 11g30 đến 14g30, và từ 18 g đến cả đêm, là những giờ mà phi cơ nghỉ hoạt động.
Cũng trên con đường này, CSBV vừa làm đường vừa làm kho dự trữ tiếp tế bằng những chiếc hầm đục sâu vào các sơn lộ thật kiên cố. Bom hoặc pháo 105-155 ly vẫn không phá hủy nổi. Đứng trên con đường xâm lăng này, chúng tôi nghĩ: «ảnh hưởng chính trị quốc tế đi đến đâu thì chưa biết» chứ trên thực tế thì CSBV đã cố gắng xâm lăng miền Nam. Người Việt Nam vẫn đánh nhau một cách gian khổ, tranh nhau từng thước đất trên đồi núi heo hút.
Đêm buồn trên đỉnh Yankee
Cây cối ngổn ngang, những hầm cá nhân, công sự làm việc của Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn 2 Dù đang được thiết lập. Những cuộn dây kẽm gai được cuốn quanh tạo thành ranh giới của Căn cứ để phân biệt Khu vực An ninh. Địch có thể đánh bất cứ lúc nào vì xung quanh tiếng súng của các Đại đội đụng độ nghe gần lắm. Dù trời đã khá nhá nhem tối, sương mù đã buông xuống ngang đầu nhưng các chiến sĩ TĐ 2 Dù vẫn làm việc như điên, mỗi người một việc, lo tiếp nước, lương khô, đạn dược cho các Đại đội lâm trận. Anh em Phi đoàn trực thăng 229 vẫn luôn bay trên đầu yểm trợ. Trong máy PRC25, tiếng Thiếu tá Mạnh luôn điều khiển:
— Khánh Ly, Khánh Ly đây Hồng.
— Hồng nghe Khánh Ly, có gì cứ cho biết?
— Khánh Ly hát thêm ít bản nữa rồi Hồng sẽ cho kẹo án ngữ phía trước để bạn giải khát. Tango nó sẽ làm việc với bạn đêm nay.
— Nghe 5/5
Nghe mẩu đối thoại, chúng tôi thấy vui và phấn khởi bởi niềm tin, sự bình tĩnh như đùa cợt của mấy ông lính Dù trong việc đánh nhau sống chết với giặc.
Trời tối thêm và bắt đầu lạnh, dưới hầm, giữa mùi hôi của đất mới, chúng tôi sửa soạn bữa cơm sấy với mấy hộp cá hộp Quân Tiếp Vụ. Ngoài tiếng máy truyền tin chạy rẻ rè, một sự im lặng nặng nề bao trùm. Trong những người hiện diện tại đây, có lẽ mỗi ai đang theo đuổi những ý nghĩ của riêng mình.
(còn nữa)
#Tien Tuyen Mar. 23, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 3
Họ sẽ nghĩ đến những giờ phút sinh tử nơi trận đánh đang chờ đợi? cũng có thể đời lính chiến luôn đối đầu với súng đạn đã làm họ coi thường nỗi hiểm nguy, nhưng trong đêm tối dày đặc này, dưới hố cá nhân với khẩu súng gối đầu, họ đang nghĩ đến gia đình, vợ con biết bao trìu mến xót xa đầy ắp nhớ thương đang chờ. Là những con người Việt Nam với nhau, tại sao bên kia không chịu cảm thông hiếu hòa mà cứ mãi đánh giết nhau?!
Là một phóng viên vẫn hay theo gót hành quân của các anh, chúng tôi vẫn thường các chiến sĩ ta chia xẻ gian nan nguy hiểm. Thế mà giờ này vẫn thấy cô đơn mặc đầu xung quanh có rất đông đồng đội. Thao thức trong yên lặng để mà chờ địch tấn công hoặc có thể pháo kích, thì làm sao có được giấc ngủ bình an?
Trận đánh thần tốc chiếm đồi 1049 của Đại đội 2 Trinh sát Dù
Rồi cũng qua một đêm thấp thỏm, bước sang ngày N41. Sáng ngày 18-3, chúng tôi theo chuyến bay sớm với Thiếu tá Mạnh về Bộ Chỉ Huy Lữ đoàn để gặp và nhận chỉ thị của Đại tá Trần Quốc Lịch Lữ đoàn Trưởng. Tại Bộ Chỉ Huy Lữ đoàn, Phi đội trực thăng 229 do Đại úy Cẩn làm đầu đàn đã có mặt giữa bụi cát tung lên mù mịt và đang ồn ào xếp hàng bên cạnh quốc lộ 14.
Bộ Tham mưu Lữ đoàn Dù đang họp, chúng tôi vội tìm đến Câu Lạc Bộ dã chiến để tìm thức gì lót dạ. mặc dù đang hành quân nhưng thức ăn buổi sáng ở đây khá đầy đủ, bánh mì, trứng gà, cà phê sữa nóng … thử hỏi nào thua chi Saigon.
Khoảng 9 giờ, lệnh mới được Bộ Tư lệnh Hành quân Bắc Bình Vương 22-1 ban ra. Đại đội 2 Trinh sát Dù được trực thăng vận với chiến thuật diều hâu đổ xuống chiếm ngọn đồi 1049. Đồi này nằm giữa Căn cứ 5 với Yankee. Đại tá Lịch, Thiếu tá Mạnh lên máy bay chỉ huy. Trung úy Út đại đội trưởng Trinh sát phân toán lên trực thăng. Với thời gian kỷ lục, hi đoàn 229 đã cất cánh về phía dãy Trường Sơn.
Tám chiếc trực thăng nối đuôi nhau từ độ cao 1.400 bộ chúc xuống lần lượt. Chiếc đầu tiên vừa chạm đất, anh em Dù nhào ra là đụng độ ngay. Địch nấp trong hầm bắn AK ra xối xả. Anh bạn Phi công chửi thề … đáp ngay trên miện hầm tụi nó rồi chiếc trực thăng chao mình bay tạt ngang. Toán 1 Dù phản ứng trả đũa bằng M60, M16 và lựu đạn, vừa xung phong vừa bắn, lự đạn của đôi bên tung ra thật ác liệt. Chiếc trực thăng thứ hai vẫn gan dạ đáp xuống giữa cảnh hổn loạn và thật hy hữu, chuyến đổ quân này đáp ngay bên cạnh khẩu đại liên phòng không của địch mà chúng chẳng bắn được phát nào.
Ngọn đồi 1049 trống trơn, chỉ toàn cỏ tranh nên trận đánh kết thúc mau lẹ khi Đại dội Trinh sát Dù ào ạt càn quét.
Sự gan dạ của Phi đoàn 229, cùng lối đánh như vũ bão của lính Dù đã tạo nên một trận đánh đẹp mắt. gần một tiếng đồng hồ ác chiến, quân Dù đã chiếm trong ngọn đồi.
Chúng tôi đáp xuống sau chót trong lúc tiếng súng vẫn còn và anh em Dù đang lục soát các địa đạo. Chúng tôi vừa chạy vừa tìm chỗ nấp.
Chiến trường được thanh toán với 13 xác VC chết tại chỗ, tịch thu 3 đại liên, 3 AK, một số lựu đạn và tài liệu. Đặc biệt ta bắt sống được 1 tù binh tên là Phạm văn Hùng thuộc Tiểu đoàn 47 Trung đoàn 64 Sư đoàn 320 CSBV.
Chúng tôi vội vàng phỏng vấn tù binh Hùng và được biết, đây là 1 đơn vị tiên phong với nhiệm vụ yểm trợ cho các đơn vị C2, C3 công binh và C25 vận tại CSBV.
Tiếng súng vẫn còn, trực thăng vẫn đáp để chở 3 chiến sĩ Dù bị thương cũng như đưa tù binh và chiến lợi phẩm về Bộ Chỉ Huy Lữ đoàn.
Đây là một trận đánh mở màn, và cũng tại chân đồi này vào đêm 13-3, Đại đội Trinh sát Dù cùng với Tiểu đoàn 2 Dù đã đụng suốt đêm với giặc, kết quả đã đánh tan Tiểu đoàn K7 thuộc Sư đoàn Thép 320 CSBV. Với chiến thắng này, Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 2 cùng Đại tá Lê Đức Đạt Tư lệnh cuộc hành quân đã trao gắn 8 huy chương Anh dũng Bội tinh cho Phi đoàn 229, và thăng cấp Đại úy đặc cách tại mặt trận cho Trung úy Dương Văn Út, Đại đội trưởng Trinh sát Dù.
(còn nữa)
#Tien Tuyen Mar. 24, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 4
Sư đoàn thép 320 chỉ còn là dư âm
Các chiến sĩ Lữ đoàn 2 Dù đã đánh tan Tiểu đoàn K7 CSBV khi chúng sửa soạn cho chiến dịch xuân hè của chúng. Tên tù binh Phạm văn Hùng quá nhỏ như đứa trẻ khờ khạo và khiếp sợ đối với trận chiến.
Cái danh vang Sư đoàn Thép của Điện Biên ngày nào bây giờ chỉ còn là dư âm. Tất cả quân số của Sư đoàn 320 này hầu hết đều là thanh niên mới lớn, từ 16 tuổi đến 20 tuổi. Tù binh Hùng này cho biết hầu hết đơn vị K7 đều bằng một lứa tuổi với nhau. Họ bị động viên đi nghĩa vụ quân sự, được huấn luyện 2 tháng và liền đẩy lên đường đi bổ sung vào Nam ngay. Chỉ còn một số rất ít là chính thức của Sư đoàn Thép nhưng đều là cấp chỉ huy và nằm ở hậu trạm. Thành phần xung phong chiến đấu toàn là lính mới.
Trận đụng đầu với chiến sĩ Dù VNCH trên ngọn đồi 1049 đã chứng tỏ tinh thần và khả năng tác chiến của cái gọi là sư đoàn Thép kia như thế nào!
Tinh thần của quân CSBV sa sút nhiều qua các tài liệu của giặc mà quân ta bắt được trong xác chết của vài tên Cộng quân cho thấy chúng đánh thì đánh nhưng mất hết niềm tin.
Một lá thư của lính Bắc viết về cho gia đình mà chúng tôi lấy được trong túi áo xác chết tên Tiểu đội trưởng A 250 Nguyễn xuân Quyền, viết như sau:
(còn nữa)
$pageOut$pageIn Phân đoạn 5
#Tien Tuyen Mar. 25, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 5
Anh Quyền này cấp bực Trung sĩ, đã chết trên miệng hầm tại đồi 1049 vào ngày 15-3-1972.
Lá thư anh ta viết đã hơn 1 tháng và vẫn còn trong túi áo. Xác anh co quắp nằm đó! Cho dù là bên này hay bên kia thì đó cũng là con người Việt Nam, tự nhiên chúng tôi thấy xót xa bùi ngùi.
"Trường sơn chuyển mình, Pôcô dậy sóng, quét sạch quân thù, giải phóng Tây Nguyên."
Trên đây là câu «châm ngôn nhật tụng», của chiến dịch Tây Nguyên của Cộng quân, hầu hết đều được ghi trên áo những tên lính CSBV xâm lăng, mà mục tiêu là đánh chiếm Kontum.
Đối với CSBV, trận chiến Tây Nguyên có thể là canh bạc chót. Mọi nỗ lực của chúng đang dồn vào dọc sườn dãy Trường Sơn. Chúng cho đó là một sự thay đổi quan trọng: Trường Sơn chuyển mình mà chúng quyết thực hiện, Pôcô dậy sóng: miền Kontum có 2 con sông phát nguyên từ biên giới xuyên Trường Sơn, chảy qua vùng cao nguyên là sông DAKPLA và POCO. Sông Poco nằm ở phía Bắc tỉnh Kontum. Tên con sông Poco được dùng để ám chỉ một trận chiến mà chúng quyết đánh.
Nhưng nội dung câu châm ngôn này chẳng thực hiện được như ý muốn bọn chúng. Poco có dậy sóng thật nhưng dậy sóng bởi hàng trăm, hàng ngàn tấn bom do pháo đài bay chiến lược B52 thả xuống để chôn vùi xác thân và chôn luôn cái mộng giải phóng Tây Nguyên của tập đoàn CSBV.
Quân số địch tại mặt trận Tây Nguyên
Sau khi cùng các chến sĩ Dù chiếm xong đồi 1049, hay còn gọi là đồi Út Bạch Lan, chúng tôi theo tù binh Phạm văn Hùng về tới Bộ Chỉ Huy Lữ đoàn Dù gặp Đại tá Trần Quốc Lịch. Tại đây đang triển lãm một số võ khí lẻ tẻ, là chiến lợi phẩm của quân ta thu được của địch. Trong số “hàng” triển lãm, đặc biệt có “món hàng” thuốc ngừa thai mang nhãn hiệu Trung cộng. Món hàng này đã là đề tài sôi nổi cho anh em lính Dù bàn tán.
Đại tá Lịch vui vẻ nói với chúng tôi:
– «Hôm nay Dù mới kiếm được một trăm ngàn để khao quân»
Ngạc nhiên, chúng tôi hỏi lại:
– «Thưa Đại tá, đi hành quân mà sao lại kiếm đâu ra tiền ngon lành vậy?»
– Anh chưa biết à? Hễ mỗi tù binh Sư đoàn Thép bị ta tóm được là Trung tướng Tư lệnh Chiến đoàn 2 thưởng cho một trăm xấp đó.
Đang cố ý moi tin nơi vị Tư lệnh Chiến đoàn Dù nhưng vị Quan Sáu này từ khước vì lý do “bí mật quân sự”, thì Đại tá Lê Đức Đạt Tư lệnh Sư đoàn 22BB vừa bay đến, ông cũng là người chỉ huy cuộc hành quân Bắc Bình Vương 22-1 đối đầu với tướng Mậu CSBV tại chiến trường Tây Nguyên.
– Tốt quá anh Lịch, Dù đánh đẹp quá. Tên này là chính hiệu 320 hả? - Ông nói.
Rồi ông niềm nở hỏi chuyện tù binh Hùng và gọi y bằng con.
Tại Tân Cảnh, ông đã cho chúng tôi biết về lực lượng đôi bên tại mặt trận này. Theo Đại tá Đạt, quân số bên địch khoảng 23 ngàn người gồm 6 Trung đoàn và các đơn vị pháo binh, công binh, phòng không. So với năm ngoái thì có phần trội hơn.
Mặt trận cũng có thể đổi mới vì tướng CSBV Hoàng minh Thảo bị tướng Mậu thay thế. Trận tuyến hiện tại kéo dài 60 cây số chứ không như năm ngoái địch chỉ tập trung vào đành Căn cứ số 5 và số 6.
Để đương đầu và ra tay trước, dồn địch vô thế thủ, thì ngoài Sư đoàn 22BB, mặt trận này còn được tăng cường các Chiến đoàn Dù, 81 Biệt Kích và Biệt Động Quân (BĐQ).
Địch dùng phòng không loại mới – Chiến xa không đáng ngại
Đại tá Đạt cũng cho biết thêm: chiến trường này địch vừa có 1 loại súng phòng không mới là 14,5ly. Loại súng này có thể chống chiến xa và tầm bắn tới 6 ngàn thước. Đơn vị hành quân của ta đã tịch thu được một số đạn loại này, chúng tôi được biếu một viên.
Với địa thế rừng núi, mặt trận chiến xa nếu có xảy cũng không đáng ngại vì QLVNCH đã có đủ võ khí chống chiến xa hữu hiệu như mình CCX, đạn pháo binh đặc biệt, và nhất là Không quân, sẽ xơi ngon quân địch với loại bom mới. Hơn nữa, rừng núi chẳng phải là môi trường hoạt động của thiết giáp.
Mặc dù đã xảy ra một vài trận đánh giữa Nhảy Dù VNCH với Tiểu đoàn K7 CSBV, nhưng theo giới chức quân sự thì địch vẫn còn cố né tránh chưa chấp nhận đối đầu. Trong một tài liệu mà chúng tôi được xem trên đỉnh đồi Út Bạch Lan, thu được nơi xác tên Đại đội phó CSBV, có bản báo cáo xin tiếp tế gởi cho Trung đoàn 64 CSBV, xin trích ra đây mấy dòng mới ghi thêm nơi tờ báo cáo đó: «xin lịnh đánh và xin được tiếp tế gấp! Khẩn trương! Hiện bị quân Dù ngụy bao vây».
Có hai yếu tố làm CSBV chùn chân có lẽ là 1) đã mất hết yếu tố bất ngờ và 2) chưa đặt được cơ sở tiếp tế.
Địch phân tán mỏng luôn luôn để né tránh quân đội Quốc Gia, cho nên mặt trận Tây Nguyên có thể còn kéo dài đến mùa mưa.
Cuộc hành quân Bắc Bình Vương đã tung quân ra đánh phủ đầu trước mọi dự tính của CSBV do đó đã làm xáo trộn bộ chỉ huy mặt trận Tây Nguyên của chúng.
Kế hoạch gọng kềm của giặc muốn bứng Kontum với ý muốn cắt đứt đường tiếp viện của quân ta từ Pleiku để chúng có thể mở trận địa pháo và bộ binh có chiến xa yểm trợ từ 2 phía Đông Bắc và Tây Nam Kontum kẹp lại, chẳng còn hy vọng thực hiện nổi.
(còn nữa)
#Tien Tuyen Mar. 26_27, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 6
#Tien Tuyen Mar. 26_27, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 6
Không quân đã làm kiệt quệ tiếp liệu của CSBV
Trên mặt trận Tây Nguyên, Không quân Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng. Liên tục quan sát mọi di chuyển của quân CSBV, oanh kích các đoàn chiến xa, và đoàn xe vận tải Molotova do Nga sô chế tạo. Các Phi đoàn tham chiến thường trực là Phi đoàn 114 Quan sát, 229 trực thăng và 520 phản lực.
Từ ngày N1 của cuộc Hành quân Bắc Bình Vương đến hôm nay, các chiến sĩ Không quân đã loại khỏi vòng chiến trên 10 chiến xa, 25 xe Molotova và phá hủy hàng trăm cơ sở tiếp tế của giặc.
Chúng tôi gặp các chiến hữu Không quân trong dịp các anh được gắn huy chương tại Tân Cảnh. Một vài anh em đã than trời! Vùng hoạt động và nhu cầu chiến trường đòi hỏi quá nhiều nên phải bay liên miên.
Trung úy Phi Quang Quý, bay L19 và là người đã hướng dẫn các Phi tuần A37 đánh tan 2 thiết giáp với 6 xe Molotova của địch ở phía Nam Benhet ngày 15-3-1972, cho chúng tôi biết:
– với đà này tụi nó chẳng thể nào có đủ súng đạn và gạo để ăn mà đánh lớn nổi. Chúng tôi, với chiến thuật “song phi”: một bay thật cao quan sát một vòng lớn để chỉ điểm, một bay thật thấp xác định tọa độ và mỗi khi phát hiện tụi nó là lập tức có Khu trục đến làm thịt rất chính xác.
Chúng tôi hỏi về lực lượng Phòng không của CSBV tại vùng này, một số Phi công ta xác nhận là chưa đáng kể vì từ ngày hành quân đến nay, chúng chưa bắn được chiếc nào.
Sau những ngày bám sát chiến trường, chúng tôi ghi nhận lực lượng Không quân Việt Nam đã gây thiệt hại nặng cho quân CSBV và đã cản bước tiến của chúng một cách hữu hiệu.
Những đoạn nhật ký thương tâm
Một lần theo chân Chiến đoàn 47 hành quân trên đường 520 trục lộ chính xâm nhập của CSBV vào Tây Nguyên, sau những lần chạm súng lẻ tẻ hạ được 5, 7 Cộng quân, trong những tài liệu tịch thu được trên xác của chúng hầu hết đều có những xấp giấy viết tay nguệch ngoạc ghi lại sự gian khổ chúng đã chịu đựng.
Chúng tôi xin ghi lại đây một vài đoạn nhật ký của cán binh CSBV Đào quang Thụ thuộc đơn vị C2 Công binh CSBV. Anh này đã chết ngày 13-3.
#Tien Tuyen Mar. 28, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 7
(còn nữa)
#Tien Tuyen Mar. 29, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 8 (cũng là bài chót, bị dứt ngang …)
Hồi chánh viên đầu tiên cầm cờ trắng
Trong lúc những trận đánh bắt địch phải chấp nhận đối đầu, do các đơn vị Dù vây hãm tại dọc Căn cứ số 5 thì vào trưa ngày 14-3-1972, một hồi chánh viên đầu tiên đã ra hồi chánh với đơn vị Pháo binh Dù. Một tay cầm chiếc khăn trắng đưa cao lên, một tay cầm tờ truyền đơn chiêu hồi, anh Phạm văn Hùng, cấp bậc Thượng sĩ, trung đội phó C25 CSBV, quê ở Hà Tây đã trình diện với Tiểu đoàn 1 Dù xin về hồi chánh.
Chúng tôi được gặp anh Hùng tại Bộ Chỉ Huy Lữ đoàn Dù. Anh cho biết là đã chịu quá nhiều gian khổ trong suốt thời gian ở rừng. Ngày đêm luôn lo sợ bom đạn nhất là sự đe dọa của B52. Ghê hơn cả là cái đói, mỗi ngày chỉ được ăn có 1 lon sữa bò gạo! Phải tìm măng tre, rau cỏ dại ăn thêm mà vẫn không đủ no.
Lý do chánh đáng nhất mà anh Hùng ra hồi chánh là khi vào tới Tây Nguyên, anh đã mất hết niềm tin nơi đảng của anh. Thực tế, theo anh, là đảng đã lừa dối, đem con bỏ chợ hông một chút xót thương. Vào tiếp thu Tây Nguyên đâu chẳng thấy mà chỉ toàn loanh quanh trong rừng để hứng bom B52 và đạn pháo binh của quân đội miền Nam. Các anh đã chiến đấu một cách vô vọng. Thể nào cũng chết bỏ xương trong rừng núi hoang vu xa lạ này.
– Tôi ra hồi chánh để tìm sự sống và hy vọng lập lại cuộc đời.
– Ra hồi chánh, anh có cho là làm như vậy là một sự liều lĩnh không?
– Tôi lén lút lượm được tờ truyền đơn chiêu hồi và có nghe trộm radio miền Nam. Thêm nữa tôi thấy những đồng chí lớn mà chúng tôi biết tiếng như thượng tá Tám Hà, Huỳnh Cự đã ra hồi chánh mà không hề gì. Còn những làng chiêu hồi dành cho cấp nhỏ hơn tôi cũng có nghe nói đến, nên tôi rất tin tưởng. Hoặc giả thử có bị bắt vô tù thì cũng còn được sống hơn là phải bị chết vất vưởng mất xác trong rừng sâu núi thẳm Tây Nguyên.
("còn nữa") nhưng bị dứt ngang vì trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa do giặc Cộng nổ ra vào ngày 30-3-1972, do đó trang báo phải nhường chỗ cho các mục tin tức sôi động tức thì từng ngày.
$pageOut$pageIn Phân đoạn 6
#Tien Tuyen Mar. 29, 1972 trang nhất + #Tien Tuyen Mar. 29, 1972 trang nhất
#Tien Tuyen Mar. 29, 1972
Tại Chiến trường Tam Biên
Cộng Quân Đã Mở Màn Trận Đánh Mùa Mưa
PLEIKU (TT) 28-3. – Theo tin tức của phóng viên từ Pleiku gởi về cho biết thì Cộng quân đã mở màn trận đánh mùa mưa tại chiến trường Tam Biên.
Súng phòng không và súng cối của Cộng sản trong 4 ngày qua đã hoạt động mạnh, nhưng các giới chức quân sự tại mặt trận mô tả là chưa gây một thiệt hại nào đáng kể cho binh sĩ VNCH. Trong khi đó, VNCH xử dụng tối đa hỏa lực của Không quân và Pháo binh yểm trợ cho các cuộc phục kích cơ giới; B52 cũng được gọi tới dội bom vào mật khu VC. Lúc 11g30 ngày 27-3-1972, một thành phần của Trung đoàn 57 đã chạm súng ác liệt với Cộng quân. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng bạn đã hạ 11 giặc ộng, tịch thu 1 Trung liên, 1 B40, 1 AK47.
Trong lúc đó, nhờ sự hướng dẫn của nữ cán bộ binh vận CSBV, cô Nguyễn thị Hương, cuộc hành quân Kontum 46 tính đến 20g ngày 27-3 đã hạ 141 VC chết tại chỗ, trong đó 120 chết vì bị oanh kích. Lực lượng bạn thu được 3 B40, 7 AK47 và 2 Đại liên phòng không, 1 súng cối 82ly.
Trước đó, BĐQ Biên phòng Quân Khu 2 thuộc trại Lý Thái Lợi hành quân lục soát một ví trí oanh tạc trong ngày 26-3 tại vùng 2 cây số Tây Nam Lý Thái Lợi, lúc 16g10, các chiến sĩ Cọp Ba Đầu Rằn đã tìm thấy 22 xác VC, thu 1 B40, 1 AK47 và một số đạn dược còn nguyên vẹn chưa khui. Tiếp đó, lúc 12g45, lực lượng Dù đã chạm súng ác liệt với 1 Đại đội Cộng quân; các chiến sĩ Dù đã thanh toán chớp nhoáng chiến trường, hạ tại trận 9 Cộng quân, thu 1 súng cối 61ly, 3 AK47, 7 lựu đạn. Trong lúc đó, về phía Dù có 3 chiến sĩ bị thương.
Tổng kết tin tức chiến sự trên toàn vùng Quân Khu 2 trong 24 giờ qua đã có 173 VC chết tại chỗ, ta tịch thu 6 súng cộng đồng và 22 súng cá nhân.
#Tien Tuyen Mar. 30, 1972
TRẬN ĐÁNH MÙA MƯA Ở VÙNG TAM BIÊN BƯỚC SANG NGÀY THỨ 2
Chiến Sĩ Vùng Cao Chận Đứng Ý Đồ Của Cộng Sản Định Cắt Đường Tiếp Vận 14
★ CHIẾN SĨ DÙ TIẾN QUÂN NHƯ VŨ BÃO, TỐC CHIẾN TỐC THẮNG ĐỐN NGÃ TRÊN 60 CỘNG QUÂN, TỊCH THU NHIỀU VŨ KHÍ LỚN
PLEIKU (TT) 29-3. – Mở màn trận chiến mùa mưa trên chiến trường Tam Biên đã bước sang ngày thứ 2 với những trận đánh giữa chiến sĩ Dù VNCH với quân CSBV, tại đoạn cuối con đường chiến lược phía Nam vùng Căn cứ 3 Dã chiến. Trận chiến đã diễn ra ác liệt trong ngày hôm qua 27-3.
Tin tức của phái viên từ mặt trận gởi về cho biết, Cộng quân đã 2 lần pháo kích vào 2 vị trí đóng quân của binh sĩ Dù nhưng không gây một thiệt hại nào, trong lúc đó, một thành phần của Lữ đoàn 2 Dù được phi pháo yểm trợ tối đa, đã tiến quân như vũ bão, chận đánh một đơn vị chính quy CSBV đang di chuyển vào vùng 11 cây số Nam Đông Nam Căn cứ Hỏa lực 5, vị chi cách vị trí đóng quân của Dù có 3 cây số! Kết quả, lực lượng Dù thanh toán chiến trường chỉ sau có ít phút giao tranh, hạ tại chỗ 16 Cộng quân, tịch thu 1 súng CKC, 1 B40, 1 AK47, 1 Đại liên 12ly7, và 7 nòng súng Đại liên phòng không 12ly7. Về phía Dù có 2 binh sĩ hy sinh.
Để mở màn cho trấn đánh mùa mưa tại chiến trường Tam Biên, Cộng quân đã đưa trọn 1 Tiểu đoàn K1 thuộc Trung đoàn 95 vào vùng giao tranh Pleiku-Kontum để toan cắt đứt đường tiếp vận của ta.
Để chận đứng ý đồ này, Trung tướng Tư lệnh Quân khu 2 và Quân đoàn 2 đã cho Chiến đoàn 52 mở những cuộc hành quân tảo thanh an ninh trục lộ này 24/24 giờ.
Theo một nguồn tin đến trễ cho biết, trong ngày 26-3, Chiến đoàn 53 đã đánh tan 1 Đại dội Cộng quân thuộc Tiểu đoàn K1 nói trên tại 4 cây số Đông Nam Căn cứ Hỏa lực 5, hạ sát 40 VC chết tại chỗ. Chiến đoàn 52 đã đánh tan 2/3 Tiểu đoàn K1 Cộng quân.
Trong ngày hôm nay, trên quốc lộ 14, đoạn từ Pleiku đi Kontum, người ta chỉ ghi nhận những hoạt động của Cộng quân nhằm vào thường dân, trong đó, lúc 17g30 ngày 28-3, Cộng quân đã nã 2 quả B40 vào 1 xe chở hàng và 1 xe Honda 4 bánh, làm chết 2 thường dân, xe chở hàng hư hại 100%, xe Honda 4 bánh hư 50%.
#Tien Tuyen Apr. 7, 1972 trang nhất
TRÍCH NHẬT KÝ CỦA 1 CÁN BINH/SĨ QUAN CSBV TỬ TRẬN TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VÙNG TAM BIÊN
Hànội đặt tên Sư đoàn «Thép»
Nhưng cán binh Cộng sản cũng chỉ là người
◙ Bài của MAI HOÀNG
Tóm lược 3 bài đầu (của MAI HOÀNG):
#Tien Tuyen Apr. 4, 1972 – bài 1
MAI HOÀNG: Tin tức về các đoàn chiến xa và vận tải Molotova (do Nga sô chế tạo) của quân CSBV đang trên đường di chuyển xâm nhập vào lãnh thổ VNCH từ bên kia biên giới Việt – Miên, đi từ mạn Cao nguyên Boloven đổ xuống Vùng II Chiến thuật, gần tiến đồn Benhet, liên tục được phác giác cùng lúc với sự xuất hiện của Sư đoàn 320 CSBV còn được mệnh danh là Sư đoàn «Thép», Sư đoàn «Điện Biên» … càng làm cho tình hình vùng Tam Biên vốn đã căng thẳng bởi áp lực thường xuyên của Cộng quân mặt trận B3 tại đây, nay lại thêm khẩn trương hơn.
Các trận đụng độ mới đây giữa SĐ22BB, Lữ đoàn Dù với các đơn vị thuộc Sư đoàn 320 CSBV đã khiến nhiều người hằng theo dõi tình hình Tam Biên càng thêm chú ý.
Người ta chú ý bởi cái danh hiệu «Thép» mà Hànội huênh hoang nâng lên để nhắc tới cú đánh thắng quân viễn chinh Pháp tại Điện Biên Phủ hồi năm 1954.
Thế nhưng liệu chiến xa địch có đường để mà đi ngang dọc, và Sư đoàn «Thép» 320 của chúng có đủ sức «thép» để mà đương cự lại với QLVNCH hầu thao túng trận địa tại chiến trường Tam Biên như hồi Điện Biên Phủ hay không?
Điều này, chúng tôi tạm gác lại và sẽ nói đến về tương quan lực lượng giữa đôi bên, tức giữa quân Cộng sản và Quân đội Quốc Gia, cùng các yếu tố quyết định Thắng / Thua tại chiến trường Tây Nguyên trong một dịp khác.
Trong loạt bài này, để độc giả bớt nôn nóng về cái danh hiệu «Thép» của Sư đoàn 320 CSBV, và để độc giả biết qua về một vài tâm trạng của các chiến binh của Sư đoàn này, chúng tôi xin ghi lại tại đây hoàn cảnh bi đát, và câu chuyện thương đau với nhiều đắng cay, chua xót của một sĩ quan thuộc Sư đoàn 320 này, đã ghi lại trong 2 cuốn Sổ Nhật Ký, và sau 1 lần đụng độ với Lữ đoàn 2 Dù VNCH mới đây vào ngày 13-3-1972, anh ta bị tử trận và 2 cuốn Nhật Ký đó cũng nằm lại theo với anh ta tại trận địa.
Anh cán binh CSBV này là Thiếu úy Lương trọng Tân, 23 tuổi, quê ở Đồng Chiêm, Hànội, thuộc Tiểu đoàn K7, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.
2 cuốn Nhật Ký này gồm 1 cuốn nhỏ viết từ tháng 7-1971, kể lại chuyện tình của anh ta, và ghi lại những nỗi khổ cực trên đường vào Nam, và 1 cuốn lớn hơn, là 1 cuốn tập, mỏng hơn cuốn kia, ghi lại những ngày có mặt tại chiến trường Tây Nguyên đối đầu với lính “ngụy”, đang viết dở dang thì bị bắn chết (vào ngày 13-3-1972).
Vừa sợ chết, vừa biết mình sắp chết
Ngay trang đầu của tập Nhật Ký, tân viết giòng chữ to, đậm nét nói với các “đồng chí như những lời trăn trối trước khi chết:
Có lẽ vì biết mình khó có thể sống sót trở về với gia đình cho nên trong cả 2 tập Nhật Ký này, Tân đã ghi lại thật nhiều chuyện tỉ mỉ và không bỏ sót ngày nào cả.
LTC (tóm lược Bài 2 và phần đầu Bài 3):
ở quê nhà, Tân đã có vợ, tên là Diễm, trước khi bị bắt lính lên đường vào Nam.
Ngay sau khi vào bộ đội (chính quy Bắc Việt), khoảng cuối năm 1970, Tân phải lìa quê quán thân nhân để đi vào Hà Tĩnh học quân sự trong 3 tháng. Đó cũng là lần chót, Tân sẽ vĩnh viễn lìa xa cha mẹ, xa anh chị em, xa gia đình, xa quê quán và không bao giờ còn có ngày về.
Khi đang học quân sự ở Hà Tĩnh, Tân làm quen được một cô gái xinh đẹp tên là Tâm. Tân đem lòng si mê Tâm mặc dù đang có vợ chờ ở quê nhà. Tập Nhật Ký nhỏ, dày, là Tân ghi lại những cảm xúc của tình trai gái của mình với cô Tâm mà không thấy cô Tâm này có đáp ứng gì ngoại trừ có một lần Tâm "hôn lên má" Tân trong một lần cả hai tìm được cách gặp riêng ở chỗ vắng.
MAI HOÀNG: (Bài 3 phần sau) Xen lẫn những buổi học quân sự, Tân phải học chính trị, mà theo Tân mô tả là khá «nặng nề», «chán ngắt», «phản Tình yêu» v.v… đến độ cứ sau mỗi buổi học tập, hội thảo chính trị là Tân bị đau đầu kinh khủng. Một câu đơn cử cái tẻ nhạt, chán ngắt đó Tân viết:
Rồi tâm trạng Tân lại quay trở về với hình bóng của cô Tâm, cùng với nhiều lần viết những dòng cảm nghĩ căm ghét chiến tranh:
Ngày 15-7-1972, Tân đi tập bắn ở Kỳ Hoa và tại đây Tân chứng kiến cảnh chia ly ngậm ngùi giữa một nàng con gái với người chồng sắp cưới phải lên đường nhập ngũ.
Đời lính chiến buồn
Đó là 4 chữ viết hoa, tô đậm thật lớn, mở đầu cho trang viết đề ngày 21-9-1972:
Ngày 1-10-1972, đơn vị Tân kéo về đỉnh 455 để thao dượt. Tân cho là quá vất vả, ai nấy mồ hôi nhễ nhại, ướt đẫm 8 ngày khi đơn vị Tân học bắn Đại liên phòng không 12ly7. Tân viết, binh khí này khó hiểu quá. Phải chăng là vì xử dụng khó hay vì xạ thủ sẽ bị nguy hiểm khi xử dụng loại khí giới này?
Và trong thời gian học tại Kỳ Hoa, Tân lại có thêm một kỷ niệm tình cảm khác với 1 thiếu phụ có đứa con còn nhỏ mà Tân mới quen được ít lâu cũng tại Hà Tĩnh. Tân có cơ hội ở cạnh người thiếu phụ này vài bữa, từ đó đã nảy sinh trong lòng Tân nỗi ao ước giản dị là niềm hạnh phúc gia đình sum họp, gần gũi chớ đừng chia ly xa cách như thế này. Cũng từ đây cho đến khi Sư đoàn 320 kéo vào Nam, Tân chẳng thể được về phép thăm nhà. Đây là mấy dòng Tân viết nói lên tâm trạng bất mãn đó trước khi cuốn gói rời Hà Tĩnh đi vào chiến trường miền Nam:
Khóc trong ngày lễ xuất quân vào Nam
Ngày 6-12-1971, đơn vị Tân làm lễ xuất quân vào Nam, và lúc 4 giờ 10 phút ngày 7-12-1972, đoàn xe bắt đầu chuyển bánh. Ngồi trên xe, Tân thấy lòng se thắt quặn đau. Thế là từ đây sẽ phải xa quê hương, xa Thầy Mẹ, xa Diễm, xa Tâm, xa tất cả. Tân khóc mà không dám để lệ rơi.
#Tien Tuyen Apr. 7, 1972 trang nhất
Bài 4
TRÍCH NHẬT KÝ CỦA 1 CÁN BINH/SĨ QUAN CSBV TỬ TRẬN TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VÙNG TAM BIÊN
Hànội đặt tên Sư đoàn «Thép»
Nhưng cán binh Cộng sản cũng chỉ là người
★ Ngưng chiên ngày Tết mà vẫn phải lên đường xâm lược, chém giết. Đó là điều gây bất mãn, căm phẫn cho cán binh Cộng sản của Sư đoàn được Hànội phong cho là Sư đoàn «Thép».
Ngày Tết mà cán binh Sư đoàn «Thép» ai cũng đói, “đói cứ xoắn cả ruột ra» … «nằm không sao ngủ được chút nào mà chỉ nghĩ đến chuyện ăn uống …»
◙ Bài của MAI HOÀNG
Những giòng tâm tư khoắc khoải trong 3 ngày Tết Nhâm Tý 1972
Nói là hưu chiến để mừng Xuân, ăn Tết nhưng kỳ thật trong những ngày thiêng liêng nhất của dân tộc đó, quân Bắc Việt vẫn không được nghỉ ăn Tết mà vẫn phải lên đường xâm lược miền Nam, đem đến bao đau thương tang tóc cho đồng bào miền Nam ta.
Chúng lợi dụng khoảng thời gian Quân Lực ta ngưng bắn để mà ráo tiết vận chuyển quân hòng tổ chức chiến trường. Điều này đã gây căm phẫn, bất mãn trong hàng ngũ cán binh Cộng sản mà trong đó, Tân là một.
Chúng tôi xin ghi lại đây nguyên văn những gì Tân viết trong 3 ngày Tết vừa qua để độc giả thấy rõ hơn tâm trạng chán chường của một cán binh gọi là sĩ quan của Sư đoàn được mệnh danh là «Thép» của CSBV.
Từ những bữa cháo thay cơm, quá đói đến nỗi có những ước mơ bắn hạ máy bay trực thăng để cướp lương thực
Ngày 20-3-1972, Tiểu đoàn K7 của Tân vượt biên vào tới vùng phía Tây Nam Căn cứ Hỏa lực 5 của VNCH và đóng quân gần giòng suối Dakpokô.
Tân kể lại rằng,
Tiểu đoàn K7, Trung đoàn 64 là cánh tiến quân của Sư đoàn Thép 320 được (hay bị) ném vào vùng này nhằm yểm trợ cho Trung đoàn 83 Công binh CSBV phá rừng làm đường mòn chiến lược, thiết trí hệ thống giao thông tiếp tế tại vùng Tam Biên để sửa soạn chiến trường, chuẩn bị cho những trận đánh lớn mà Cộng quân đã trù tính, có lẽ sẽ diễn ra vào những tháng sắp tới đây.
Ngày nào Tân cũng ghi Nhật Ký, rằng là
Đã 3 tháng rồi, đơn vị Tân chịu đựng cảnh đói khát đủ điều, nay lại thêm lo sợ hồi hộp; sự sợ hãi làm cho tinh thần con người ta suy sụp thêm. Chúng ta hãy nghe Tân tâm sự một mình trong tập Nhật Ký:
#Tien Tuyen Apr. 8, 1972 trang nhất
Bài 5 (hết)
TRÍCH NHẬT KÝ CỦA 1 CÁN BINH/SĨ QUAN CSBV TỬ TRẬN TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VÙNG TAM BIÊN
Hànội đặt tên Sư đoàn «Thép»
Nhưng cán binh Cộng sản cũng chỉ là người
★ Bị lâm vào cảnh đói khát, cán binh Cộng sản Sư đoàn «Thép» mặc dù có tiếng là kỷ luật nhất của quân CSBV thế mà đã sinh ra trộm cắp cơm gạo của nhau. Anh cán binh/sĩ quan CSBV Sư đoàn «Thép» này đã ghi lại trong Nhật Ký những dòng cuối cùng: «Ôi! Chán quá. Không biết bao giờ mới hết chiến tranh này Thực mình chán ghét chiến tranh ghê!»
◙ Bài của MAI HOÀNG
Những ngày cuối cùng của một sĩ quan Sư đoàn «Thép» CSBV trên chiến trường Tam Biên.
Vì lọt vào vùng hành quân của QLVNCH nên đơn vị của Tân ngày đêm bị phi cơ truy lùng săn đuổi. Trong khi đó, cuộc hành quân Bắc Bình Vương 22-1 đo SĐ22BB đảm trách dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Đại tá Lê Đức Đạt Tư lệnh Sư đoàn, nhằm quét sạch Cộng quân trong vùng đã bước qua ngày thứ 42 tính đến ngày 8-3-1972. Vì vậy, Tiểu đoàn K7 CSBV luôn luôn ở trong tình trạng thương xuyên phải di chuyển, dời quân để tránh bị phác giác hoặc tránh phải đụng độ với quân bộ chiến của ta. Những lúc đi lủi trong rừng rậm như vậy cũng gặp nhiều phen hồi hộp đến phát rét. Tân ghi lại một lần suýt bị lộ tẩy như sau:
Vì quân CSBV phải liên tục né tránh cho nên chuyện tiếp tế lương thực gặp phải khó khăn nếu không nói là không thể, đến độ càng ngày Cộng quân càng bị cắt đứt dần mòn hết mọi nguồn tiếp tế. Bị lâm vào cảnh đói khát thảm hại như vậy, cán binh Cộng sản Sư đoàn «Thép» mặc đầu nghe nói là đơn vị có kỷ luật nhứt Bắc Việt, cũng phải sinh ra ăn cắp gạo, cơm của nhau. Điều này kiến Tân lắc đầu ngán ngẩm như sau:
Và, điều mong đợi đó của Tân đã đến.
Trưa ngày 13-3-1972, đơn vị Tân được lệnh báo động chuẩn bị đánh lớn.
Vùng núi phía Đông Nam đồi Charlie, nơi mà các chiến sĩ vùng Tam Biên gọi là “Eo Từ Thần” đột nhiên náo động hẳn lên bởi hàng chục máy bay trực thăng Gun Chief, Cobra quần đảo khắp vùng, và một sự run rủi đã xảy tới với đơn vị Tân, mà lần này không như lần trước «chúng bay thấp quá mình cứ tưởng chúng đáp xuống ngay đầu mình», mà là thật, đoàn máy bay trực thăng không bay vòng rồi đi luôn mà đáp thẳng xuống trên đầu Tân và các đồng chí của anh đang ôm 2 cây Đại liên phòng không 12ly7 — thứ vũ khí mà có lúc Tân nói «khó hiểu quá» — mà run như cầy sấy! Vì họ không nghĩ là máy bay trực thăng sẽ đáp ngay trên đầu, nên khi các chiến sĩ Mũ Đỏ lao ra khỏi phi cơ thì Tân và các đồng chí hết trở tay kịp.
Từng tràng M16 rung lên khạc tới tấp đồng loạt, với hàng trăm lựu đạn, claymore nổ rền. Đại đội của Tân chống đỡ trong tình thế tinh thần bị giao động, khiếp vía chưa kịp hoàn hồn. Tân chồm người lên cây thượng liên đạn nồi — thứ binh khí mà có lần Tân nằm ôm bụng đói đã ước mơ quay một băng cho rớt trực thăng để kiếm cái ăn — và bắn loạn xạ về phía các chiến sĩ Dù VNCH. Một tràng M16 từ sau bất thần quạt tới cùng lúc với trái lựu đạn ném ra, Tân bị tung người lên khỏi mặt đất, còn cây thượng liên văng xa hơn 5 thước, kết liễu đời một sĩ quan bất hạnh trong hàng ngũ Sư đoàn «Thép» 320 CSBV.
Trận kịch chiến đẫm máu giữa quân Dù với đơn vị Tân trên đồi “Út Bạch Lan” chấm dứt với kết quả là không một cán binh CSBV nào sống sót mà trở về đơn vị, và toàn bộ vũ khí gồm 2 cây Đại liên phòng không 12ly7, cối, thượng liên, AK, B40 … đều thành chiến lợi phẩm của các chiến sĩ Mũ Đỏ, là điều xảy ra ngoài ước tính của Tân.
Cuốn Nhật Ký mà Tân viết bằng máu và nước mắt, vì vậy, đã không về được tới tay Diễm hay gia đình Tân ngoài Bắc.
Trên đây chỉ là một trong hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn, tâm trạng, thảm cảnh đớn đau, bi đát, chua xót của đoàn lính Bắc Sư đoàn 320 hiện đang còn chịu đói khát và kiệt quệ dần mòn tại chiến trướng Tam Biên.
Chúng tôi xin chấm dứt loạt bài này ở đây, và hẹn quý độc giả sẽ trở lại trong một phóng sự khác về chiến trường Tam Biên.
MAI HOÀNG
$pageOut$pageIn
#Tien Tuyen May 1, 1972 trang 3
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
bài 1
#Tien Tuyen May 1, 1972 trang 3
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
MẶT TRẬN TÂN CẢNH DÙ CÓ MẤT, QUÂN CSBV XÂM LĂNG CŨNG KHÔNG LÀM NÊN TRÒ TRỐNG GÌ.
⚫ NGƯỜI PHÓNG VIÊN
Bài 1
Sau Trị Thiên, An Lộc, mặt trận Tây Nguyên khởi sự sôi động trở lại với trận đánh kinh hoàng đẫm máu tại Tân Cảnh, một vị trí quân sự chỉ cách Kontum lối 40 cây số.
Quân xâm lăng Cộng sản, với một lực lượng khá hùng hậu, gồm Sư đòan 320, Công trường 2, nhiều trung đoàn pháo, đặc công và chiến xa có vẻ như quyết nuốt trọn Tây Nguyên. Các thực tế chiến trường cho thấy cấp chỉ huy Cộng quân sẵn sàng chấp nhận những tổn thất vô cùng lớn lao để đạt mục tiêu.
Như tại mặt trận Tân Cảnh, Cộng quân đã tung vào 2 Trung đoàn bộ binh, 1 Tiểu đoàn pháo và 1 Tiểu đoàn đặc công cộng với lối 60 chiến xa, cuộc tấn công khởi sự đêm 23 rạng 24-4-1972 sau khi chúng pháo kích 2000 trái đại bác 105 ly và hỏa tiễn 122 ly vào Căn cứ Tân Cảnh. Cộng quân lần đầu tiên đã dùng cả hỏa tiễn điều khiển bằng vô tuyến để tấn công lực lượng trú phòng Tân Cảnh gồm lối 1 Trung đoàn BB.
Chỉ mới tới sáng 24-4, khoảng 400 bị hạ với 8 chiến xa bị hủy diệt. Nội buổi sáng 24-4, có thêm 31 xe tăng của địch bị tiêu hủy, trong số đó có cả 2 chiếc đã lọt vào cột cờ Căn cứ Tân Cảnh.
Từ trên phi cơ quan sát nhìn xuống, thấy khói lửa ngập tràn Tân Cảnh. Tuy nhiên người ta vẫn thấy được 2 chiếc T54 của Cộng quân nằm “chết rục" ngay cạnh cột cờ Căn cứ.
Với quân số chỉ bằng một phần ba quân địch, lực lượng trú phòng đã chiến đấu thật anh dũng. Ngay cả khi 1/5 Căn cứ đã bị Cộng quân tràn ngập, quân ta vẫn kiên trì chống cự. Bọn Cộng quân như 1 lũ điên, mỗi lúc mỗi ào vào đông hơn. (Sau này, ta lấy cung từ 1 tù binh, y ta cho biết tất cả lính CSBV đều bị chích một loại thuốc kích thích có tác dụng làm con người hung hăng và trở thành 1 thứ “điếc không sợ súng").
Cuối cùng, mãnh hổ nan địch quần hồ, lực lượng trú phòng buộc phải rút ra ngoài căn cứ để bảo toàn tiềm lực.
Tuy nhiên, chưa biết rõ lực lượng trú phòng có được lệnh rút hay không. Và nếu có, thì lệnh đó của ai? Của Quân Đoàn? Sư đoàn (tức Đại tá Đạt). Hay của ông Trung đoàn trưởng?
Hai ngày sau, có tin nguyên Bộ Tham Mưu Trung đoàn 42 đã về tới Kontum, trong khi tin tức về số phận Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Sư đoàn 22 bặt tăm. Sau đó, lại có tin 800 binh sĩ thuộc Trung đoàn 42 cũng đã an toàn trở về. Và từ lúc này, Đại tá Đạt và Bộ Tham Mưu của Ông được ghi là mất tích.
Trong chiến trận, sự được thua chiến thuật về trận đánh không có nghĩa lý gì. Hơn nữa, Tân Cảnh không phải là một vị trí chiến lược quan trọng. Thị trấn Tân Cảnh rất nhỏ bé, cơ sở hành chánh Chi Khu Tân Cảnh lại nằm ở một nơi xa.
Cũng như vài Căn cứ Hỏa lực nằm về phia Tây quốc lộ 14, nếu có bỏ ngỏ Tân Cảnh cũng chưa thể tạo thành mối nguy cho Kontum, Pleiku nếu một vòng đai thép được quân ta thiết lập vững vàng ở phía Nam Võ Định bảo bảo vệ mặt Bắc Kontum.
Tràn ngập được Tân Cảnh, Cộng quân phải trả một giá rất đắt, không cần phải đếm xác, người ta cũng có thể ước lượng không sợ nhầm là Sư đoàn 320 CSBV phải nướng trên 1000 quân, trong đó 400 bị hạ bởi lực lượng trú phòng ngay trong những giờ đầu giao tranh.
Ngòai ra, Không quân VN thuộc Sư đoàn 2 đã bất chấp đêm tối, bất chấp mây mù, bất chấp cả mưa lớn, ngày đêm dội bom xuống đầu Cộng quân. Phi công VN vốn là những người từng nổi tiếng lả lướt, lúc này càng chứng tỏ sự lả lướt của các anh ngay cả trước tử thần.
Tôi xin ghi lại đây trường hợp lả lướt của Đại Úy Hổ (Phi đoàn 227) ngày 24-4, giữa lúc Tân Cảnh sắp sửa bị tràn ngập hoàn toàn, lưới đạn phòng không của địch đan khít như lưới muỗi. Đại Úy Hổ đã biểu diễn một đường bay nghiêng và ngoằn ngoèo lách qua lưới lửa đáp xuống phía sau Căn Cứ toan bốc Đại tá Đạt và Bộ Tham Mưu của ông lên.
Đại tá Đạt say sưa chiến đấu, không chịu ra khỏi hầm Chỉ Huy Hành Quân. Vì không thể đậu lại lâu trong khi hỏa lực của địch tập trung vào Đại Úy Hổ, ông đành phải cất cánh bay vút lên. Đạn phòng không của giặc xé không khí thi nhau chui vào thân tàu của Đại Úy Hổ như một đàn ong. Nhưng ông vẫn lái trực thăng về tới Căn Cứ an toàn. Khi đếm các lỗ đạn trên thân tàu, viên sĩ quan kỹ thuật thấy có trên 50 lỗ.
Qua ngày 25-4, Không quân VN được lệnh cất cánh để rải xuống những vị trí đóng quân của Cộng quân những «hạt đậu êm ái».
Đây là 1 thứ bom không gây ồn ào, không có miểng. Nhưng tác dụng của nó rất đáng sợ, và chắc chắn nó sẽ là một ám ảnh ma quái với những lượt biển người Cộng quân.
Khi rớt xuống, bom này sẽ lập tức đốt cháy hết dưỡng khí trong chu vi 1 cây số vuông, tất nhiên đốt luôn dưỡng khí đang ở trong buồng phổi những Cộng quân nào có mặt trong vùng ảnh hưởng của bom.
Cái chết của Cộng quân bị ăn bom này sẽ nhẹ nhàng êm ái như người tự tử bằng hoa thơm trong phòng kín.
(còn tiếp)
#Tien Tuyen May 2, 1972 trang 3
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
Bài 2
#Tien Tuyen May 2, 1972 trang 3
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
◙ Cấp chỉ huy quân sự CSBV chấp nhận thí lính chiếm đất, giữ dân, nhưng... ⚃ Nhưng chúng chỉ rơi vào những cái «túi» rỗng để sau đó làm mồi ngon cho hỏa lực phi pháo ta. ★ Ngót 20.000 dân ở Tân Cảnh, Diên Bình bỏ đi hết.
⚫ NGƯỜI PHÓNG VIÊN
Bài 2
Ngày nay, hỏa lực của CSBV là một hỏa lực hùng hậu tối tân, thì ta cũng phải đáp lại bằng 1 hỏa lực tương tự. Một chiến sĩ BĐQ Biên Phòng, sau khi dự trận đánh đột kích vào hậu cần địch tại ngã ba Tam Biên đã công nhận quân ta được tăng thêm tinh thần nhờ Không quân với một Hỏa lực oanh kích có tác dụng chống biển người.
Theo anh sĩ quan BĐQ này thì nếu không có hỏa lực đó, các toán quân của ta mỗi khi đụng độ sẽ khó mà chịu nổi hỏa lực của địch.
Hiện nay qua sự xác nhận của các chiến sĩ QLVNCH, cấp chỉ huy quân sự của CSBV đã áp dụng một thứ chiến thuật phối hợp giữa «biển người» với pháo, cài răng lược pháo với «biển người» để địch dễ tràn ngập chiếm mục tiêu đồng thời tránh phi pháo của ta, và rồi dùng pháo để tiêu diệt quân ta luôn cả quân của chúng!
Một giai thoại đáng chú ý được viên sĩ quan BĐQ trẻ tuổi kể lại là: trong trận đánh mới nhất của đơn vị anh tại Tam Biên, sau khi 4 Đại đội CSBV từ 4 mặt tràn ngập lên đồi (nhưng không chọc được phòng tuyến ta) thì pháo của CSBV liền tập trung hỏa lực vào ngay ngọn đồi ấy bất chấp quân của chúng đang có trên đó. Vì thế, khi quân ta rút, quân CSBV cũng chạy luôn, mà chạy là chạy trốn chính hỏa lực pháo của chúng.
Chính tại các Căn cứ Hỏa lực Charlie, Cộng quân đã áp dụng thứ chiến thuật vô nhân đạo này, nâng con số tổn thất của chúng lên rất cao. Tại mỗi vị trí mà chúng muốn tràn ngập thì cấp chỉ huy Cộng quân phải trả một cái giá rất đắt.
Uổng Công
Cộng quân sau khi tràn ngập Tân Cảnh, đã kéo dốc xuống phía Nam tràn ngập làng Diên Bình cách Tân Cảnh lối 10 cây số cũng nằm trên Quốc lộ 14. Tại đây, Cộng quân được mô tả như là ‘không gặp sức kháng cự’. Chúng chỉ gặp một trở ngại là cây cầu Diên Bình bắc ngang sông Dak P’si đã bị phi cơ ta phá hủy.
Về mặt trận quân sự thì như thế, nhưng về mặt chính trị thì quân xâm lăng đã gặp đúng một cái “Hố” to.
Ngay sau khi Cộng quân tiến về Tân Cảnh thì dân chúng ở đây đã vội vã bỏ đi. Rồi tới làng Kon Hơjao cũng kéo nhau đi dọc theo Quốc lộ 14 bất chấp tên bay đạn lạc, để về tị nạn ở Kontum.
Ai cũng biết mục tiêu chiến lược của quân xâm lăng là chiếm một ít đất cắm cờ, nhưng quan trọng là phải có dân, không có dân thì lấy gì mà xách động 1 cuộc “chiến tranh nổi dậy”?!
Trong khi đó, tại Tân Cảnh và Diên Bình ngót 20.000 người đã bỏ nhà cửa làng mạc kéo nhau về Kontum. Quân CSBV kéo tới chỉ gặp cảnh «vườn không nhà trống» khiến chúng có đi thì cũng dở mà ở thì không xong. Ngay sau khi dân chúng đã di tản hết, Cộng quân phải liệu tới những trận không tập kinh hoàng như đã tường thuật ở bài 1. Ngày 25-4, Cộng quân ở Tam Biên gần như bị tiêu diệt trọn ổ bởi Không Lực VNCH. Chiều 25 và 26-4, Cộng quân di chuyển dọc Quốc lộ 14 từ Diên Bình về phía làng Kơn Hơ ring cũng đã chết như rạ dưới hỏa lực phi pháo ta.
Quốc lộ 14, đoạn từ Tân Cảnh về Kontum được quân ta “khai quang” từng chặng cho dân chúng tị nạn Cộng sản có thể dễ chạy về vùng Quốc Gia.
(còn nữa)
#Tien Tuyen May 4, 1972 trang 3
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
Bài 3
#Tien Tuyen May 4, 1972 trang 3
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
◙ HẦU HẾT ĐẤT ĐAI MÀ CỘNG QUÂN ĐÃ TRÀN NGẬP TẠI PHÍA BẮC KONTUM CÓ THỂ SẼ TRỞ THÀNH VÙNG OANH KÍCH TỰ DO VÌ DÂN ĐÃ ĐI HẾT.
Bài 3
Sự kiện dân chúng ùn ùn kéo nhau đi như vậy, nếu thoạt nghĩ thì sẽ chỉ cho là họ chạy vì sợ bom đạn. Có phần đúng. Nhưng còn một phần rất đúng khác nữa là họ chạy trốn quân CSBV. Họ biết chắc nếu bị kẹt ở lại, thì không chết vì ên bay đạn lạc cũng sẽ bị chúng đưa ra làm bia đỡ đạn.
Vì thế, tại vài nơi như Gio Linh, Cam Lộ [ Quảng Trị ] Diên Bình, sau khi quân CSBV tràn vào rồi, dân chúng vẫn tìm cách trốn khỏi tay chúng mà chạy về phía quân đội Quốc Gia.
Đây là một yếu tố quan trọng cho thấy sự đại bại chiến lược của Cộng sản BV.
Hiện nay, Quân Đoàn 2 đã nghĩ tới việc giúp cho sự di tản của dân chúng tại các vùng sôi động.
Quân Đoàn 2 đã lập xong một phòng tuyến rất vững chắc bảo vệ Komtum chống bất cứ cuộc tấn công nào của Cộng quân. Có rất nhiều yếu tố cho phép nói chắc rằng Cộng quân sẽ không thể chọc thủng nổi phòng tuyến này và nếu chúng có liều lĩnh bao vây Kontum thì chúng sẽ phải lãnh những hậu quả thảm khốc không thể lường được.
Trước hết, về địa thế thì Kontum khác hẳn An Lộc, nơi Cộng sản có thể ẩn núp trong các đồn điền cao su của Tây. Chúng có thể tiếp viện dễ dàng từ bên kia biên giới sang. Ngoài ra, dân chúng tại An Lộc hoặc quanh đó còn kẹt lại nhiều. Hoạt động của phi pháo ta bị giới hạn nhiều.
Còn tại Kontum, Cộng quân không thể có được những lợi thế như ở An Lộc. Các khoảng đất mà chúng tràn ngập được, như đã nói là đều «rỗng» không có dân chúng và có thể trở thành vùng oanh kích tự do bất cứ lúc nào. Các vị trí này cũng không có sự tương quan chiến lược nào.
Trước kia, rừng núi rậm tạp là 1 lợi thế trong việc ẩn núp, di chuyển. Cây cối lớn và rậm rạp đã đỡ đạn cho chúng rất nhiều.
Còn nay với lối đánh quy mô cơ giới, Cộng quân buộc lòng phải bám sát các trục lộ giao thông lớn như QL.14 chẳng hạn. Chúng trở thành mục tiêu dễ phát hiện với Không lực ta.
Riêng tại các khu rừng rậm rạp, với loại bom CBU, Cộng quân sẽ mau chết hơn. Vì rừng rậm, lá chết vốn đã thiếu dưỡng khí, lại gặp loại bom đốt dưỡng khí, cái chết sẽ đến với cộng quân dễ dàng và mau chóng hơn.
Có thể quả quyết rằng 10 Căn cứ Hỏa lực mà ta bỏ trống tại phía Đông và Tây Bắc Kontum cũng như Tân Cảnh và cả Diên Bình, sẽ không giúp ích gì cho Cộng quân. Một bằng cớ là Căn cứ Delta, sau khi ta di tản, Cộng quân đã chiếm đóng, toan dùng ngọn đồi này làm Căn cứ phối trí pháo và xuất phát các mũi dùi tấn công bằng xe tăng. Nhưng lập tức chúng bị phi pháo ta nghiền nát. Tổng cộng 31 xe tăng địch bị hạ ngay tại chân đồi.
Trong khi đó, với một vòng đai thép gồm quân Nhảy Dù, BBQ và Bộ Binh đang bảo vệ chặt Kontum, Cộng quân sẽ không thể nào húc vào được. Nếu liều mà tấn công, chúng sẽ bị dội nghĩa là chúng sẽ phải hứng những «hạt đậu êm ái».
(còn nữa)
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang 3
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
Bài 4
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang 3
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
⚫ VẤN ĐỀ LÀ CẦN DI TẢN DÂN TRƯỚC. ★ QUÂN ĐOÀN 2 ĐÃ ĐỔI CHIẾN THUẬT VÀ GIÀNH LẠI THẾ CHỦ ĐỘNG.
Bài 4 [ bài chót ]
Những lời tiên đoán của các nhà quân sự và bình luận rằng «càng đánh lâu, Cộng quân càng thiệt hại lớn, và cuối cùng sẽ thảm bại» không phải là không có căn cứ.
Thực tế chiến trường đã cho thấy là mức tiến quân của CSBV đã phải chậm lại, nhịp độ pháo kích yếu di, số xe tăng chỉ còn rất ít so với ngày đầu cuộc chiến. Quân số của chúng cũng giảm trông thấy. Trong các trận tấn công tại Tây Nguyên, Cộng quân bị chết rất nhiều. Mỗi một mục tiêu mà chúng muốn tiến chiếm, chúng đều phải đổi hàng 5, 6 trăm cho tới 1000 quân. Hiện nay, tin Tình báo cho biết quân số các đơn vị Cộng quân chỉ còn một nửa so với lý thuyết. Một Tiểu đoàn chỉ còn vào khoảng từ 300 tới 400 quân.
Trở lại với những trận đánh trước ở Tây Nguyên, người ta cũng nên thành thật mà nhận là phía ta có những sai lầm đáng kể.
Như những Căn cứ Hỏa lực ở phía Đông và Tây Bắc Kontum đã không còn hữu hiệu với lối đánh trận địa pháo hiện nay. Các Căn cứ Hỏa lực này trước kia được lập ra đề kiểm soát các đường xâm nhập tiếp tế, chuyển quân của địch, đồng thời yểm trợ các Căn cứ chung quanh. Nó hữu hiệu vì Cộng quân chưa thể mở những cuộc tấn công lớn cấp Sư đoàn có chiến xa và pháo nặng.
Đối với mặt trận mà địch quân huy động cả Sư đoàn, có khi 2, 3 Sư đoàn, lại có cả xe tăng và pháo nặng, thì các Căn cứ Hỏa lực đó biến thành mục tiêu ngon cho địch.
Và thêm phán đoán nguyên tắc mà địch quân đang áp dụng là: phối trí tăng và hỏa lực tập trung. Vì thế, khi ta cố phản pháo thì rất khó mà làm tắt họng súng của chúng. Phi cơ muốn tiêu diệt các ổ pháo địch cũng vất vả vì phải tìm từng khẩu mà diệt, trái lại khi khai hỏa tấn công địch thì có thể tập trung hỏa lực, rót hàng ngàn trái vào mục tiêu.
Các Căn cứ Hỏa lực của ta lại phối trí theo nguyên tắc tập trung và hỏa lực sẵn. Do đó khi bị tấn công dễ thiệt hại mà hiệu năng yểm trợ lại yếu. Về những đơn vị trấn giữ Căn Cứ cũng vậy. Lữ đoàn Dù đã phải “xé nhỏ” ra để giữ các Căn cứ Hỏa lực khiến cho tiềm năng chiến đấu bị yếu. Đúng ra không nên xử dụng lực lượng Tổng Trừ bị này vào việc giữ đất như vậy. Căn Cứ Charlie là một minh chứng cho nhận xét này.
Do các cơ sở chiến thuật như nói trên mà lúc đầu quân ta để mất thế chủ động. Hiện nay, Quân đoàn 2 đã bỏ tất cả các Căn cứ Hỏa lực, ngay Bộ Chỉ huy Lữ đoàn Dù cũng đã rút ra khỏi tuyến vô sinh đó để đem về đúng với vị trí Tổng Trừ bị của họ…
Cần bảo vệ Kontum, chứ không cần bảo vệ những khoảng rừng rậm, những con đường mòn.
Với lực lượng chiến xa lớn, địch quân bắt buộc phải bám vào các trục lộ lớn. Các đường mòn trong rừng không còn được xử dụng nữa.
Bỏ những chỗ không cần giữ để tập trung lực lượng sẵn sàng phản công khi thuận thiện, ắt thế chủ động sẽ về ta. Điều này đáng được làm tại Tây Nguyên. Khi ta nắm được thế chủ động, Cộng quân sẽ thảm bại. Đây hầu như là nguyên tắc đương nhiên.
Cộng quân sẽ chẳng bao giờ dám liều lĩnh để quân lại giữ những nơi chúng đã tràn ngập. Chị có một vấn đề cấn kíp là hãy lo di tản hết dân trước khi di tản chiến thuật, nên tiên liệu và thực hiện trước, đừng để khi bị tấn công mới nghĩ tới.
Tây Nguyên chắc chắn sẽ là nơi mà Cộng quân sẽ rước lấy thảm bại.
$pageOut$pageIn Phân đoạn 7
#Tien Tuyen May 2, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
[ loạt bài này khỏi phải post kèm ảnh dẫn chứng, một phần vì bạn đọc cũng đã thấy nó nơi các ảnh đã đăng trước, phần vì chữ nhỏ và rất mờ, khó đọc ]
Bài 1
Khác với chiến trường Trị Thiên và An Lộc sôi động với những trận đánh xa luân chiến cấp Sư đoàn và hàng Trung đoàn chiến xa yểm trợ. Trái lại mặt trận Tây Nguyên vẫn diễn ra đều đặn với những cuộc chạm trán cấp Tiểu đoàn không ngoài ý định thăm dò của đôi bên. Mãi đến trung tuần tháng Tư, địch mới gia tăng tấn công một vài Căn cứ Hỏa lực như Charlie, Delta, rồi Căn cứ Biên phòng Dakpek.
Cắt đứt Quốc lộ 14
Trong khi đó về phía Nam, trên Quốc lộ 14 nối liền Kontum – Pleiku Cộng quân luôn luôn gây rối với các cuộc quấy rối tại chùm núi Chu Pao, ngã ba Dak Doi và Ấp Plei-to-Van. Địch xử dụng cả vũ khí không giật 75 ly và đại liên 12ly7 để chế ngự đoàn Convoi di chuyển trên trục lộ này. Sang đến ngày hôm sau 23-4, quốc lộ này tạm gián đoạn lưu thông cho mọi xe cộ kể cả xe dân sự cũng thế. Xâm nhập và đào công sự.
Giữa lúc Cộng quân đẩy mạnh việc cắt đứt Quốc lộ 14 ở phía Nam Kontum thì phía Bắc, địch gia tăng pháo kích vào Tân Cảnh. Trung bình trong mấy ngày đầu, địch chỉ pháo lai rai. Sang đến ngày 20-4 tăng lên gần 40 quả một ngày, rồi cả 100 quả trong ngày 22-4.
Đối với các vụ pháo kích vừa kể, nhiều người đã tiên đoán những gì sẽ xảy ra tại đây khi địch gia tăng cường độ pháo kích với các loại đạn 82 ly, hỏa tiễn 122 ly và đại pháo 130 ly. Quả nhiên, 2 giờ sáng Chúa Nhật, địch bao vây và tấn công Tân Cảnh khi chúng huy động 3 Trung đoàn Bộ binh và 1 Trung đoàn Thiết giáp T54 để hòng tràn ngập và nuốt gọn cứ điểm này.
Trên 1500 quả một ngày
Nội trong ngày 23-4 đã có trên 1500 quả đạn đủ loại được rót vào Tân Cảnh. Trong khi địch pháo kich dữ dội vào đây thì bên ngoài các cao điểm đều có chiến xa địch án ngữ như Chợ Tân Cảnh, trước Chùa, Trạm Cảnh Sát, mặt Tây Bắc và Đông Nam v.v… đi đôi với các chiến xa được điều động đến các chiến trường thì Bộ binh Cộng quân cũng xâm nhập và đào các giao thông hào sát cạnh hàng rào kẽm gai của các đơn vị phòng thủ tại Tân Cảnh.
Bất ngờ vào 6 giờ sáng, một binh sĩ ta đi ra ngoài tiểu tiện như thường lệ, đã phác giác được các giao thông hào và công sự địch. Lập tức anh bị địch bắn hạ tại chỗ, trong khi đó tại cổng chính, một viên Thượng sĩ đi ăn sáng cũng phác giác được giặc trong trước hợp tương tự. Nhưng may mắn cho viên Thượng sĩ, khi địch quại hết 1 băng AK47 lúc vừa thấy cũng là lúc ông ta phóng mình qua các giao thông hào tránh đạn.
Kể từ giờ phút đó, địch pháo như mưa vào Căn cứ. Nhưng tất cả anh em đã rút xuống hầm và chấp nhận các đợt tấn công của Cộng quân vào Tân Cảnh. Trọn buổi sáng hôm ấy, phi cơ trực thăng và phi tuần oanh tạc của ta không can thiệp được vì mây mù xuống quá thấp che phủ trọn vẹn khu vực này.
Đến 8g30 sáng hôm nay, địch mở 2 mũi dùi Đông Bắc và Tây Nam xung phong vào Tân Cảnh, nhưng cả 2 đều bị lực lượng đồn trú ta đẩy lui bằng hỏa lực cơ hữu. Riêng cánh quân địch mặt Tây Nam lại tràn đúng vào bãi mìn tự động của ta khiến hơn 1 Đại đội giặc phải bỏ xác tại chỗ.
Kể từ đó cường độ pháo kích của địch bắn tới tấp vào các tuyến phòng phủ ta để mong áp đảo tinh thần lực lượng ta và để cho địch dễ dàng khiêng đi các xác chết của đồng bọn.
Trận chiến vừa chấm dứt, phi cơ trực thăng ta bay đến quần miết trên không nhưng không làm sao can thiệp được vì sương mù vẫn còn dày đặc quyện thành một lớp sóng trắng xóa.
(còn nữa)
#Tien Tuyen May 4, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 3
[ không có Bài 2 vì chúng ta bị khuyết mất số báo #Tien Tuyen May 3, 1972 ]
Lực lượng trú phòng đã bắt đầu lo lắng trước cường độ pháo của địch rót đều đặn xuống Tân Cảnh. Những chớp lóe thay nhau chụp xuống các hầm trú ẩn của ta. Ngay sau khi thanh toán xong “bồn nước”, Cộng quân xoay qua các hầm chỉ huy nơi đặt nhiều dây ăn ten. Từ trên đồi cao hơn Tân Cảnh đôi chút, Cộng quân khai hỏa liên hồi đại bác 90 ly đến các hầm chìm. Lúc dó là 12g15 ngày 23-4, hầm chìm BCH tiền phương đã bốc cháy. Nhiều người trong hầm lao nhanh ra ngoài, ẩn vào các hầm kế cận để tính cách lập BCH mới nằm gần đó. Nhờ đã dự trù từ trước, và mọi người đều nỗ lực làm việc vội vã nên lực lượng tiền phương tại Tân Cảnh đã tái lập vô tuyến liên lạc với Kontum sau ngót 20 phút gián đoạn.
Lọt qua tuyến hỏa lực
Vừa sửa chữa xong liên lạc vô tuyến thì ở trên không, bầu trời lại mây đen mù mịt kéo tới ôm chùm ngọn đồi.
Thế là phi cơ yểm trợ cũng đành bó tay. Trái lại, ở bên ngoài, chiến xa địch di chuyển dồn dập khiến binh sĩ và cấp chỉ huy đồn trú không khỏi lo lắng. Không ai ngờ chiến xa của địch lại xuất hiện đông đảo tại đây. Điều này đã đi ngược với sự tiên liệu của các giới chức quân sự tại vùng Tam Biên.
Khi Cộng quân đã ngụy trang di chuyển vào đây hơn 1 Trung đoàn bộ binh và 1 Trung đoàn Thiết giáp nặng, chui qua hàng loạt Căn cứ Hỏa lực ta từ Căn cứ 5, 6 cho đến Yan Kee, Hotel .. với cảnh tiến quân rầm rộ có hơn 80 chiến xa xuất hiện để bao vây hai địa điểm Tân Cảnh và phi trường Phượng Hoàng, thì càng làm mọi người lo lắng. Nhìn lại lực lượng bạn chỉ vỏn vẹn có 4 chiến xa M41 của Thiết Đoàn 14 dùng để yểm trợ Tân Cảnh. Nhưng trọn buổi sáng chịu trận mưa pháo của giặc, hết hai chiếc đã bị bắn cháy, còn chiếc thứ ba đã bị đứt xích và hư một vài bộ phận khi trúng đạn hỏa tiễn 122ly không còn chạy được nữa.
Trong khi còn lui lại các đơn vị Thiết kỵ của Quân Khu 2 lại được pháo binh yểm trợ các trục lộ giao thông trải dài từ Qui Nhơn lên Kontum qua Ben-het, thì địch tập trung ồ ạt tiến đánh Tân Cảnh gần như không có đối thủ để thư hùng. Như những ngày đầu tại vùng Giới Tuyến. Ưu điểm thuận tiện vừa kể đã giúp địch thao túng trận địa. Thêm vào đó, thời tiết mỗi lúc một tệ hại. Mây mù đã cản trở hầu hết các phi vụ không yểm của ta nhất là Không đoàn 72 Chiến thuật lừng danh đang trú đóng tại Pleiku.
Tung nhiều mũi dùi
Chuyện phải đến – một trận mưa to trút xuống trùm kín ngọn đồi. Lợi dụng cơ hội này, cộng quân cho chiến xa cày nát các công sự phòng thủ. Từng nắp hầm, từng công sự vỡ tung, một số binh sĩ án ngữ tại cổng chính và mặt Đông BCH tiền phương phải rút lui vào các hầm phụ gần đó lập phòng tuyến mới phía sau dãy nhà làm nơi hội họp thường lệ. Để đàn áp lực lượng trú phòng, Cộng quân tung thành nhiều mũi dùi, mỗi mũi 2 chiếc chiến xa và 1 Đại đội bộ binh theo sau.
Với sức nặng, chiến xa địch dễ dàng cán qua các bãi mìn phỏng thủ chống cá nhân.
Quyết tử thủ
Hỏa lực hùng hậu của chiến xa làm một số anh em phải rút vô hầm chiến đấu nhằm bảo toàn lực lượng. Ở cổng chính cũng thế, một số đại liên phải chuyển đi nơi khác. Duy chỉ còn những ổ kháng cự võ trang bằng M.72 là liều lĩnh nằm lại. Từng ổ với 3 khẩu M.72 nằm cạnh những khẩu đại liên khác để yểm trợ lẫn nhau, quyết cầm cự chờ tăng viện.
(còn nữa)
#Tien Tuyen May 5, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 4
#Tien Tuyen May 5, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 4
Giờ phút ú tim
Những giờ phút chờ đợi đã điểm. Chúng tôi hồi hộp ẩn dưới 1 giao thông hào kiên cố để thâu một vài hình ảnh hào hùng của đồng đội. Hai khẩu M72 đã mở nắp sẵn sàng khai hỏa một lô cốt trốc nóc cạnh những thùng lựu đạn. Chờ cho chiếc đầu vừa vượt qua cổng, 2 quả M72 lao đúng ngang hông, lửa phát cháy đỏ rực, chiếc chiến xa lết vài thước là nằm lại ngay tại chỗ, không một bóng người nào nhào ra. Tôi vội lấy chiếc máy ảnh Leica bóp lia lịa. Nhưng rồi anh em cũng đành rút lui sang các hầm trú ẩn gần đó, khi các chiến xa Cộng quân ào ào tràn lên cán sập mấy công tự nằm bên cổng chính.
Nhịn đói chờ địch
Lọt qua khỏi khỏi cổng, 3 chiến xa chia làm hai cánh bố trí mặt trước cột cờ. Theo sau là Đại đội Bộ Binh địch tràn lên chiếm ngay các công sự sụp đổ. Nhào lên đến nơi là Cộng quân lo bố trí ngay các khẩu phòng không. Tuy tràn sâu vào trong nhưng chiến xa địch vẫn chưa tiến qua khỏi cột cờ vì còn sợ M72 của ta bố trí gần đó.
Bên phải văn phòng, Ban Chỉ huy Trung đoàn và các nhân viên đã lặng lẽ rút lui. Một số men theo các giao thông hào loang lổ để bắt tay với đơn vị bạn hiện còn đang chiến đấu phía sau dãy nhà dùng làm nơi họp báo thường lệ.
Chỉ một phần công sự phía Bắc lọt vào tay địch. Duy phía Nam là do quân ta kiểm soát. Cả 2 bên đều chọn bãi đáp trực thăng làm giới hạn xạ trường cách nhau không quá 120 thước. Dần dần các bao cát trong các công sự sụp đổ của ta được ném ra ngoài khi địch dùng các công sự bố trí các khẩu phòng không.
Kể từ đó, mọi sự liên lạc tin tức đều dùng miệng, cho người phóng len lỏi vào các giao thong hào. Suốt một buổi giáp trận, binh sĩ VNCH cảm thấy đói và dùng ngay những hộp lương khô còn sót lại. Sự việc xảy ra quá bất ngờ khiến cho việc tiếp tế bị gián đoạn, nhiều người chia nhau gói cơm sấy trong khi mắt vẫn lăm lăm chờ đợi. Chỉ 1 phút sơ hở là Cộng quân có thể tràn qua ném lựu đạn vào các hầm trú ẩn của ta.
Cả buổi chiều 2 bên trả đũa nhau từng loại phóng lựu M79 và liên thanh. Thỉnh thoảng lại phóng ra vài mũi dùi thăm dò, bằng cách chui qua các hầm trú ăn sụp đổ để mong giành lấy thắng lợi bất ngờ. Nhưng tất cả mũi dùi của địch đều bị chận đứng với các trận xáp chiến đẫm máu. Nhờ vậy mà phòng tuyển VNCH vào giữ vững suốt ngày hôm ấy.
Ác chiến suốt đêm
Không để cho lực lượng ta nghỉ ngơi kể cả việc củng cố hàng ngũ, khi trăng vừa nhô lên soi rọi ánh sáng yếu ơi, Công quân tung ra tấn công ngay. Các tuyến án ngữ và con đường dẫn tới BCH Tiền phương đều có giặc xuất hiện với ý định nuốt trọn Tân Cảnh trong 1 đêm. Bởi một điều dễ hiểu là nếu để trận chiến kéo dài sang các ngày tới thì Cộng quân khó lòng làm chủ tình hình khi trời đẹp và sáng sủa trở lại. Cộng quân chắc chắn sẽ bị thiệt hại nặng khi đưa lực lượng lên các cao điểm thuận lợi cho oanh tạc cơ.
Dưới ánh trăng lờ mờ, hai bên giao chiến không ngừng. Đạn bay sáng rực một góc trời, hiện rõ vài đám cháy của quân xa trúng đạn lúc chiều. (còn nữa)
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 5
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 5
Mở đường máu
Bất ngờ, lúc 8g20 tối hôm ấy, BCH hành quân SĐ22 lại tung ra hơn 1 Đại đội quyết tử mở 2 mũi dùi với thế gọng kìm thọc sâu vào tuyến bố trí của giặc. Tất cả không ngoài ý định tạo một sinh lộ cho Đại Tá Tư lịnh SĐ22 rút lui an toàn. Nhưng quân VNCH đã gặp sức chống trả mãnh liệt. Mặt trận cận chiến diễn ra ngay trên các hố cá nhân địch, tiếng la hét xung phong át hẳn tiếng súng nổ lẻ tẻ của đôi bên.
Chụp lấy cơ hội hỗn loạn vừa kể, Đại tá Đạt cùng bộ Tham mưu còn lại nhảy lên chiến xa M48, «chiếc chiến xa duy nhất còn lại đến cứ điểm Tân Cảnh» để phóng ra ngoài theo lộ trình chiến xa địch ra vào.
Dọn đường cho cuộc rút lui còn có thêm 2 Trung đội Trinh sát dẫn đầu. Sự hiện diện của Đại tá Đạt bên ngoài lúc này là điều cần thiết cho các đơn vị đồn trú hiện còn mắc kẹt tại đây. Thoát được ra ngoài mới hy vọng Đại tá Đạt điều quân tiếp ứng đánh phá vòng vây, còn không thì khó mà cầm cự được lâu dài, vì một phần cứ điểm Tân Cảnh đã bị địch quân chiếm giữ.
Lựu đạn và dao găm
Tiên liệu được ý định của ta, khi Trung đội Trinh sát vừa chiếm được 2 lô cốt thượng liên của giặc, chúng liền nhào ra phản công dữ dội khi 2 Trung đội ấy vừa lọt qua hàng rào phòng thủ trong cùng.
Còn chiếc chiến xa M41 duy nhất cũng không tiến được xa hơn mặc dù di chuyển âm thầm trong cảnh lửa đạn rào rào của đôi bên. Hy vọng mở đường cũng bất thành khi chiến xa nọ lại lãnh 1 quả B40. Mọi người trên chiến xa nhanh chân phóng ra ngoài chạy về vị trí cũ.
Kể từ giây phút này, trận chiến tại Tân Cảnh càng lúc càng khốc liệt khi Cộng quân cũng nỗ lực phản công lại quân ta, và các đơn vị VNCH vừa cầm cự và rút lui dần về phòng tuyến chờ giặc. Tuy vậy các cuộc chạm súng cho tiếp diễn suốt đêm mà võ khí hữu dụng là lựu đạn và dao găm.
Tim sinh lộ
Đến 3 giờ sáng hôm sau, thứ Hai 24-4-72, viên Đại úy Hoa Kỳ giữ nhiệm vụ liên lạc hành quân bò lại thông báo cho chúng tôi là nên rời bỏ hầm trú ẩn hiện tại bởi vì Cộng quân xâm nhập cách phòng tuyến không đầy 7 thước. Nhờ liên lạc quen biết mỗi ngày nên ông ta giao lại máy truyền tin PRC25 (thay vì phá hủy) cho chúng tôi tiện bề theo dõi các hoạt động vô tuyến của căn cứ kể cả giờ giấc phi cơ hạ cánh. Trước khi ông lo chuồn đi vẫn không quên căn dặn chúng tôi nên phá hủy cái máy truyền tin này hoặc máy chụp ảnh và quay phim trước khi rút đi. Nói xong mấy lời, ông ta biến ngay trong đêm tối. Nghe lời căn dặn của ông, chúng tôi vẫn kiên nhẫn chờ đợi diễn tiến trận địa với hy vọng quân ta sẽ lật ngược tình thế.
Chờ mãi đến sáng, tình hình vẫn không có gì mới mà Cộng quân lại chiếm thêm các khu vực mà ta đã tạm rút lui, như Trạm Y tế, Ban Quân xa v.v… Ngay như khu vực chúng tôi, cũng thấy địch xuất hiện qua lại. Trời sáng tỏ dần dần, bất ngờ Cộng quân chạy nhốn nháo tìm chỗ trú ẩn, trong khi các khẩu thượng liên chực sẵn để khai hỏa, chúng tôi liền nghĩ là trực thăng cấp cứu sắp đến nơi.
Thình lình, quân ta bố trí ở các vị trí quanh bộ Chỉ huy hành quân mở một cuộc đột kích liều lĩnh. Bị tấn công bất ngờ, trọn 2 khẩu phòng không bố trí mặt Đông Bắc và Tây Bắc của Bộ chỉ huy bị diệt gọn cùng với nhiều tên địch võ trang AK bố trí ở gần đấy. Bắt đầu từ đó, cuộc giáp chiến trở nên ác liệt. Bên ngoài hầm, núp 5 tên Cộng quân đang di chuyển lần lần với 1 khẩu Đại liên 12,7 ly, tên phụ xạ thủ miệng chí chóe «đồng chí xem, thể nào hôm nay bọn mình cũng dứt đuôi vài ba con nòng nọc để làm quà chiến thắng».
Vừa xong thì một trực thăng bay ào đến, bốn chiếc Cobra dẫn đầu liền nhào xuống oanh kích ngay rocket và phóng lựa M.79. Cộng quân chạy tán loạn. Sang vòng thứ hai, khẩu Đại liên nói ở trên trên bị hất tung khỏi mặt đất và gãy làm đôi, bên cạnh là 5 tên giặc nằm cong queo.
(còn nữa)
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang nhất
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang nhất
NHẰM KHAI THÔNG QUỐC LỘ GẦN ĐÈO CHU PAO GIỮA KONTUM VÀ PLEIKU
Lưc lượng DÙ Việt Nam mở cuộc phản công tại Cao Nguyên
◙ 40 Cộng quân bị hạ ⚫ Quá rõ sự tàn ác của Cộng sản, đồng bào Thượng ở vùng Cao Nguyên quyết bỏ rừng ra đi.
SAIGON (Tổng hợp) 5-5. – Tình hình chiến sự trong ngày thứ Năm được mô tả là lắng dịu nhất trong 36 ngày công kích của Cộng sản.
Trên vùng Cao Nguyên, Lực lượng Nhảy Dù VNCH lần đầu tiên đã mở cuộc phản công kể từ khi quân CSBV mở cuộc công kích đến nay. Cuộc hành quân này nhằm tảo thanh vùng quốc lộ gần đèo Chu Pao nằm giữa Kontum và Pleiku.
Tin sơ khởi cho biết, có khoảng 40 Cộng quân bị hạ sát trong cuộc hành quân này.
Thông tín viên David J. Paine của hãng Thông tấn AP từ Pleiku cho biết, cuộc hành quân là nhằm mở lại quốc lộ này, và lực lượng VNCH đã gặp sức kháng cự của địch ngay từ khi vừa từ phi cơ trực thăng nhảy xuống.
Cho tới chiều tối ngày thứ Năm, các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục.
Tại Kontum, đặc phái viên chiến tranh Jim Smith của nhật báo quân đội Mỹ “Sierra Stripers” cho hay rằng, làn sóng người tỵ nạn đã đổ xô cả về cơ quan MACV để chờ xin máy bay di tản về Pleiku. Các máy bay trực thăng Mỹ trong tuần qua đã thực hiện các phi vụ liên tiếp nối đuôi nhau đưa dân tỵ nạn từ Kontum về Pleiku.
Trên quốc lộ 14 Pleiku – Kontum các xe hơi của thường dân đông nghẹt người tỵ nạn đã không vượt được đoạn đường máu chỉ dài có mấy chục cây số. Tài xế, khi được hỏi «sao?», đã thở dài lắc đầu: «VC nhiều lắm, không đi được».
Cả dân Thượng cũng muốn bỏ rừng núi mà đi. Phái viên “Sierra Stripers” kể chuyện một cố vấn Mỹ lái xe đến đưa gia đình 1 binh sĩ Thượng đi tản cư, khi ông ta đến, cả làng người Thượng đã cuốn gói sẵn, xin đi theo. Viên cố vấn Mỹ chỉ biết đáp: “bây giờ thì chỉ tản cư được gia đình của anh lính này thôi”.
#Tien Tuyen May 7, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 6
#Tien Tuyen May 7, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 6
Giữa cảnh đạn bay rì rào, hai trực thăng UH1B lao xuống hạ cánh trên nắp hầm. Trong tich tắc, nó lao minh lên cao, mang theo 6 cố vấn Hoa Kỳ. Duy chỉ còn Đại Tá Đạt, Đại từ Hùng cùng cố vấn Trung đoàn 42 bị mắc kẹt lại vì chậm chân khi ào lên phi cơ, giữa lúc Đại liên của giặc khai hỏa tới tấp.
Bữa ăn mất mạng
Trời mỗi lúc một sáng tỏ, giúp cho việc Không yểm trở nên dễ dàng hơn ngày hôm trước. Nhưng lực lượng phòng thủ không còn lại quá nửa, bởi vì phần lớn đã rút lui chiến thuật trong đêm tối khi các pháo đài kiên cố lần lượt bị Cộng quân tràn đến.
Số còn lại kháng cự phía trước BCH cũng tìm cách thoát khỏi hầm núp. Trong khi Ban Báo chí Sư đoàn vỏn vẹn có 6 người, lại lọt trong vòng vây của địch mà chúng không hay biết. Các anh cần phải lo bao tử trước, ngồi dưới bàn mà ăn uống tỉnh bơ, giữa lúc bên ngoài, Cộng quân đi lại trước miệng hầm. Tuy khu vực lọt vào tay địch nhưng chúng chưa dám lục soát vì sợ bị tấn công bất ngờ nếu nhảy xuống miệng hầm. Nào ngờ đâu một chú “nhóc con" đi qua ghé mắt trông thấy bon này đang ngồi quây quần bên mấy gói cơm sấy với đồ hộp. Tưởng gặp phải đồng đội, anh ta nhanh nhẹn mở miệng.
– các đồng chí có gì ăn chia cho bọn tớ một ít. Thức suốt đêm đói quá!
Gặp trường hợp này bọn tôi cũng đáp liều:
– có đồ ăn đây, đồng chí cứ vào.
Thật ra chúng tôi cũng không muốn giết tên giặc, nó đang còn đói, nhất là người đó lại là người VN cùng chung giòng máu như tôi. Đang phân vân như thế, nhưng trước trường hợp này, chúng tôi buộc phải tùy thời mà giải quyết. Buộc lòng phải chọn lấy lẽ sống và an toàn của đồng đội mà chúng tôi đành ra tay gấp. Chờ cho tên giặc xấu số lần mò vào hầm ngồi bệt xuống bên cạnh, tôi chực sẵn, 1 lưỡi dao găm nhọn đâm phụp xuống trong khi bên tay trái vòng qua vai hắn bóp họng – không 1 tiếng kêu la.
Kêu gọi đầu hàng
Đoàn trực thăng đi rồi, Cộng quân lại lốc cốc bò ra và tấn công các hầm trú ẩn mà chúng nghi là còn quân ta sót lại. Mở đầu, địch dùng miệng kêu gọi anh em đầu hàng; thấy không ai trả lời, chúng quại một vài loạt đạn rồi bỏ đi. Chúng tôi còn lại 6 thằng đứng yên nép mình trong một góc. Nhưng cũng may là chúng lại bỏ đi. Cả bọn tôi ngồi yên như pho tượng với hai khẩu M16 và chiếc máy truyền tin duy nhất. Tất cả không dấu được lo lắng, vì xung quanh nơi nào cũng thấy địch xuất hiện lảng vảng rình rập. Nếu để chậm trễ chắc không ai tránh khỏi bị bắt sống.
A37: khắc tinh của Chiến xa T54
Đang bàn tán thì Cộng quân lại chạy nhốn nháo tìm chỗ núp. Bắt đầu từ giờ phút này 11g30 bọn tôi luôn chực sẵn để nhào ra ngoài khi gặp cơ hội thuận tiện. Nhờ có máy truyền tin, tôi được biết Phi tuần oanh tạc A37 sẽ đến trong giây lát. Chiến xa địch ngụy trang từ buổi sáng đã bắt đầu phân tán mỏng. Tuy vậy vẫn không tránh khỏi con mắt nhà nghề. Các sĩ quan liên lạc dưới đất đã chỉ điểm chính xác vị trí các chiến xa T54 của giặc.
Bởi thế khi Phi tuần A37 vừa tới nơi là nhào xuống oanh tạc tới tấp. Hết Phi tuần này đến Phi tuần khác thay nhau cày nát ngọn đồi. Từng chiến xa địch nổ tung với những quả bom 500 cân Anh. Dù hỏa lực địch cố tung ra để chống cự nhưng vẫn không chống nổi với A37, vì các khẩu phòng không địch đều nằm trong tầm điều chỉnh của ta, lần lần phòng không của giặc trúng hỏa tiễn phải bỏ mặc cho A37 tung hoành.
(còn nữa)
Lời Kêu Gọi trên đây được đăng trên nhựt báo Tiền Tuyến từ trung tuần tháng Tư-1972 cho đến hơn 1 tháng sau
#Tien Tuyen May 8, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 7
#Tien Tuyen May 8, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 7
Sau hai giờ quần thảo trên không trung, A37 đã gây khiếp đảm cho các tay xạ thủ gan dạ của địch. Mỗi lần địch khai hỏa là địa điểm đặt súng lại lộ ra.
Trên đỉnh đồi các khẩu phòng không chân cao lêu nghêu không còn chỗ nào ngụy trang được nữa. Trước hỏa lực của bom 500 cân Anh và bom bay Napalm bay sấn tới làm cho nhiều tên xạ thủ địch phải tìm chỗ trốn.
Chỉ còn những khẩu phòng không mắc trên chiến xa địch là còn chống cự.
Napalm làm cỏ
Suốt bai giờ tung hoành trên không trung đã có 11 chiến xa địch bị phá hủy. Phi tuần A37 bay đi để lại Tân Cảnh một biển lửa cháy trụi vì Napalm đốt cháy hầu hết các công sự, những dãy nhà sụp đổ nằm trên mặt đất. Chúng tôi vẫn kiên nhẫn chờ đợi.
Hết Phi tuần A37 rồi lại 4 Phi tuần AD6 cùng tới tiếp tay vào lúc 14g30. Phi cơ vừa đến nơi đang quần quần trên đầu chờ lệnh thì phi cơ quan sát liên lạc với BCH hành quân về sự mất liên lạc lao xao của một đám đông chừng năm chục người tại các kho đạn pháo binh và kho quân lương của Trung đoàn.
- Xin Đại bàng cho biết tình hình về mấy đứa con hiện đang khuân đồ đạc tại các kho tiếp liệu Trung đoàn, và một nhóm người chạy lăng xăng bên ngoài Ban Quân xa. Xin Đại bàng xác nhận.
Nhờ dò được tần số, Cộng quân liền nhanh nhẹn đáp ngay.
- Đại bàng đây. Tôi xác nhận đám người đang khuân vác đồ đạc bên ngoài là quân bạn.
Từ trong Đài chỉ huy. Đại tá Đạt liền chận ngay chuyện của mấy tên địch xỏ lá.
– Đ M Tiên sư bây! Ông đánh cho bỏ mẹ! Đại bàng. Đây là Đại bàng cho các anh rõ, giờ này tôi chẳng còn đứa con nào chiến xa nào ở trên mặt đất cả. Nếu anh gặp lên nào, làm ơn dọn dẹp sạch dùm cho tôi. Hỏa lực tối đa. Địch lui ra ngay.
Vừa dứt thì bên ngoài lửa cháy cuồn cuộn vây quanh các toán người chạy hỗn loạn. Thanh toán xong, đoàn oanh tạc AD6 lại quay mũi dùi tấn công sang các chiến xa còn lại của địch.
Tiêu diệt trọn vẹn chiến xa T54
Từ trong máy truyền tin, Đại Tá Đạt ngỏ lời khen ngợi các phi công với thành tích oanh kích chính xác của các anh. Xác giặc phơi đầy khắp mọi nơi, nhất là bom napalm cháy lan trên mặt đất dồn dịch vào biển lửa thiêu sống từng Trung đội giặc. Tuy nhiên, sau trận oanh kích này, vẫn còn 1 chiếc chiến xa địch án ngữ trước BCH hành quân, nằm dưới rặng phi lao. Chiếc khu trục bay lượn nhiều vòng vẫn không tìm thấy.
Đại tá Đạt liền dùng tần số vô tuyến liên lạc với phi cơ. Các anh tiêu hủy nốt chiếc chiến xa giặc còn nằm trước BCH cho tôi. Hiện nó đang ngụy trang dưới rặng phi lao phía bên phải của Trạm Y Tế, bên cạnh các Conex đó. Gọi xong, Đại tá Đạt đã vô tình làm cho giặc biết chỗ trú ẩn của ông và bộ tham mưu.
Trên không, 4 chiếc AD6 đảo vòng phóng hàng loạt rocket xuống rặng phi lao vừa nói. Nhiều ngọn cây bị đứt phăng bay văng tung tóe để lộ nguyên hình con cua sắt khổng lồ.
Không còn cách nào trốn tránh được nữa, chiếc T54 quay súng bắn trực diện vào các hầm chìm nơi dùng làm BCH. Địch vừa xê dịch vừa khai hỏa làm bốc tung nhiều cao cát.
Trên không trung, hai chiếc AD6 nối đuôi nhau lao xuống. Tiếng rít của phi cơ vang lên từng chặp tưởng chừng như là sát mặt đất, tiếng nổ muốn vỡ tung và cắm sâu xuống đất. Chưa đầy 8 phút, chiếc T54 trúng bom nổ tung như xác pháo.
Tại bãi đáp trực thăng và xung quanh BCH hành quân, chiến xa địch nằm rải rác khắp nơi, một vài chiếc còn đang bốc cháy với đạn nổ lách cách.
(còn nữa)
#Tien Tuyen May 9, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 8
#Tien Tuyen May 9, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 8
Phá hủy trọn vẹn
Lợi dụng tình thế hỗn loạn, lúc 16g ngày 24-4, chúng tôi liền phá hủy các máy chụp ảnh, quay phim và máy vô tuyến cùng tất cả tài liệu hồ sơ còn lại trước khi phóng ra ngoài. Mọi người lưỡng lự, riêng tôi bò ra ngoài, len lỏi qua các giao thông hào, hầm trú ẩn hãy còn bốc khói. Chạy một khoảng tôi đứng lại quan sát xung quanh và xem con đường sẽ đi qua. Bất ngờ thấy xác một người bạn thân hiện ra, mắt hãy còn mở trừng trừng. Tôi liền tới vuốt mắt anh lần chót và không quên nói "Thôi mày hãy ở lại yên nghỉ. Nhiệm vụ của này đến đây là chấm dứt.”
Trước khi đi tôi vẫn không quên cởi chiếc áo giáp dính máu trên mình anh. Chiếc áo gói ghém những dòng tâm sự, những ngày hành quân chiến công diệt cộng tại vùng Tam Biên.
Tôi lật ra đàng sau, chiếc áo đã thủng một lỗ lớn vì đạn đại liên nhưng tôi vẫn nhứt quyết mang về nhà cho gia đình anh làm kỷ niệm.
Giả chết để thoát thân
Tôi mang vội chiếc áo giáp còn bết máu lên mình và hẹn lần cuối với các anh em địa điểm gặp nhau. Tất cả 6 người phân tán ra chạy rời rạc nhau, men theo những nơi không có bóng người. Bất ngờ, tôi cúi mình bước qua lớp kẽm gai thấp để chạy đi, nào đâu một tên lính BV đầu đội nón cối chân đi dép cao su đứng bật dậy từ một hố cá nhân trước mặt.
- Ai đó, đứng lại!
Tôi vẫn chạy, nhưng không kịp. Một loạt AK bay thốc qua mình tôi.
Bị chận không còn lối thoát nên tiếng súng vừa dứt loạt, tôi ngã người xuống nằm dài trên bục đất. Tôi nghĩ thà là giả chết nằm xuống đây còn hơn chạy thêm cũng không thoát khỏi.
Nghe tiếng súng, một số Cộng quân gần đó chạy lại xem. Bọn này nhấc tay trái tôi lên, thấy hai tay mềm nhũn chúng cứ tưởng chết thật. Rồi lại quay đi.
Tôi tưởng là yên rồi. Không ngờ đâu một vài tên khác nữa bước lại đá đá vào mông đít tôi. Nhưng đến lúc nhìn tới cái áo giáp có vết đạn trên bả vai thì chúng ngừng ngay.
- Đúng lên này là thứ nặng. Đạn của ta không hủy phổi thì cũng bể tim. Viên đạn xuyên thủng áo giáp như thế này làm sao sống nổi. Nói xong bọn này quay lưng đi hết.
Nằm đó, tôi mừng thầm cho số mình lớn và tự nghĩ «Phải chi tụi này nhiều đạn như lính Cộng Hòa chúng ta, bắn một vài phát ân huệ thôi thì còn gì nữa. Cũng may mà chúng không cúi xuống lục lọi. Nếu làm như vậy thì tôi khó mà thoát khỏi tay địch, chỉ cần lật ngược tôi lại thôi cũng khám phá ra tôi hãy còn sống.»
Giữa lúc tôi nằm im gần như đứng tim, thì mấy anh bạn chạy gần đó cũng chuồn mất, có lẽ lẩn tránh vào các dãy nhà sụp đổ gần đó chờ đợi. Mỗi lần Cộng quân đi ngang qua dẫm lên mình, tôi vẫn nằm im chịu đựng. Tôi phó mặc cho may rủi và mong cho trời mau tối, chỉ có cách đó mới hy vọng thoát thân.
Nhìn lại đồng hồ đã 17g, đằng kia một anh bạn vẫn còn nằm yên trong 1 góc công sự sụp đổ chờ tôi bởi vì tôi thông thạo địa thế vùng này hơn anh em. Trời mỗi lúc một tối dần mà không còn đơn vị nào kéo đến giải vây. Tôi đâm lo khó thoát khỏi Tân Cảnh khi nhìn ra ngoài nơi nào cũng có địch xuất hiện. Chúng đi tìm chiến lợi phẩm hoặc tháo các vũ khí còn mắc kẹt trên thiết giáp T54 của chúng.
Lâu lâu tôi lại ngó lên để tìm xem còn đồng đội nào nằm gần không, và quan sát các hoạt động cùng địa điểm bố trí của giặc.
(còn nữa)
Một Bà Cõng Chồng Ẵm Con Chạy Bộ Suốt 26 Cây Số Thoát Khỏi Vùng Đạn Lửa An Lộc
SAIGON – Bà Quả phụ Trung tá Võ trường Hỷ (Chủ tịch Uỷ Ban Tranh Đấu – UBTĐ quyền lợi Quả Phụ Tử Sĩ - QPTS) trong dịp tiếp xúc với một số ký giả hôm 7-5 đã đả kích nặng nề một số phú ông làm giàu nhờ chiến tranh hầu hết trốn tránh đóng góp vào cuộc cứu trợ thương binh và đồng bào chiến nạn. Bà cho đó là «bọn sâu mọt của xã hội: cần phải đem ra nguyền rủa muôn đời.
Dịp này bà Hỷ lên tiếng ca ngợi tấm lòng vàng·của một số chị em lao động và những QPTS nghèo khổ, đã tích cực đóng góp phẩm vật trong dịp phái đoàn UBTĐ/QPTS Cứu Trợ Tiền Tuyến hôm thứ Sáu vừa qua. Theo bà, hình ảnh sống động nhất trong buổi đi ủy lại đó là đó là bà QP Đại Tướng Đỗ Cao Trí dẫn dầu phái đoàn đến gần giường của một thương bệnh bị cụt chân và được anh này ôm tay bà khóc nói «Tôi không ngờ bà lặn lội đến tận đây an ủi chúng tôi. Trước đây tôi lính dưới dưới quyền của Đại Tướng» Ba Hỷ nói rằng, hình ảnh 1 QP Tướng lãnh đi ủy lạo chiến sĩ tại mặt trận có lẽ không vô ích cho tinh thần chiến đấu của anh em.
Mọi người trong phái đoàn cứu trợ tại tiền tuyến đều khâm phục người phụ nữ Việt Nam can đảm phi thường
Bà Quả phụ Trung tá Hỷ cũng đưa lên tấm gương sáng của một phụ nữ An Lộc, mà bà gọi là «người đàn bà danh dự» của Việt Nam. Chị tên là Lý thị Kên 32 tuổi. Được biết chị Kên có chồng là 1 Phế Binh cụt 1 chân, và 5 đứa con, đứa lớn 9 tuổi, đứa bé nhứt 9 tháng tuổi. Bà Hỷ thuật lại rằng vào ngày 15-4-72 trong khi mặt trận An Lộc đang diễn ra khốc liệt, theo làn sóng hàng ngàn người chạy loạn, chị Kên đã cõng chồng sau lưng và ôm con trước bụng, dẫn dắt 4 đứa con lớn chạy bất kể sống chết về phía Chơn Thành. Nhiều lần, gia đình chị suýt chết vì bom đạn rớt dọc đường. Nhưng nhờ thương chồng thương con vô biên, một mình chị Kên đã mang chồng con (2 đứa lớn thay nhau cõng 2 đứa em) vượt đoạn đường nguy hiểm 26 cây số từ An Lộc về tới Chơn Thành rồi mới chịu ngất xỉu tại chỗ!
Đệ tỏ lòng mến mộ tấm gương ấy, bà Quả phụ Tướng Trí tặng 3000đ, và Ô. Chủ tịch Hội Phế Binh/Quân Khu 3 tặng 2.000đ để chị Kên mua sữa cho các con uống. Một số bà QPTS cũng đã nhét vào túi 5 đứa con chị Kên những tờ giấy bạc 20đ mới.
#Tien Tuyen May 10, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 9 (tiếp theo và hết)
#Tien Tuyen May 10, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 9 (tiếp theo và hết)
Phần tôi vẫn nằm im trông ngóng. Tôi gặp một người mình nằm gần đó và ra dấu cho anh bò lại. Nhưng lính giặc gác gần quá nên anh ta vẫn nằm yên. Bọn giặc đứng gác vẫn đứng nhìn ra ngoài, lâu lâu quay vào trong. Thỉnh thoảng chúng đi đi lại lại. Tôi liếc mắt cho anh ấy đùng cựa quậy, bởi lẽ mọi cuộc trốn thoát lúc này đều bất lợi vì Cộng quân vẫn còn đặt nhiều tổ gác quanh đây. Có lẽ anh ấy quá sốt ruột, và trông dễ ăn nên có lần anh như chực đứng dậy nhảy tới giựt súng AK của giặc. Tôi liền nheo mắt ra dấu nằm yên kẻo mất mạng, vì quyết định sớm quá sẽ vô cùng bất lợi. Nhìn quanh nơi nào cũng có địch quân xuất hiện trong thế sẵn sàng.
Chốc chốc tôi nhìn đồng hồ mà cứ ngỡ như thời gian ngừng chạy. Tôi nghĩ, bằng mọi cách phải rút cho kỳ được khỏi ngọn đồi này, kinh nghiệm đã nhắc tôi điều đó. Hai đêm rồi mà địch vẫn còn án ngữ trên đồi nên sớm muộn gì chúng cũng lãnh bom B52.
Đến 20 giờ, trời tối hẳn, chỉ còn ánh trăng lờ mờ. Bên ngoài, Cộng quân đã lù lù xuất hiện đi tìm thức ăn của ta còn lại có thể có nơi các kho đã bốc cháy nửa chừng. Từng đoàn giặc kéo tới nói chuyện lao xao và hỏi han vui vẻ về những thức ăn mà chúng sắp thưởng thức, khác hẳn với những ngày chỉ có cơm cháy với muối mè. Chúng còn tâm sự và thố lộ cho nhau nên tôi biết chúng thuộc nhiều bộ phận Pháo, Truyền tin, Phòng không, Thiết giáp v.v… Lính BV khoái ăn đồ hộp Mỹ.
Chúc bảo đồ hộp là bữa ăn ngon lành sau nhiều ngày bị đói. Phần lớn chúng khen lấy khen để «đồ hộp đế quốc» ngon ra phết.
Nhiều tên cầm hộp đồ hộp trên tay mà loay hoay mãi vẫn không biết cách khui. Lâu quá, có tên lấy dao nhọn đâm xuống nắp hộp rồi thưởng thức ngon lành. Giữa lúc chúng đang ăn sì sụp hộp trái cây dọc hai bên lối đi thì ngờ đâu một phi cơ L19 với 2 trái đạn đánh ban đêm được ném xuống. Tôi bị lọt vào giữa vùng hỏa lực của C119. Khi thấy phi cơ VNCH xuất hiện, tôi vẫn không chạy được vì tên gác vẫn còn đứng cầm súng gần đó.
Trên không, C119 khai hỏa như mưa xuống đầu giặc nhất là Đại liên 6 nòng xạ kích kêu vang như bò rống. Tôi đành nằm im van vái cho mọi việc may mắn êm xuôi. Cũng may là tôi lại thoát nạn trước hỏa lực ta quét ngang quét dọc trên đầu như tấm thảm.
Trận mưa cứu tử
Rồi 1 đám mây kéo tới phủ kín anh trăng nhợt nhạt. Mưa ào ào trút xuống. Tôi mừng thầm, lúc này người bạn kia đã bò gần lại và cũng chờ đợi. Tôi tỏ ám hiệu bảo anh ta nên kiên nhẫn thêm chút nữa. Vì từ chiều đến tối nhiều lúc muỗi đốt mà anh em vẫn chịu yên không dám đập. Mắt mở trừng nhìn tên gác đêm lấy miếng nilon ra mặc che mưa. Như cái máy, hai chúng tôi liền nhảy sấn tới chụp lấy khúc gỗ đập như trời giáng xuống đầu y ta. Hắn gục ngay tại chỗ, tôi liền chụp lấy khẩu AK và lôi xác tên giặc ra xa khỏi đó dấu đi. Xong xuôi, tôi lần mò đi tìm các bạn bè còn ẩn trú ở những chỗ còn cháy xém hồi chiều.
B52 xóa tan ngọn đồi
Cả sáu người chúng tôi sắp thành hàng dọc nối đuôi nhau chạy qua bãi mìn đầy xác của Cộng quân, bên cạnh có vài thương binh hãy còn rên rỉ chờ cứu thương. Lợi dụng đêm tối và mưa giông, các đơn vị Sư đoàn 22 BB đều đã đồng loạt rút lui chiến thuật khỏi ngọn đồi.
Chúng tôi mỗi đứa cách nhau chừng 5 thước, lần mò qua các lớp kẽm gai trong im lặng. Vượt khỏi các lớp kẽm gai là đã 3 giờ sáng ngày 25-4-1972. Tất cả vừa chạy nhanh ra bìa rừng rồi tìm chổ nghỉ lại.
Bất ngờ tôi bị đánh thức và ngây người ra nhìn lên phía Tân Cảnh đang phát ra những âm thanh rợn người như mèo kêu kéo ngang qua đầu “Nao! Nao!” Tiếp theo là nhũng tiếng nổ lớn như muốn hất tung tôi ra khỏi chỗ nghỉ. Một biển lửa đỏ phủ lấy tất cả các đơn vị Bắc Việt vẫn đang còn lẩn quẩn trên ngọn đồi.
Sáng hôm sau chúng tôi được phi cơ ta cứu và đưa về Kontum giữa cảnh hàng ngàn đồng bào chạy loạn thoát khỏi vùng Cộng sản kiểm soát để tìm sự sống và lẽ sống nơi vùng Quốc gia.
(hết)
$pageOut$pageIn Phân đoạn 8
#Tien Tuyen May 13, 1972 trang 3
PHƠ by KẸO ĐỒNG
“TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG” 001
Phân đoạn 7
#Tien Tuyen May 14, 1972 trang 3
“TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG” 002
(đang updating)
$pageOut$pageIn $pageOut$pageIn $pageOut các Phần tiếp theo ==>
.
Ngày đăng: Jan. 4, 2025
Bạn đọc thân mến,
Post này được thực hiện kể như song hành nhằm phụ trợ với Post Chứng Tích bên phía CSBV trong việc nhận cho đúng thực lực của Cộng quân cũng như thực trạng & tình hình toan tính bên phía CSBV theo lịnh của quan thầy Cộng sản quốc tế Nga - Tàu trong cuồng vọng xâm lăng miền Nam.
- Trước một miền Bắc dưới chế độ CSBV độc tài, đàn áp dân chúng, thiếu đói, tụt hậu, tàn ác, man rợ, hiếu chiến như thế thì tinh thần chiến đấu và quyết tâm của Quân và Dân miền Nam bảo vệ phần đất miền Nam Tự do, Dân chủ ... như thế nào?
- Tương quan lực lượng và các dị biệt tương phản nhau giữa nội tình của miền Bắc Cộng sản với miền Nam Quốc Gia như thế nào?
- Tính người và tình người của Quân và Dân miền Nam như thế nào trong trận chiến bảo vệ đất nước trước đoàn biển người bộ đội Cộng sản Sinh Bắc Tử Nam theo lời bác đảng xúi giục và cưỡng bách họ lao vào chặng đường rừng sâu nước độc xâm nhập miền Nam?
- Quân và Dân miền Nam ứng phó thế nào trước đoàn trai trẻ Bắc Việt đang ngấm cơn say thuộc bài khoa giáo anh hùng và hận thù tưởng tượng không khác gì một bầy thiêu thân mù lòa đang kéo nhau vào Nam lăm lăm bắn giết?
- Quân và Dân miền Nam ứng xử thế nào trước dòng sản phẩm tập thể người cuồng tín sắt máu hệt như khuôn đúc từ cái lò nhồi sọ một chiều vô nhân đạo do những tên đồ tể máu lạnh Bắc Bộ phủ sản xuất ra với chủ đích rõ rệt là lùa trai tráng Bắc Việt băng núi lội rừng xâm nhập miền Nam chém giết đồng bào và thí thân làm mồi cho lửa đạn chiến trường?
Để hiểu rõ tình thế đó, thiết tưởng không gì thực cho bằng đọc lại nguyên văn những bản tin, phóng sự, tường thuật, bình luận và xã thuyết nóng hổi lúc đương thời trên các nhựt báo miền Nam mà tôi cố gắng phục dựng lại ở đây, bằng tất cả khả năng và sức lực của một người làm một mình.
Lịch sử muôn đời vẫn còn đó cho dẫu sau tháng Tư đen, tập đoàn máu Bắc Bộ phủ đã nhanh tay hủy diệt, đốt phá nhiều sách báo tài liệu của miền Nam Quốc Gia hòng xóa dấu vết đắc tội với dân tộc Việt, hòng che lấp, bưng bít và chạy tội tuyên truyền láo khoét gian tà độc ác lừa bịp nhân dân miền Bắc và công luận thế giới.
Bộ mặt thật Ác Quỷ của bầy tội đồ dân tộc Bắc Bộ phủ sẽ hiện nguyên hình tại đây, qua những tờ nhựt báo miền Nam đương thời.
Sự đời nhiều khi đâu có giản dị rằng cứ thua là tội, thắng là vinh?! Không! Đâu có dễ thế! Trang Sử Quốc - Cộng Việt Nam đa diện và phức tạp hơn nhiều. Nhưng dù thắng hay thua, thì công là công, tội là tội, đâu đó rạch ròi phân minh. Có thế mới chính đính để gọi là lịch sử.
Và đó là một trong những mong mỏi của tôi khi thực hiện loạt Posts này.
Le Tung Chau
Jan. 4, 2025
Post này được thực hiện kể như song hành nhằm phụ trợ với Post Chứng Tích bên phía CSBV trong việc nhận cho đúng thực lực của Cộng quân cũng như thực trạng & tình hình toan tính bên phía CSBV theo lịnh của quan thầy Cộng sản quốc tế Nga - Tàu trong cuồng vọng xâm lăng miền Nam.
- Trước một miền Bắc dưới chế độ CSBV độc tài, đàn áp dân chúng, thiếu đói, tụt hậu, tàn ác, man rợ, hiếu chiến như thế thì tinh thần chiến đấu và quyết tâm của Quân và Dân miền Nam bảo vệ phần đất miền Nam Tự do, Dân chủ ... như thế nào?
- Tương quan lực lượng và các dị biệt tương phản nhau giữa nội tình của miền Bắc Cộng sản với miền Nam Quốc Gia như thế nào?
- Tính người và tình người của Quân và Dân miền Nam như thế nào trong trận chiến bảo vệ đất nước trước đoàn biển người bộ đội Cộng sản Sinh Bắc Tử Nam theo lời bác đảng xúi giục và cưỡng bách họ lao vào chặng đường rừng sâu nước độc xâm nhập miền Nam?
- Quân và Dân miền Nam ứng phó thế nào trước đoàn trai trẻ Bắc Việt đang ngấm cơn say thuộc bài khoa giáo anh hùng và hận thù tưởng tượng không khác gì một bầy thiêu thân mù lòa đang kéo nhau vào Nam lăm lăm bắn giết?
- Quân và Dân miền Nam ứng xử thế nào trước dòng sản phẩm tập thể người cuồng tín sắt máu hệt như khuôn đúc từ cái lò nhồi sọ một chiều vô nhân đạo do những tên đồ tể máu lạnh Bắc Bộ phủ sản xuất ra với chủ đích rõ rệt là lùa trai tráng Bắc Việt băng núi lội rừng xâm nhập miền Nam chém giết đồng bào và thí thân làm mồi cho lửa đạn chiến trường?
Để hiểu rõ tình thế đó, thiết tưởng không gì thực cho bằng đọc lại nguyên văn những bản tin, phóng sự, tường thuật, bình luận và xã thuyết nóng hổi lúc đương thời trên các nhựt báo miền Nam mà tôi cố gắng phục dựng lại ở đây, bằng tất cả khả năng và sức lực của một người làm một mình.
Lịch sử muôn đời vẫn còn đó cho dẫu sau tháng Tư đen, tập đoàn máu Bắc Bộ phủ đã nhanh tay hủy diệt, đốt phá nhiều sách báo tài liệu của miền Nam Quốc Gia hòng xóa dấu vết đắc tội với dân tộc Việt, hòng che lấp, bưng bít và chạy tội tuyên truyền láo khoét gian tà độc ác lừa bịp nhân dân miền Bắc và công luận thế giới.
Bộ mặt thật Ác Quỷ của bầy tội đồ dân tộc Bắc Bộ phủ sẽ hiện nguyên hình tại đây, qua những tờ nhựt báo miền Nam đương thời.
Sự đời nhiều khi đâu có giản dị rằng cứ thua là tội, thắng là vinh?! Không! Đâu có dễ thế! Trang Sử Quốc - Cộng Việt Nam đa diện và phức tạp hơn nhiều. Nhưng dù thắng hay thua, thì công là công, tội là tội, đâu đó rạch ròi phân minh. Có thế mới chính đính để gọi là lịch sử.
Và đó là một trong những mong mỏi của tôi khi thực hiện loạt Posts này.
Le Tung Chau
Jan. 4, 2025
Vì đây là Post tập trung về tình hình quân sự và chính trị giữa bối cảnh Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, cho nên cần có một Chú Thích sơ lược để bạn đọc trẻ tuổi nắm vững Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 là gì? một cách rõ ràng, trung thực.
Thiết tưởng nên trích 2 trang Lời Mở Đầu của Tập Đặc San Bình Long Anh Dũng by Cục TLC/Tổng Cục CTCT VNCH – Jul. 1972 thay cho mô tả tổng quát; và 5 trang thuộc Chương 21 sách — Nhảy Vào Cuộc Viễn Chinh thay cho mô tả chi tiết, để dùng làm Chú Thích ấy là ngắn gọn, đầy đủ hơn cả
Thiết tưởng nên trích 2 trang Lời Mở Đầu của Tập Đặc San Bình Long Anh Dũng by Cục TLC/Tổng Cục CTCT VNCH – Jul. 1972 thay cho mô tả tổng quát; và 5 trang thuộc Chương 21 sách — Nhảy Vào Cuộc Viễn Chinh thay cho mô tả chi tiết, để dùng làm Chú Thích ấy là ngắn gọn, đầy đủ hơn cả
▶ Lời Mở Đầu
Đặc San Bình Long Anh Dũng by Cục TLC/Tổng Cục CTCT VNCH – Jul. 1972
▶ Nhảy Vào Cuộc Viễn Chinh
{ đọc Nhảy Vào Cuộc Viễn Chinh ở đây, do một độc giả của Library copy về đăng lại }
LTC:
➯ nguyên văn: Easter offensive, là chữ Anh ngữ mà người Mỹ và các báo chí ngoại quốc gọi cuộc tấn công của CSBV (Cộng sản Bắc Việt) vượt qua Vùng Phi Chiến đánh vào Nam vào ngày 30-3-1972 vì nó nhằm Mùa Lễ Phục Sinh (Easter) của người Công giáo. Còn dân miền Nam thì quen gọi đấy là Mùa Hè Đỏ Lửa, gọi theo tên tựa sách Bút Ký Chiến Tranh Mùa Hè Đỏ Lửa của Đại Úy – nhà văn Phan Nhật Nam, Sáng Tạo xuất bản lần thứ nhất, Saigon, Sept. 1972.
➯ Người Mỹ và báo chí ngoại quốc thường dùng chữ Anh ngữ để gọi miền Nam Tự Do, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là Nam Việt Nam (The South Vietnam). Ở đây, tôi dùng danh xưng – quốc hiệu VNCH nhiều hơn vì quen thuộc, thuận nhĩ với dân miền Nam nói riêng và chính đính với Sử Việt nói chung, chứ không (hoặc ít) dùng chữ Nam Việt Nam như trong nguyên bản.
➯ Người Mỹ và báo chí ngoại quốc cũng thường dùng chữ Anh ngữ People's Army Of Vietnam tức PAVN = Quân đội Nhân dân Việt Nam để trỏ quân CSBV theo cách mà Cộng sản Bắc Việt tự gọi quân đội của chúng, còn tôi dùng chữ mà người Quốc Gia ở miền Nam đã quen dùng để trỏ quân Bắc cộng là, hoặc CSBV, Bắc quân hoặc Cộng quân.
➯ Để đọc các phụ chú 10-1, 10-2, 10-3 và các phụ chú cần thiết khác tương tự, mời bạn đọc ỏ Post Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (từ phân đoạn 30 đến phân đoạn 34)
#Tien Tuyen Apr. 4, 1972 trang nhất
#Tien Tuyen Apr. 4, 1972 trang nhất
Nhận Định
CÂY MUỐN LẶNG, NHƯNG…
Chiến trận sôi động từ vài ngày qua ở vùng giới tuyến đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng: quân CSBV tuy không hẳn kéo qua cầu Bến Hải nhưng đã VƯỢT TUYẾN xâm lấng miền Nam!
Dù hành động quân sự này có mục đích thúc đẩy Hội đàm Ba Lê tái nhóm hay tạo điều kiện cho Nga Sô có thái độ ngoan cố trong cuộc gặp gỡ sắp tới với TT Mỹ và vấn đề Đông Dương (cuộc tấn công lớn ở vùng giới tuyến đã xảy ra sau khi phái đoàn quân sự Nga đến HàNội) thế giới cũng đã được dịp thấy rằng HàNội không bao giờ muốn có hòa bình trong sự tương nhượng. CSBV vẫn nuôi mộng thôn tính miền Nam bằng quân sự.
Cuộc tấn công này của Cộng quân BV cũng còn có mục đích thử lửa chương trình “Việt-Hóa” mà dựa vào đó, TT Nixon đã loan báo những đợt rút quân Mỹ khỏi VN, trong đó sẽ có đợt rút quân sắp được loan báo vào ngày 1-5 tới đây.
Về phần VNCH, chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đã ước tính một trận đánh lớn từ nay đến ngày bầu cử TT Mỹ và ông cho rằng đó là trận đánh cuối cùng của Cộng sản trước khi chúng bước sang du kích chiến trường kỳ. Và như thế, có thể nói rằng, Tổng Thống VNCH đã tiên đoán Cộng sản sẽ thất bại.
Đã tiên đoán tức là đã phòng bị và đã có kế hoạch đối phó. Cộng quân không để cho «cây muốn lặng» và chúng đã tự mình «gieo gió». Dù bằng cách nào, miền Nam cũng ở trong thế tự vệ. Chúng ta bị Cộng sản xâm lăng và tìm cách đánh đuổi xâm lăng ngay trên lãnh thổ quốc gia. QLVNCH đã hành quân ngoại biên nhưng chưa từng bao giờ đụng đến lãnh thổ của Bắc Việt, trừ các cuộc oanh tạc của Không quân VN năm 1968.
Nhưng «Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng». Kẻ gieo gió tất phải gặt bão. Những đợt oanh kích của phi cơ Mỹ, hải pháo của hạm đội Mỹ bắn vào vùng Bắc khu phi quân sự có lẽ chưa đủ. Sẽ có những cuộc oanh tạc ồ ạt lãnh thổ BV và nếu cần, một cuộc đổ bộ đánh bọc hậu Cộng quân tại miền Bắc Vĩ Tuyên 17.
CÂY MUỐN LẶNG, NHƯNG…
Chiến trận sôi động từ vài ngày qua ở vùng giới tuyến đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng: quân CSBV tuy không hẳn kéo qua cầu Bến Hải nhưng đã VƯỢT TUYẾN xâm lấng miền Nam!
Dù hành động quân sự này có mục đích thúc đẩy Hội đàm Ba Lê tái nhóm hay tạo điều kiện cho Nga Sô có thái độ ngoan cố trong cuộc gặp gỡ sắp tới với TT Mỹ và vấn đề Đông Dương (cuộc tấn công lớn ở vùng giới tuyến đã xảy ra sau khi phái đoàn quân sự Nga đến HàNội) thế giới cũng đã được dịp thấy rằng HàNội không bao giờ muốn có hòa bình trong sự tương nhượng. CSBV vẫn nuôi mộng thôn tính miền Nam bằng quân sự.
Cuộc tấn công này của Cộng quân BV cũng còn có mục đích thử lửa chương trình “Việt-Hóa” mà dựa vào đó, TT Nixon đã loan báo những đợt rút quân Mỹ khỏi VN, trong đó sẽ có đợt rút quân sắp được loan báo vào ngày 1-5 tới đây.
Về phần VNCH, chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đã ước tính một trận đánh lớn từ nay đến ngày bầu cử TT Mỹ và ông cho rằng đó là trận đánh cuối cùng của Cộng sản trước khi chúng bước sang du kích chiến trường kỳ. Và như thế, có thể nói rằng, Tổng Thống VNCH đã tiên đoán Cộng sản sẽ thất bại.
Đã tiên đoán tức là đã phòng bị và đã có kế hoạch đối phó. Cộng quân không để cho «cây muốn lặng» và chúng đã tự mình «gieo gió». Dù bằng cách nào, miền Nam cũng ở trong thế tự vệ. Chúng ta bị Cộng sản xâm lăng và tìm cách đánh đuổi xâm lăng ngay trên lãnh thổ quốc gia. QLVNCH đã hành quân ngoại biên nhưng chưa từng bao giờ đụng đến lãnh thổ của Bắc Việt, trừ các cuộc oanh tạc của Không quân VN năm 1968.
Nhưng «Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng». Kẻ gieo gió tất phải gặt bão. Những đợt oanh kích của phi cơ Mỹ, hải pháo của hạm đội Mỹ bắn vào vùng Bắc khu phi quân sự có lẽ chưa đủ. Sẽ có những cuộc oanh tạc ồ ạt lãnh thổ BV và nếu cần, một cuộc đổ bộ đánh bọc hậu Cộng quân tại miền Bắc Vĩ Tuyên 17.
TIỀN TUYẾN
Bản đồ Tổng quát trận giặc Mùa Hè Đỏ Lửa Vg I CT = Vùng I Chiến thuật # Quân Khu 1 # Quân Đoàn 1 DMZ = Demilitarized Zone = Vùng Phi Chiến = Vùng Phi Quân Sự |
Như vậy, trong Post này, ở đầu mỗi bài đăng/bản tin/phóng sự/bình luận-xã thuyết v.v... sẽ được dán 1 nhãn nhỏ như sau đây để đánh dấu cho biết nội dung bài đó thuộc vào Chiến trường nào:
Chiến trường Trị Thiên
(hoặc còn gọi là Chiến trường Giới Tuyến/Hỏa Tuyến - Vùng I Chiến thuật)Chiến trường Tam Biên
(hoặc còn gọi là Chiến trường Cao Nguyên/Tây Nguyên - Vùng II Chiến thuật) và
Chiến trường Bình Long
(An Lộc - Vùng III Chiến thuật)$pageOut $pageIn LTC's Tips:
➯ những bài/trang báo này đã được tôi reformatted thành large size and resolution, nghĩa là đều có thể in (printing) hoặc đọc tại chỗ rất rõ nhứt là đọc trên Computer chớ không phải trên mobile devices.
➯ Để đọc nguyên bản bài báo, bạn hãy click vô tấm ảnh tờ báo, trình duyệt web sẽ tự động mở ảnh ra nơi 1 tab mới để bạn qua đó đọc rõ với cách zoom lớn/nhỏ tùy ý (nhờ đó bạn cũng dễ dàng đối chiếu với phần text retyping do tôi làm lại - dễ đọc hơn, dành cho những bạn đọc mắt kém - xem thử có đúng nguyên văn hay không.)
Phân đoạn 2:
✿ Post này bắt đầu với loạt 9 bài «Việt Nam hóa» đăng ở chuyên mục Phơ do Kẹo Đồng phụ trách trên trang 3 nhựt báo Tiền Tuyến 1 khởi từ số May 2, 1972.
Trang báo nào còn xem rõ chữ thì tôi tinh chỉnh lại cho thật net và post nguyên hình ảnh mục báo đã cắt ra. Tôi nghĩ nhiều bạn đọc sẽ chuộng như thế hơn vì về mặt Sử liệu thì không gì quý và chính xác hơn là được đọc nguyên bản.
Trang nào bị nhòe chữ, khó đọc rõ thì tôi đánh máy lại nguyên văn cho dễ đọc và posted kèm ảnh của mục báo ấy theo đúng tôn chỉ nói có sách mách có chứng. Giá trị của người Quốc Gia là ở chỗ đó: tôn trọng sự thật kèm bằng chứng, chớ không nói láo lem lẻm, nói bừa vô tội vạ như loài Cộng nô hèn hạ bẩn thỉu hạ cấp.
✿ Tiếp theo sau loạt (9, thiếu 1 còn) 8 bài «Việt Nam hóa» sẽ là các Phóng sự nóng hổi khởi đăng làm nhiều kỳ từ cuối tháng 3-1972, do Đặc Phái Viên nhựt báo Tiền Tuyến dầm mình ngay tại vùng chiến địa ghi lại, tạm kể (một số bài nổi bật):
▶ Trị Thiên (Quân Khu 1):
✑
▶ Tây Nguyên - Tam Biên (Quân Khu 2):
✑ Ký Sự Hành Quân Vùng Tam Biên by Lê Nguyễn
✑ Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV by NGƯỜI PHÓNG VIÊN, Phóng sự
✑ Ba Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh by MAI HOÀNG + ANH NHÂN, Phóng sự
▶ Bình Long (Quân Khu 3):
✑ Con Đường Máu Số 13 by Hải Bằng + Nguyễn Đức Hiếu, Phóng sự
Xen lẫn rải rác trong Post này sẽ là các Bản Tin nóng hổi của Bổn Báo Đặc Phái Viên (BBĐPV) Tiền Tuyến, phần lớn là Tin Chiến trận tại ba Quân Khu 1, 2 và 3.
✑ "Trận Chiến Cuối Cùng" là loạt hơn 90 bài đăng ở chuyên mục Phơ do Kẹo Đồng phụ trách trên trang 3 nhựt báo Tiền Tuyến
✑ Rải rác là một số bài từ mục Tạp Ghi do Ký giả Lô Răng 1 phụ trách ở trang 2 nhựt báo Tiền Tuyến, có thể toàn bài, có thể trích một phần bài có nội dung tập trung vô chủ đề của Post này.
Tất cả đều giữa bối cảnh Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, trong đó ngoại trừ các Phóng sự, Bản Tin, thì các bài trên chuyên mục Phơ by Kẹo Đồng là những giòng xã thuyết nhận định, phân tích ... rất là sáng suốt và có giá trị làm sáng tỏ cục diện/hiện tình đất nước như một thiên Chính Luận chính thức của báo Tiền Tuyến, có thể do chính vị Chủ nhiệm, Trung tá Phạm Xuân Ninh (tức thi sĩ Hà Thượng Nhân) [ 1 ] chấp bút (?), mà cho tới nay, sau hơn nửa thế kỷ, các nhận định, phân tích đó vẫn còn nguyên giá trị. [ mục PHƠ của Tiền Tuyến có dáng dấp tương tự như mục Ý KIẾN của nhựt báo Chính Luận — đăng trên trang nhất — (có lẽ) do Bác sĩ Chủ bút Đặng Văn Sung viết?! ]
Trang báo nào còn xem rõ chữ thì tôi tinh chỉnh lại cho thật net và post nguyên hình ảnh mục báo đã cắt ra. Tôi nghĩ nhiều bạn đọc sẽ chuộng như thế hơn vì về mặt Sử liệu thì không gì quý và chính xác hơn là được đọc nguyên bản.
Trang nào bị nhòe chữ, khó đọc rõ thì tôi đánh máy lại nguyên văn cho dễ đọc và posted kèm ảnh của mục báo ấy theo đúng tôn chỉ nói có sách mách có chứng. Giá trị của người Quốc Gia là ở chỗ đó: tôn trọng sự thật kèm bằng chứng, chớ không nói láo lem lẻm, nói bừa vô tội vạ như loài Cộng nô hèn hạ bẩn thỉu hạ cấp.
✿ Tiếp theo sau loạt (9, thiếu 1 còn) 8 bài «Việt Nam hóa» sẽ là các Phóng sự nóng hổi khởi đăng làm nhiều kỳ từ cuối tháng 3-1972, do Đặc Phái Viên nhựt báo Tiền Tuyến dầm mình ngay tại vùng chiến địa ghi lại, tạm kể (một số bài nổi bật):
▶ Trị Thiên (Quân Khu 1):
✑
▶ Tây Nguyên - Tam Biên (Quân Khu 2):
✑ Ký Sự Hành Quân Vùng Tam Biên by Lê Nguyễn
✑ Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV by NGƯỜI PHÓNG VIÊN, Phóng sự
✑ Ba Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh by MAI HOÀNG + ANH NHÂN, Phóng sự
▶ Bình Long (Quân Khu 3):
✑ Con Đường Máu Số 13 by Hải Bằng + Nguyễn Đức Hiếu, Phóng sự
Xen lẫn rải rác trong Post này sẽ là các Bản Tin nóng hổi của Bổn Báo Đặc Phái Viên (BBĐPV) Tiền Tuyến, phần lớn là Tin Chiến trận tại ba Quân Khu 1, 2 và 3.
✑ "Trận Chiến Cuối Cùng" là loạt hơn 90 bài đăng ở chuyên mục Phơ do Kẹo Đồng phụ trách trên trang 3 nhựt báo Tiền Tuyến
✑ Rải rác là một số bài từ mục Tạp Ghi do Ký giả Lô Răng 1 phụ trách ở trang 2 nhựt báo Tiền Tuyến, có thể toàn bài, có thể trích một phần bài có nội dung tập trung vô chủ đề của Post này.
Tất cả đều giữa bối cảnh Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, trong đó ngoại trừ các Phóng sự, Bản Tin, thì các bài trên chuyên mục Phơ by Kẹo Đồng là những giòng xã thuyết nhận định, phân tích ... rất là sáng suốt và có giá trị làm sáng tỏ cục diện/hiện tình đất nước như một thiên Chính Luận chính thức của báo Tiền Tuyến, có thể do chính vị Chủ nhiệm, Trung tá Phạm Xuân Ninh (tức thi sĩ Hà Thượng Nhân) [ 1 ] chấp bút (?), mà cho tới nay, sau hơn nửa thế kỷ, các nhận định, phân tích đó vẫn còn nguyên giá trị. [ mục PHƠ của Tiền Tuyến có dáng dấp tương tự như mục Ý KIẾN của nhựt báo Chính Luận — đăng trên trang nhất — (có lẽ) do Bác sĩ Chủ bút Đặng Văn Sung viết?! ]
Chiến trường Bình Long
#Tien Tuyen May 2, 1972 trang ba
Việt Nam hóa - bài 01
#Tien Tuyen May 2, 1972 trang ba
«Việt Nam Hóa»
- bài 01 -
[ ảnh Tướng Hưng dưới đây là do LTC thêm vào ]
Chiều thứ Sáu vừa qua, tôi bỏ ra 60 đồng mua tờ Diều Hâu có in hình ông. Tại chủ nhật, mở máy thu thanh (Đài Tiếng Nói Quân Đội) may mắn lại nghe được tiếng ông nói qua máy vô tuyến điện thoại trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Dương Phục. Tiếp đó, trên màn ảnh truyền hình tôi được thưởng thức cuốn phim chiến sự độc đáo TỬ THỦ AN LỘC của phóng viên điện ảnh Quân Đội Tăng Thường Châu.
Trong cuộc chiến ác liệt đang lan khắp miền Nam, mặt trận Giới Tuyến được coi là quan trọng nhất. Bởi vì hình ảnh 5 vạn quân «Cờ Đỏ» có xe lăng, đại bác và súng phòng không của Nga vượt Bến Hải xâm chiếm vùng đất địa đầu Quảng Trị rõ ràng là một hành động xâm lăng công khai và quá rõ rệt. Chính vì hành động xâm lăng đó của Hànội mà toàn thể miền Nam đã nhất tề đứng dậy trong một quyết tâm sắt thép đầy phong vị lịch sử của đời Nhà Trần.
Nhưng từ Giới Tuyến đến Bình Long rồi Tam Biên, hình ảnh Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh SĐ5BB và là người đang tử thủ An Lộc, nếu không chói sáng hơn hết thì cũng đã thu hút được nhiều sự chú ý và cảm tình của mọi người.
Một Trần Thế Vinh gãy cánh ở Đông Hà, một Nguyễn Đình Bảo ở lại với căn cứ Charlie (rất tiếc phải ghi tên Mỹ mặc dầu bài này mang tiêu đề là «Việt Nam Hoá»), kể cũng tạm đủ để nói lên hình ảnh oai hùng của Quân Đội. Nhưng cả hai người anh hùng đó đã chết. Họ phải chết mới được coi là anh hùng, mới được người đời nhắc nhờ tới và có hình lớn treo ở công viên.
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng là người đang Còn Sống, nhưng là người hàng ngày sống sát với ... Tử Thần.
Chằng hiểu đến hôm nay ông đã được ngả lưng ngủ một giấc nào chưa, nhưng 10 ngày trước đây, khi cuộc tấn công đợt 3 của Cộng quân vào thị xã An Lộc vừa bị đánh lui thì ông vẫn chưa bao giờ được nằm nghỉ vài phút. Ngày này qua ngày khác ông chỉ được ngủ gà ngủ gật, có đôi khi tay cầm ống điện thoại rồi cứ thế gục xuống bàn. Viên sĩ quan tùy viên phải len lén gỡ ống điện thoại trong tay ông đặt vào chỗ cũ (để các nơi còn có thể liên lạc được với An Lộc) nhưng lòng chỉ sợ cử động của mình sẽ đánh thức vị chỉ huy trong giấc ngủ ngắn ngủi bằng vàng. Mặt ông đã dài lại càng dài thêm, sau những đêm ngày lo lắng mệt nhọc và mất ngủ…
Đó là do tôi đã nghe một phóng viên của bổn báo kể lại. Anh này không dám viết ra, vì ca tụng một ông Tướng anh hùng, theo anh, sẽ không phù hợp với cuộc chiến hôm nay. Người lính vô danh, ôi biết bao nhiêu người lính vô danh đã gục ngã hay bị thương tích mới là những anh hùng đáng Ca Ngợi nhất?
Nhưng thử hỏi nếu Chuẩn Tướng Hưng không nhảy vào lò lửa An Lộc và ở sát cạnh các chiến hữu của ông thì An Lộc có còn trơ trơ cùng tuế nguyệt đến ngày nay chăng?
“Nhứt tướng công thành vạn cốt khô” là định luật của thời chinh chiến, nhưng ở đây Chuẩn Tướng Hưng không còn là một vị tướng nữa. Ông đã đặt mình ngang hàng với tất cả mọi chiến sĩ. Họ phải tử thủ An Lộc thì ông cũng làm như họ mà thôi…
Khi De Castries nhảy xuống Điện Biên Phủ, ông ta chỉ là Đại Tá. Khi Điện Biên Phủ sắp thất thủ, tưởng Navarre mới ném xuống cho ông 2 sao. Và khi Điện Biên Phủ thất thủ, toàn thề Quốc Hội Pháp đều đồng loạt đứng lên tuyên dương Quân đội Pháp tại thung lũng này.
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng đã khác hẳn với De Castries mặc dầu An Lộc từ đầu tháng 4 có thể được người la coi như là một thứ Điện Biên Phủ. Sự khác biệt đó ở chỗ ông đã là một tướng lãnh và ông nhảy xuống An Lộc là để thúc đẩy quân sĩ ở đó nuôi một ý chí quyết thắng trong tình trạng nguy kịch thấy rõ của tỉnh lỵ Bình Long. Chính ông khi nhảy xuống An Lộc ông cũng chỉ thề tử thủ với thị trấn này. Chắc ông không ngờ rằng, cho đến hôm nay, An Lộc, một thị trấn xa xôi và “vô danh tiểu tốt” gần biên giới đã trở thành biểu tượng và hình ảnh oai hùng nhất của tinh thần chiến đấu kiên trì sắt thép của Quân Lực VNCH. Đó không phải là «Việt Nam Hoá». Đó là một cái gì Việt Nam hoàn toàn. Bởi có súng đạn tối tân mà thiếu giòng máu bất khuất của giòng giống Hồng Lạc thì cũng vô ích.
Tôi có ý định viết một loạt bài về “Việt Nam hóa" tại mục này đề nói với người bên này, với bạn đồng minh và nhất là với những người ở bên kia đã bị chủ nghĩa Cộng sản làm cho mù quáng đến độ trở thành khát máu đồng bào.
Tôi đã chọn Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, người chiến sĩ lớn (theo cả 2 nghĩa) đang cùng các chiến sĩ lớn của QLVNCH tử thủ An Lộc làm chất liệu để vào đề.
NGÀY MAI: Tại sao Cộng sản căm thù “Việt Nam hóa”?
K.D
Bạn đọc thân mến,
Thật tiếc là chúng ta bị khuyết số báo #Tien Tuyen May 3, 1972 tức có nghĩa là chúng ta bị thiếu bài «Việt Nam hóa» bài 2. Rất là tiếc và xin cáo lỗi bạn đọc.
Nhân đây tôi cũng mong sao bạn đọc nào, nếu có số báo #Tien Tuyen May 3, 1972, xin vui lòng gởi cho tôi để tôi bổ khuyết vào mục bài này. Chân thành cảm tạ.
Thật tiếc là chúng ta bị khuyết số báo #Tien Tuyen May 3, 1972 tức có nghĩa là chúng ta bị thiếu bài «Việt Nam hóa» bài 2. Rất là tiếc và xin cáo lỗi bạn đọc.
Nhân đây tôi cũng mong sao bạn đọc nào, nếu có số báo #Tien Tuyen May 3, 1972, xin vui lòng gởi cho tôi để tôi bổ khuyết vào mục bài này. Chân thành cảm tạ.
#Tien Tuyen May 4, 1972, trang 3
Việt Nam hóa - bài 03
#Tien Tuyen May 4, 1972, trang 3
«Việt Nam hóa»
- bài 3 -
Khi tôi sửa soạn viết đoạn 3 của bài này thì có tin quân ta đã di chuyển chiến thuật khỏi thị xã Quảng Trị. Tôi đã tưởng tượng những lời tuyên truyền huênh hoang cố hữu của Đài Hànội. Thể nào chẳng có những điệp khúc «đồng bào Quảng Trị nổi dậy giành quyền làm chủ?»
Những lời huênh hoang đó không nhằm vào đồng bào ta ở miền Nam mà chỉ để lừa bịp đồng bào miền Bắc, những người chỉ nghe mà không được thấy sự thật ở Quảng Trị.
Bởi vì chẳng bao giờ có vụ đồng bào nổi dậy giành quyền làm chủ tại các vùng mà Cộng sản tạm chiếm. Một thị trấn, một quận lỵ hoang tàn đổ nát không có bóng một người dân nào thì làm gì có sự đồng bào nổi dậy giành quyền làm chủ? Nếu có chăng thì cũng là một số ít đồng bào ta vì chậm chân nên bị Cộng sản ngăn chận, ép buộc không được chạy nạn Cộng sản.
Như đã nói trong 2 bài trước, cuộc xâm lăng của Cộng quân miền Bắc đã không còn có thể che đậy dưới bất cứ một chiêu bài nào nữa. Ngay hình thức tấn công hiện nay của Cộng Sản cũng đã nói lên thực chất của một cuộc xâm lăng.
Từ vũ khí tối tân lãnh của Nga Sô đến tất cả lực lượng chính qui của Bắc Việt đều được tung vào miền Nam chứng tỏ Hànội không còn có thể nhờ cậy gì được ở đồng bào miền Nam trong việc tiếp tay với họ. Khi tấn công một thị trấn, Cộng quân dành ra nhiều lực lượng để bao vây đồng bào địa phương không cho họ di tản. Điền hình nhất là tại Quảng Trị. Cộng quân chờ cho đồng bào hồi cư rồi mới quay trở lại tấn công bất thình lình để hy vọng chiếm thị xã này với nhiều dân và cũng nhờ đó, Không lực ta và đồng minh không dám oanh tạc.
Vì vậy, nên khi đồng bào Quảng Trị lại ồ ạt tản cư thì Cộng quân đã giựt mìn các chuyến xe chở đồng bào khiến Quốc lộ 1 đã có đoạn ngập tràn máu đàn bà, trẻ con, ông già bà cả! Chiếm một thị trấn đổ nát, không một bóng người và lúc nào cũng có thể bị phi cơ, hải pháo oanh kích, quân CSBV đang lâm vào cảnh bi dát hơn quân Pháp năm 1946 trước cảnh vườn không nhà trống.
(Xem tiếp trang 6)
TRANG 6
(tiếp theo trang 3)
Quân của Hànội đã trở thành một thứ lính viễn chinh xâm lược, bị dân chúng xa lánh và căm thù không khác chi quân Pháp ngày trước trong thời kỳ toàn dân kháng chiến. Những tiếng “cứu nước, đồng bào, cánh mạng”.., không còn kích thích được ai vì bộ mặt của Cộng quân đã hiện nguyên hình.
Mục tiêu của Hà nội đã lộ rõ: dốc toàn lực đề phá vỡ chương trình “Việt Nam hóa” tức là phá vỡ sự tự lực tự cường của Dân và Quân miền Nam. Nói là phá vỡ chính sách, “Việt Nam hóa” của TT Nixon nhưng kỳ thật Hànội đang tìm cách phá vỡ QLVNCH, thành đông vách sắt bảo vệ đồng bào và lãnh thổ miền Nam.
Hànội sợ nhất là QLVNCH với tất cả sức mạnh tinh thần của nó. Khi người ta sợ và không chắc thắng được thì điều trước tiên là bôi nhọ, là tìm cách lũng đoạn tinh thần đối phương. Nhưng những tiểu xảo đó đã quá xưa cũ không còn hợp thời trang nữa.
Che đậy cuộc xâm lăng dưới chiêu bài phá vỡ “Việt Nam hóa” tức là chống lại sự tự lực tự cường, chống lại tinh thần độc lập của Dân Quân miền Nam, Hànội không thể nào lôi cuốn được một ai hết trừ phi những đồng bào tay không, bị Cộng quân dí súng vào lưng.
Nhưng lần này, Hanội không những đánh vào Quân đội mà còn đánh cả dân chúng miền Nam, coi đồng bào miền Nam như địch thù, cho nên căn bản chiến tranh nhân dân đã mất, Cộng quân xâm lăng chỉ còn đợi giờ đền tội.
(Còn tiếp)
#Tien Tuyen May 5, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 04
#Tien Tuyen May 5, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 04
«Tôi viết thư này cho ông khi có tin Quảng Trị đã rơl vào tay giặc. Những người chung quanh tôi có vẻ bàng hoàng như khi người Pháp nghe tin thất trận ở Dunkerque. Thú thật họ đã làm cho tôi khó chịu.»
Đó là một đoạn trong lá thư của 1 độc giả gởi cho Kẹo Đồng.
Lá thư được viết tiếp như sau:
«Bàng hoàng cũng không được mà bi quan lại càng không nên. Bởi vì hơn lúc nào hết, người Việt quốc gia miền Nam phải thật bình tĩnh để đối phó với tình thế. Làm người Cộng sản thật dễ, nhưng làm Người Quốc gia Việt Nam thật khó trăm bề. Không phải chúng ta chỉ đối phó với địch mà chúng ta còn phải coi chừng bạn đồng minh. Nói thế không phải bảo rằng người Mỹ sẽ bỏ rơi chúng ta lúc này nhưng nếu ta không quyết thắng, nếu là không liều chết để bảo toàn sự sống thì người Mỹ làm sao giúp ta được? Đó là chưa kể thân phận những dân tộc nhược tiểu thường được an bài bằng nước cờ của những siêu cường quốc.
«Biết sự thật để mà tìm phương sinh tồn chứ không phải để bi quan, vì người Việt quốc gia miền Nam không còn có con đường nào hết là tự giải thoát nếu không liều chết chiến đấu. Khách quan mà nhìn vào thì là một cuộc cốt nhục tương tàn, nhưng Cộng sản đã ra tay trước, họ không thắc mắc như chúng ta trước cảnh nồi da xáo thịt đó. Ta cũng đừng ngớ ngẩn khi nghĩ rằng người Việt giết nhau bằng bom Mỹ súng Nga, Vì nghĩ như vậy là sa vào bẫy của người Cộng sản Việt, những người mang cùng một huyết thống với chúng ta nhưng lúc nào cũng sẵn sàng giết chúng ta không gớm tay. Họ coi những người Việt không theo họ còn đáng giết hơn những người tư bản Mỹ và ngay cả những người mà họ thường gọi là “đế quốc Mỹ.”
«Trở về vấn đề mất Quảng Trị, chúng ta phải biết quan niệm rằng đó chưa phải là trận Dunkerque. Chúng ta cũng đừng vội cho rằng Chiến sĩ ta đã thất bại. Không! Những chiến sĩ can trường của mặt trận giới tuyến đã làm tất cả những gì họ có thể làm được.
Chúng là nuôi ý chí sắt thép là sẽ không để một tấc đất rơi vào tay giặc. Ý chí sắt thép đó đến giờ này vẫn còn nung nấu (Xem tiếp trang 6)
(tiếp theo trang 3) tinh thần Quân Dân miền Nam, và chúng ta cần phải nuôi dưỡng nó, đừng để một vài trường hợp bất thường (vì địch lấy đông đánh ít) làm chứng ta nản chí, vì chính sự nản chí khởi sinh trong lòng chúng là mới làm chúng ta mất nước mau hơn là một vài vùng đất mà vì thất thế, ta phải để rơi vào tay giặc.»
Độc giả của Tiền Tuyến viết tiếp:
«Chúng ta vừa mất Quảng Trị, nhưng chúng ta vẫn còn AN LỘC BẤT KHUẤT. Chúng ta đã có những dũng sĩ như TRẦN THẾ VINH, như NGUYỄN ĐÌNH BẢO, như LỖ VĂN BẢO quyết tử thủ Dakto, như HOÀNG LÊ CƯƠNG chết với Chi Khu Hoài Nhơn, như Đại Úy Không Quân Hổ bất kể màn lưới phòng không dày đặc của địch, đã hạ cánh trực thăng vào giờ hấp hối của Tân Cảnh để đón Đại Tá Đạt, như 30 dũng sĩ của căn cứ PHÚ XUÂN (Bastogne) đã hy sinh ở lại cản giặc để các chiến hữu trong Tiểu đoàn rút thoát khỏi Căn cứ rồi đánh bọc hậu địch khiến Phú Xuân không mất mà 30 dũng sĩ ở lại cũng còn nguyên vẹn (sự kiện này xảy ra trước khi quân ta di tản chiến thuật khỏi căn cứ Phú Xuân).
«3 tuần lễ đầu của tháng 5 –1972 là thời gian quyết định vận mệnh miền Nam. Có thể nói đó là những tuần lễ của Anh Quốc trước và sau ngày Thủ Tướng Anh Churchill lên cầm quyền. Ông đã nói với dân Anh trong ngày nhậm chức: "Tôi chỉ đem lại máu và nước mắt cho đồng bào, nhưng nếu chúng ta cùng chung một ý chí, đất nước này sẽ được cứu vãn."
«Tôi không nhớ rõ được nguyên văn lời nói của Thủ Tướng Anh Churchill, nhưng đại ý câu nói của ông là như vậy. Ông còn có lối chào đưa 2 ngón tay thành hình chữ V, có nghĩa là CHIẾN THẮNG.
«Chúng ta, tất cả những người Việt không thể sống dưới chế độ Cộng sản, có lẽ nên bắt đầu chào nhau bằng 2 ngón tay kết thành hình chữ V đó. (Cứ tạm dùng chữ Anh chữ Pháp, vì 2 chữ CHIẾN THẮNG của ta làm sao có thể kết thành hình với mấy ngón tay?). Đó là hình ảnh của lòng TIN, đó là hình ảnh tinh thần BẤT KHUẤT (không riêng gì với địch mà cả với gian nguy khó khổ), đó là ý chí QUYẾT THẲNG (dù phải vượt qua bao nhiêu khó khăn nghiêm trọng).
«Mất Quảng Trị chưa phải là mất tất cả miền Nam. Thế giặc hung hăng và chuyên môn lấy đông đánh ít, chúng ra còn phải kiên trì đương đầu với chúng. Chúng ta quyết giữ từng tấc đất nhưng nếu có mất nhiều tấc đất mà chúng và không mất LÒNG TIN thì đại cuộc vẫn không có gì để bi quan.»
(Còn tiếp)
[ 1: Để bạn đọc được rõ về nhựt báo Tiền Tuyến và nhị vị Chủ nhiệm, Chủ bút Hà Thượng Nhân, Ký giả Lô răng, LTC xin chú thích ở đây bằng 2 bài viết (từ năm 2010) của quý ông Nguyễn Xuân Nghĩa và Du Tử Lê dưới đây:
🟐 Nguyễn-Xuân Nghĩa:
NGHỊCH LÝ HÀ THƯỢNG NHÂN
Một ông Đỗ Phủ biết cười
Chúng ta sống trong một thế giới đầy nghịch lý.
Tháng Tám vừa qua, từ bên Úc ông Phan Lạc Phúc gọi qua. Sau khi nói chuyện với cô cháu là Quỳnh Giao và thăm hỏi về sức khoẻ của bà chị là Minh Trang - khi ấy cụ đang đau yếu nặng - ông ký giả Lô Răng này đòi giao máy cho người viết. Để báo một tin buồn: con trai ông Phạm Xuân Ninh vừa mất. "Sức khoẻ Hà Chưởng Môn của chúng ta đã sa sút lắm rồi, nay ông lại gặp chuyện đau buồn nữa...." [Xin nói thêm cho các thế hệ về sau, ông Phạm Xuân Ninh tên thật là Hoàng Sĩ Trinh, lấy bút hiệu là ‘Hà Thượng Nhân’ – người làng Hà Thượng, tỉnh Thanh Hóa – nên anh em thân quý cứ gọi là Hà Chưởng Môn] Hai chúng tôi nói chuyện cả giờ như vậy về một người bạn thân ở cùng tiểu bang California mà gần chục năm nay tôi chưa được gặp lại sau khi chúng tôi rời San Jose xuống miền Nam. Có tự do mà để làm gì nhỉ?
"Mây năm xưa bỗng phiêu du trở về..."
Giã từ miền Bắc khi còn là thiếu nhi, trí óc thanh xuân của tôi được nuôi nấng với các nhật báo Tự Do, Ngôn Luận tại Sàigòn. Với các bài phiếm luận của Mai Nguyệt, Hiếu Chân. Và các vần thơ rất tếu của Thần Đăng, Thầy Khóa Tư, và tất nhiên của Hà Thượng Nhân trong mục "Đàn Ngang Cung"....
Thế rồi, bốn chục năm về trước, tôi được gặp Thần tượng của mình tại Paris!
Cùng một số nhà báo khác, ông Phạm Xuân Ninh qua Pháp quan sát và tường thuật về cuộc "hoà đàm" tại Paris. Gặp ông tôi bỗng giật mình. Muốn thi vị hóa thì có thể nghĩ đến cảm giác của Vũ Bằng khi lần đầu được gặp tác giả của "Trước Đèn" là cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc.
Thật ra, tôi gặp một ông đồ ngay giữa mùa giá lạnh của đất Paris cứ gọi là "hoa lệ".
Điều kiện sinh hoạt khi ấy của phái đoàn thật ra rất chật vật. Phạm Xuân Ninh mặc áo len, quấn chăn và chung quanh là khói thuốc lào bốc lên nghi ngút trong căn phòng rơm rớm hơi nước trên cửa kính. Ông cũng dạy cho tôi một thói xấu trong cách xưng hô: "anh em cả mà!" Mặc dù Phạm Xuân Ninh đáng tuổi thân phụ của người viết: ông sinh năm 1919 hay 1920, tại Thanh Hóa.
Một ông đồ già, bình dị và tò mò hỏi han về mọi chuyện rất lạ ở Paris. Rất lạ vì cái đất văn vật đó đang là nơi tung hoành của các phần tử thân cộng, ghét Mỹ và chống lại miền Nam. Mà cũng là nơi Hoa Kỳ chọn làm địa điểm hòa đàm!... Và ông đồ già ấy là một sĩ quan.
Như một kẻ hậu sinh, tôi hỏi về chuyện nhà.
Ông đồ già thì tò mò hỏi về chuyện nước Pháp, và gật gù thú vị vì dường như ở Pháp cũng có một số sinh viên quốc gia. Họ biểu tình đánh lộn ngoài đường với đám sinh viên thân Cộng của Pháp, vài ngoe "Việt kiều Yêu nước" với mấy tay Lính thợ ONS được họ huy động từ miền Nam lên để ủng hộ phái đoàn Bắc Việt.
Vì vậy, lần đầu gặp nhau, kẻ hậu sinh này không được nói chuyện về thơ với Hà Chưởng Môn.
Mà rặt chuyện thế sự. Và học được rất nhiều điều về "chính nghĩa quốc gia" - một khái niệm thiêng liêng - trong cách giãi bày rất từ tốn của ông. Khi ấy, từ bên kia chiến hào bằng giấy, chúng tôi bị gọi là "tay sai Mỹ Ngụy"!
Nổi bật trong dịp đó chính là bài tùy bút "Bắt Trẻ Đồng Xanh" của Võ Phiến mà chúng tôi in lại và quảng bá rộng rãi trong cộng đồng người Việt tại Pháp [về âm mưu cộng sản từ trước 1954 là bảo đảng viên ráo riết sinh con ở trong Nam trước khi «tập kết» ra Bắc để có sẵn cơ sở giao liên khi xâm nhập miền Nam sau này].
Ngoài cái tựa thì bài viết gây bàng hoàng này chẳng dính dáng gì đến cuốn truyện "The Catcher in the Rye" của J.D. Salinger. Mà là một sự mở mắt cho rất nhiều người Việt tại Pháp.
Và cái "nghiệp" làm báo của người viết này khởi sự từ đó, khi vị Chủ nhiệm của tờ Tiền Tuyến yêu cầu anh sinh viên tại Paris làm "đặc phái viên" cho tờ báo! Nói vậy cho oai, chứ tôi chẳng chu toàn được nhiệm vụ cho độc giả ở nhà, mà lại học được rất nhiều từ vị Chưởng Môn Phạm Xuân Ninh.
Mà vẫn chưa được dắt vào cõi thơ của ông.
Sau này, khi về nước làm việc, lại còn được ông dắt vào một cõi khác. Được "Đoàn 50" khoản đãi một chầu thịt chó tổng cộng... 12 món. Hà Chưởng Môn dẫn chúng tôi vào chốn quốc hồn quốc túy bằng cái cửa rất lạ!
Nếu có cao hứng đọc thơ, ông cũng chỉ dẫn thơ trào lộng, ung dung mà tinh quái. Từ đấy, tôi trở thành công chức và được ông đồ già cho chơi trèo, coi là bạn và bắt các con mình gọi tôi là "chú". Tôi đáng tuổi con của ông và không hề quên điều ấy.
Khi chiến tranh đã tàn và tự do đã mất, nhà thơ đã bị cầm tù dọc hai miền Nam Bắc thì chúng tôi mới loáng thoáng được thưởng thức tài thơ của ông. Rất cổ mà lại rất mới trong ý tưởng.
Buồn bã mà không đắng chát vị căm thù.
Ông đã lên tới chốn cao nhất và nhìn xuống những loay hoay của chuyện thắng bại với vẻ thương cảm.
Đời ông là một bài thơ và nếu may mắn hiểu được thì mình có thể nhớ đến cuộc đời của Đỗ Phủ. Nhưng tình tứ và lãng mạn hơn nhiều.
Hà Thượng Nhân làm thơ rất nhiều mà lại không thích in thơ. Nhiều người yêu chuộng thơ ông có làm việc đó. Nhân đây, phải cám ơn Huệ Thu. Không có nữ sĩ này, có lẽ chúng ta còn mất mát nhiều nữa.
Tại San Jose mà hỏi ông về chuyện bể dâu, Phạm Xuân Ninh có để lại cho bản thân tôi một chân lý cũng đầy nghịch lý: "Rất nhiều biến động của lịch sử có khi chỉ xuất phát từ chuyện tào lao vớ vẩn!"
Dù có nghiên cứu về kinh tế hay lịch sử thì mình cũng chưa thể chứng nghiệm được chân lý ấy nếu không trải qua những thăng trầm của thế hệ Phạm Xuân Ninh.
Ông có cơ hội tham gia kháng chiến chống Pháp, rồi về vùng tề, rồi gia nhập Quân đội Quốc gia góp phần xây dựng lại một đất nước lần đầu mới có độc lập kể từ năm 1883. Ông làm đài phát thanh, làm Chủ nhiệm tờ báo "quốc doanh" duy nhất của miền Nam mà bán rất chạy là tờ Tiền Tuyến.
Ông trở thành lý thuyết gia về bộ môn chiến tranh tâm lý, bảy năm vẫn giữ lon trung tá, theo kiểu bán văn bán võ và biến võ thành văn! [Sau này mà viết tiểu luận về chính trị, tôi nghịch ngợm lấy bút hiệu Võ Thành Văn cũng là từ đó!]
Trong giai đoạn nhiễu nhương ấy, ông đã nhìn thấy từ bên trong những biến động cười ra nước mắt của miền Nam tự do. Và không còn nước mắt khi nước nhà được... "giải phóng". Rất nhiều chuyện quả là tào lao vớ vẩn mà ông chứng kiến từ Thanh Hoá đến Hà Nội, Sàigòn, sau lội ngược ra Bắc để lại chứng kiến lần nữa, ngay sát biên giới với Trung Quốc...
Hèn gì Hà Thượng Nhân hay viết thơ trào phúng. Và viết quá hay.
Sự nghiêm túc của nhà nho còn đọng lại ở nơi ông. Chúng ta có thể chứng kiến ở vài ba điều, như thái độ cư xử rất chính nhân độ lượng của ông với rất đông bằng hữu, từ ở quê nhà cho tới khi mọi người văng ra khắp năm châu. Như sự ân cần của ông với nàng thơ và những người yêu thơ. Và vẻ dửng dưng lãnh đạm với mọi chuyện danh lợi phù phiếm. Những điểm son ấy của nhân cách Hà Thượng Nhân có thể sẽ mai một dần. Nhưng ông bất cần.
Chúng ta thì cần gom góp lại sáng tác của ông. Với ước mơ là sẽ có ngày thơ Hà Thượng Nhân được đưa vào chương trình giáo khoa. Những tác phẩm ấy sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm tử tế. Và trí não thêm tinh vi, phong phú.
Bài được viết ngày Hai tháng Chín 2010, cho ông kịp đọc trong cuốn tuyển tập về Hà Thượng Nhân (trước khi ông mất vào Tháng 10, năm 2011). Anh em lại đưa bài này làm lời tựa cho cuốn tuyển tập!
Nhật báo Tiền Tuyến và ký giả Lô Răng/Phan Lạc Phúc
❁ Du Tử Lê - 22 Tháng Hai 2010
Vì sự nghiệp báo chí của nhà báo Phan Lạc Phúc gắn liền với tờ Tiền Tuyến, nên xin bạn đọc cho phép tôi được ghi lại một cách vắn tắt sự hình thành của tờ báo này; trước khi chúng ta trở lại với ký giả Lô Răng, bút hiệu chính của nhà báo Phan Lạc Phúc, một nhà báo mà theo tôi, là một trong những nhà báo thuộc loại… “ngoại khổ.”
Theo ghi nhận của một nhân vật có thẩm quyền về những biến cố lớn của cả hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa miền nam Việt Nam thì, ngày 19 Tháng Sáu, 1965, quân đội VNCH chính thức đứng ra nhận lãnh trách nhiệm lịch sử, điều hành đất nước, thay thế chính phủ dân sự, khi đó đang gặp nhiều khó khăn. Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu được bầu vào vai trò Chủ tịch Uỷ ban Lãnh đạo Quốc Gia, tương đương chức vụ Tổng Thống. Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung ương, tương đương chức vụ Thủ tướng.
Năm ngày sau khi thành lập chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ mở cuộc họp báo, công bố quyết định tạm thời đình bản 36 nhật báo, để tân chính quyền duyệt xét lại quy chế báo chí hầu thích ứng với tình hình mới của đất nước.
Trong thời gian không có báo cho dân chúng đọc, chính phủ của Tướng Kỳ cho xuất bản khẩn cấp 2 tờ nhật báo. Tờ thứ nhất tên là “Hậu Phương,” do bộ Thông Tin phụ trách. Tờ thứ hai tên là “Tiền Tuyến,” do Cục Tâm Lý Chiến đảm nhiệm.
Toà soạn nhật báo Tiền Tuyến được đặt trong vòng rào doanh trại cục Tâm lý chiến ở đầu đường Hồng Thập Tự, gần cầu Thị Nghè, Saigòn.
Vì tính chất giai đoạn, cấp thời, lại do cục Tâm Lý Chiến đảm trách, nên nhật báo Tiền Tuyến những ngày đầu do Trung tá ông Vũ Quang (hiện cư ngụ tại thành phố Minnesota,) Cục trưởng Cục Tâm Lý Chiến, kiêm Giám đốc Nha Tác động Tâm Lý Chiến thời đó, là người trách nhiệm việc điều hành.
Một tuần sau cuộc họp báo vừa kể, khi các nhật báo được ra lại, tờ Hậu Phương của Bộ Thông Tin, chấm dứt nhiệm vụ. Tờ Tiền Tuyến được duy trì. Trở thành nhật báo chuyên nghiệp của tập thể quân đội.
Sau khi tờ Tiền Tuyến trở thành chính thức, Đại uý Phan Lạc Phúc, khi đó đang phục vụ tại trường Huấn luyện Căn bản Chiến tranh chính trị ở đường Lê Thánh Tôn, Saigòn, được điều về làm Tiền Tuyến, trong vai trò Tổng thư ký toà soạn với chủ nhiệm là Thiếu tá Lê Đình Thạch, tức Thạch Lê, chủ bút là Thiếu tá Phạm Xuân Ninh, tức nhà thơ Hà Thượng Nhân và, Thư ký toà soạn là nhà thơ Hoàng Anh Tuấn.
Năm 1967, khi Thiếu tá Lê Đình Thạch (1) được cử đi học lớp Chỉ huy tham mưu ở trường Đại học Quân sự Đà Lạt (sau cải danh thành Trường Chỉ huy Tham mưu,) cũng là lúc nhật báo Tiền Tuyến có nhu cầu sắp xếp lại nhân sự, để thích ứng với sự phát triển của tờ báo, thì nhà thơ Hà Thượng Nhân (2) giữ vai trò Chủ nhiệm, nhà báo Phan Lạc Phúc, Chủ bút, nhà văn Huy Vân (từ phòng Thông tin Báo chí đưa qua,) giữ vai trò Thư ký toà soạn thay thế nhà thơ Hoàng Anh Tuấn. Lý do, họ Hoàng được bổ nhiệm làm Quản đốc Đài Phát Thanh Đà Lạt. (3)
Vẫn theo ghi nhận của nhân vật thẩm quyền kể trên thì, năm 1969, toà soạn nhật báo Tiền Tuyến lại trải qua một giai đoạn khác. Tờ báo không còn thuộc cục Tâm lý chiến nữa; mà nó được đặt trực thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị; tuy toà soạn vẫn nằm trong hàng rào doanh trại của cục Tâm Lý Chiến.
Cũng kể từ thay đổi vừa kể mà, năm 1974 khi Trung tá Phạm Xuân Ninh (tức nhà thơ Hà Thượng Nhân) về hưu, vai trò chủ nhiệm của ông, được chuyển giao cho Đại tá Nguyễn Huy Hùng, Phụ tá Tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh Chính trị.
Với hơn chín năm liên tục trực tiếp trách nhiệm nội dung nhật báo Tiền Tuyến, từ vai trò Tổng thư ký Toà soạn, tới Chủ bút, nhà báo Phan Lạc Phúc được coi là người có công đầu trong nỗ lực đưa tờ báo vốn bị nhìn là báo của… quân đội lên ngang tầm với những nhật báo dân sự chuyên nghiệp khác.
Bằng vào uy tín của mình, họ Phan đã thuyết phục được thượng cấp của ông, cho phép ông được vượt ra ngoài “hàng rào kẽm gai,” để đi tới những chân trời khác, hầu có thể cạnh tranh với những cao thủ đồng nghiệp ngoài dân sự.
“Ấn chứng võ công” đầu tiên cho sự nghiệp cuộc đời ký giả của họ Phan là mục “Tạp ghi” xuất hiện lần đầu tiên trên Tiền Tuyến, gần như cùng lúc với sự có mặt của ông, ở tờ báo này.
= = = =
Đầu thiên niên kỷ 2000, nhiều độc giả người Việt ở hải ngoại đã tỏ ra thích thú với cuốn bút ký nhan đề “Bạn Bè Gần Xa” của nhà báo Phan Lạc Phúc, do nhà xuất bản Văn Nghệ ở miền nam Califonira, ấn hành. Ba năm sau, những người yêu lối viết nhẹ nhàng, dí dỏm, và chân tình của tác giả này, lại được nhà Văn Nghệ gửi cuốn thứ hai vào tủ sách gia đình của họ, đó là cuốn “Tuyển Tập Tạp Ghi.”
Sự thực tất cả những bài viết của hai tác phẩm vừa kể, đều là những bài đã được nhà báo Phan Lạc Phúc cho đăng tải từng kỳ trên bán nguyệt san Ngày Nay, ở Houston, Texas; và một số tuần báo xuất bản ở thành phố Sydney, Úc Châu. Nhiều người lần đầu tiên bước vào thế giới văn chương của họ Phan, đã bị hấp lực của những bài “tạp ghi” Phan Lạc Phúc thu hút một cách mạnh mẽ.
Đối với giới làm văn nghệ trước tháng 4-1975 ở quê nhà, ký giả Lô Răng/ Phan Lạc Phúc là một nhà báo khá đặc biệt. Tên tuổi của ông gắn liền với nhật báo Tiền Tuyến.
Nếu hành trình của một ký giả nhật báo, thường phải đi qua từng giai đoạn; như từ một phóng viên, người làm tin, hay dịch tin, đi lần tới vai trò thư ký tòa soạn “trang trong,” rồi phụ trách “trang ngoài” trước khi có thể trở thành tổng thư ký rồi, chủ bút, chủ nhiệm… Nhà báo Phan Lạc Phúc khi được mời về cộng tác với nhật báo Tiền Tuyến, nếu tôi nhớ không lầm thì ông không phải đi qua “đoạn đường chiến binh” mà một ký giả thường phải trải qua, như đã lược ghi ở trên.
Ngày xưa, thời VNCH nhiều chục năm trước đây, với giới làm nhật báo thì, danh từ “trang trong” là tiếng chỉ những người trách nhiệm sắp xếp, dàn dựng phần bài vở không bị chi phối bởi yếu tố thời gian. Nó có thể vẫn là tin tức, nhưng nhiều phần là ký sự, phóng sự, sưu tầm; hoặc những sáng tác như truyện ngắn, truyện dài… tuỳ theo quan niệm thiết kế nội dung của chủ nhiệm hay chủ bút mỗi nhật báo.
Người ta cũng dùng thuật ngữ “bài nằm”, để chỉ những bài được sắp chữ sớm, làm đầy những trang trong đó.
Nói “trang trong” một nhật báo, đương nhiên mọi người hiểu tương phản với nó là “trang ngoài.”
“Trang ngoài” là trang được hoàn tất sau cùng, với phần tin tức chính trị, thời sự, xã hội quan trọng nhất, nóng bỏng nhất. Hoặc là những điều tra phóng sự mà chỉ riêng tờ báo đó có. Người phụ trách trang ngoài, cũng được gọi chung là thư ký tòa soạn “trang ngoài.” Nó là gương mặt, “thể diện” của tờ báo, nên việc phụ trách “trang ngoài” thường được giao cho một Tổng thư ký tòa soạn.
Ký giả này phải làm việc trực tiếp với chủ bút hay chủ nhiệm, gần như từng giờ, cho tới khi tờ báo được chuyển qua giai đoạn ấn loát.
Thời trước tháng 4-1975, ở Saigòn, giới làm báo cũng như xuất bản còn phải sắp chữ bài vở bằng tay, do nhóm thợ sắp chữ bốc từng mẫu tự để ráp thành 1 chữ. Cho nên một bài báo được xé thành nhiều miếng, chia cho từng người thợ. Nếu không sắp chữ sớm, tới phút chót sẽ không đủ thợ lo cho việc sắp chữ những trang còn lại, tức trang ngoài…
Một nhật báo ở miền nam Việt Nam xưa, trung bình có 8 trang (cũng có tờ chỉ có 4 trang,) nên thường được chia đôi, đồng đều cho trong và ngoài.
Du Tử Lê
Chú thích:
(1) Theo tổ chức thời đó, cục Tâm Lý Chiến (thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị,) có nhiều khối. Trong số này, có Khối Kỹ Thuật. Khối Kỹ Thuật gồm nhiều phòng. Như phòng Thông tin báo chí, phòng Điện ảnh và Truyền hình Quân đội, Đài phát Quân đội, và Nhật báo Tiền Tuyến… Khi ấy, Thiếu tá Lê Đình Thạch, bút hiệu Thạch Lê, là Trưởng khối Kỹ thuật. Vì thế, ông được giao trách nhiệm làm chủ nhiệm đầu tiên của báo này.
(2) Nhà thơ Hà Thượng Nhân sinh năm 1920 tại làng Hà Thượng, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Vì lòng yêu nơi chốn ra đời nên ông đã chọn cho mình bút hiệu Hà Thượng Nhân. Ngoài bút hiệu này, ông còn bút hiệu thứ hai, Hoàng Trinh, dùng cho những bài thơ tình. Trước khi bị động viên vào quân đội, ông từng là giáo sư của một số trường trung học tại Saigòn. Ông cũng có thời gian giữ chức vụ Giám đốc đài phát thanh Quốc Gia. Sau biến cố 30 tháng 4-1975, ông bị tù cải tạo tới năm 1979 mới được thả. Sau đó, ông cùng gia đình định cư tại Mỹ. Nhà thơ Hà Thượng Nhân hiện cư ngụ tại thành phố San Jose, miền bắc tiểu bang Ca Li.
(3) Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn sinh ngày 7 Tháng Năm, 1932, du học ngành điện ảnh tại Pháp. Khởi viết từ những năm đầu thập niên 1950. Ngoài thơ, họ Hoàng còn cộng tác với nhiều nhật báo, tuần báo ở Saigòn trong nhiều vai trò khác nhau. Về lãnh vực điện ảnh, trước Tháng Tư, 1975, Hoàng Anh Tuấn đạo diễn khá nhiều phim. Trong số này, cuốn phim “Xa lộ không đèn” được nhiều người biết đến nhất. Sau thời gian đi tù vì bị khép tội hoạt động chính trị chống nhà nước CSVN, ông cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ năm 1981. Đầu năm 2006, một số thân hữu đã xuất bản thi phẩm “Yêu em Hà Nội và những bài thơ khác” của ông. Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn từ trần ngày 1 Tháng Chín, 2006, tại San Jose. Được biết, nhà văn Thu Thuyền, là ái nữ của ông.
$pageOut $pageIn Phân đoạn 3:
Chiến trường Trị Thiên
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 05
#Tien Tuyen May 6, 1972
«Việt Nam hóa» - bài 05
Tình cờ lá thư hôm qua của 1 độc giả Tiền Tuyến đã nhắc tới Thủ tướng Anh Churchill lên cầm quyền giữa lúc tình hình chiến sự lại quốc gia này đang ở vào giai đoạn nghiêm trọng.
Việc này làm tôi liên tưởng đến sự bổ nhiệm Trung tướng Ngô Quang Trưởng thay thế Trung tướng Hoàng Xuân Lãm tại Quân Khu 1.
Lại một sự tình cờ khác là trong số báo ra ngày hôm qua. Tiền Tuyến đã đăng một bản tin ngoại quốc, trong đó Sir Robert Thompson (vua chống du kích của người Anh) đã tuyên bố: “Tôi không ngần ngại đặt quân Anh dưới quyền chỉ huy của tướng Ngô Quang Trưởng", sau khi ca ngợi Trung tướng Trưởng là một trong những vi tướng tài ba lỗi lạc nhất trên thế giới.
Cũng ngày hôm qua, Tiền Tuyến đã trích đăng một bài của tuần báo Mỹ “Time” số mới nhất đề ngày 8-5-1972 nói về Võ nguyên Giáp. Báo “Time” cho rằng Võ nguyên Giáp không có kinh nghiệm về chiến tranh qui ước và quân của Giáp cũng chẳng thành thạo về loại chiến tranh này. Trong cuộc tấn công hiện nay ở Nam Việt Nam, chiến thuật của Giáp chẳng có gì xuất sắc. Báo này còn viết: « Một sĩ quan đã có nhận định: "Giáp đã tỏ cho thấy chiến tranh qui ước không phải là sở trường của ông khi nhảy vào chiến tranh này. Giáp cũng không phải là một tướng giỏi về thiết giáp cho nên trong các trận đánh vừa qua ở Nam VN, Bộ binh của BV đi một đường, còn chiến xa đi một nẻo (như ở An Lộc). »
Dĩ nhiên, người Anh cũng như người Mỹ nhìn Trung tướng Ngô Quang Trưởng của ta và Tướng CSBV Võ Nguyên Giáp theo con mắt của họ.
Vấn đề chính là chiến tranh Việt Nam với cuộc đấu trí về chiến lược, chiến thuật giữa những bộ óc quân sự hoàn toàn Việt Nam của người Quốc gia và người Cộng sản
Tôi là một kẻ chẳng biết gì về chiến lược chiến thuật nên chẳng dám lạm bàn. Chỉ biết việc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đưa Trung tướng Ngô Quang Trưởng về Quân Khu 1 kiêm (Xem tiếp trang 6)
(tiếp theo trang 3) Tư lệnh Chiến trường Trị Thiên là một hành động «trả cá về với nước» khiến cho Hànội vô cùng lo sợ đến nỗi họ phải áp dụng trò tiểu xảo là đem chuyện «Tào Tháo định thay tướng» ra để mong trấn an cán binh Cộng sản BV lại chiến trường này.
Ngô Quang Trưởng về chiến trường Trị Thiên thì cũng như «hổ về rừng». Còn có một ngõ ngách nào của 2 Tỉnh này mà ông không thuộc làu khi Ông còn là Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh? Và cũng chính ông đã đưa Sư đoàn này lên hàng thượng thặng trong Quân lực VNCH.
Nhưng đó là chúng ta nhìn sự việc ông về Quân Khu 1 với con mắt của .. “Việt Nam hóa”.
Hãy nhìn ông với con mắt hoàn toàn Việt Nam qua hình ảnh và hành động của một vị tướng trẻ nhưng già dặn và kinh nghiệm chỉ huy.
Người ta còn kể rằng, sau Tết Mậu Thân, mỗi đêm Giao Thừa (thời kỳ còn là Tư lệnh SĐ 1 BB) ông đều cỡi máy bay đi chúc Tết binh sĩ khắp các tiền đồn. Thử tưởng tượng đêm 30 rạng mồng 1 Tết mà tiền đồn nào, căn cứ nào cũng nghe được lời thăm hỏi, khích lệ và chúc mừng của chính vị Tư lệnh Sư Đoàn đang bay ngay trên không phận của mình thì binh sĩ nào, cấp chỉ huy nào mà không cảm kích?
Nhưng cùng với lời thăm hỏi, khích lệ, chúc mừng năm mới, ông không quên nhắc nhở họ tích cực cảnh giác những âm mưu của địch dù trong thời gian hưu chiến Tết Nguyên Đán.
Ông còn có lối tặng quà Sinh nhật thật bất ngờ cho quân nhân thuộc hạ tại các tiền đồn. Người lính khi nhận quà Sinh nhật mới sực nhớ hôm nay là ngày cha mẹ sinh ra mình. Và khi thấy vị Tư lệnh Sư đoàn chú ý đến ngày sinh của một tên lính quèn như mình, người ta tự hỏi anh chiến sĩ đó sẽ làm những gì để tỏ ra xứng đáng với lòng ưu ái của người Anh Cả?
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng nhậm chức Tư lệnh QK 1 sau khi Chuẩn tướng Giai bỏ Quảng Trị thì cũng chẳng khác nào Churchill lên cầm quyền thủ tướng Anh quốc giữa lúc quân Quốc Xã Đức đe dọa đổ bộ lên lãnh thổ của dân Hồng Mao.
Nhưng Trung Tướng Trưởng trở lại cố đô Huế, với Sư đoàn 1 Bộ Binh mà ông dã từng chỉ huy, thì chẳng khác nào cá gặp nước.
Không biết ông có sẽ dùng lối chào chữ V của Thủ tướng Anh Churchill chăng, nhưng chắc chắn niềm tin chiến thắng đã bừng lên tại mặt trận giới tuyến sau thảm họa Quảng Trị.
K. Đ.
#Tien Tuyen May 7, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 06
#Tien Tuyen May 7, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 06
Trong khi cay cú chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” tại miền Nam thì chính Hànội cũng đang bị Ngô Sô và Trung Cộng... Việt Nam hóa mà họ lại không dám nói ra. Người Cộng sản VN, hiện thân rõ rệt nhất của sự lệ thuộc ngoại bang và tay sai đế quốc đỏ, vẫn vênh vang tự cho mình là “chính thống", coi người quốc gia đối thủ của mình là “ngụy”, trong khi người Cộng sản VN mới thật là «ngụy» về đủ mọi phương diện trên đất nước này, từ Nam Quan đến Cà Mau.
Một khía cạnh của tánh chất «ngụy» đó là cuộc đại tấn công miền Nam hiện nay của Hànội đã được tướng Võ Nguyên Giáp (cựu giáo sư Sử Địa) đặt tên là “Chiến dịch Nguyễn Huệ”. Việc lấy lên Nguyễn Huệ đặt cho một chiến dịch «Nam tiến» chứng tỏ người Cộng sản VN không lưu tâm đến lịch sứ Việt mà chỉ biết xử dụng 2 chữ Nguyễn Huệ để nói lên tính cách “tốc chiến tốc thắng” của cuộc đại tấn công này. Và vì đã chủ tâm đi ngược lại lịch sử, người ta thừa rõ cuộc «Nam Tiến» của Cộng Sản nhất định phải thất bại. Cộng quân BV bị Nga Tàu “Việt Nam hóa« từ lâu, từ ngày khởi đầu cuộc xâm lược miền Nam, cho nên đã không có sự «thay đổi màu da xác chết» như Cộng Sản thường mỉa mai xuyên tạc.
Người CS vốn xảo trá nên rất chú trọng bề ngoài, cố hết sức để không tạo chất liệu phản xuyên truyền cho đối phương. Đó là những gì còn được một tấm vải thưa che dậy trước ngày 30-3-1972, ngày Hànội xua 5 vạn quân vượt Bến Hải, chà đạp lên vĩ tuyến 17 của Hiệp định Genève 1954 mà chính Hànội đã ký kết trước mặt Mỹ, Anh, Nga, Trung cộng, Pháp và Việt Nam.
Từ AK47 và B.40, B41 đến đại bác 130ly, xe tăng T54, PT76, đại bác phòng không, hỏa tiễn dò hơi nóng [ * ] do Nga Sô cung cấp, người lính CSBV đã làm nổi bật hơn bao giờ hết tính chất “Việt Nam hóa" của cuộc xâm lăng do Cộng sản chủ trương tại miền Nam này.
Người Mỹ còn mang quân sang VNCH để chết và bị thương khá nhiều trong việc giúp VNCH chống lại cuộc xâm lăng của Cộng sản. Nhưng rất ít có người Nga, người Trung cộng chịu chết và bị thương trong «sứ mạng xâm lăng miền Nam VN» mà họ giao phó cho Hànội. Một phần vì Hànội tự nhận cáng dáng (Xem tiếp trang 8)
(tiếp theo trang 3) lấy công việc bắt ép thanh niên 2 miền Nam Bắc làm công cụ xâm lăng cho Cộng sản quốc tế (lập ra cái gọi là GPMN) một phần vì Nga sô, Trung cộng không muốn lộ diện trong chủ trương đen tối của mình.
Với Nga sô và Trung cộng, để cho Hànội mang một bề ngoài có tính cách “độc lập” thì dễ ăn nói với thế giới hơn. Bề nào, Hànội thành công trong việc thôn tính Nam Việt Nam thì cũng vẫn có lợi cho Nga và Trung cộng. Nhưng nếu Hànội có bị thế giới lên án xâm lăng như hiện nay thì chỉ riêng Hànội gánh lấy mọi hậu quả.
Người Cộng sản VN bị Nga và Tàu cộng «Việt Nam hóa» kỹ như thế mà lại huênh hoang đòi phá chính sách tự lực tự cường chống xâm lăng của Người Quốc Gia ở miền Nam thì thật là buồn cười. Và sở dĩ có chuyện buồn cười rất hao tốn xương máu đó là cũng bởi người Mỹ đã vụng về trong việc sử dụng danh từ «Việt Nam hóa» khi muốn nói đến việc trao trả hoàn toàn trách nhiệm chiến đấu cho người Việt miền Nam.
Cứ tưởng tượng cảnh 13 Sư đoàn chính quy CSBV với nhiều Trung đoàn Thiết giáp, Trọng pháo Phòng không v..v.. bị tiêu diệt gần hết, hoặc 2/3 hay 1/2 đi nữa, để phá «Việt Nam hóa», nhưng không thể nào phá nổi, người ta mới thấy đau xót vô cùng trước sự phung phí máu xương tuổi trẻ miền Bắc cho một mục đích phi lý, vô vọng và không tưởng.
Chính Hànội cùng biết như vậy nhưng họ vẫn dùng xương máu thanh thiếu niên miền Bắc để thử thời vận một lần cuối. Chứ Nếu chắc ăn, thì họ đã không phỉnh gạt cán binh CSBV là «miền Nam đã được giải phóng rồi, chỉ vào giữ an ninh thôi» hoặc... «An Lộc đã bị quân giải phóng chiếm, chiến xa chỉ vào giữ thành phố này» …
Tiến vào lãnh thổ miền Nam với nguyên hình một đoàn quân xâm lăng, với chủ trương xâm lăng cố hữu đã không cần che giấu (vì họ chẳng cần o bế dân chúng miền Nam mà lại còn thẳng tay giết dân đang trên đường chạy giặc) thì dù có bao nhiêu súng đạn và xe tăng của Nga, đội quân viễn chinh xâm lược của Hànội cũng sẽ bị thảm bại não nề vì không có sức mạnh nào có thể phá nổi tinh thần độc lập và ý chí tự lực tự cường của người Việt.
KẸO ĐỒNG
[ * đó là loại hỏa tiễn địa không tầm nhiệt SA7 cầm tay (còn gọi là Strela-2), là loại hỏa tiễn do Nga Sô viện trợ cho Hànội lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam
#Tien Tuyen May 8, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 07
#Tien Tuyen May 8, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 07
Người Mỹ có lối làm việc thật... kỳ cục! Muốn đem trực thăng loại mới và hỏa tiễn "Tow" xử dụng tại chiến trường Việt Nam, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài phải trưng hình ảnh những vũ khí tối tân của Nga cung cấp cho Hànội như trọng pháo 130ly, chiến xa T.54, đại liên phòng không SA2, hỏa tiễn cầm tay tìm hơi nóng để bắn máy bay và hỏa tiễn có dây điện hướng dẫn chống chiến xa. Đại ý người Huế Kỳ muốn phân bua rằng: "Tại Nga cung cấp những vũ khí tối tân cho CSBV nên Mỹ phải cung cấp những thứ tương đương để VNCH chống lại quân xâm lăng.
Người ta thường bảo người Huê Kỳ hay có mặc cảm, mặc cảm của một siêu cường quốc không muốn bị mang tiếng là ăn hiếp một nước nhỏ như Bắc Việt.
Và đó là tất cả những … “nỗi khổ tâm” của chương trình «Việt Nam hóa» tại miền Nam này. Đã bảo là «Việt Nam hóa», tức là người Việt miền Nam tự mình chống xâm lăng, tại sao người Mỹ còn có mặc cảm một cách kỳ cục như vậy?
Khi Nga và Tàu Cộng quyết định «Việt Nam hóa cuộc xâm lăng» của Cộng sản tại miền Nam này, họ đã trao cho Hànội tất cả những gì mà Hànội thấy cần để hoàn tất … «sứ mạng xâm lăng» đó.
Trái lại, người Mỹ muốn hoàn trả trách nhiệm chiến đấu chống xâm lăng cho người Việt miền Nam thì lại quá dè dặt trong việc cung cấp cho VNCH những vũ khí tối tân cần thiết, dù chỉ là để thành công trong việc phòng thủ và tự vệ.
Cùng là «Việt Nam hóa» nhưng miền Nam VN có chính nghĩa hơn (chống xâm lăng) thì lại chỉ được cung cấp võ khi tối tân khi nào bên phía địch đã có rồi. Địch có AK thì VNCH mới có M.16. Địch có hàng trăm chiến xa T54 trong khi VNCN mới chỉ có hơn 40 chiến xa M.48 và nay mới được cung cấp thêm sau khi một số đã bị hư hại. Địch mang hỏa tiễn chống chiến xa có dây diện hướng dẫn ra xử dụng thì nay VNCH mới có hỏa tiền «Tow» chống chiến xa.
Người Mỹ lúc nào cũng thích làm việc đàng hoàng, đầy tinh thần thể tháo, nghĩa là lúc nào địch xài thứ ác ôn thì mình mới đem khắc tinh của nó ra chơi lại, và mỗi lần “tiếp đãi" địch quân như vậy, Mỹ đều lớn tiếng trình làng nên... “cuộc chơi” mất cả hào hứng và chẳng tạo được bất ngờ chiến trường nào cả.
Phải nói rằng người Mỹ còn «quân tử Tàu» hơn cả người Tàu, và chương trình «Việt Nam hóa« ở miền Nam (phải nói rõ như vậy vì ở miền Bắc cũng đã có một sự “Việt Nam hóa” của Nga Tàu Cộng) do đó đã làm cho bao người Việt Nam...lên ruột!
Thật ra, người Mỹ một khi đã quyết làm thì làm thật tình, làm hết mình, ví dụ như vụ bỏ bom Hànội, Hải Phòng ngày 16-4 vừa qua. Hànội đang đau hơn hoạn nhưng phải giả bộ coi như nơ pa để che đậy sự kinh hoàng của nhân dân miền Bắc lần đầu tiên được thấy sự tàn phá kinh khủng của B.52. (Xem phụ trang Tiền Tuyến mới dây).
Mỹ vì mặc cảm siêu cường quốc nên chẳng dám khoe khoang kết quả “đại hồng thủy” của những vụ ném bom nói trên. Mặt khác, ông Nixon cũng lo ngại phe phản chiến làm dữ. Nhưng đây là lần đầu tiên Hànội đã phải bấm bụng giúp đỡ ông Nixon, vì làm toang hoang ra thì mất hết tinh thần của cán binh CSBV đang bị xua vào chỗ chết ở miền Nam!
Không lực và Hải pháo của Mỹ mà yểm trợ hết mình thì đến Các Mác, Lê nin, Xít ta lin và cụ Hồ có muốn xung phong cũng bị chặn đứng là cái cẳng, nói chi mấy lớp biển người của tụi con nít bị Bác và Đảng xúi dại «vào Nam đánh Mỹ cứu nước»!
Sự thiệt hại kinh khủng của Cộng quân vì bom và Hải pháo thì chỉ có những tù binh CSBV là rõ hơn ai hết. Điều này các phóng viên ngoại quốc không biết được cho nên báo chí của ta cũng chẳng có tin tức mà đăng. Mấy ông phóng viên ngoại quốc đã tả rất tỉ mỉ cuộc rút lui hỗn độn ở Quảng Trị, nhưng còn cảnh Cộng quân chạy tán loạn như bầy vịt trước gunship, chiến đấu cơ, hải pháo thì mấy ông làm chi thấy được? Thành thử Cộng quân bết hơn ai hết nhưng chẳng ai biết đâu mà mò!
Nói như vậy là để đi đến một kết luận: Nếu QLVNCH được «Việt Nam hóa» luôn cả Không lực và Hải pháo thì chắc chắn là đánh đâu thắng đó, dù là vẫn phải thắng trong cái thế phòng thủ.
Ngày nay — qua cuộc đại tấn công đang diễn ra của CSBV — tất cả mọi người trong đó có người Mỹ đều phải công nhận là Không Quân VN rất xuya và phi công VN rất chì. Cả Hải Quân VN cũng vậy. Sự lớn mạnh của 2 Quân Chủng này đòi hỏi phải được cấp tốc «Việt Nam hóa» đúng mức hiện đại.
Vì «Việt Nam hóa» đồng nghĩa với tự lập và độc lập.
Và khi 2 Quân Chủng này được «Việt Nam hóa» đúng mức thì người Mỹ đỡ phải can thiệp trong các chức vụ cố vấn. Bởi những cố vấn cho các đơn vị bộ chiến phần lớn là để ta nhờ yểm trợ Phi pháo hoặc Hải pháo. Có cố vấn nên đã có nhiều cảnh trực thăng đến bốc cố vấn và đó là một trong những lý do gây ra thảm họa Quảng Trị, dù chỉ là lý do “gián tiếp”.
Nhân đây tưởng cũng nên đưa ra một đề nghị: nếu có cố vấn là chỉ để xin yểm trợ Phi pháo và Hải pháo, và sinh mạng cố vấn còn được bảo toàn lúc tình hình nguy kịch thì tốt hơn là cố vấn nên ở một nơi an toàn xa đơn vị mà vẫn có thể liên lạc giữa đơn vị và Không lực cùng Hải lực. Vì hình ảnh trực thăng bốc các cố vấn có thể gây hiểu lầm cho binh sĩ VN đang chiến đấu là họ sẽ không còn được yểm trợ bằng Phi pháo nữa. Hoặc tình hình chỉ mới nguy kịch nhưng chưa đến nỗi tuyệt vọng sẽ bị hiểu lầm là «đã tuyệt vọng rồi»…
Đã có những cố vấn Hoa kỳ rất anh hùng nhất quyết ở lại với binh sĩ VN trong tình thế nguy kịch. Ví dụ trường hợp Tân Cảnh. Và ở Quảng trị cũng có một số cố vấn ở lại với TQLC Việt Nam sau khi 80 cố vấn khác rời đi với Chuẩn tướng Giai. Nhưng đó là những trường hợp đặc biệt và cũng không ngăn cản được thảm họa như ở Quảng Trị.
Trên đây là những ý kiến thành khẩn dành cho người bạn đồng minh, những tác giả muốn thành công với tác phẩm «Việt Nam hoá» của mình...
Kẹo Đồng
Chiến trường Trị Thiên
#Tien Tuyen May 9, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 08
#Tien Tuyen May 9, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 08
Một anh bạn chạy cùng với đoàn quân ra khỏi Quảng Trị đã cho biết: Trên đường rút lui, TQLC của ta bị địch truy kích nên tức mình dừng lại đánh cho chúng nó một trận, hạ 72 tên tại chỗ, thu 26 võ khí đủ loại, bắn cháy 3 chiến xa và bắt sống 4 tù binh. Các tù binh này nói rằng: «Tại sao các anh bỏ Quảng Trị? Nếu các anh ở ráng thêm một ngày nữa là nhiều người trong số chúng tôi sẽ ra đầu hàng vì chúng tôi chịu bom hết nổi rồi…»
Cũng anh bạn kể trên cho biết:
— Trước ngày Chuẩn tướng Giai cho lệnh rút Quảng Trị, trong một trận giáp chiến với quân ta, đã có hơn 20 Cộng quân BV vụt chạy sang phòng tuyến của ta để đầu hàng nhưng đã bị cán bộ Cộng sản ở phía sau bắn gục hết.
Anh bạn kể trên còn kể lại rằng:
— Những tù binh CSBV bị quân ta bắt được đều khai rằng, thượng cấp của họ bảo vào đây đánh Mỹ, nhưng không thấy Mỹ đâu cả mà chỉ có người Việt Nam như mình thôi. Điều này đã làm đa số binh lính Hànội vô cùng chán nản bởi vì họ thấy mình bị lường gạt, cho nên không mấy hăng say trong việc bắn giết người cùng một nước. Nhưng vì sợ cán bộ đảng bắn chết nên họ đành phó mặc cho số mệnh một khi phải ra trận. Có một điểm đặc biệt khác mà ai cũng công nhận là hầu hết những tù binh CSBV bị bắt tại 3 mặt trận lớn (Trị Thiên, Bình Long, Cao Nguyên) đều ăn nói nhỏ nhẹ chớ không xấc xược ngang ngạnh như một số tù binh trước ngày có cuộc đại tấn công này của CSBV. Có lẽ vì họ chẳng thấy một người Mỹ nào trong các cánh quân VNCH.
Những sự việc kể trên đây có thể đưa đến một kết luận không đến nỗi quá hồ đồ là: Lính CSBV hiện nay gồm toàn thanh thiếu niên bị bắt lính và chỉ được huấn luyện thô sơ, cũng như không được nhồi sọ kỹ bởi vì thời gian gấp rút quá, mà nhu cầu chiến trường của Hànội quá cấp bách. Võ nguyên Giáp chỉ cần có thật đông sinh vật mang hình dáng con người, đàng sau có súng lục của cán bộ đảng đe dọa thúc đít, khiến họ phải tiến tới như những cái máy vô tri trong các cuộc tấn công biển người.
Họ Võ chỉ cần lấy đông người để trấn áp tinh thần quân ta mà không cần quan tâm gì đến sinh mạng và «giá trị chiến đấu» của binh lính CSBV, hiện nay, họ Võ đã dùng xe tăng và đại bác của Nga để thay thế vào đó.
Những người lính tóc còn xanh của Hànội đã bị đẩy vào lửa đạn với 2 thứ phỉnh gạt: 1) vào Nam để đánh đế quốc Mỹ. 2) đánh chiếm xong sẽ được đồng bào trong Nam tiếp rước linh đình (!)
Nhưng rồi từ thất vọng thứ nhất bước sang thất vọng thứ hai, người lính Bắc đã cảm thấy quá chán nản. Lại nữa, phải trốn chạy phi cơ (nhất là oanh tạc cơ B52), rồi thiếu thuốc men, lương thực và nhất là chạm phải sự chống trả quá dũng mãnh với đầy đủ phương tiện tối tân của QLVNCH, nên những người lính quá non nớt của Hànội không thể có được cái tinh thần như cha anh họ thời kháng chiến chống Pháp trước kia.
Võ nguyên Giáp đã một lần tuyên bố với nữ ký giả Ý Đại Lợi Oriana Fallaci rằng «Nếu cần thắng, tôi có thể nướng trọn nửa triệu quân»!
Quân của Giáp không cần tinh nhuệ, chỉ cần thật đông và ép vào kỷ luật sắt máu sai khiến, thế là đủ. Giáp cũng chẳng cần đến tinh thần, đến lý tưởng của binh lính Cộng sản. Dù biết bị lừa gạt thì các binh lính CSBV cũng đành phải cam chịu số phận hẩm hiu và khốn nạn của mình.
Chính vì vậy mà công tác địch vận của ta cần phải hoạt động thật mạnh. Nếu không có nhiều binh lính CSBV ra hàng thì ít nhất các tờ truyền đơn thả rải xuống liên tục và tràn ngập khắp nơi cũng có thể làm cho tinh thần địch quân hoang mang, dao động.
Nhưng nếu lời nói của các tù binh CSBV ở Quảng Trị là đúng thì rồi đây, ta cũng chẳng phải lấy làm lạ khi thấy cảnh đầu hàng tập thể của Cộng quân như đã từng diễn ra ở chiến trường Cao Ly.
Trừ ra bọn cán bộ đảng Cộng sản còn giữ thái độ cuồng tín, có thể nói hầu hết cán binh CSBV giờ này đã nhận thấy rằng: «chống Việt Nam Hóa tức là người Việt miền Bắc bắn giết người Việt miền Nam».
Nếu lớp trí thức của họ còn có được sự nhận thức minh mẫn đó, chúng ta nên giúp họ thấy rõ sự phi lý của cuộc chiến do Hànội gây ra để tự họ phải liều chết đi tìm một con đường sống.
Kẹo Đồng
$pageOut$pageIn Phân đoạn 4
#Tien Tuyen May 10, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 09
LTC: Đây cũng là bài tạm chấm dứt đề tài "Việt Nam hóa".
Cây bút chính luận xuất sắc của nhựt báo Tiền Tuyến, (ông) Kẹo Đồng (mà tôi đoán đấy là Bút Hiệu dùng tạm của chính vị Chủ nhiệm báo Tiền Tuyến, Trung tá Phạm Xuân Ninh tức thi sĩ Hà Thượng Nhân) sẽ tiếp tục mục Phơ này bằng bài Chuyển Mục trong số báo #Tien Tuyen May 12, 1972.
Qua số báo #Tien Tuyen May 13, 1972, ông sẽ khởi đầu loạt bài mới có tựa: "Trận Chiến Cuối Cùng" (gồm khoảng 94, 95 bài phân tích, nhận định tình hình vô cùng xuất sắc — tập trung vào chủ đề Mùa Hè Đỏ Lửa — kéo dài qua tới vài ngày sau ngày 16-9-1972, ngày Quân đội Quốc Gia tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, ngày đánh dấu QLVNCH đã hoàn toàn đập tan trận giặc xâm lăng lầy máu Mùa Hè Đỏ Lửa của tập đoàn đồ tể Bắc bộ phủ - Cộng sản Bắc Việt).
Những ngày tháng sau đó, "Trận Chiến Cuối Cùng" by Kẹo Đồng sẽ đi vào các chủ đề thời cuộc thiết cận tiếp theo như hướng tới công cuộc đấu tranh chính trị với Cộng sản nếu có ngưng chiến, và các đề tài thời sự nóng hổi khác, để rồi kết thúc loạt bài ở số báo #Tien Tuyen Jan 28_29, 1973 với bài "Trận Chiến Cuối Cùng" chót đánh số 172. (sang ngày Jan. 30, 1973, mục PHƠ by Kẹo Đồng bước sang loạt bài mới "Chiến Trường Không Tiếng Súng" đánh số 001).
Tôi sẽ cố gắng làm lại tại Library này cho hết loạt bài "Trận Chiến Cuối Cùng", xen lẫn sẽ post chọn lọc những bản tin, nhận định, phân tích tình hình nổi bật nhứt, kèm những bản tin về tấm gương tiêu biểu anh dũng ngời sáng của Quân lẫn Dân miền Nam chống giặc Cộng phỉ Bắc Việt trong trận chiến bảo vệ miền Nam Tự Do. Và trọn loạt bài "Chiến Trường Không Tiếng Súng" cũng sẽ làm tiếp dần dà đưa hết lên Library này.
Nếu các Bản Tin Thời sự, Chiến sự là Sử liệu chi tiết về mặt Sự kiện phản ảnh trang Sử gian nan chống giặc và tinh thần kiêu dũng trong chiến đấu bảo vệ Tự Do của Quân và Dân miền Nam, thì các bài chính luận PHƠ by KẸO ĐỒNG là lời bình dẫn nóng hổi sát cận với hơi thở thời cuộc, phản ảnh Tâm tư và Ý nguyện Tự do-Hòa bình-Quốc gia-Dân tộc của Quân và Dân VNCH nhân đạo và hiếu hòa nhưng kiêu dũng bảo vệ Chánh Nghĩa Quốc Gia, quyết không chấp nhận độc tài, phi nhân và nô lệ.
Thiết tưởng Tâm Nguyện đó, Chánh Nghĩa đó vẫn còn nguyên vẹn đến hôm nay như chưa hề thua cuộc thậm chí càng trải qua bao lớp thời gian thử thách càng chứng tỏ mãi đúng như một Chân Lý Bất Biến, mà lúc trước thế hệ Cha Anh chưa làm được thì về sau các thế hệ hậu duệ sẽ làm được. Miễn là có Tinh thần, có Kim Chỉ Nam cho các em soi bước.
Những bài báo Tiền Tuyến chính là một trong những chiếc La Bàn cần thiết ấy vậy!
Jan. 5, 2025
Le Tung Chau
Cây bút chính luận xuất sắc của nhựt báo Tiền Tuyến, (ông) Kẹo Đồng (mà tôi đoán đấy là Bút Hiệu dùng tạm của chính vị Chủ nhiệm báo Tiền Tuyến, Trung tá Phạm Xuân Ninh tức thi sĩ Hà Thượng Nhân) sẽ tiếp tục mục Phơ này bằng bài Chuyển Mục trong số báo #Tien Tuyen May 12, 1972.
Qua số báo #Tien Tuyen May 13, 1972, ông sẽ khởi đầu loạt bài mới có tựa: "Trận Chiến Cuối Cùng" (gồm khoảng 94, 95 bài phân tích, nhận định tình hình vô cùng xuất sắc — tập trung vào chủ đề Mùa Hè Đỏ Lửa — kéo dài qua tới vài ngày sau ngày 16-9-1972, ngày Quân đội Quốc Gia tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, ngày đánh dấu QLVNCH đã hoàn toàn đập tan trận giặc xâm lăng lầy máu Mùa Hè Đỏ Lửa của tập đoàn đồ tể Bắc bộ phủ - Cộng sản Bắc Việt).
Những ngày tháng sau đó, "Trận Chiến Cuối Cùng" by Kẹo Đồng sẽ đi vào các chủ đề thời cuộc thiết cận tiếp theo như hướng tới công cuộc đấu tranh chính trị với Cộng sản nếu có ngưng chiến, và các đề tài thời sự nóng hổi khác, để rồi kết thúc loạt bài ở số báo #Tien Tuyen Jan 28_29, 1973 với bài "Trận Chiến Cuối Cùng" chót đánh số 172. (sang ngày Jan. 30, 1973, mục PHƠ by Kẹo Đồng bước sang loạt bài mới "Chiến Trường Không Tiếng Súng" đánh số 001).
Tôi sẽ cố gắng làm lại tại Library này cho hết loạt bài "Trận Chiến Cuối Cùng", xen lẫn sẽ post chọn lọc những bản tin, nhận định, phân tích tình hình nổi bật nhứt, kèm những bản tin về tấm gương tiêu biểu anh dũng ngời sáng của Quân lẫn Dân miền Nam chống giặc Cộng phỉ Bắc Việt trong trận chiến bảo vệ miền Nam Tự Do. Và trọn loạt bài "Chiến Trường Không Tiếng Súng" cũng sẽ làm tiếp dần dà đưa hết lên Library này.
Nếu các Bản Tin Thời sự, Chiến sự là Sử liệu chi tiết về mặt Sự kiện phản ảnh trang Sử gian nan chống giặc và tinh thần kiêu dũng trong chiến đấu bảo vệ Tự Do của Quân và Dân miền Nam, thì các bài chính luận PHƠ by KẸO ĐỒNG là lời bình dẫn nóng hổi sát cận với hơi thở thời cuộc, phản ảnh Tâm tư và Ý nguyện Tự do-Hòa bình-Quốc gia-Dân tộc của Quân và Dân VNCH nhân đạo và hiếu hòa nhưng kiêu dũng bảo vệ Chánh Nghĩa Quốc Gia, quyết không chấp nhận độc tài, phi nhân và nô lệ.
Thiết tưởng Tâm Nguyện đó, Chánh Nghĩa đó vẫn còn nguyên vẹn đến hôm nay như chưa hề thua cuộc thậm chí càng trải qua bao lớp thời gian thử thách càng chứng tỏ mãi đúng như một Chân Lý Bất Biến, mà lúc trước thế hệ Cha Anh chưa làm được thì về sau các thế hệ hậu duệ sẽ làm được. Miễn là có Tinh thần, có Kim Chỉ Nam cho các em soi bước.
Những bài báo Tiền Tuyến chính là một trong những chiếc La Bàn cần thiết ấy vậy!
Jan. 5, 2025
Le Tung Chau
#Tien Tuyen May 10, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 09
Có lẽ lời tâm sự của tên Tù binh CSBV với các chiến sĩ TQLC ở Quảng Trị không đến nỗi là một ... “cạm bẫy” khi hắn ta bảo rằng «Nếu QLVNCH ở lại Quảng Trị thêm 1 ngày nữa thì sẻ có rất nhiều Cộng quân ra đầu hàng»…
Hãy đặt vấn đề: Quảng Trị lọt vào tay Cộng quân hôm 2-5, vậy tại sao Võ nguyên Giáp không xua quân thừa thắng xông lên đánh chiếm Huế để ... «ăn mừng ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên 7-5»? Đánh Huế khi Huế chưa được phòng thủ vững chắc như ngày nay thì có phải là một cơ hội ngon lành không?
Nhưng Võ nguyên Giáp đã không thể lợi dụng được cơ hội ngàn năm một thuở đó, vì lễ dễ hiểu là khi Chuẩn tướng Giai cho lệnh rút khỏi Quảng Trị thì phía bên kia, quân tướng của Võ nguyên Giáp cũng đã chịu hết nổi các trận mưa bom của Không lực Việt Nam và Hoa Kỳ, chưa kể những tổn thất nặng nề khác trong các cuộc tấn công vào thị xã Quảng Trị của Cộng quân.
Theo lời Nghị sĩ Hoàng xuân Tửu vừa đi thăm chiến trường Trị Thiên về, thì nhiều chiến sĩ của ta cho biết, Cộng quân luân phiên thay đổi các đơn vị tham chiến, ví dụ: Tiểu đoàn A đánh chúng ta hôm nay thì ngày mai Tiểu đoàn này rút để Tiểu đoàn B tới dánh. Mỗi lẫn như thế địch chết vài trăm tên, ta chỉ mất vài chục binh sĩ thương vong, nhưng chúng vẫn làm cho đơn vị ta hao mòn dần và khiến binh sĩ ta phải khó khăn trong việc chịu đựng. Chiến thuật này rất xưa nhưng Võ nguyên Giáp vẫn xài mãi vì họ Võ vốn là một tay chuyên nướng quân đề đạt được chiến thắng.
Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. 2 Sư đoàn 304 và 308 của Hànội đã bị tổn thất quá nặng nề đến độ tiêu tan khiến bộ chỉ huy Cộng quân ở Trị Thiên đã dùng tín hiệu gọi hoài mà chẳng bắt được liên lạc với các đơn vị của 2 Sư đoàn này. Nguồn tin tình báo Mỹ đã cho hay như vậy. Cũng nguồn tin đó cho biết, Hànội phải rút 2 Sư đoàn 316 và 312 ở Lào về Bắc Việt để thay thế cho 2 Sư đoàn mới là 320B và 325C đã rời BV và đang trên đường trực chỉ sông Bến Hải, có lẽ sẽ di chuyển về phía Huế. Hiện nay, tại mặt trận Trị Thiên, Hànội đang cho thay thế từng Tiểu đoàn bị tổn thất sau 1 tháng tham dự trận chiến.
Theo ký giả Joseph Alsop, trong cuộc đại tấn công (Xem tiếp trang 6)
(tiếp theo trang 3) hiện nay, CSBV đã phải trả một giá cao đến mức người không dám nghĩ tới nữa. Chẳng hạn, có tin tức tình báo đáng tin cậy cho biết rằng các Sư đoàn CSBV đã gởi 22.000 người bị thương trở và Hànội.
Nếu con số 22.000 nói trên là chính xác, thì người ta còn phải kể đến số binh lính CSBV thương tích nặng bị bỏ lại trận địa hoặc chết ở dọc dường trở ra Hànội. Và đó là chưa kể số tử trận, một phần được mang đi và một phần phải bỏ lại chiến trường.
Những tin mới nhất của phái viên UPI cũng như của tình báo Mỹ cho biết Sư đoàn 308 phải sát nhập với Sư đoàn 304 để có đủ quân số của 1 Sư đoàn. Như vậy là Hànội ít lắm cũng có 1 Sư đoàn bị loại khỏi vòng chiến tại chiến trường Trị Thiên.
Tại mặt trận Tam Biên, Sư đoàn «Thép» 320 và Nông Trường 2 (tức Sư đoàn Sao Vàng) của CS cũng bị thiệt hại nặng không kém. Sư đoàn Thép của Hànội chỉ còn vỏn vẹn 1 Trung đoàn 64 thì hôm 7-5 đánh vào căn cứ Lệ Kháng định ăn mừng chiến thắng Điện Biên đã bị hạ 605 tên chưa kể một số xác được đồng bọn mang đi và một số bị thương. Nông trường 2 cũng bị tổn thất nặng đến nỗi phải phá lệ xin Hànội bổ sung quân số trong khi các Nông trường Cộng sản thường phải có bổn phận tự bổ sung lấy.
Trong một mật điện của địch bị ta bắt được ở Quân Đoàn 2, Cộng quân ở mặt trận Tam Biên đã khẩn cấp xin Hànội dành quyền ưu tiên trong việc bổ sung quân số. Và riêng Nông Trường 2 đã đề nghị nếu Hànội bổ sung không kịp thì cho họ ưu tiên lấy quân số các đơn vị bổ sung cho mặt trận An Lộc khi quân số này đi ngang qua khu vực trách nhiệm B.3 (là bí số của Cộng sản đặt tên cho vùng Cao Nguyên).
Tại mặt trận An Lộc hiện nay chỉ còn có 3 Trung đoàn CSBV án ngữ QL 13 và quanh An Lộc. Phần lớn các Sư đoàn 5, 7, 9 và Bình Long của CSBV đã rút đi vì bị thiệt hại nặng, số còn lại bị bệnh rất nhiều vì uống phải nước độc, bị thiếu lương thực và thuốc men.
Tuy nhiên, dù thiệt hại nặng nề đến đâu, khi mở các cuộc tấn công lớn hay nhỏ, Cộng quân vẫn xài lối biển người bằng cách du di hoặc vơ vét quân số theo lối luân phiên chiến đấu như đã nói ở trên. Cộng sản vẫn thường tạo ảo tưởng là quân của chúng lúc nào cũng đông và hình như có «kho dự trữ dồi dào». Thật ra đó chỉ là một mánh khoé khéo che đậy mà thôi. Ví dụ : 2 Sư đoàn rút ở Lào về BV sẽ không về hẳn BV mà sẽ quay vào Nam để tăng cường cho mặt trận Huế, hoặc xé lẻ để bổ sung cho các mặt trận Tam Biên, An Lộc.
Lối đánh xả láng đó không thể kéo lâu dài dược. Cho nên, nếu các chiến sĩ ta cứ tiếp tục gây nhiều tổn thất nặng nề cho Cộng quân thì đến một thời gian nào đó, mộng thôn tính miền Nam của CSBV sẽ phải tan vỡ.
Có thể sau trận chiến cuối cùng này sẽ có kẻ bươu đầu người sứt trán, nhưng kẻ bị nặng và còn lâu mới ngóc đầu dậy nổi không phải là chúng ta.
Bởi vì sự tổn thất nặng nề bao giờ cũng do Cộng quân phải gánh chịu. Bằng chứng hùng hồn nhất là thảm bại Tết Mậu Thân đã khiến CSBV mất 4 năm mới có thể chuẩn bị được một cuộc đại tấn công, rồi-cũng-sẽ-thất-bại như ngày nay.
Kẹo Đồng
#Tien Tuyen May. 12, 1972 - trang 3
PHƠ by KẸO ĐỒNG
CHUYỂN MỤC
#Tien Tuyen May. 12, 1972 - trang 3
PHƠ by KẸO ĐỒNG
CHUYỂN MỤC
Loạt bài về Việt Nam Hóa tạm dứt bằng con số 9, con số hên.
M72 cũng là ... chín nút nên giúp các chiến sĩ ta bắn hạ xe tăng địch ngã như rạ. Trận đại thắng ở Căn cứ Phượng Hoàng (Quảng Trị) trong đó hơn 1000 Cộng quân bỏ xác và gần 50 xe tăng T 54 của Nga bị hạ cũng diễn ra vào ngày mồng 9 tháng 4-1972.
Cũng ngày 9-5 (tính theo giờ Saigon), Tông Thống Mỹ Nixon đã tuyên bố quyết định làm chấn động thế giới và khiến la dô Hànội là chói lói: thả thủy lôi bít hết các hải cảng Bắc Việt!
T54 của Cộng sản cũng 9 nút nhưng không mang lại may mắn cho Hànội vì “9 nút” vốn là căn bản của miền Nam. Cộng Sản khó hạ được chế độ miền Nam vì Hiến Pháp của ta cộng lại thành 9 nút. Với Iại, T.54 gặp M72 nên phải nằm ụ là cái cẳng! Bởi “9 nút” bao giờ cũng mang hên lại cho phe ta.
Loạt bài «Việt Nam hóa» chấm dứt sẽ được thay thế bằng một loạt bài khác có nội dung cô đọng hơn và thiết thực hơn.
Kê từ ngày mai, tên thất phu Kẹo Đồng này sẽ viết về cuộc chiến đấu một mất một còn của Dân Quân miền Nam. Đó không phải là ... «Việt Nam hóa», vì chính T. T. Nixon trong bản tuyên bố nổ hơn bom nguyên từ ngày 9-5-72 đã nói với chúng ta rằng: “Quý vị sẽ tiếp tục được chúng tôi hỗ trợ mạnh mẽ trong công cuộc chống xâm lăng. Chính tinh thần quý vị sẽ quyết định chung cục của trận chiến này. Chính ý chí của quý vị sẽ uốn nắn tương lai của quý quốc”.
Tinh thần và ý chí thì người Việt Nam luôn luôn dư dã, chỉ phải tội nước nhỏ và nghèo, luôn luôn lâm cảnh can qua suốt hơn 4 ngàn năm lịch sử nên đôi lúc cũng phải bất đắc dĩ đi cầu viện ngoại bang để đánh đuổi quân xâm lăng.
Cầu viện nhưng không ỷ lại và vẫn nuôi dưỡng ý chí tự lực, tự cường. Bởi vì ỷ lại thì người ta sẽ coi thường mình và không còn muốn giúp mình nữa.
Tồng thống Huê Kỳ Nixon đã nói là dám làm. Ông đã làm nhiều việc tày trời khiến Hanội bị chết đứng như Từ Hải đến nỗi phải nhờ một mụ đàn bà la bài bải trên la dô rằng "Lão (Xem tiếp trang 8)
(tiếp theo trang 3) này dám làm những chuyện chưa từng có tổng thống Mỹ nào dám làm cả!
Thiệt tội nghiệp cho “người anh em” bên phe Cờ Đỏ! Lịch sử VN cũng đã từng minh chứng có đôi lần “châu chấu đá xe", và “tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng". Nhưng đó là trường hợp của toàn dân kháng chiến chống xâm lăng chớ không phải một nhóm người vì điên khùng hay ngu xuân đi chơi trò «con nhái muốn to bằng con bò» khiến dân Việt phải chết chóc tang thương...
Người Việt Quốc Gia bao giờ cũng hiếu hòa. Ông Cha chúng ta bao lần đánh thắng nước Tàu rộng lớn - dân đông, nhưng sau đó vẫn sang triều cống là cốt giữ yên bờ cõi cho trăm họ khỏi chịu cảnh chiến tranh. Chị có những người Việt Cộng Sản mất gốc mới có thái độ kiêu căng mù quáng, mơ chuyện đội đá vá trời, không chịu khôn ngoan bắt chước 2 đàn anh vĩ đại của mình làm thân với «đế quốc» để cho dân giàu nước mạnh.
Trở lại quyết định của T.T. Nixon phong tỏa các cửa bể Bắc Việt, nguời thấy rằng T.T. Mỹ đã không sợ đụng độ với Nga khi hành động như trên. Hoặc hành động đó đã được cả Nga sô lẫn Trung cộng đồng ý, vì cả hai đàn anh vĩ đại này của Hànội cũng chẳng ưa gì tên đàn em nứt mắt đã xỏ lá định chơi trò «nước đôi» với 2 «đại ca».
Nói vậy, không phải là Nga sô và Trung cộng sẽ để cho Mỹ trừng trị thẳng tay Bắc Việt, nhưng chỉ vừa đủ để làm cho tên đàn em xỏ lá của họ trở nên ngoan ngoãn, vừa đủ để tạo cơ hội bắt Hànội phải nhận chịu điều đình bằng hòa đàm hoặc là có LHQ can thiệp.
Riêng phần dân quân miền Nam chúng ta, vấn đề sinh tử là phải quét địch ra khỏi lãnh thổ trước khi một giải pháp được hình thành để chấm dứt chiến tranh VN.
Bởi vì, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã từng tuyên bố đại ý «Không thể để mất đất vào tay giặc vì chúng sẽ thêm ngoan cố tại bàn hội nghị».
Và T. T. Mỹ Nixon cũng vừa nhắc nhở chúng ta: «Chính tinh thần của quí vị sẽ quyết định chung cục trận chiến này. Chính ý chí của quý vị sẽ uốn nắn tương lai của quý quốc» ...
Tất cả những gì chúng ta phải làm, cần làm và sẽ làm đều được đề cập đến trong loạt bài “TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG” khởi đầu từ số báo ngày mai.
Kẹo Đồng
Bạn đọc thân mến,
Trước khi qua phân đoạn 5, chúng ta cũng nên lược qua tình hình Chiến trường Tam Biên như thế nào trong 10 ngày cuối tháng 3-1972 với mục bài "Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN" by Đặc phái viên báo Tiền Tuyến Lê Nguyễn, đăng trên nhiều kỳ trên trang nhất từ #Tien Tuyen Mar. 21, 1972 đến #Tien Tuyen Mar. 29, 1972 là bài số 8, thì bị dứt ngang – lẽ ra đang “còn tiếp” – vì giặc Cộng nổ ra trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa ngày 30-3-1972, trang báo phải nhường chỗ cho các mục tin tức sôi động tức thì từng ngày.
Trước khi qua phân đoạn 5, chúng ta cũng nên lược qua tình hình Chiến trường Tam Biên như thế nào trong 10 ngày cuối tháng 3-1972 với mục bài "Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN" by Đặc phái viên báo Tiền Tuyến Lê Nguyễn, đăng trên nhiều kỳ trên trang nhất từ #Tien Tuyen Mar. 21, 1972 đến #Tien Tuyen Mar. 29, 1972 là bài số 8, thì bị dứt ngang – lẽ ra đang “còn tiếp” – vì giặc Cộng nổ ra trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa ngày 30-3-1972, trang báo phải nhường chỗ cho các mục tin tức sôi động tức thì từng ngày.
Chiến trường Tam Biên
#Tien Tuyen Mar. 21, 1972 trang nhất
- Ảnh trên trang báo: BBĐPV Lê Nguyễn đang phỏng vấn tù binh thuốc K7 Sư đoàn «Thép» 320 CSBV trên đồi NGOK KRING tại Mặt trận Tây nguyên (xem "Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN" đăng trong số này)
#Tien Tuyen Mar. 21, 1972 trang nhất
➯ Sư đoàn Thép 320 sa lầy vì thiếu tiếp tế lương thực và đạn dược.
QUÂN KHU 2 LẬP KẾ HOẠCH PHONG TỎA TIẾP TẾ CỦA CỘNG QUÂN VÙNG TÂY NGUYÊN.
❖ Phi cơ quan sát được lệnh hoạt động 24/24 giờ để kịp thời phác giác các đoàn xe tiếp tiệu của cộng quân. ★ Đã có 21 xe vận tải của cộng quân bị phá hủy trong 4 ngày qua.
BBĐPV Cao Sơn
➯ Ký sự Hành quân vùng Tam Biên — MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
(#Tien Tuyen Mar. 21, 1972 trang nhất)
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 1
Ngày N40, phái viên chúng tôi có mặt tại Kontum và được diện kiến Trung tướng Ngô Dzu, Tư lệnh Quân đoàn 2. Ông cho biết tổng quát tình hình chiến sự Quân Khu 2, đặc biệt là vùng ba biên giới rất sôi động. CSBV với lực lượng gồm SĐ Thép 320, SĐ 318, Trung đoàn 83 Pháo, Tiểu đoàn 12 Phòng không và thành phần du kích địa phương đang cố xâm nhập đặt cơ sở tiếp liệu và dọn đường vcho một trận đánh lớn. Đáng lẽ Mặt trận Tây nguyên đã bùng nổ trước Tết nhưng lực lượng Quân đoàn 2 đã bẻ gãy ý định của Cộng quân. Theo Trung tướng Ngô Dzu, sở dĩ ta cầm chân địch được tới hôm nay là do chiến sĩ Quân đoàn 2 đã thành công với chiến thuật “Mìn cơ giới”, một lối đánh du kích mà CSBV chưa có cách gì hóa giải được.
Cũng theo Trung tướng Ngô Dzu, mặc dù vậy song chắc chắn CSBV sẽ mở những trận đánh lớn mà theo ông là «trận mùa».
Vùng Cao nguyên có địa thế và thời tiết được coi là hiểm trở nhất với núi non trùng điệp, sương mù sát đất. Năm 1970, mặt trận Dak Seang, Dak Pek đã sôi động một hồi. Qua năm ngoái 1971, trận chiến đồi số 5 và đồi số 6 đã làm rúng động dư luận quốc tế với hơn 7 ngàn xác chết quân CSBV.
Năm nay, CSBV quyết định mở mặt trận sớm hơn với cái đích là lấy Kontum nhưng chúng không thể nào thực hiện được cho nên những ngày gần đây, Vùng Tam Biên trở nên sôi động.
Biệt Cách Nhảy Dù 81 mở đầu những trận đánh lớn
Sau khi được Trung tướng Ngô Dzu, Tư lệnh Quân khu 2 và Quân đoàn 2 cho biết tổng quát về tình hình chiến sự, chúng tôi đến Căn cứ Hành quân của Liên đoàn Biệt kích Nhảy Dù. Những chiến sĩ Delta ngày trước nay đã trở lại hoạt động đúng sở trường là rừng núi Cao nguyên ngày N40.
Từ khi Không quân Việt Nam phát hiện con đường chiến lược của giặc từ vùng ba biên giới (cứ địa 609) chạy xuyên qua rừng núi đi sâu vào phía Nam để đến Kontum, là những toán Biệt Kích 81 liên tục được thả xuống.
Vùng hoạt động thật là rộng lớn, chiến sĩ Biệt Kích 81 đã khám phá mọi cuộc di chuyển của CSBV ngay trong khu an toàn của chúng rồi hối hợp chặt chẽ với Không quân, cho nên những đoàn xe vận tải Molotova, Thiết giáp của chúng đã bị ta oanh kích nặng nề.
Ngày 10-3, trên trục đường mòn xâm nhập gần cứ địa 609 CSBV, Đại đội 4 Biệt Cách đã mở đầu cho những trận đánh lớn Bộ Binh kế tiếp bằng cách phục kích đoàn xe vận tải Molotova của giặc. Đây là lần thứ hai mà chiến sĩ Biệt Kích 81 thực hiện. Lần thứ nhất là vào năm 1970 tại thung lũng A Shau.
Chúng tôi nôn nóng muốn được đến đó (cứ địa 609 của giặc) nhưng Trung tá Huấn Liên đoàn trưởng 81 lắc đầu bảo:
— Máy bay vào bốc anh em sắp về rồi, và (chúng tôi) không thể đi được vì đó là khu của chúng nó.
Tại căn nhà lều vải trong Căn cứ Hành quân, chúng tôi thấy một số áo giáp Trung cộng, súng AK, CKC v.v… được chất đống, và Thiếu tá Thông cho biết, đó là chiến lợi phẩm của các Toán hoạt động mang về. Đại úy Đào Minh Hùng, người chỉ huy cuộc phục kích, vừa được bốc ra. Trong bộ đồ trận nhuộm đỏ đất cao nguyên, ông vui vẻ bắt tay chúng tôi.
Không bỏ lỡ cơ hội, chúng tôi vồ ngay ông theo phản xạ nghề nghiệp.
— Xin Đại úy kể lại cho độc giả bổn báo biết về điểm yếu của trận phục kích ngay trong cứ địa của địch đã xảy ra như thế nào được không?
Với giọng nói có phần vội vã, Đại úy Hùng cho biết:
— Chúng tôi nhảy xuống hơi trễ theo dự tính, nên khi vừa đến tọa độ ấn định là bị báo động ngay. Địch dùng lối một Tiểu đội, có lẽ là toán an ninh lộ trình. Toán này kháng cự yếu ớt và bỏ chạy về hướng Bắc. Vì bị lộ mục tiêu nên tụi tôi vội di chuyển ra xa cách đó độ 300 thước dọc theo con đường. Mìn mà chúng tôi mang theo được chôn xuống ngay và chúng tôi chia ra thành nhiều Toán nhỏ nằm phục kích. Lúc đó đã là 23 giờ. Trời thật là tối và lạnh như cắt. Đến 24 giờ, Toán tiền sát báo cáo cho tôi biết là có một đoàn xe xuất hiện đang tiến về phía chúng tôi. Những chiếc Molotova được ngụy trang và chạy cách xa nhau từng chiếc độ 2, 3 trăm thước.
Trong đêm yên lặng, tiếng động cơ xe leo dốc mỗi lúc một lớn dần, chúng tôi ai nấy tinh thần căng thẳng chờ.
Ầm! … một quả mìn đã nổ khi chiếc xe đầu đi qua vừa ngang ngay chỗ tôi. Anh em đã được lệnh là không nổ súng khi tôi chưa bắn.
Lúc đó tôi nghe một tiếng la «chết rồi» và một tiếng chửi rặt giọng người Bắc. Chiếc xe bị bay một bên đầu máy và đâm nghiêng về hướng Tây. Ba tràng AK được bắn liền cạch cạch cạch … có lẽ do tên vừa chửi bắn báo hiệu. Tôi đáp lễ bằng một gắp M16 rồi yên lặng trở lại. các chiếc xe kế tiếp không chạy bò lên.
Vì trời quá tối nên chúng tôi rút ra xa độ một trăm thước và chờ sáng. Khi sương mù tan vừa đủ để quan sát và chúng tôi tiến lên lục soát. Chiếc Molotova chở 20 bao gạo loại 100kg, 2 tên giặc trên xe đều chết. Chúng mặc đồ trận có áo giáp đầy đủ.
(còn nữa)
#Tien Tuyen Mar. 22, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 2
Sau khi chụp ảnh tịch thu một số tài liệu là chúng tôi đốt tiêu hủy xe và gạo. Ngay bây giờ phi cơ đang oanh kích khu vực đó.
Sau khi kể chuyện cho chúng tôi nghe xong thì những hình ảnh chụp chiếc xe đã được rửa xong và Trung Tá Liên Đoàn Trưởng 81 đã biếu báo chí một tấm làm tài liệu.
Con đường chiến lược
Với hoạt động của các chiến 81 Biệt Cách Dù, phóng viên chẳng thể nào đi theo nổi! Tạm biệt Căn cứ của Liên Đoàn 81, chúng tôi được trực thăng thả xuống Yan-kee. Ngọn núi mà Tiểu đoàn 2 Dù trấn công trên đoạn cuối con đường mới do CSBV làm để tiến về Kontum.
Thiếu Tá Mạnh Tiểu Đoàn Trưởng hướng dẫn chúng tôi đi quan sát con đường với sự dè dặt từng bước một. Quanh co theo sườn núi, công binh CSBV đã thiết lập thật công phu. Con đường này được nối từ ngã ba biên giới chạy và hướng Nam và đoạn cuối nằm ở giữa Căn cứ 5 và Võ Định. Bề ngang độ chừng 56 thước. Hầu hết đoạn đường chúng tôi đi qua đều ghi lại dấu vết cuốc xẻng, chứng tỏ CSBV làm bằng nhân công. Khi khám phá ra con đường này, lập tức đơn vị Dù lên đó án ngữ. Thiếu Tá Mạnh cho biết đêm hôm 11-3 tụi nó bò về 5 đứa nhưng bị mìn chết tại chỗ 3 tên. Theo ông thì chắc chắn nó sẽ đánh tại dây vì đơn vị ông đã chận ngay trên yết hầu của nó.
Âm mưu đánh chiếm Kontum, CSBV đã tạo hai con đường thành một thế gọng kềm.
Từ ngã ba biên giới (cứ địa 609 của địch) con đường cũ đi từ Biên giới qua hướng Đông phía trên Dakto để dồn quân, theo nghi vấn có lẽ là sư đoàn 318 từ hướng Đông Bắc Kontum đánh xuống. Đoạn đường này hiện do Trung đoàn 47-22 chận ngang.
Con đường mới khám phá gọi là con đường chiến lược chạy từ Bắc xuống Nam mé Trường Sơn tiến về Võ Định Tây Bắc Kontum. Con đường này do Sư đoàn 320 CSBV xử dụng. Nếu không sớm phát hiện, trục lộ chiến lược này sẽ gây khó khăn cho Kontum không ít.
Trong lúc quan sát thì các đơn vị 21 và 24 dù cách đó 1, 2 cây số đang đụng mạnh. Thiếu tá Mạnh phải chia tay chúng tôi để điều quân.
Trục lộ H.C Minh là huyết mạnh chính của CSBV đối với ba chiến trường VNCH, Lào, Kampuchea. Từ đó biết bao nhiêu ngã rẽ vào phần đất miền Nam. Có thể nói rằng hết phân nửa quân BV đã được dùng để kiến tạo trục lộ đó. Nhưng từ trước đến nay chưa bao giờ CSBV liều lĩnh và xâm mình tạo một con đường từ mật khu của chúng bên kia biên giới nối liền với quốc lộ của miền Nam như lần này.
Con đường chiến lược, chúng cố tạo thật gấp và ngụy trang sơ sài lộ hẳn ra rõ ràng bên sườn núi chênh vênh chứng tỏ toán công binh này mới từ Bắc vào nên coi thường.
Để thực hiện con đường này, theo tài liệu ta bắt được của giặc thì những đại đội công binh CSBV được chia từng khu vực ấn định để nối liền lại với nhau. Thường chúng làm vào khoảng 11g30 đến 14g30, và từ 18 g đến cả đêm, là những giờ mà phi cơ nghỉ hoạt động.
Cũng trên con đường này, CSBV vừa làm đường vừa làm kho dự trữ tiếp tế bằng những chiếc hầm đục sâu vào các sơn lộ thật kiên cố. Bom hoặc pháo 105-155 ly vẫn không phá hủy nổi. Đứng trên con đường xâm lăng này, chúng tôi nghĩ: «ảnh hưởng chính trị quốc tế đi đến đâu thì chưa biết» chứ trên thực tế thì CSBV đã cố gắng xâm lăng miền Nam. Người Việt Nam vẫn đánh nhau một cách gian khổ, tranh nhau từng thước đất trên đồi núi heo hút.
Đêm buồn trên đỉnh Yankee
Cây cối ngổn ngang, những hầm cá nhân, công sự làm việc của Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn 2 Dù đang được thiết lập. Những cuộn dây kẽm gai được cuốn quanh tạo thành ranh giới của Căn cứ để phân biệt Khu vực An ninh. Địch có thể đánh bất cứ lúc nào vì xung quanh tiếng súng của các Đại đội đụng độ nghe gần lắm. Dù trời đã khá nhá nhem tối, sương mù đã buông xuống ngang đầu nhưng các chiến sĩ TĐ 2 Dù vẫn làm việc như điên, mỗi người một việc, lo tiếp nước, lương khô, đạn dược cho các Đại đội lâm trận. Anh em Phi đoàn trực thăng 229 vẫn luôn bay trên đầu yểm trợ. Trong máy PRC25, tiếng Thiếu tá Mạnh luôn điều khiển:
— Khánh Ly, Khánh Ly đây Hồng.
— Hồng nghe Khánh Ly, có gì cứ cho biết?
— Khánh Ly hát thêm ít bản nữa rồi Hồng sẽ cho kẹo án ngữ phía trước để bạn giải khát. Tango nó sẽ làm việc với bạn đêm nay.
— Nghe 5/5
Nghe mẩu đối thoại, chúng tôi thấy vui và phấn khởi bởi niềm tin, sự bình tĩnh như đùa cợt của mấy ông lính Dù trong việc đánh nhau sống chết với giặc.
Trời tối thêm và bắt đầu lạnh, dưới hầm, giữa mùi hôi của đất mới, chúng tôi sửa soạn bữa cơm sấy với mấy hộp cá hộp Quân Tiếp Vụ. Ngoài tiếng máy truyền tin chạy rẻ rè, một sự im lặng nặng nề bao trùm. Trong những người hiện diện tại đây, có lẽ mỗi ai đang theo đuổi những ý nghĩ của riêng mình.
(còn nữa)
#Tien Tuyen Mar. 23, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 3
Họ sẽ nghĩ đến những giờ phút sinh tử nơi trận đánh đang chờ đợi? cũng có thể đời lính chiến luôn đối đầu với súng đạn đã làm họ coi thường nỗi hiểm nguy, nhưng trong đêm tối dày đặc này, dưới hố cá nhân với khẩu súng gối đầu, họ đang nghĩ đến gia đình, vợ con biết bao trìu mến xót xa đầy ắp nhớ thương đang chờ. Là những con người Việt Nam với nhau, tại sao bên kia không chịu cảm thông hiếu hòa mà cứ mãi đánh giết nhau?!
Là một phóng viên vẫn hay theo gót hành quân của các anh, chúng tôi vẫn thường các chiến sĩ ta chia xẻ gian nan nguy hiểm. Thế mà giờ này vẫn thấy cô đơn mặc đầu xung quanh có rất đông đồng đội. Thao thức trong yên lặng để mà chờ địch tấn công hoặc có thể pháo kích, thì làm sao có được giấc ngủ bình an?
Trận đánh thần tốc chiếm đồi 1049 của Đại đội 2 Trinh sát Dù
Rồi cũng qua một đêm thấp thỏm, bước sang ngày N41. Sáng ngày 18-3, chúng tôi theo chuyến bay sớm với Thiếu tá Mạnh về Bộ Chỉ Huy Lữ đoàn để gặp và nhận chỉ thị của Đại tá Trần Quốc Lịch Lữ đoàn Trưởng. Tại Bộ Chỉ Huy Lữ đoàn, Phi đội trực thăng 229 do Đại úy Cẩn làm đầu đàn đã có mặt giữa bụi cát tung lên mù mịt và đang ồn ào xếp hàng bên cạnh quốc lộ 14.
Bộ Tham mưu Lữ đoàn Dù đang họp, chúng tôi vội tìm đến Câu Lạc Bộ dã chiến để tìm thức gì lót dạ. mặc dù đang hành quân nhưng thức ăn buổi sáng ở đây khá đầy đủ, bánh mì, trứng gà, cà phê sữa nóng … thử hỏi nào thua chi Saigon.
Khoảng 9 giờ, lệnh mới được Bộ Tư lệnh Hành quân Bắc Bình Vương 22-1 ban ra. Đại đội 2 Trinh sát Dù được trực thăng vận với chiến thuật diều hâu đổ xuống chiếm ngọn đồi 1049. Đồi này nằm giữa Căn cứ 5 với Yankee. Đại tá Lịch, Thiếu tá Mạnh lên máy bay chỉ huy. Trung úy Út đại đội trưởng Trinh sát phân toán lên trực thăng. Với thời gian kỷ lục, hi đoàn 229 đã cất cánh về phía dãy Trường Sơn.
Tám chiếc trực thăng nối đuôi nhau từ độ cao 1.400 bộ chúc xuống lần lượt. Chiếc đầu tiên vừa chạm đất, anh em Dù nhào ra là đụng độ ngay. Địch nấp trong hầm bắn AK ra xối xả. Anh bạn Phi công chửi thề … đáp ngay trên miện hầm tụi nó rồi chiếc trực thăng chao mình bay tạt ngang. Toán 1 Dù phản ứng trả đũa bằng M60, M16 và lựu đạn, vừa xung phong vừa bắn, lự đạn của đôi bên tung ra thật ác liệt. Chiếc trực thăng thứ hai vẫn gan dạ đáp xuống giữa cảnh hổn loạn và thật hy hữu, chuyến đổ quân này đáp ngay bên cạnh khẩu đại liên phòng không của địch mà chúng chẳng bắn được phát nào.
Ngọn đồi 1049 trống trơn, chỉ toàn cỏ tranh nên trận đánh kết thúc mau lẹ khi Đại dội Trinh sát Dù ào ạt càn quét.
Sự gan dạ của Phi đoàn 229, cùng lối đánh như vũ bão của lính Dù đã tạo nên một trận đánh đẹp mắt. gần một tiếng đồng hồ ác chiến, quân Dù đã chiếm trong ngọn đồi.
Chúng tôi đáp xuống sau chót trong lúc tiếng súng vẫn còn và anh em Dù đang lục soát các địa đạo. Chúng tôi vừa chạy vừa tìm chỗ nấp.
Chiến trường được thanh toán với 13 xác VC chết tại chỗ, tịch thu 3 đại liên, 3 AK, một số lựu đạn và tài liệu. Đặc biệt ta bắt sống được 1 tù binh tên là Phạm văn Hùng thuộc Tiểu đoàn 47 Trung đoàn 64 Sư đoàn 320 CSBV.
Chúng tôi vội vàng phỏng vấn tù binh Hùng và được biết, đây là 1 đơn vị tiên phong với nhiệm vụ yểm trợ cho các đơn vị C2, C3 công binh và C25 vận tại CSBV.
Tiếng súng vẫn còn, trực thăng vẫn đáp để chở 3 chiến sĩ Dù bị thương cũng như đưa tù binh và chiến lợi phẩm về Bộ Chỉ Huy Lữ đoàn.
Đây là một trận đánh mở màn, và cũng tại chân đồi này vào đêm 13-3, Đại đội Trinh sát Dù cùng với Tiểu đoàn 2 Dù đã đụng suốt đêm với giặc, kết quả đã đánh tan Tiểu đoàn K7 thuộc Sư đoàn Thép 320 CSBV. Với chiến thắng này, Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 2 cùng Đại tá Lê Đức Đạt Tư lệnh cuộc hành quân đã trao gắn 8 huy chương Anh dũng Bội tinh cho Phi đoàn 229, và thăng cấp Đại úy đặc cách tại mặt trận cho Trung úy Dương Văn Út, Đại đội trưởng Trinh sát Dù.
(còn nữa)
#Tien Tuyen Mar. 24, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 4
Sư đoàn thép 320 chỉ còn là dư âm
Các chiến sĩ Lữ đoàn 2 Dù đã đánh tan Tiểu đoàn K7 CSBV khi chúng sửa soạn cho chiến dịch xuân hè của chúng. Tên tù binh Phạm văn Hùng quá nhỏ như đứa trẻ khờ khạo và khiếp sợ đối với trận chiến.
Cái danh vang Sư đoàn Thép của Điện Biên ngày nào bây giờ chỉ còn là dư âm. Tất cả quân số của Sư đoàn 320 này hầu hết đều là thanh niên mới lớn, từ 16 tuổi đến 20 tuổi. Tù binh Hùng này cho biết hầu hết đơn vị K7 đều bằng một lứa tuổi với nhau. Họ bị động viên đi nghĩa vụ quân sự, được huấn luyện 2 tháng và liền đẩy lên đường đi bổ sung vào Nam ngay. Chỉ còn một số rất ít là chính thức của Sư đoàn Thép nhưng đều là cấp chỉ huy và nằm ở hậu trạm. Thành phần xung phong chiến đấu toàn là lính mới.
Trận đụng đầu với chiến sĩ Dù VNCH trên ngọn đồi 1049 đã chứng tỏ tinh thần và khả năng tác chiến của cái gọi là sư đoàn Thép kia như thế nào!
Tinh thần của quân CSBV sa sút nhiều qua các tài liệu của giặc mà quân ta bắt được trong xác chết của vài tên Cộng quân cho thấy chúng đánh thì đánh nhưng mất hết niềm tin.
Một lá thư của lính Bắc viết về cho gia đình mà chúng tôi lấy được trong túi áo xác chết tên Tiểu đội trưởng A 250 Nguyễn xuân Quyền, viết như sau:
Mặt trận Tây nguyên xa xôi ngày 13-2-1971Chúng tôi ghi lại nguyên văn lá thư trên đây hầu độc giả và để thấy tình cảm của những người Cộng sản vẫn «ủy mỵ» dù rằng họ được đảng nhồi sọ với ‘xã hội chủ nghĩa’!
Thầy mẹ kính mến, cùng các em yêu quý của anh.
Giữa lúc này trên chiến trường miền Nam xa xôi, con nhớ Thầy mẹ và các em nhiều. Đầu thư con kính chúc Thầy mẹ và các em một mùa Xuân khỏe mạnh, thêm 1 tuổi sống lâu.
Con hiện giờ cũng đón Xuân trên tiền tuyến xa xôi nhưng nào có vui được! Con vẫn khỏe, chỉ tội một điều là cực nhọc quá nên gầy đi. Con đang sửa soạn bước vào một chiến dịch mới của mùa Xuân 72.
Thầy mẹ cứ cho các em con vui Xuân, đừng nghĩ về con nhiều. Con ăn Tết chiến trường với tiêu chuẩn 2Kg thóc nếp, 2 chiếc kẹo, 1 lạng thuốc.
Con chỉ hy vọng ngày nào đất nước thống nhất may ra còn sống sót mới về thăm Thầy mẹ và các em. Con viết thư này giữa lúc tình hình khẩn trương lắm.
Thư này có lẽ cũng phải mất 3 tháng mới về tới nhà được, vì xa xôi rừng núi hiểm trở. Con không nói nhiều nhưng có lẽ Thầy mẹ cũng hiểu tình cảnh chiến trường ra sao.
Xin Thầy mẹ và các em cầu nguyện cho con.
Nguyễn xuân Quyền
(còn nữa)
$pageOut$pageIn Phân đoạn 5
#Tien Tuyen Mar. 25, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 5
Anh Quyền này cấp bực Trung sĩ, đã chết trên miệng hầm tại đồi 1049 vào ngày 15-3-1972.
Lá thư anh ta viết đã hơn 1 tháng và vẫn còn trong túi áo. Xác anh co quắp nằm đó! Cho dù là bên này hay bên kia thì đó cũng là con người Việt Nam, tự nhiên chúng tôi thấy xót xa bùi ngùi.
"Trường sơn chuyển mình, Pôcô dậy sóng, quét sạch quân thù, giải phóng Tây Nguyên."
Trên đây là câu «châm ngôn nhật tụng», của chiến dịch Tây Nguyên của Cộng quân, hầu hết đều được ghi trên áo những tên lính CSBV xâm lăng, mà mục tiêu là đánh chiếm Kontum.
Đối với CSBV, trận chiến Tây Nguyên có thể là canh bạc chót. Mọi nỗ lực của chúng đang dồn vào dọc sườn dãy Trường Sơn. Chúng cho đó là một sự thay đổi quan trọng: Trường Sơn chuyển mình mà chúng quyết thực hiện, Pôcô dậy sóng: miền Kontum có 2 con sông phát nguyên từ biên giới xuyên Trường Sơn, chảy qua vùng cao nguyên là sông DAKPLA và POCO. Sông Poco nằm ở phía Bắc tỉnh Kontum. Tên con sông Poco được dùng để ám chỉ một trận chiến mà chúng quyết đánh.
Nhưng nội dung câu châm ngôn này chẳng thực hiện được như ý muốn bọn chúng. Poco có dậy sóng thật nhưng dậy sóng bởi hàng trăm, hàng ngàn tấn bom do pháo đài bay chiến lược B52 thả xuống để chôn vùi xác thân và chôn luôn cái mộng giải phóng Tây Nguyên của tập đoàn CSBV.
Quân số địch tại mặt trận Tây Nguyên
Sau khi cùng các chến sĩ Dù chiếm xong đồi 1049, hay còn gọi là đồi Út Bạch Lan, chúng tôi theo tù binh Phạm văn Hùng về tới Bộ Chỉ Huy Lữ đoàn Dù gặp Đại tá Trần Quốc Lịch. Tại đây đang triển lãm một số võ khí lẻ tẻ, là chiến lợi phẩm của quân ta thu được của địch. Trong số “hàng” triển lãm, đặc biệt có “món hàng” thuốc ngừa thai mang nhãn hiệu Trung cộng. Món hàng này đã là đề tài sôi nổi cho anh em lính Dù bàn tán.
Đại tá Lịch vui vẻ nói với chúng tôi:
– «Hôm nay Dù mới kiếm được một trăm ngàn để khao quân»
Ngạc nhiên, chúng tôi hỏi lại:
– «Thưa Đại tá, đi hành quân mà sao lại kiếm đâu ra tiền ngon lành vậy?»
– Anh chưa biết à? Hễ mỗi tù binh Sư đoàn Thép bị ta tóm được là Trung tướng Tư lệnh Chiến đoàn 2 thưởng cho một trăm xấp đó.
Đang cố ý moi tin nơi vị Tư lệnh Chiến đoàn Dù nhưng vị Quan Sáu này từ khước vì lý do “bí mật quân sự”, thì Đại tá Lê Đức Đạt Tư lệnh Sư đoàn 22BB vừa bay đến, ông cũng là người chỉ huy cuộc hành quân Bắc Bình Vương 22-1 đối đầu với tướng Mậu CSBV tại chiến trường Tây Nguyên.
– Tốt quá anh Lịch, Dù đánh đẹp quá. Tên này là chính hiệu 320 hả? - Ông nói.
Rồi ông niềm nở hỏi chuyện tù binh Hùng và gọi y bằng con.
Tại Tân Cảnh, ông đã cho chúng tôi biết về lực lượng đôi bên tại mặt trận này. Theo Đại tá Đạt, quân số bên địch khoảng 23 ngàn người gồm 6 Trung đoàn và các đơn vị pháo binh, công binh, phòng không. So với năm ngoái thì có phần trội hơn.
Mặt trận cũng có thể đổi mới vì tướng CSBV Hoàng minh Thảo bị tướng Mậu thay thế. Trận tuyến hiện tại kéo dài 60 cây số chứ không như năm ngoái địch chỉ tập trung vào đành Căn cứ số 5 và số 6.
Để đương đầu và ra tay trước, dồn địch vô thế thủ, thì ngoài Sư đoàn 22BB, mặt trận này còn được tăng cường các Chiến đoàn Dù, 81 Biệt Kích và Biệt Động Quân (BĐQ).
Địch dùng phòng không loại mới – Chiến xa không đáng ngại
Đại tá Đạt cũng cho biết thêm: chiến trường này địch vừa có 1 loại súng phòng không mới là 14,5ly. Loại súng này có thể chống chiến xa và tầm bắn tới 6 ngàn thước. Đơn vị hành quân của ta đã tịch thu được một số đạn loại này, chúng tôi được biếu một viên.
Với địa thế rừng núi, mặt trận chiến xa nếu có xảy cũng không đáng ngại vì QLVNCH đã có đủ võ khí chống chiến xa hữu hiệu như mình CCX, đạn pháo binh đặc biệt, và nhất là Không quân, sẽ xơi ngon quân địch với loại bom mới. Hơn nữa, rừng núi chẳng phải là môi trường hoạt động của thiết giáp.
Mặc dù đã xảy ra một vài trận đánh giữa Nhảy Dù VNCH với Tiểu đoàn K7 CSBV, nhưng theo giới chức quân sự thì địch vẫn còn cố né tránh chưa chấp nhận đối đầu. Trong một tài liệu mà chúng tôi được xem trên đỉnh đồi Út Bạch Lan, thu được nơi xác tên Đại đội phó CSBV, có bản báo cáo xin tiếp tế gởi cho Trung đoàn 64 CSBV, xin trích ra đây mấy dòng mới ghi thêm nơi tờ báo cáo đó: «xin lịnh đánh và xin được tiếp tế gấp! Khẩn trương! Hiện bị quân Dù ngụy bao vây».
Có hai yếu tố làm CSBV chùn chân có lẽ là 1) đã mất hết yếu tố bất ngờ và 2) chưa đặt được cơ sở tiếp tế.
Địch phân tán mỏng luôn luôn để né tránh quân đội Quốc Gia, cho nên mặt trận Tây Nguyên có thể còn kéo dài đến mùa mưa.
Cuộc hành quân Bắc Bình Vương đã tung quân ra đánh phủ đầu trước mọi dự tính của CSBV do đó đã làm xáo trộn bộ chỉ huy mặt trận Tây Nguyên của chúng.
Kế hoạch gọng kềm của giặc muốn bứng Kontum với ý muốn cắt đứt đường tiếp viện của quân ta từ Pleiku để chúng có thể mở trận địa pháo và bộ binh có chiến xa yểm trợ từ 2 phía Đông Bắc và Tây Nam Kontum kẹp lại, chẳng còn hy vọng thực hiện nổi.
(còn nữa)
#Tien Tuyen Mar. 26_27, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 6
#Tien Tuyen Mar. 26_27, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 6
Không quân đã làm kiệt quệ tiếp liệu của CSBV
Trên mặt trận Tây Nguyên, Không quân Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng. Liên tục quan sát mọi di chuyển của quân CSBV, oanh kích các đoàn chiến xa, và đoàn xe vận tải Molotova do Nga sô chế tạo. Các Phi đoàn tham chiến thường trực là Phi đoàn 114 Quan sát, 229 trực thăng và 520 phản lực.
Từ ngày N1 của cuộc Hành quân Bắc Bình Vương đến hôm nay, các chiến sĩ Không quân đã loại khỏi vòng chiến trên 10 chiến xa, 25 xe Molotova và phá hủy hàng trăm cơ sở tiếp tế của giặc.
Chúng tôi gặp các chiến hữu Không quân trong dịp các anh được gắn huy chương tại Tân Cảnh. Một vài anh em đã than trời! Vùng hoạt động và nhu cầu chiến trường đòi hỏi quá nhiều nên phải bay liên miên.
Trung úy Phi Quang Quý, bay L19 và là người đã hướng dẫn các Phi tuần A37 đánh tan 2 thiết giáp với 6 xe Molotova của địch ở phía Nam Benhet ngày 15-3-1972, cho chúng tôi biết:
– với đà này tụi nó chẳng thể nào có đủ súng đạn và gạo để ăn mà đánh lớn nổi. Chúng tôi, với chiến thuật “song phi”: một bay thật cao quan sát một vòng lớn để chỉ điểm, một bay thật thấp xác định tọa độ và mỗi khi phát hiện tụi nó là lập tức có Khu trục đến làm thịt rất chính xác.
Chúng tôi hỏi về lực lượng Phòng không của CSBV tại vùng này, một số Phi công ta xác nhận là chưa đáng kể vì từ ngày hành quân đến nay, chúng chưa bắn được chiếc nào.
Sau những ngày bám sát chiến trường, chúng tôi ghi nhận lực lượng Không quân Việt Nam đã gây thiệt hại nặng cho quân CSBV và đã cản bước tiến của chúng một cách hữu hiệu.
Những đoạn nhật ký thương tâm
Một lần theo chân Chiến đoàn 47 hành quân trên đường 520 trục lộ chính xâm nhập của CSBV vào Tây Nguyên, sau những lần chạm súng lẻ tẻ hạ được 5, 7 Cộng quân, trong những tài liệu tịch thu được trên xác của chúng hầu hết đều có những xấp giấy viết tay nguệch ngoạc ghi lại sự gian khổ chúng đã chịu đựng.
Chúng tôi xin ghi lại đây một vài đoạn nhật ký của cán binh CSBV Đào quang Thụ thuộc đơn vị C2 Công binh CSBV. Anh này đã chết ngày 13-3.
Rừng Chí Linh một đêm lạnh và muỗi vắt quá nhiều không thể nào chợp mắt nổi. Ngày 4-11 thì được phong Binh nhất. Sau nhiều ngày vất vả, hôm nay, 10-12 tới được Q. Bình. Bốn giờ chiều, ôtô nổ máy đưa đi đến Trạm 5, qua núi rừng hiểm trở, bắt đầu đi bộ đặt bước chân vào miền Nam. Tới đây mới là lúc lo sợ “lửa thử vàng”. Mưa gió bão bùng, vai đeo nặng, hết sức trèo Trường Sơn để qua Trạm 5. Cũng chính đêm bắt đầu chiến đấu cảnh giác là đêm ngủ ngồi. Đường đi trơn trợt, quần áo lấm bết đất bùn và ướt sũng.(còn nữa)
Ngày lại ngày, đêm tiếp đêm!
. . . Sống trong hồi hộp theo đoàn quân giải phóng, song ngụy đâu chưa thấy mà bom B52 của địch kinh hãi quá.
Những ngày sống trong vùng rừng núi Tây Nguyên chờ đợi để đến vùng giải phóng sao lâu quá. Mình chỉ nghĩ thế chớ nào dám hỏi ai. Đã 4 ngày nay hết gạo mà chưa có tiếp tế. B3 mặt trận Tây Nguyên, nơi sống và chiến đấu bao giờ rừng hết cây thì Tây Nguyên mới hết sắn (khoai mì). Ở đây, sắn có lẽ là nguồn lương thực chính. Bốn ngày ăn sắn với măng non, tạm no nhưng thiếu muối!
Từ Trạm 5 sang Trạm 6, sang đất Lào, có những con dốc thật khủng khiếp. Leo 2 tiếng đồng hồ mới bò lên tới đỉnh, mặt mày tái mét vì quá mệt.
Thực phẩm đã hết, đói lả người mà còn phải cố lếch cho tới Trạm 43!
Tết.
Hôm nay mồng một Tết, vẫn trên đường vào phía trước nhận nhiệm vụ.
Tối 30, Xuân đến, có được một bát cơm nếp với đậu tương rang. Thật thảm thương đời chiến sĩ! Chỉ cầu mong sao sống sót sang năm may ra được về Bắc.
#Tien Tuyen Mar. 28, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 7
… Được học tập trước khi lên đường là vào Nam để tiếp thu Tây Nguyên và sẽ ăn Tết thịnh soạn. Mình còn nhớ ông Nghinh, cán bộ chính trị nói lúc lên xe:Những tờ nhật ký rời rạc mà chúng tôi vừa ghi lại, cho thấy tinh thần quân CSBV quá sa sút và khiếp nhược, mất tin tưởng nơi đảng.
– các đồng chí vào lúc này là hơi muộn rồi đó. Công đầu giải phóng Tây Nguyên đã ghi tên đơn vị Tiền Sát rồi.
Than ôi! Bây giờ là ngày mồng Một Tết vẫn với măng non nhạt nhẽo của mình. Đã hơn một tuần quanh quẩn tới lui ngọn đồi này, chẳng hiểu vì sao chưa vào Kontum!?
Thầy Mẹ khi thấy các con giờ này làm gì, có được khỏe mạnh không? Con nhớ rất nhiều những ngày sống bên Thầy Mẹ, cùng với chị ngày đêm họp Tổ hợp sản xuất, ra đồng kiếm cá mò tôm, dù quần quật cực nhọc nhưng vẫn thấy sung sướng.
Bây giờ em ngồi đây, chị ơi! Chị có nhớ đến em trai của chị không? Nếu có ngày trờ lại chắc chị chẳng thể nào nhìn ra! Em đang nhớ đến gia đình thì đạn pháo của quân ngụy bắn nổ gần quá, phải sửa soạn di chuyển
– Mồng ba Tết.
Suốt một đêm chẳng ngủ, bom ác ôn của ngụy dội xuống gần quá, có 2 thằng bạn Vũ, Lên ở A2 bị hộc máu chết mà chẳng được đến thăm chúng. Tình hình càng ngày càng nguy ngập! Nghe tin là quân Dù ngụy đã được máy bay lên thẳng đổ xuống phía Nam rồi.
Chiến trường này không như mình nghĩ. Con viết những dòng này trong lúc quá giao động tinh thần. Có lỗi với Đảng nhưng biết đâu chẳng là những dòng chữ cuối cùng của con …
Đào quang Thụ, thôn An Khoái, xã Tứ Cường, Thanh Miện, Hải Hưng. (ký tên)
(còn nữa)
#Tien Tuyen Mar. 29, 1972 trang nhất
Ký sự Hành quân vùng Tam Biên - MẶT TRẬN CAO NGUYÊN
Đặc phái viên Lê Nguyễn
Bài 8 (cũng là bài chót, bị dứt ngang …)
Hồi chánh viên đầu tiên cầm cờ trắng
Trong lúc những trận đánh bắt địch phải chấp nhận đối đầu, do các đơn vị Dù vây hãm tại dọc Căn cứ số 5 thì vào trưa ngày 14-3-1972, một hồi chánh viên đầu tiên đã ra hồi chánh với đơn vị Pháo binh Dù. Một tay cầm chiếc khăn trắng đưa cao lên, một tay cầm tờ truyền đơn chiêu hồi, anh Phạm văn Hùng, cấp bậc Thượng sĩ, trung đội phó C25 CSBV, quê ở Hà Tây đã trình diện với Tiểu đoàn 1 Dù xin về hồi chánh.
Chúng tôi được gặp anh Hùng tại Bộ Chỉ Huy Lữ đoàn Dù. Anh cho biết là đã chịu quá nhiều gian khổ trong suốt thời gian ở rừng. Ngày đêm luôn lo sợ bom đạn nhất là sự đe dọa của B52. Ghê hơn cả là cái đói, mỗi ngày chỉ được ăn có 1 lon sữa bò gạo! Phải tìm măng tre, rau cỏ dại ăn thêm mà vẫn không đủ no.
Lý do chánh đáng nhất mà anh Hùng ra hồi chánh là khi vào tới Tây Nguyên, anh đã mất hết niềm tin nơi đảng của anh. Thực tế, theo anh, là đảng đã lừa dối, đem con bỏ chợ hông một chút xót thương. Vào tiếp thu Tây Nguyên đâu chẳng thấy mà chỉ toàn loanh quanh trong rừng để hứng bom B52 và đạn pháo binh của quân đội miền Nam. Các anh đã chiến đấu một cách vô vọng. Thể nào cũng chết bỏ xương trong rừng núi hoang vu xa lạ này.
– Tôi ra hồi chánh để tìm sự sống và hy vọng lập lại cuộc đời.
– Ra hồi chánh, anh có cho là làm như vậy là một sự liều lĩnh không?
– Tôi lén lút lượm được tờ truyền đơn chiêu hồi và có nghe trộm radio miền Nam. Thêm nữa tôi thấy những đồng chí lớn mà chúng tôi biết tiếng như thượng tá Tám Hà, Huỳnh Cự đã ra hồi chánh mà không hề gì. Còn những làng chiêu hồi dành cho cấp nhỏ hơn tôi cũng có nghe nói đến, nên tôi rất tin tưởng. Hoặc giả thử có bị bắt vô tù thì cũng còn được sống hơn là phải bị chết vất vưởng mất xác trong rừng sâu núi thẳm Tây Nguyên.
("còn nữa") nhưng bị dứt ngang vì trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa do giặc Cộng nổ ra vào ngày 30-3-1972, do đó trang báo phải nhường chỗ cho các mục tin tức sôi động tức thì từng ngày.
$pageOut$pageIn Phân đoạn 6
Chiến trường Tam Biên
#Tien Tuyen Mar. 29, 1972 trang nhất + #Tien Tuyen Mar. 29, 1972 trang nhất
#Tien Tuyen Mar. 29, 1972
Tại Chiến trường Tam Biên
Cộng Quân Đã Mở Màn Trận Đánh Mùa Mưa
PLEIKU (TT) 28-3. – Theo tin tức của phóng viên từ Pleiku gởi về cho biết thì Cộng quân đã mở màn trận đánh mùa mưa tại chiến trường Tam Biên.
Súng phòng không và súng cối của Cộng sản trong 4 ngày qua đã hoạt động mạnh, nhưng các giới chức quân sự tại mặt trận mô tả là chưa gây một thiệt hại nào đáng kể cho binh sĩ VNCH. Trong khi đó, VNCH xử dụng tối đa hỏa lực của Không quân và Pháo binh yểm trợ cho các cuộc phục kích cơ giới; B52 cũng được gọi tới dội bom vào mật khu VC. Lúc 11g30 ngày 27-3-1972, một thành phần của Trung đoàn 57 đã chạm súng ác liệt với Cộng quân. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng bạn đã hạ 11 giặc ộng, tịch thu 1 Trung liên, 1 B40, 1 AK47.
Trong lúc đó, nhờ sự hướng dẫn của nữ cán bộ binh vận CSBV, cô Nguyễn thị Hương, cuộc hành quân Kontum 46 tính đến 20g ngày 27-3 đã hạ 141 VC chết tại chỗ, trong đó 120 chết vì bị oanh kích. Lực lượng bạn thu được 3 B40, 7 AK47 và 2 Đại liên phòng không, 1 súng cối 82ly.
Trước đó, BĐQ Biên phòng Quân Khu 2 thuộc trại Lý Thái Lợi hành quân lục soát một ví trí oanh tạc trong ngày 26-3 tại vùng 2 cây số Tây Nam Lý Thái Lợi, lúc 16g10, các chiến sĩ Cọp Ba Đầu Rằn đã tìm thấy 22 xác VC, thu 1 B40, 1 AK47 và một số đạn dược còn nguyên vẹn chưa khui. Tiếp đó, lúc 12g45, lực lượng Dù đã chạm súng ác liệt với 1 Đại đội Cộng quân; các chiến sĩ Dù đã thanh toán chớp nhoáng chiến trường, hạ tại trận 9 Cộng quân, thu 1 súng cối 61ly, 3 AK47, 7 lựu đạn. Trong lúc đó, về phía Dù có 3 chiến sĩ bị thương.
Tổng kết tin tức chiến sự trên toàn vùng Quân Khu 2 trong 24 giờ qua đã có 173 VC chết tại chỗ, ta tịch thu 6 súng cộng đồng và 22 súng cá nhân.
#Tien Tuyen Mar. 30, 1972
TRẬN ĐÁNH MÙA MƯA Ở VÙNG TAM BIÊN BƯỚC SANG NGÀY THỨ 2
Chiến Sĩ Vùng Cao Chận Đứng Ý Đồ Của Cộng Sản Định Cắt Đường Tiếp Vận 14
★ CHIẾN SĨ DÙ TIẾN QUÂN NHƯ VŨ BÃO, TỐC CHIẾN TỐC THẮNG ĐỐN NGÃ TRÊN 60 CỘNG QUÂN, TỊCH THU NHIỀU VŨ KHÍ LỚN
PLEIKU (TT) 29-3. – Mở màn trận chiến mùa mưa trên chiến trường Tam Biên đã bước sang ngày thứ 2 với những trận đánh giữa chiến sĩ Dù VNCH với quân CSBV, tại đoạn cuối con đường chiến lược phía Nam vùng Căn cứ 3 Dã chiến. Trận chiến đã diễn ra ác liệt trong ngày hôm qua 27-3.
Tin tức của phái viên từ mặt trận gởi về cho biết, Cộng quân đã 2 lần pháo kích vào 2 vị trí đóng quân của binh sĩ Dù nhưng không gây một thiệt hại nào, trong lúc đó, một thành phần của Lữ đoàn 2 Dù được phi pháo yểm trợ tối đa, đã tiến quân như vũ bão, chận đánh một đơn vị chính quy CSBV đang di chuyển vào vùng 11 cây số Nam Đông Nam Căn cứ Hỏa lực 5, vị chi cách vị trí đóng quân của Dù có 3 cây số! Kết quả, lực lượng Dù thanh toán chiến trường chỉ sau có ít phút giao tranh, hạ tại chỗ 16 Cộng quân, tịch thu 1 súng CKC, 1 B40, 1 AK47, 1 Đại liên 12ly7, và 7 nòng súng Đại liên phòng không 12ly7. Về phía Dù có 2 binh sĩ hy sinh.
Để mở màn cho trấn đánh mùa mưa tại chiến trường Tam Biên, Cộng quân đã đưa trọn 1 Tiểu đoàn K1 thuộc Trung đoàn 95 vào vùng giao tranh Pleiku-Kontum để toan cắt đứt đường tiếp vận của ta.
Để chận đứng ý đồ này, Trung tướng Tư lệnh Quân khu 2 và Quân đoàn 2 đã cho Chiến đoàn 52 mở những cuộc hành quân tảo thanh an ninh trục lộ này 24/24 giờ.
Theo một nguồn tin đến trễ cho biết, trong ngày 26-3, Chiến đoàn 53 đã đánh tan 1 Đại dội Cộng quân thuộc Tiểu đoàn K1 nói trên tại 4 cây số Đông Nam Căn cứ Hỏa lực 5, hạ sát 40 VC chết tại chỗ. Chiến đoàn 52 đã đánh tan 2/3 Tiểu đoàn K1 Cộng quân.
Trong ngày hôm nay, trên quốc lộ 14, đoạn từ Pleiku đi Kontum, người ta chỉ ghi nhận những hoạt động của Cộng quân nhằm vào thường dân, trong đó, lúc 17g30 ngày 28-3, Cộng quân đã nã 2 quả B40 vào 1 xe chở hàng và 1 xe Honda 4 bánh, làm chết 2 thường dân, xe chở hàng hư hại 100%, xe Honda 4 bánh hư 50%.
#Tien Tuyen Apr. 7, 1972 trang nhất
TRÍCH NHẬT KÝ CỦA 1 CÁN BINH/SĨ QUAN CSBV TỬ TRẬN TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VÙNG TAM BIÊN
Hànội đặt tên Sư đoàn «Thép»
Nhưng cán binh Cộng sản cũng chỉ là người
◙ Bài của MAI HOÀNG
Bạn đọc thân mến,
Đây là loạt 5 bài đăng trên các số báo Tiền Tuyến từ ngày Apr. 4. 1972 đến ngày Apr. 8, 1972.
LTC tạm retyping một cách chọn lọc, có lược bỏ bớt một ít nơi 3 bài đầu, chỉ chú trọng 2 bài sau cùng là phần đi vào trọng đề của Post mà chúng ta đang làm đây, là điều chúng ta muốn nói với công luận, với các thế hệ sanh sau:
Chế độ Cộng sản Hànội là một tập đoàn phi nhân bạo ác, vô nhân đạo tận cùng khi chúng thản nhiên lùa thanh niên trai tráng đang tuổi non dại vào chiến trường lửa đỏ miền Nam. Đối diện với bom đạn giết người hung hiểm, những thanh niên còn ngây dại này phải chịu số phận 1 phần sống 9 phần chết trong cảnh đói khát một cách trần trụi thê thảm.
Đọc những dòng nhật ký đói khát, khổ sở, chán nản không lối thoát của anh cán binh Cộng sản trẻ dại này chúng ta mới thấy rõ được rằng, thân phận của lớp trai sinh Bắc tử Nam Bắc Việt quả là còn thậm tệ bi đát hơn thân phận của con heo con bò trước giờ bị đưa lên lò mổ.
Tất cả những thí thân đó để hòng được gì? Chỉ để làm tôi tớ, phục vụ cho việc xích hóa miền Nam, nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á, mà tập đoàn Cộng sản quốc tế Nga – Tàu đã nuôi mộng từ lâu và tập đoàn CSBV tình nguyện làm con chốt thí cho chúng, cam tâm rước bom đạn của ngoại nhân về giày xéo quê hương, bắn giết đồng bào, tàn phá xứ sở, đắc tội với Dân tộc.
Những dòng nhật ký của anh cán binh Cộng sản này, tôi nghĩ, còn có giá trị nói lên SỰ THỰC gấp trăm lần những thứ tin tức, bình luận của bọn báo chí Mỹ đểu cáng, láo khoét và hèn hạ; gấp ngàn lần những thứ tài liệu, sách vở kinh viện của bọn da trắng Tòa Bạch Ốc, chỉ chực bỏ chạy, bán đứng đồng minh VNCH qua canh bạc nhơ nhớp và hoang tưởng của Nixon, Kissinger với Cộng sản Nga - Tàu.
Đây là loạt 5 bài đăng trên các số báo Tiền Tuyến từ ngày Apr. 4. 1972 đến ngày Apr. 8, 1972.
LTC tạm retyping một cách chọn lọc, có lược bỏ bớt một ít nơi 3 bài đầu, chỉ chú trọng 2 bài sau cùng là phần đi vào trọng đề của Post mà chúng ta đang làm đây, là điều chúng ta muốn nói với công luận, với các thế hệ sanh sau:
Chế độ Cộng sản Hànội là một tập đoàn phi nhân bạo ác, vô nhân đạo tận cùng khi chúng thản nhiên lùa thanh niên trai tráng đang tuổi non dại vào chiến trường lửa đỏ miền Nam. Đối diện với bom đạn giết người hung hiểm, những thanh niên còn ngây dại này phải chịu số phận 1 phần sống 9 phần chết trong cảnh đói khát một cách trần trụi thê thảm.
Đọc những dòng nhật ký đói khát, khổ sở, chán nản không lối thoát của anh cán binh Cộng sản trẻ dại này chúng ta mới thấy rõ được rằng, thân phận của lớp trai sinh Bắc tử Nam Bắc Việt quả là còn thậm tệ bi đát hơn thân phận của con heo con bò trước giờ bị đưa lên lò mổ.
Tất cả những thí thân đó để hòng được gì? Chỉ để làm tôi tớ, phục vụ cho việc xích hóa miền Nam, nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á, mà tập đoàn Cộng sản quốc tế Nga – Tàu đã nuôi mộng từ lâu và tập đoàn CSBV tình nguyện làm con chốt thí cho chúng, cam tâm rước bom đạn của ngoại nhân về giày xéo quê hương, bắn giết đồng bào, tàn phá xứ sở, đắc tội với Dân tộc.
Những dòng nhật ký của anh cán binh Cộng sản này, tôi nghĩ, còn có giá trị nói lên SỰ THỰC gấp trăm lần những thứ tin tức, bình luận của bọn báo chí Mỹ đểu cáng, láo khoét và hèn hạ; gấp ngàn lần những thứ tài liệu, sách vở kinh viện của bọn da trắng Tòa Bạch Ốc, chỉ chực bỏ chạy, bán đứng đồng minh VNCH qua canh bạc nhơ nhớp và hoang tưởng của Nixon, Kissinger với Cộng sản Nga - Tàu.
Tóm lược 3 bài đầu (của MAI HOÀNG):
#Tien Tuyen Apr. 4, 1972 – bài 1
MAI HOÀNG: Tin tức về các đoàn chiến xa và vận tải Molotova (do Nga sô chế tạo) của quân CSBV đang trên đường di chuyển xâm nhập vào lãnh thổ VNCH từ bên kia biên giới Việt – Miên, đi từ mạn Cao nguyên Boloven đổ xuống Vùng II Chiến thuật, gần tiến đồn Benhet, liên tục được phác giác cùng lúc với sự xuất hiện của Sư đoàn 320 CSBV còn được mệnh danh là Sư đoàn «Thép», Sư đoàn «Điện Biên» … càng làm cho tình hình vùng Tam Biên vốn đã căng thẳng bởi áp lực thường xuyên của Cộng quân mặt trận B3 tại đây, nay lại thêm khẩn trương hơn.
Các trận đụng độ mới đây giữa SĐ22BB, Lữ đoàn Dù với các đơn vị thuộc Sư đoàn 320 CSBV đã khiến nhiều người hằng theo dõi tình hình Tam Biên càng thêm chú ý.
Người ta chú ý bởi cái danh hiệu «Thép» mà Hànội huênh hoang nâng lên để nhắc tới cú đánh thắng quân viễn chinh Pháp tại Điện Biên Phủ hồi năm 1954.
Thế nhưng liệu chiến xa địch có đường để mà đi ngang dọc, và Sư đoàn «Thép» 320 của chúng có đủ sức «thép» để mà đương cự lại với QLVNCH hầu thao túng trận địa tại chiến trường Tam Biên như hồi Điện Biên Phủ hay không?
Điều này, chúng tôi tạm gác lại và sẽ nói đến về tương quan lực lượng giữa đôi bên, tức giữa quân Cộng sản và Quân đội Quốc Gia, cùng các yếu tố quyết định Thắng / Thua tại chiến trường Tây Nguyên trong một dịp khác.
Trong loạt bài này, để độc giả bớt nôn nóng về cái danh hiệu «Thép» của Sư đoàn 320 CSBV, và để độc giả biết qua về một vài tâm trạng của các chiến binh của Sư đoàn này, chúng tôi xin ghi lại tại đây hoàn cảnh bi đát, và câu chuyện thương đau với nhiều đắng cay, chua xót của một sĩ quan thuộc Sư đoàn 320 này, đã ghi lại trong 2 cuốn Sổ Nhật Ký, và sau 1 lần đụng độ với Lữ đoàn 2 Dù VNCH mới đây vào ngày 13-3-1972, anh ta bị tử trận và 2 cuốn Nhật Ký đó cũng nằm lại theo với anh ta tại trận địa.
Anh cán binh CSBV này là Thiếu úy Lương trọng Tân, 23 tuổi, quê ở Đồng Chiêm, Hànội, thuộc Tiểu đoàn K7, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.
2 cuốn Nhật Ký này gồm 1 cuốn nhỏ viết từ tháng 7-1971, kể lại chuyện tình của anh ta, và ghi lại những nỗi khổ cực trên đường vào Nam, và 1 cuốn lớn hơn, là 1 cuốn tập, mỏng hơn cuốn kia, ghi lại những ngày có mặt tại chiến trường Tây Nguyên đối đầu với lính “ngụy”, đang viết dở dang thì bị bắn chết (vào ngày 13-3-1972).
Vừa sợ chết, vừa biết mình sắp chết
Ngay trang đầu của tập Nhật Ký, tân viết giòng chữ to, đậm nét nói với các “đồng chí như những lời trăn trối trước khi chết:
«nếu trong lúc chiến đầu tôi có bị thương nặng hay bị hy sinh đi, thì tôi rất mong các đồng chí giúp đỡ tôi trong lúc tôi bị gặp nạn. Cuốn sổ này tôi tin rằng nó sẽ về tới gia đình tôi khi tôi về đơn vị. Vì mong muốn của tôi nên tôi nhờ các đồng chí hết sức giúp đỡ khi tôi bị hoạn nạn»
Có lẽ vì biết mình khó có thể sống sót trở về với gia đình cho nên trong cả 2 tập Nhật Ký này, Tân đã ghi lại thật nhiều chuyện tỉ mỉ và không bỏ sót ngày nào cả.
LTC (tóm lược Bài 2 và phần đầu Bài 3):
ở quê nhà, Tân đã có vợ, tên là Diễm, trước khi bị bắt lính lên đường vào Nam.
Ngay sau khi vào bộ đội (chính quy Bắc Việt), khoảng cuối năm 1970, Tân phải lìa quê quán thân nhân để đi vào Hà Tĩnh học quân sự trong 3 tháng. Đó cũng là lần chót, Tân sẽ vĩnh viễn lìa xa cha mẹ, xa anh chị em, xa gia đình, xa quê quán và không bao giờ còn có ngày về.
Khi đang học quân sự ở Hà Tĩnh, Tân làm quen được một cô gái xinh đẹp tên là Tâm. Tân đem lòng si mê Tâm mặc dù đang có vợ chờ ở quê nhà. Tập Nhật Ký nhỏ, dày, là Tân ghi lại những cảm xúc của tình trai gái của mình với cô Tâm mà không thấy cô Tâm này có đáp ứng gì ngoại trừ có một lần Tâm "hôn lên má" Tân trong một lần cả hai tìm được cách gặp riêng ở chỗ vắng.
MAI HOÀNG: (Bài 3 phần sau) Xen lẫn những buổi học quân sự, Tân phải học chính trị, mà theo Tân mô tả là khá «nặng nề», «chán ngắt», «phản Tình yêu» v.v… đến độ cứ sau mỗi buổi học tập, hội thảo chính trị là Tân bị đau đầu kinh khủng. Một câu đơn cử cái tẻ nhạt, chán ngắt đó Tân viết:
«Hôm nay lại lên lớp nghe giảng về Chỉ thị 2 của Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục chính trị mà đầu óc căng thẳng quá, chỉ mong sao cho nó chóng hết để mình về làm lại với nghề nghiệp cũ là thoải mái»
Rồi tâm trạng Tân lại quay trở về với hình bóng của cô Tâm, cùng với nhiều lần viết những dòng cảm nghĩ căm ghét chiến tranh:
«Chiến tranh ơi, mày còn kéo dài đến bao giờ nữa đây?»
«Giá lúc này mà ở nhà thì hay biết bao nhiêu nhỉ? Sẽ được ôm Diễm, được bên Diễm suốt ngày thì hạnh phúc biết bao. Thôi, nghĩ vẩn vơ làm gì, đời lính chiến có bao giờ được như vậy đâu.
Mùa hè ở đây thật tai ác, trời đất Hà Tĩnh thật buồn. Mùa hè mà cứ mưa như mùa thu, cảnh tượng chỉ toàn buồn thảm, ngày nào cũng mưa gió. Lòng thì lạnh lùng mà tình cảm thì không có. Đời lính chiến thiếu thốn và chán chường này chỉ mong làm sao cho chóng hết chiến tranh để mình được trở về với gia đình, với Diễm sống trong êm ấm, hạnh phúc. Nhưng nếu chiến tranh còn kéo dài nữa thì ôi, chán quá. Giả sử không có chiến tranh thì đời mình đâu có đến nỗi như thế này … Đời mình sao quá gian lao vất vả!»
Ngày 15-7-1972, Tân đi tập bắn ở Kỳ Hoa và tại đây Tân chứng kiến cảnh chia ly ngậm ngùi giữa một nàng con gái với người chồng sắp cưới phải lên đường nhập ngũ.
Đời lính chiến buồn
Đó là 4 chữ viết hoa, tô đậm thật lớn, mở đầu cho trang viết đề ngày 21-9-1972:
«Mẹ ơi, ở nơi xa xôi tận chân trời, Mẹ có biết đứa con của Mẹ đang buồn, đang gõi Thầy Mẹ với một nỗi thất vọng khủng khiếp không? Giờ ở đây con chỉ ước mong sao được sống gần Thầy Mẹ trong yên vui, êm ấm của gia đình».
Ngày 1-10-1972, đơn vị Tân kéo về đỉnh 455 để thao dượt. Tân cho là quá vất vả, ai nấy mồ hôi nhễ nhại, ướt đẫm 8 ngày khi đơn vị Tân học bắn Đại liên phòng không 12ly7. Tân viết, binh khí này khó hiểu quá. Phải chăng là vì xử dụng khó hay vì xạ thủ sẽ bị nguy hiểm khi xử dụng loại khí giới này?
Và trong thời gian học tại Kỳ Hoa, Tân lại có thêm một kỷ niệm tình cảm khác với 1 thiếu phụ có đứa con còn nhỏ mà Tân mới quen được ít lâu cũng tại Hà Tĩnh. Tân có cơ hội ở cạnh người thiếu phụ này vài bữa, từ đó đã nảy sinh trong lòng Tân nỗi ao ước giản dị là niềm hạnh phúc gia đình sum họp, gần gũi chớ đừng chia ly xa cách như thế này. Cũng từ đây cho đến khi Sư đoàn 320 kéo vào Nam, Tân chẳng thể được về phép thăm nhà. Đây là mấy dòng Tân viết nói lên tâm trạng bất mãn đó trước khi cuốn gói rời Hà Tĩnh đi vào chiến trường miền Nam:
«Hôm nay mình không ngủ được, trong người mỏi mệt chán chường và cứ nghĩ đến chuyện mình không được về phép. Thật là oái oăm buồn thảm. Đến bây giờ, đời mình đã thực sự thất vọng rồi, không còn một mỏng manh hy vọng nào về thăm nhà nữa. Ôi, sao đời mình đen đủi thế. Nhận được thư Diễm thì mừng vui nhưng nhận được thư càng làm cho mình thêm khổ tâm vì đọc thấy chữ mà không nhìn thấy người. Ôi ghê rợn quá khi mình nghĩ đến chuyện có thể hy sinh, để lại cho vợ mình nỗi khổ»
Khóc trong ngày lễ xuất quân vào Nam
Ngày 6-12-1971, đơn vị Tân làm lễ xuất quân vào Nam, và lúc 4 giờ 10 phút ngày 7-12-1972, đoàn xe bắt đầu chuyển bánh. Ngồi trên xe, Tân thấy lòng se thắt quặn đau. Thế là từ đây sẽ phải xa quê hương, xa Thầy Mẹ, xa Diễm, xa Tâm, xa tất cả. Tân khóc mà không dám để lệ rơi.
«Ôi sao lòng mình bồn chồn nhớ nhung quá. Cứ một vòng bánh quay là một bước xa miền Bắc. Thôi, từ giã miền Bắc! Từ biệt gia đình và người vợ thân yêu ngày đêm trông ngóng chồng về hưởng hạnh phúc. Ra đi mà lòng nhớ nhung không sao tả xiết. Hình ảnh của những người thân thuộc được lục soát lại lần cuối cùng trong đầu óc của mình.
Chán chiến tranh lắm rồi …
Nghĩ ở Trạm 8 một ngày, trời u buồn, mình định đi ngủ nhưng không tài nào ngủ được vì dòng suy nghĩ cứ lẩn quẩn lại nhớ vợ, có lẽ giờ này ở nhà đang bận lắm đấy. Hai năm rồi còn gì. Em ơi, chiến tranh có thể cướp mất hạnh phúc của vợ chồng mình. Nếu sau này anh có bề gì thì em ơi, cứ như lời anh dặn em trong thư trước khi anh đi chiến đấu»
#Tien Tuyen Apr. 7, 1972 trang nhất
Bài 4
TRÍCH NHẬT KÝ CỦA 1 CÁN BINH/SĨ QUAN CSBV TỬ TRẬN TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VÙNG TAM BIÊN
Hànội đặt tên Sư đoàn «Thép»
Nhưng cán binh Cộng sản cũng chỉ là người
★ Ngưng chiên ngày Tết mà vẫn phải lên đường xâm lược, chém giết. Đó là điều gây bất mãn, căm phẫn cho cán binh Cộng sản của Sư đoàn được Hànội phong cho là Sư đoàn «Thép».
Ngày Tết mà cán binh Sư đoàn «Thép» ai cũng đói, “đói cứ xoắn cả ruột ra» … «nằm không sao ngủ được chút nào mà chỉ nghĩ đến chuyện ăn uống …»
◙ Bài của MAI HOÀNG
Những giòng tâm tư khoắc khoải trong 3 ngày Tết Nhâm Tý 1972
Nói là hưu chiến để mừng Xuân, ăn Tết nhưng kỳ thật trong những ngày thiêng liêng nhất của dân tộc đó, quân Bắc Việt vẫn không được nghỉ ăn Tết mà vẫn phải lên đường xâm lược miền Nam, đem đến bao đau thương tang tóc cho đồng bào miền Nam ta.
Chúng lợi dụng khoảng thời gian Quân Lực ta ngưng bắn để mà ráo tiết vận chuyển quân hòng tổ chức chiến trường. Điều này đã gây căm phẫn, bất mãn trong hàng ngũ cán binh Cộng sản mà trong đó, Tân là một.
Chúng tôi xin ghi lại đây nguyên văn những gì Tân viết trong 3 ngày Tết vừa qua để độc giả thấy rõ hơn tâm trạng chán chường của một cán binh gọi là sĩ quan của Sư đoàn được mệnh danh là «Thép» của CSBV.
«Ngày 15-2-1972 tức là mồng Một Tết, vẫn phải hành quân, leo dốc.
“Dốc cao vời vợi làm sao
Đời ta đi mãi khi nao khỏi trèo
Mẹ ơi có biết giờ này
Con đang vất vả đêm ngày con đi
Ở quê hương vui vầy ăn Tết
Nhưng giờ đây con đang hết cả hơi.
Nơi rừng núi âm u buồn vắng”
Mồng Hai Tết.
“Có lẽ đêm nay vợ mình khóc nhiều lắm. Ôi cuộc đời thật không công bằng tí nào cả. Tết năm nay sao mình cảm thấy buồn rười rượi, chỉ độc nhớ Thầy Mẹ, gia đình. Có lẽ giờ này Thầy Mẹ đang ăn Tết vui vẻ và tránh sao khỏi rơi lệ vì mình đã 2 năm rồi sống xa quê hương, xa gia đình. Thế là đã 2 cái Tết trong Quân đội không được hưởng qua bất cứ một thứ gì về vật chất cũng như tinh thần.
Cả dân tộc Việt Nam ăn Tết vui vẻ ngon lành như thế nhưng lại có những người lính chiến phải chịu cảnh vất vả gian nan.
Mẹ ơi, Mẹ đừng khóc nhiều khi không thấy con của Mẹ, khi con của Mẹ không về ăn Tết. Mẹ hãy vui lên mà ăn một cái Tết cho vui vẻ vì năm mới mà!
Diễm em ơi, em đừng nghĩ về anh nhiều em nhé. Em hãy vui lên trong mấy ngày Tết này, đừng vì anh mà khó c nhiều, lo nghĩ nhiều. Anh chỉ cầu mong sao chúng ta đều mạnh khỏe.
Và Thầy cũng đừng vì con mà không tổ chức một cái Tết tươm tất vui tươi. Con mong Thầy hãy tổ chức một cái Tết cho thật vui thật to để Mẹ con, vợ con được vui vẻ.
Còn về con, giữa khu rừng Tây Nguyên này vẫn phải gánh chịu cảnh gùi trên vai súng đạn ra chiến trường, đi vào khói lửa của chiến tranh.
Mồng Ba Tết
«Thế là cái Tết của đời lính lại trôi đi với một vẻ ảm đạm, hoang vắng. Hôm nay là mồng Ba Tết rồi. Giờ đây tất cả tục lệ đã xong, chỉ có các bạn nam nữ thanh niên thì giờ này còn đang vui chơi thỏa thích. Hôm nay mồng Ba Tết nhưng mình vẫn phải đi vào nơi khói lửa của chiến tranh. Mình vẫn nhớ từng cái nhỏ li ti về tục lệ quê hương …»
Từ những bữa cháo thay cơm, quá đói đến nỗi có những ước mơ bắn hạ máy bay trực thăng để cướp lương thực
Ngày 20-3-1972, Tiểu đoàn K7 của Tân vượt biên vào tới vùng phía Tây Nam Căn cứ Hỏa lực 5 của VNCH và đóng quân gần giòng suối Dakpokô.
Tân kể lại rằng,
«vào đến đây thì tình thế rất nguy hiểm vì bên kia là địch [ tức QLVNCH ] còn bên này là “ta” đang làm đường.»
Tiểu đoàn K7, Trung đoàn 64 là cánh tiến quân của Sư đoàn Thép 320 được (hay bị) ném vào vùng này nhằm yểm trợ cho Trung đoàn 83 Công binh CSBV phá rừng làm đường mòn chiến lược, thiết trí hệ thống giao thông tiếp tế tại vùng Tam Biên để sửa soạn chiến trường, chuẩn bị cho những trận đánh lớn mà Cộng quân đã trù tính, có lẽ sẽ diễn ra vào những tháng sắp tới đây.
Ngày nào Tân cũng ghi Nhật Ký, rằng là
«máy bay trực thăng (chớ không gọi là máy bay lên thẳng như nhiều cán binh Cộng sản khác) của địch bay nhiều và thấp quá, lắm lúc mình cứ tưởng là chúng nó đáp xuống ngay đầu mình.»
Đã 3 tháng rồi, đơn vị Tân chịu đựng cảnh đói khát đủ điều, nay lại thêm lo sợ hồi hộp; sự sợ hãi làm cho tinh thần con người ta suy sụp thêm. Chúng ta hãy nghe Tân tâm sự một mình trong tập Nhật Ký:
«Đi lên chốt chiến đấu; lại trở lại cái cảnh chiến đấu tại Nam Lào, vừa không có thức ăn vừa thiếu cả cơm. Phải ăn toàn cháo loãng, nói là loãng mà thực ra có gì đâu. Cả mấy anh em ở lại trạm cũng đói, đói cứ xoắn cả ruột ra thế mà vẫn không kiếm được một thứ gì để có thể no bụng.
Ngày 6-3-1972
Ăn cháo xong là mỗi người đi mỗi hướng để cảnh giới còn mình ở lại hầm vì chưa tới phiên thay chốt. Sao lòng cứ buồn rười rượi, nằm mà không sao ngủ được chút nào mà độc nghĩ đến toàn chuyện ăn uống. Thiếu thốn cái ăn đã 3 tháng rồi, cái đói khát đã đến với mình trong giai đoạn chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên này. Thèm một bữa xôi của gia đình vẫn hay ăn như mọi khi khi mình còn ở nhà, thế mà cũng khó khăn lắm. Sao mình ghét chiến tranh thế này …
Sáng dậy cảnh giới im lặng như là hòa bình vậy. Đến 9 giờ sáng, máy bay bắt đầu quần thảo trên chỗ mình. Hôm nay, nó thả hỏa mù chung quanh, nhìn chả thấy gì cả vì chúng nó đổ thêm quân.
Trực thăng cứ bay rè rè làm rung chuyển cả một vùng trời. Có 8 chuyến cần cẩu thả hàng xuống chỗ chúng nó đóng quân. Giá như lúc này mà mình mở chiến dịch thì mình sẽ quay cho chúng nó vài băng để ào tới lấy các thứ hàng tiếp tế kia về ăn cho đỡ đói»
#Tien Tuyen Apr. 8, 1972 trang nhất
Bài 5 (hết)
TRÍCH NHẬT KÝ CỦA 1 CÁN BINH/SĨ QUAN CSBV TỬ TRẬN TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VÙNG TAM BIÊN
Hànội đặt tên Sư đoàn «Thép»
Nhưng cán binh Cộng sản cũng chỉ là người
★ Bị lâm vào cảnh đói khát, cán binh Cộng sản Sư đoàn «Thép» mặc dù có tiếng là kỷ luật nhất của quân CSBV thế mà đã sinh ra trộm cắp cơm gạo của nhau. Anh cán binh/sĩ quan CSBV Sư đoàn «Thép» này đã ghi lại trong Nhật Ký những dòng cuối cùng: «Ôi! Chán quá. Không biết bao giờ mới hết chiến tranh này Thực mình chán ghét chiến tranh ghê!»
◙ Bài của MAI HOÀNG
Những ngày cuối cùng của một sĩ quan Sư đoàn «Thép» CSBV trên chiến trường Tam Biên.
Vì lọt vào vùng hành quân của QLVNCH nên đơn vị của Tân ngày đêm bị phi cơ truy lùng săn đuổi. Trong khi đó, cuộc hành quân Bắc Bình Vương 22-1 đo SĐ22BB đảm trách dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Đại tá Lê Đức Đạt Tư lệnh Sư đoàn, nhằm quét sạch Cộng quân trong vùng đã bước qua ngày thứ 42 tính đến ngày 8-3-1972. Vì vậy, Tiểu đoàn K7 CSBV luôn luôn ở trong tình trạng thương xuyên phải di chuyển, dời quân để tránh bị phác giác hoặc tránh phải đụng độ với quân bộ chiến của ta. Những lúc đi lủi trong rừng rậm như vậy cũng gặp nhiều phen hồi hộp đến phát rét. Tân ghi lại một lần suýt bị lộ tẩy như sau:
«8-3-1972. 9 giờ sáng được lệnh phải rút, và phá hết hầm hố. Ôi, một sự hú vía bắt dầu, mình đang giở hầm thì máy bay trực thăng sà xuống, chúng xuống thấp quá làm mình cứ tưởng là nó hạ xuống quả đồi này. Song, nó đảo 2 vòng rồi bay đi luôn. Mình nằm trên mặt đất và thấy rõ thằng “lính ngụy” ngồi trên máy bay đang nhìn xuống quả đồi. Thật là một phen hú vía».
Vì quân CSBV phải liên tục né tránh cho nên chuyện tiếp tế lương thực gặp phải khó khăn nếu không nói là không thể, đến độ càng ngày Cộng quân càng bị cắt đứt dần mòn hết mọi nguồn tiếp tế. Bị lâm vào cảnh đói khát thảm hại như vậy, cán binh Cộng sản Sư đoàn «Thép» mặc đầu nghe nói là đơn vị có kỷ luật nhứt Bắc Việt, cũng phải sinh ra ăn cắp gạo, cơm của nhau. Điều này kiến Tân lắc đầu ngán ngẩm như sau:
«14-3-1972. Đã mấy hôm nay ăn không ngồi rồi đợi lệnh mà chán thật, vì không còn cái gì để ăn. Vào chiến trường này thật là vất vả khổ sở, chật vật và lo âu. Cơm không có mà ăn, còn thực phẩm khác thì lại càng tồi hơn nữa.
Vì quá thiếu thốn cho nên các đồng chí sinh ra ăn trộm ăn cắp. Thật là chuyện xảy ra bất ngờ. Giá như mình đem giấu đi chỗ khác thì đâu đến nỗi bây giờ phải nằm chịu đói như thế này.
Ôi chán quá. Không biết đến bao giờ mới hết chiến tranh này. Thực mình chán ghét chiến tranh ghê!
Về đơn vị lấy gạo thì thật là lằng nhằng vì gạo muối thiếu thốn quá nhiều trong chiến trường này, đường vận chuyển thì khó khăn, cho nên lấy được có ít gạo về đến đơn vị mà thật là khổ sở, còn bị mất mát dọc đường. Đã trên 2 tháng nay ăn đói ăn khát rồi. Thậm chí đến hạt muối cũng không có mà ăn, còn gạo lại càng khổ hơn nữa.
Nóng ruột ghê lắm rồi, chỉ mong sao mở chiến dịch để đánh nhau một trận thật to, sống thì sống mà chết thì chết cho xong đời.»
Và, điều mong đợi đó của Tân đã đến.
Trưa ngày 13-3-1972, đơn vị Tân được lệnh báo động chuẩn bị đánh lớn.
Vùng núi phía Đông Nam đồi Charlie, nơi mà các chiến sĩ vùng Tam Biên gọi là “Eo Từ Thần” đột nhiên náo động hẳn lên bởi hàng chục máy bay trực thăng Gun Chief, Cobra quần đảo khắp vùng, và một sự run rủi đã xảy tới với đơn vị Tân, mà lần này không như lần trước «chúng bay thấp quá mình cứ tưởng chúng đáp xuống ngay đầu mình», mà là thật, đoàn máy bay trực thăng không bay vòng rồi đi luôn mà đáp thẳng xuống trên đầu Tân và các đồng chí của anh đang ôm 2 cây Đại liên phòng không 12ly7 — thứ vũ khí mà có lúc Tân nói «khó hiểu quá» — mà run như cầy sấy! Vì họ không nghĩ là máy bay trực thăng sẽ đáp ngay trên đầu, nên khi các chiến sĩ Mũ Đỏ lao ra khỏi phi cơ thì Tân và các đồng chí hết trở tay kịp.
Từng tràng M16 rung lên khạc tới tấp đồng loạt, với hàng trăm lựu đạn, claymore nổ rền. Đại đội của Tân chống đỡ trong tình thế tinh thần bị giao động, khiếp vía chưa kịp hoàn hồn. Tân chồm người lên cây thượng liên đạn nồi — thứ binh khí mà có lần Tân nằm ôm bụng đói đã ước mơ quay một băng cho rớt trực thăng để kiếm cái ăn — và bắn loạn xạ về phía các chiến sĩ Dù VNCH. Một tràng M16 từ sau bất thần quạt tới cùng lúc với trái lựu đạn ném ra, Tân bị tung người lên khỏi mặt đất, còn cây thượng liên văng xa hơn 5 thước, kết liễu đời một sĩ quan bất hạnh trong hàng ngũ Sư đoàn «Thép» 320 CSBV.
Trận kịch chiến đẫm máu giữa quân Dù với đơn vị Tân trên đồi “Út Bạch Lan” chấm dứt với kết quả là không một cán binh CSBV nào sống sót mà trở về đơn vị, và toàn bộ vũ khí gồm 2 cây Đại liên phòng không 12ly7, cối, thượng liên, AK, B40 … đều thành chiến lợi phẩm của các chiến sĩ Mũ Đỏ, là điều xảy ra ngoài ước tính của Tân.
Cuốn Nhật Ký mà Tân viết bằng máu và nước mắt, vì vậy, đã không về được tới tay Diễm hay gia đình Tân ngoài Bắc.
Trên đây chỉ là một trong hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn, tâm trạng, thảm cảnh đớn đau, bi đát, chua xót của đoàn lính Bắc Sư đoàn 320 hiện đang còn chịu đói khát và kiệt quệ dần mòn tại chiến trướng Tam Biên.
Chúng tôi xin chấm dứt loạt bài này ở đây, và hẹn quý độc giả sẽ trở lại trong một phóng sự khác về chiến trường Tam Biên.
MAI HOÀNG
$pageOut$pageIn
Chiến trường Tam Biên
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
bài 1
Bạn đọc thân mến,
Trừ loạt bài trong Mục PHƠ của tờ báo là được xếp chữ với cỡ chữ lớn, cho nên ảnh chụp cũng dễ đọc rõ, còn lại các Tin, Bài khác của tờ báo được xếp chữ với cỡ chữ nhỏ hơn nhiều, nên dù có chỉnh sửa ảnh cách mấy, phóng to ra mấy cũng khó đọc trong phạm vi độ rộng [ Width ] của Website cho phép. Do đó, với những trang báo như vậy, tôi chỉ chụp 1 phần đầu tiêu đề bài báo để minh họa, còn nội dung của bài, tôi phải text retyping hoàn toàn, có như thế quý bạn mới dễ đọc.
Trừ loạt bài trong Mục PHƠ của tờ báo là được xếp chữ với cỡ chữ lớn, cho nên ảnh chụp cũng dễ đọc rõ, còn lại các Tin, Bài khác của tờ báo được xếp chữ với cỡ chữ nhỏ hơn nhiều, nên dù có chỉnh sửa ảnh cách mấy, phóng to ra mấy cũng khó đọc trong phạm vi độ rộng [ Width ] của Website cho phép. Do đó, với những trang báo như vậy, tôi chỉ chụp 1 phần đầu tiêu đề bài báo để minh họa, còn nội dung của bài, tôi phải text retyping hoàn toàn, có như thế quý bạn mới dễ đọc.
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
MẶT TRẬN TÂN CẢNH DÙ CÓ MẤT, QUÂN CSBV XÂM LĂNG CŨNG KHÔNG LÀM NÊN TRÒ TRỐNG GÌ.
⚫ NGƯỜI PHÓNG VIÊN
Bài 1
Sau Trị Thiên, An Lộc, mặt trận Tây Nguyên khởi sự sôi động trở lại với trận đánh kinh hoàng đẫm máu tại Tân Cảnh, một vị trí quân sự chỉ cách Kontum lối 40 cây số.
Quân xâm lăng Cộng sản, với một lực lượng khá hùng hậu, gồm Sư đòan 320, Công trường 2, nhiều trung đoàn pháo, đặc công và chiến xa có vẻ như quyết nuốt trọn Tây Nguyên. Các thực tế chiến trường cho thấy cấp chỉ huy Cộng quân sẵn sàng chấp nhận những tổn thất vô cùng lớn lao để đạt mục tiêu.
Như tại mặt trận Tân Cảnh, Cộng quân đã tung vào 2 Trung đoàn bộ binh, 1 Tiểu đoàn pháo và 1 Tiểu đoàn đặc công cộng với lối 60 chiến xa, cuộc tấn công khởi sự đêm 23 rạng 24-4-1972 sau khi chúng pháo kích 2000 trái đại bác 105 ly và hỏa tiễn 122 ly vào Căn cứ Tân Cảnh. Cộng quân lần đầu tiên đã dùng cả hỏa tiễn điều khiển bằng vô tuyến để tấn công lực lượng trú phòng Tân Cảnh gồm lối 1 Trung đoàn BB.
Chỉ mới tới sáng 24-4, khoảng 400 bị hạ với 8 chiến xa bị hủy diệt. Nội buổi sáng 24-4, có thêm 31 xe tăng của địch bị tiêu hủy, trong số đó có cả 2 chiếc đã lọt vào cột cờ Căn cứ Tân Cảnh.
Từ trên phi cơ quan sát nhìn xuống, thấy khói lửa ngập tràn Tân Cảnh. Tuy nhiên người ta vẫn thấy được 2 chiếc T54 của Cộng quân nằm “chết rục" ngay cạnh cột cờ Căn cứ.
Với quân số chỉ bằng một phần ba quân địch, lực lượng trú phòng đã chiến đấu thật anh dũng. Ngay cả khi 1/5 Căn cứ đã bị Cộng quân tràn ngập, quân ta vẫn kiên trì chống cự. Bọn Cộng quân như 1 lũ điên, mỗi lúc mỗi ào vào đông hơn. (Sau này, ta lấy cung từ 1 tù binh, y ta cho biết tất cả lính CSBV đều bị chích một loại thuốc kích thích có tác dụng làm con người hung hăng và trở thành 1 thứ “điếc không sợ súng").
Cuối cùng, mãnh hổ nan địch quần hồ, lực lượng trú phòng buộc phải rút ra ngoài căn cứ để bảo toàn tiềm lực.
Tuy nhiên, chưa biết rõ lực lượng trú phòng có được lệnh rút hay không. Và nếu có, thì lệnh đó của ai? Của Quân Đoàn? Sư đoàn (tức Đại tá Đạt). Hay của ông Trung đoàn trưởng?
Hai ngày sau, có tin nguyên Bộ Tham Mưu Trung đoàn 42 đã về tới Kontum, trong khi tin tức về số phận Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Sư đoàn 22 bặt tăm. Sau đó, lại có tin 800 binh sĩ thuộc Trung đoàn 42 cũng đã an toàn trở về. Và từ lúc này, Đại tá Đạt và Bộ Tham Mưu của Ông được ghi là mất tích.
Trong chiến trận, sự được thua chiến thuật về trận đánh không có nghĩa lý gì. Hơn nữa, Tân Cảnh không phải là một vị trí chiến lược quan trọng. Thị trấn Tân Cảnh rất nhỏ bé, cơ sở hành chánh Chi Khu Tân Cảnh lại nằm ở một nơi xa.
Cũng như vài Căn cứ Hỏa lực nằm về phia Tây quốc lộ 14, nếu có bỏ ngỏ Tân Cảnh cũng chưa thể tạo thành mối nguy cho Kontum, Pleiku nếu một vòng đai thép được quân ta thiết lập vững vàng ở phía Nam Võ Định bảo bảo vệ mặt Bắc Kontum.
Tràn ngập được Tân Cảnh, Cộng quân phải trả một giá rất đắt, không cần phải đếm xác, người ta cũng có thể ước lượng không sợ nhầm là Sư đoàn 320 CSBV phải nướng trên 1000 quân, trong đó 400 bị hạ bởi lực lượng trú phòng ngay trong những giờ đầu giao tranh.
Ngòai ra, Không quân VN thuộc Sư đoàn 2 đã bất chấp đêm tối, bất chấp mây mù, bất chấp cả mưa lớn, ngày đêm dội bom xuống đầu Cộng quân. Phi công VN vốn là những người từng nổi tiếng lả lướt, lúc này càng chứng tỏ sự lả lướt của các anh ngay cả trước tử thần.
Tôi xin ghi lại đây trường hợp lả lướt của Đại Úy Hổ (Phi đoàn 227) ngày 24-4, giữa lúc Tân Cảnh sắp sửa bị tràn ngập hoàn toàn, lưới đạn phòng không của địch đan khít như lưới muỗi. Đại Úy Hổ đã biểu diễn một đường bay nghiêng và ngoằn ngoèo lách qua lưới lửa đáp xuống phía sau Căn Cứ toan bốc Đại tá Đạt và Bộ Tham Mưu của ông lên.
Đại tá Đạt say sưa chiến đấu, không chịu ra khỏi hầm Chỉ Huy Hành Quân. Vì không thể đậu lại lâu trong khi hỏa lực của địch tập trung vào Đại Úy Hổ, ông đành phải cất cánh bay vút lên. Đạn phòng không của giặc xé không khí thi nhau chui vào thân tàu của Đại Úy Hổ như một đàn ong. Nhưng ông vẫn lái trực thăng về tới Căn Cứ an toàn. Khi đếm các lỗ đạn trên thân tàu, viên sĩ quan kỹ thuật thấy có trên 50 lỗ.
Qua ngày 25-4, Không quân VN được lệnh cất cánh để rải xuống những vị trí đóng quân của Cộng quân những «hạt đậu êm ái».
Đây là 1 thứ bom không gây ồn ào, không có miểng. Nhưng tác dụng của nó rất đáng sợ, và chắc chắn nó sẽ là một ám ảnh ma quái với những lượt biển người Cộng quân.
Khi rớt xuống, bom này sẽ lập tức đốt cháy hết dưỡng khí trong chu vi 1 cây số vuông, tất nhiên đốt luôn dưỡng khí đang ở trong buồng phổi những Cộng quân nào có mặt trong vùng ảnh hưởng của bom.
Cái chết của Cộng quân bị ăn bom này sẽ nhẹ nhàng êm ái như người tự tử bằng hoa thơm trong phòng kín.
(còn tiếp)
#Tien Tuyen May 2, 1972 trang 3
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
Bài 2
#Tien Tuyen May 2, 1972 trang 3
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
◙ Cấp chỉ huy quân sự CSBV chấp nhận thí lính chiếm đất, giữ dân, nhưng... ⚃ Nhưng chúng chỉ rơi vào những cái «túi» rỗng để sau đó làm mồi ngon cho hỏa lực phi pháo ta. ★ Ngót 20.000 dân ở Tân Cảnh, Diên Bình bỏ đi hết.
⚫ NGƯỜI PHÓNG VIÊN
Bài 2
Ngày nay, hỏa lực của CSBV là một hỏa lực hùng hậu tối tân, thì ta cũng phải đáp lại bằng 1 hỏa lực tương tự. Một chiến sĩ BĐQ Biên Phòng, sau khi dự trận đánh đột kích vào hậu cần địch tại ngã ba Tam Biên đã công nhận quân ta được tăng thêm tinh thần nhờ Không quân với một Hỏa lực oanh kích có tác dụng chống biển người.
Theo anh sĩ quan BĐQ này thì nếu không có hỏa lực đó, các toán quân của ta mỗi khi đụng độ sẽ khó mà chịu nổi hỏa lực của địch.
Hiện nay qua sự xác nhận của các chiến sĩ QLVNCH, cấp chỉ huy quân sự của CSBV đã áp dụng một thứ chiến thuật phối hợp giữa «biển người» với pháo, cài răng lược pháo với «biển người» để địch dễ tràn ngập chiếm mục tiêu đồng thời tránh phi pháo của ta, và rồi dùng pháo để tiêu diệt quân ta luôn cả quân của chúng!
Một giai thoại đáng chú ý được viên sĩ quan BĐQ trẻ tuổi kể lại là: trong trận đánh mới nhất của đơn vị anh tại Tam Biên, sau khi 4 Đại đội CSBV từ 4 mặt tràn ngập lên đồi (nhưng không chọc được phòng tuyến ta) thì pháo của CSBV liền tập trung hỏa lực vào ngay ngọn đồi ấy bất chấp quân của chúng đang có trên đó. Vì thế, khi quân ta rút, quân CSBV cũng chạy luôn, mà chạy là chạy trốn chính hỏa lực pháo của chúng.
Chính tại các Căn cứ Hỏa lực Charlie, Cộng quân đã áp dụng thứ chiến thuật vô nhân đạo này, nâng con số tổn thất của chúng lên rất cao. Tại mỗi vị trí mà chúng muốn tràn ngập thì cấp chỉ huy Cộng quân phải trả một cái giá rất đắt.
Uổng Công
Cộng quân sau khi tràn ngập Tân Cảnh, đã kéo dốc xuống phía Nam tràn ngập làng Diên Bình cách Tân Cảnh lối 10 cây số cũng nằm trên Quốc lộ 14. Tại đây, Cộng quân được mô tả như là ‘không gặp sức kháng cự’. Chúng chỉ gặp một trở ngại là cây cầu Diên Bình bắc ngang sông Dak P’si đã bị phi cơ ta phá hủy.
Về mặt trận quân sự thì như thế, nhưng về mặt chính trị thì quân xâm lăng đã gặp đúng một cái “Hố” to.
Ngay sau khi Cộng quân tiến về Tân Cảnh thì dân chúng ở đây đã vội vã bỏ đi. Rồi tới làng Kon Hơjao cũng kéo nhau đi dọc theo Quốc lộ 14 bất chấp tên bay đạn lạc, để về tị nạn ở Kontum.
Ai cũng biết mục tiêu chiến lược của quân xâm lăng là chiếm một ít đất cắm cờ, nhưng quan trọng là phải có dân, không có dân thì lấy gì mà xách động 1 cuộc “chiến tranh nổi dậy”?!
Trong khi đó, tại Tân Cảnh và Diên Bình ngót 20.000 người đã bỏ nhà cửa làng mạc kéo nhau về Kontum. Quân CSBV kéo tới chỉ gặp cảnh «vườn không nhà trống» khiến chúng có đi thì cũng dở mà ở thì không xong. Ngay sau khi dân chúng đã di tản hết, Cộng quân phải liệu tới những trận không tập kinh hoàng như đã tường thuật ở bài 1. Ngày 25-4, Cộng quân ở Tam Biên gần như bị tiêu diệt trọn ổ bởi Không Lực VNCH. Chiều 25 và 26-4, Cộng quân di chuyển dọc Quốc lộ 14 từ Diên Bình về phía làng Kơn Hơ ring cũng đã chết như rạ dưới hỏa lực phi pháo ta.
Quốc lộ 14, đoạn từ Tân Cảnh về Kontum được quân ta “khai quang” từng chặng cho dân chúng tị nạn Cộng sản có thể dễ chạy về vùng Quốc Gia.
(còn nữa)
#Tien Tuyen May 4, 1972 trang 3
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
Bài 3
#Tien Tuyen May 4, 1972 trang 3
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
◙ HẦU HẾT ĐẤT ĐAI MÀ CỘNG QUÂN ĐÃ TRÀN NGẬP TẠI PHÍA BẮC KONTUM CÓ THỂ SẼ TRỞ THÀNH VÙNG OANH KÍCH TỰ DO VÌ DÂN ĐÃ ĐI HẾT.
Bài 3
Sự kiện dân chúng ùn ùn kéo nhau đi như vậy, nếu thoạt nghĩ thì sẽ chỉ cho là họ chạy vì sợ bom đạn. Có phần đúng. Nhưng còn một phần rất đúng khác nữa là họ chạy trốn quân CSBV. Họ biết chắc nếu bị kẹt ở lại, thì không chết vì ên bay đạn lạc cũng sẽ bị chúng đưa ra làm bia đỡ đạn.
Vì thế, tại vài nơi như Gio Linh, Cam Lộ [ Quảng Trị ] Diên Bình, sau khi quân CSBV tràn vào rồi, dân chúng vẫn tìm cách trốn khỏi tay chúng mà chạy về phía quân đội Quốc Gia.
Đây là một yếu tố quan trọng cho thấy sự đại bại chiến lược của Cộng sản BV.
Hiện nay, Quân Đoàn 2 đã nghĩ tới việc giúp cho sự di tản của dân chúng tại các vùng sôi động.
Quân Đoàn 2 đã lập xong một phòng tuyến rất vững chắc bảo vệ Komtum chống bất cứ cuộc tấn công nào của Cộng quân. Có rất nhiều yếu tố cho phép nói chắc rằng Cộng quân sẽ không thể chọc thủng nổi phòng tuyến này và nếu chúng có liều lĩnh bao vây Kontum thì chúng sẽ phải lãnh những hậu quả thảm khốc không thể lường được.
Trước hết, về địa thế thì Kontum khác hẳn An Lộc, nơi Cộng sản có thể ẩn núp trong các đồn điền cao su của Tây. Chúng có thể tiếp viện dễ dàng từ bên kia biên giới sang. Ngoài ra, dân chúng tại An Lộc hoặc quanh đó còn kẹt lại nhiều. Hoạt động của phi pháo ta bị giới hạn nhiều.
Còn tại Kontum, Cộng quân không thể có được những lợi thế như ở An Lộc. Các khoảng đất mà chúng tràn ngập được, như đã nói là đều «rỗng» không có dân chúng và có thể trở thành vùng oanh kích tự do bất cứ lúc nào. Các vị trí này cũng không có sự tương quan chiến lược nào.
Trước kia, rừng núi rậm tạp là 1 lợi thế trong việc ẩn núp, di chuyển. Cây cối lớn và rậm rạp đã đỡ đạn cho chúng rất nhiều.
Còn nay với lối đánh quy mô cơ giới, Cộng quân buộc lòng phải bám sát các trục lộ giao thông lớn như QL.14 chẳng hạn. Chúng trở thành mục tiêu dễ phát hiện với Không lực ta.
Riêng tại các khu rừng rậm rạp, với loại bom CBU, Cộng quân sẽ mau chết hơn. Vì rừng rậm, lá chết vốn đã thiếu dưỡng khí, lại gặp loại bom đốt dưỡng khí, cái chết sẽ đến với cộng quân dễ dàng và mau chóng hơn.
Có thể quả quyết rằng 10 Căn cứ Hỏa lực mà ta bỏ trống tại phía Đông và Tây Bắc Kontum cũng như Tân Cảnh và cả Diên Bình, sẽ không giúp ích gì cho Cộng quân. Một bằng cớ là Căn cứ Delta, sau khi ta di tản, Cộng quân đã chiếm đóng, toan dùng ngọn đồi này làm Căn cứ phối trí pháo và xuất phát các mũi dùi tấn công bằng xe tăng. Nhưng lập tức chúng bị phi pháo ta nghiền nát. Tổng cộng 31 xe tăng địch bị hạ ngay tại chân đồi.
Trong khi đó, với một vòng đai thép gồm quân Nhảy Dù, BBQ và Bộ Binh đang bảo vệ chặt Kontum, Cộng quân sẽ không thể nào húc vào được. Nếu liều mà tấn công, chúng sẽ bị dội nghĩa là chúng sẽ phải hứng những «hạt đậu êm ái».
(còn nữa)
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang 3
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
Bài 4
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang 3
Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV
⚫ VẤN ĐỀ LÀ CẦN DI TẢN DÂN TRƯỚC. ★ QUÂN ĐOÀN 2 ĐÃ ĐỔI CHIẾN THUẬT VÀ GIÀNH LẠI THẾ CHỦ ĐỘNG.
Bài 4 [ bài chót ]
Những lời tiên đoán của các nhà quân sự và bình luận rằng «càng đánh lâu, Cộng quân càng thiệt hại lớn, và cuối cùng sẽ thảm bại» không phải là không có căn cứ.
Thực tế chiến trường đã cho thấy là mức tiến quân của CSBV đã phải chậm lại, nhịp độ pháo kích yếu di, số xe tăng chỉ còn rất ít so với ngày đầu cuộc chiến. Quân số của chúng cũng giảm trông thấy. Trong các trận tấn công tại Tây Nguyên, Cộng quân bị chết rất nhiều. Mỗi một mục tiêu mà chúng muốn tiến chiếm, chúng đều phải đổi hàng 5, 6 trăm cho tới 1000 quân. Hiện nay, tin Tình báo cho biết quân số các đơn vị Cộng quân chỉ còn một nửa so với lý thuyết. Một Tiểu đoàn chỉ còn vào khoảng từ 300 tới 400 quân.
Trở lại với những trận đánh trước ở Tây Nguyên, người ta cũng nên thành thật mà nhận là phía ta có những sai lầm đáng kể.
Như những Căn cứ Hỏa lực ở phía Đông và Tây Bắc Kontum đã không còn hữu hiệu với lối đánh trận địa pháo hiện nay. Các Căn cứ Hỏa lực này trước kia được lập ra đề kiểm soát các đường xâm nhập tiếp tế, chuyển quân của địch, đồng thời yểm trợ các Căn cứ chung quanh. Nó hữu hiệu vì Cộng quân chưa thể mở những cuộc tấn công lớn cấp Sư đoàn có chiến xa và pháo nặng.
Đối với mặt trận mà địch quân huy động cả Sư đoàn, có khi 2, 3 Sư đoàn, lại có cả xe tăng và pháo nặng, thì các Căn cứ Hỏa lực đó biến thành mục tiêu ngon cho địch.
Và thêm phán đoán nguyên tắc mà địch quân đang áp dụng là: phối trí tăng và hỏa lực tập trung. Vì thế, khi ta cố phản pháo thì rất khó mà làm tắt họng súng của chúng. Phi cơ muốn tiêu diệt các ổ pháo địch cũng vất vả vì phải tìm từng khẩu mà diệt, trái lại khi khai hỏa tấn công địch thì có thể tập trung hỏa lực, rót hàng ngàn trái vào mục tiêu.
Các Căn cứ Hỏa lực của ta lại phối trí theo nguyên tắc tập trung và hỏa lực sẵn. Do đó khi bị tấn công dễ thiệt hại mà hiệu năng yểm trợ lại yếu. Về những đơn vị trấn giữ Căn Cứ cũng vậy. Lữ đoàn Dù đã phải “xé nhỏ” ra để giữ các Căn cứ Hỏa lực khiến cho tiềm năng chiến đấu bị yếu. Đúng ra không nên xử dụng lực lượng Tổng Trừ bị này vào việc giữ đất như vậy. Căn Cứ Charlie là một minh chứng cho nhận xét này.
Do các cơ sở chiến thuật như nói trên mà lúc đầu quân ta để mất thế chủ động. Hiện nay, Quân đoàn 2 đã bỏ tất cả các Căn cứ Hỏa lực, ngay Bộ Chỉ huy Lữ đoàn Dù cũng đã rút ra khỏi tuyến vô sinh đó để đem về đúng với vị trí Tổng Trừ bị của họ…
Cần bảo vệ Kontum, chứ không cần bảo vệ những khoảng rừng rậm, những con đường mòn.
Với lực lượng chiến xa lớn, địch quân bắt buộc phải bám vào các trục lộ lớn. Các đường mòn trong rừng không còn được xử dụng nữa.
Bỏ những chỗ không cần giữ để tập trung lực lượng sẵn sàng phản công khi thuận thiện, ắt thế chủ động sẽ về ta. Điều này đáng được làm tại Tây Nguyên. Khi ta nắm được thế chủ động, Cộng quân sẽ thảm bại. Đây hầu như là nguyên tắc đương nhiên.
Cộng quân sẽ chẳng bao giờ dám liều lĩnh để quân lại giữ những nơi chúng đã tràn ngập. Chị có một vấn đề cấn kíp là hãy lo di tản hết dân trước khi di tản chiến thuật, nên tiên liệu và thực hiện trước, đừng để khi bị tấn công mới nghĩ tới.
Tây Nguyên chắc chắn sẽ là nơi mà Cộng quân sẽ rước lấy thảm bại.
$pageOut$pageIn Phân đoạn 7
Chiến trường Tam Biên
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
[ loạt bài này khỏi phải post kèm ảnh dẫn chứng, một phần vì bạn đọc cũng đã thấy nó nơi các ảnh đã đăng trước, phần vì chữ nhỏ và rất mờ, khó đọc ]
Bài 1
Khác với chiến trường Trị Thiên và An Lộc sôi động với những trận đánh xa luân chiến cấp Sư đoàn và hàng Trung đoàn chiến xa yểm trợ. Trái lại mặt trận Tây Nguyên vẫn diễn ra đều đặn với những cuộc chạm trán cấp Tiểu đoàn không ngoài ý định thăm dò của đôi bên. Mãi đến trung tuần tháng Tư, địch mới gia tăng tấn công một vài Căn cứ Hỏa lực như Charlie, Delta, rồi Căn cứ Biên phòng Dakpek.
Cắt đứt Quốc lộ 14
Trong khi đó về phía Nam, trên Quốc lộ 14 nối liền Kontum – Pleiku Cộng quân luôn luôn gây rối với các cuộc quấy rối tại chùm núi Chu Pao, ngã ba Dak Doi và Ấp Plei-to-Van. Địch xử dụng cả vũ khí không giật 75 ly và đại liên 12ly7 để chế ngự đoàn Convoi di chuyển trên trục lộ này. Sang đến ngày hôm sau 23-4, quốc lộ này tạm gián đoạn lưu thông cho mọi xe cộ kể cả xe dân sự cũng thế. Xâm nhập và đào công sự.
Giữa lúc Cộng quân đẩy mạnh việc cắt đứt Quốc lộ 14 ở phía Nam Kontum thì phía Bắc, địch gia tăng pháo kích vào Tân Cảnh. Trung bình trong mấy ngày đầu, địch chỉ pháo lai rai. Sang đến ngày 20-4 tăng lên gần 40 quả một ngày, rồi cả 100 quả trong ngày 22-4.
Đối với các vụ pháo kích vừa kể, nhiều người đã tiên đoán những gì sẽ xảy ra tại đây khi địch gia tăng cường độ pháo kích với các loại đạn 82 ly, hỏa tiễn 122 ly và đại pháo 130 ly. Quả nhiên, 2 giờ sáng Chúa Nhật, địch bao vây và tấn công Tân Cảnh khi chúng huy động 3 Trung đoàn Bộ binh và 1 Trung đoàn Thiết giáp T54 để hòng tràn ngập và nuốt gọn cứ điểm này.
Trên 1500 quả một ngày
Nội trong ngày 23-4 đã có trên 1500 quả đạn đủ loại được rót vào Tân Cảnh. Trong khi địch pháo kich dữ dội vào đây thì bên ngoài các cao điểm đều có chiến xa địch án ngữ như Chợ Tân Cảnh, trước Chùa, Trạm Cảnh Sát, mặt Tây Bắc và Đông Nam v.v… đi đôi với các chiến xa được điều động đến các chiến trường thì Bộ binh Cộng quân cũng xâm nhập và đào các giao thông hào sát cạnh hàng rào kẽm gai của các đơn vị phòng thủ tại Tân Cảnh.
Bất ngờ vào 6 giờ sáng, một binh sĩ ta đi ra ngoài tiểu tiện như thường lệ, đã phác giác được các giao thông hào và công sự địch. Lập tức anh bị địch bắn hạ tại chỗ, trong khi đó tại cổng chính, một viên Thượng sĩ đi ăn sáng cũng phác giác được giặc trong trước hợp tương tự. Nhưng may mắn cho viên Thượng sĩ, khi địch quại hết 1 băng AK47 lúc vừa thấy cũng là lúc ông ta phóng mình qua các giao thông hào tránh đạn.
Kể từ giờ phút đó, địch pháo như mưa vào Căn cứ. Nhưng tất cả anh em đã rút xuống hầm và chấp nhận các đợt tấn công của Cộng quân vào Tân Cảnh. Trọn buổi sáng hôm ấy, phi cơ trực thăng và phi tuần oanh tạc của ta không can thiệp được vì mây mù xuống quá thấp che phủ trọn vẹn khu vực này.
Đến 8g30 sáng hôm nay, địch mở 2 mũi dùi Đông Bắc và Tây Nam xung phong vào Tân Cảnh, nhưng cả 2 đều bị lực lượng đồn trú ta đẩy lui bằng hỏa lực cơ hữu. Riêng cánh quân địch mặt Tây Nam lại tràn đúng vào bãi mìn tự động của ta khiến hơn 1 Đại đội giặc phải bỏ xác tại chỗ.
Kể từ đó cường độ pháo kích của địch bắn tới tấp vào các tuyến phòng phủ ta để mong áp đảo tinh thần lực lượng ta và để cho địch dễ dàng khiêng đi các xác chết của đồng bọn.
Trận chiến vừa chấm dứt, phi cơ trực thăng ta bay đến quần miết trên không nhưng không làm sao can thiệp được vì sương mù vẫn còn dày đặc quyện thành một lớp sóng trắng xóa.
(còn nữa)
#Tien Tuyen May 4, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 3
[ không có Bài 2 vì chúng ta bị khuyết mất số báo #Tien Tuyen May 3, 1972 ]
Lực lượng trú phòng đã bắt đầu lo lắng trước cường độ pháo của địch rót đều đặn xuống Tân Cảnh. Những chớp lóe thay nhau chụp xuống các hầm trú ẩn của ta. Ngay sau khi thanh toán xong “bồn nước”, Cộng quân xoay qua các hầm chỉ huy nơi đặt nhiều dây ăn ten. Từ trên đồi cao hơn Tân Cảnh đôi chút, Cộng quân khai hỏa liên hồi đại bác 90 ly đến các hầm chìm. Lúc dó là 12g15 ngày 23-4, hầm chìm BCH tiền phương đã bốc cháy. Nhiều người trong hầm lao nhanh ra ngoài, ẩn vào các hầm kế cận để tính cách lập BCH mới nằm gần đó. Nhờ đã dự trù từ trước, và mọi người đều nỗ lực làm việc vội vã nên lực lượng tiền phương tại Tân Cảnh đã tái lập vô tuyến liên lạc với Kontum sau ngót 20 phút gián đoạn.
Lọt qua tuyến hỏa lực
Vừa sửa chữa xong liên lạc vô tuyến thì ở trên không, bầu trời lại mây đen mù mịt kéo tới ôm chùm ngọn đồi.
Thế là phi cơ yểm trợ cũng đành bó tay. Trái lại, ở bên ngoài, chiến xa địch di chuyển dồn dập khiến binh sĩ và cấp chỉ huy đồn trú không khỏi lo lắng. Không ai ngờ chiến xa của địch lại xuất hiện đông đảo tại đây. Điều này đã đi ngược với sự tiên liệu của các giới chức quân sự tại vùng Tam Biên.
Khi Cộng quân đã ngụy trang di chuyển vào đây hơn 1 Trung đoàn bộ binh và 1 Trung đoàn Thiết giáp nặng, chui qua hàng loạt Căn cứ Hỏa lực ta từ Căn cứ 5, 6 cho đến Yan Kee, Hotel .. với cảnh tiến quân rầm rộ có hơn 80 chiến xa xuất hiện để bao vây hai địa điểm Tân Cảnh và phi trường Phượng Hoàng, thì càng làm mọi người lo lắng. Nhìn lại lực lượng bạn chỉ vỏn vẹn có 4 chiến xa M41 của Thiết Đoàn 14 dùng để yểm trợ Tân Cảnh. Nhưng trọn buổi sáng chịu trận mưa pháo của giặc, hết hai chiếc đã bị bắn cháy, còn chiếc thứ ba đã bị đứt xích và hư một vài bộ phận khi trúng đạn hỏa tiễn 122ly không còn chạy được nữa.
Trong khi còn lui lại các đơn vị Thiết kỵ của Quân Khu 2 lại được pháo binh yểm trợ các trục lộ giao thông trải dài từ Qui Nhơn lên Kontum qua Ben-het, thì địch tập trung ồ ạt tiến đánh Tân Cảnh gần như không có đối thủ để thư hùng. Như những ngày đầu tại vùng Giới Tuyến. Ưu điểm thuận tiện vừa kể đã giúp địch thao túng trận địa. Thêm vào đó, thời tiết mỗi lúc một tệ hại. Mây mù đã cản trở hầu hết các phi vụ không yểm của ta nhất là Không đoàn 72 Chiến thuật lừng danh đang trú đóng tại Pleiku.
Tung nhiều mũi dùi
Chuyện phải đến – một trận mưa to trút xuống trùm kín ngọn đồi. Lợi dụng cơ hội này, cộng quân cho chiến xa cày nát các công sự phòng thủ. Từng nắp hầm, từng công sự vỡ tung, một số binh sĩ án ngữ tại cổng chính và mặt Đông BCH tiền phương phải rút lui vào các hầm phụ gần đó lập phòng tuyến mới phía sau dãy nhà làm nơi hội họp thường lệ. Để đàn áp lực lượng trú phòng, Cộng quân tung thành nhiều mũi dùi, mỗi mũi 2 chiếc chiến xa và 1 Đại đội bộ binh theo sau.
Với sức nặng, chiến xa địch dễ dàng cán qua các bãi mìn phỏng thủ chống cá nhân.
Quyết tử thủ
Hỏa lực hùng hậu của chiến xa làm một số anh em phải rút vô hầm chiến đấu nhằm bảo toàn lực lượng. Ở cổng chính cũng thế, một số đại liên phải chuyển đi nơi khác. Duy chỉ còn những ổ kháng cự võ trang bằng M.72 là liều lĩnh nằm lại. Từng ổ với 3 khẩu M.72 nằm cạnh những khẩu đại liên khác để yểm trợ lẫn nhau, quyết cầm cự chờ tăng viện.
(còn nữa)
#Tien Tuyen May 5, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 4
#Tien Tuyen May 5, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 4
Giờ phút ú tim
Những giờ phút chờ đợi đã điểm. Chúng tôi hồi hộp ẩn dưới 1 giao thông hào kiên cố để thâu một vài hình ảnh hào hùng của đồng đội. Hai khẩu M72 đã mở nắp sẵn sàng khai hỏa một lô cốt trốc nóc cạnh những thùng lựu đạn. Chờ cho chiếc đầu vừa vượt qua cổng, 2 quả M72 lao đúng ngang hông, lửa phát cháy đỏ rực, chiếc chiến xa lết vài thước là nằm lại ngay tại chỗ, không một bóng người nào nhào ra. Tôi vội lấy chiếc máy ảnh Leica bóp lia lịa. Nhưng rồi anh em cũng đành rút lui sang các hầm trú ẩn gần đó, khi các chiến xa Cộng quân ào ào tràn lên cán sập mấy công tự nằm bên cổng chính.
Nhịn đói chờ địch
Lọt qua khỏi khỏi cổng, 3 chiến xa chia làm hai cánh bố trí mặt trước cột cờ. Theo sau là Đại đội Bộ Binh địch tràn lên chiếm ngay các công sự sụp đổ. Nhào lên đến nơi là Cộng quân lo bố trí ngay các khẩu phòng không. Tuy tràn sâu vào trong nhưng chiến xa địch vẫn chưa tiến qua khỏi cột cờ vì còn sợ M72 của ta bố trí gần đó.
Bên phải văn phòng, Ban Chỉ huy Trung đoàn và các nhân viên đã lặng lẽ rút lui. Một số men theo các giao thông hào loang lổ để bắt tay với đơn vị bạn hiện còn đang chiến đấu phía sau dãy nhà dùng làm nơi họp báo thường lệ.
Chỉ một phần công sự phía Bắc lọt vào tay địch. Duy phía Nam là do quân ta kiểm soát. Cả 2 bên đều chọn bãi đáp trực thăng làm giới hạn xạ trường cách nhau không quá 120 thước. Dần dần các bao cát trong các công sự sụp đổ của ta được ném ra ngoài khi địch dùng các công sự bố trí các khẩu phòng không.
Kể từ đó, mọi sự liên lạc tin tức đều dùng miệng, cho người phóng len lỏi vào các giao thong hào. Suốt một buổi giáp trận, binh sĩ VNCH cảm thấy đói và dùng ngay những hộp lương khô còn sót lại. Sự việc xảy ra quá bất ngờ khiến cho việc tiếp tế bị gián đoạn, nhiều người chia nhau gói cơm sấy trong khi mắt vẫn lăm lăm chờ đợi. Chỉ 1 phút sơ hở là Cộng quân có thể tràn qua ném lựu đạn vào các hầm trú ẩn của ta.
Cả buổi chiều 2 bên trả đũa nhau từng loại phóng lựu M79 và liên thanh. Thỉnh thoảng lại phóng ra vài mũi dùi thăm dò, bằng cách chui qua các hầm trú ăn sụp đổ để mong giành lấy thắng lợi bất ngờ. Nhưng tất cả mũi dùi của địch đều bị chận đứng với các trận xáp chiến đẫm máu. Nhờ vậy mà phòng tuyển VNCH vào giữ vững suốt ngày hôm ấy.
Ác chiến suốt đêm
Không để cho lực lượng ta nghỉ ngơi kể cả việc củng cố hàng ngũ, khi trăng vừa nhô lên soi rọi ánh sáng yếu ơi, Công quân tung ra tấn công ngay. Các tuyến án ngữ và con đường dẫn tới BCH Tiền phương đều có giặc xuất hiện với ý định nuốt trọn Tân Cảnh trong 1 đêm. Bởi một điều dễ hiểu là nếu để trận chiến kéo dài sang các ngày tới thì Cộng quân khó lòng làm chủ tình hình khi trời đẹp và sáng sủa trở lại. Cộng quân chắc chắn sẽ bị thiệt hại nặng khi đưa lực lượng lên các cao điểm thuận lợi cho oanh tạc cơ.
Dưới ánh trăng lờ mờ, hai bên giao chiến không ngừng. Đạn bay sáng rực một góc trời, hiện rõ vài đám cháy của quân xa trúng đạn lúc chiều. (còn nữa)
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 5
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 5
Mở đường máu
Bất ngờ, lúc 8g20 tối hôm ấy, BCH hành quân SĐ22 lại tung ra hơn 1 Đại đội quyết tử mở 2 mũi dùi với thế gọng kìm thọc sâu vào tuyến bố trí của giặc. Tất cả không ngoài ý định tạo một sinh lộ cho Đại Tá Tư lịnh SĐ22 rút lui an toàn. Nhưng quân VNCH đã gặp sức chống trả mãnh liệt. Mặt trận cận chiến diễn ra ngay trên các hố cá nhân địch, tiếng la hét xung phong át hẳn tiếng súng nổ lẻ tẻ của đôi bên.
Chụp lấy cơ hội hỗn loạn vừa kể, Đại tá Đạt cùng bộ Tham mưu còn lại nhảy lên chiến xa M48, «chiếc chiến xa duy nhất còn lại đến cứ điểm Tân Cảnh» để phóng ra ngoài theo lộ trình chiến xa địch ra vào.
Dọn đường cho cuộc rút lui còn có thêm 2 Trung đội Trinh sát dẫn đầu. Sự hiện diện của Đại tá Đạt bên ngoài lúc này là điều cần thiết cho các đơn vị đồn trú hiện còn mắc kẹt tại đây. Thoát được ra ngoài mới hy vọng Đại tá Đạt điều quân tiếp ứng đánh phá vòng vây, còn không thì khó mà cầm cự được lâu dài, vì một phần cứ điểm Tân Cảnh đã bị địch quân chiếm giữ.
Lựu đạn và dao găm
Tiên liệu được ý định của ta, khi Trung đội Trinh sát vừa chiếm được 2 lô cốt thượng liên của giặc, chúng liền nhào ra phản công dữ dội khi 2 Trung đội ấy vừa lọt qua hàng rào phòng thủ trong cùng.
Còn chiếc chiến xa M41 duy nhất cũng không tiến được xa hơn mặc dù di chuyển âm thầm trong cảnh lửa đạn rào rào của đôi bên. Hy vọng mở đường cũng bất thành khi chiến xa nọ lại lãnh 1 quả B40. Mọi người trên chiến xa nhanh chân phóng ra ngoài chạy về vị trí cũ.
Kể từ giây phút này, trận chiến tại Tân Cảnh càng lúc càng khốc liệt khi Cộng quân cũng nỗ lực phản công lại quân ta, và các đơn vị VNCH vừa cầm cự và rút lui dần về phòng tuyến chờ giặc. Tuy vậy các cuộc chạm súng cho tiếp diễn suốt đêm mà võ khí hữu dụng là lựu đạn và dao găm.
Tim sinh lộ
Đến 3 giờ sáng hôm sau, thứ Hai 24-4-72, viên Đại úy Hoa Kỳ giữ nhiệm vụ liên lạc hành quân bò lại thông báo cho chúng tôi là nên rời bỏ hầm trú ẩn hiện tại bởi vì Cộng quân xâm nhập cách phòng tuyến không đầy 7 thước. Nhờ liên lạc quen biết mỗi ngày nên ông ta giao lại máy truyền tin PRC25 (thay vì phá hủy) cho chúng tôi tiện bề theo dõi các hoạt động vô tuyến của căn cứ kể cả giờ giấc phi cơ hạ cánh. Trước khi ông lo chuồn đi vẫn không quên căn dặn chúng tôi nên phá hủy cái máy truyền tin này hoặc máy chụp ảnh và quay phim trước khi rút đi. Nói xong mấy lời, ông ta biến ngay trong đêm tối. Nghe lời căn dặn của ông, chúng tôi vẫn kiên nhẫn chờ đợi diễn tiến trận địa với hy vọng quân ta sẽ lật ngược tình thế.
Chờ mãi đến sáng, tình hình vẫn không có gì mới mà Cộng quân lại chiếm thêm các khu vực mà ta đã tạm rút lui, như Trạm Y tế, Ban Quân xa v.v… Ngay như khu vực chúng tôi, cũng thấy địch xuất hiện qua lại. Trời sáng tỏ dần dần, bất ngờ Cộng quân chạy nhốn nháo tìm chỗ trú ẩn, trong khi các khẩu thượng liên chực sẵn để khai hỏa, chúng tôi liền nghĩ là trực thăng cấp cứu sắp đến nơi.
Thình lình, quân ta bố trí ở các vị trí quanh bộ Chỉ huy hành quân mở một cuộc đột kích liều lĩnh. Bị tấn công bất ngờ, trọn 2 khẩu phòng không bố trí mặt Đông Bắc và Tây Bắc của Bộ chỉ huy bị diệt gọn cùng với nhiều tên địch võ trang AK bố trí ở gần đấy. Bắt đầu từ đó, cuộc giáp chiến trở nên ác liệt. Bên ngoài hầm, núp 5 tên Cộng quân đang di chuyển lần lần với 1 khẩu Đại liên 12,7 ly, tên phụ xạ thủ miệng chí chóe «đồng chí xem, thể nào hôm nay bọn mình cũng dứt đuôi vài ba con nòng nọc để làm quà chiến thắng».
Vừa xong thì một trực thăng bay ào đến, bốn chiếc Cobra dẫn đầu liền nhào xuống oanh kích ngay rocket và phóng lựa M.79. Cộng quân chạy tán loạn. Sang vòng thứ hai, khẩu Đại liên nói ở trên trên bị hất tung khỏi mặt đất và gãy làm đôi, bên cạnh là 5 tên giặc nằm cong queo.
(còn nữa)
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang nhất
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang nhất
NHẰM KHAI THÔNG QUỐC LỘ GẦN ĐÈO CHU PAO GIỮA KONTUM VÀ PLEIKU
Lưc lượng DÙ Việt Nam mở cuộc phản công tại Cao Nguyên
◙ 40 Cộng quân bị hạ ⚫ Quá rõ sự tàn ác của Cộng sản, đồng bào Thượng ở vùng Cao Nguyên quyết bỏ rừng ra đi.
SAIGON (Tổng hợp) 5-5. – Tình hình chiến sự trong ngày thứ Năm được mô tả là lắng dịu nhất trong 36 ngày công kích của Cộng sản.
Trên vùng Cao Nguyên, Lực lượng Nhảy Dù VNCH lần đầu tiên đã mở cuộc phản công kể từ khi quân CSBV mở cuộc công kích đến nay. Cuộc hành quân này nhằm tảo thanh vùng quốc lộ gần đèo Chu Pao nằm giữa Kontum và Pleiku.
Tin sơ khởi cho biết, có khoảng 40 Cộng quân bị hạ sát trong cuộc hành quân này.
Thông tín viên David J. Paine của hãng Thông tấn AP từ Pleiku cho biết, cuộc hành quân là nhằm mở lại quốc lộ này, và lực lượng VNCH đã gặp sức kháng cự của địch ngay từ khi vừa từ phi cơ trực thăng nhảy xuống.
Cho tới chiều tối ngày thứ Năm, các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục.
Tại Kontum, đặc phái viên chiến tranh Jim Smith của nhật báo quân đội Mỹ “Sierra Stripers” cho hay rằng, làn sóng người tỵ nạn đã đổ xô cả về cơ quan MACV để chờ xin máy bay di tản về Pleiku. Các máy bay trực thăng Mỹ trong tuần qua đã thực hiện các phi vụ liên tiếp nối đuôi nhau đưa dân tỵ nạn từ Kontum về Pleiku.
Trên quốc lộ 14 Pleiku – Kontum các xe hơi của thường dân đông nghẹt người tỵ nạn đã không vượt được đoạn đường máu chỉ dài có mấy chục cây số. Tài xế, khi được hỏi «sao?», đã thở dài lắc đầu: «VC nhiều lắm, không đi được».
Cả dân Thượng cũng muốn bỏ rừng núi mà đi. Phái viên “Sierra Stripers” kể chuyện một cố vấn Mỹ lái xe đến đưa gia đình 1 binh sĩ Thượng đi tản cư, khi ông ta đến, cả làng người Thượng đã cuốn gói sẵn, xin đi theo. Viên cố vấn Mỹ chỉ biết đáp: “bây giờ thì chỉ tản cư được gia đình của anh lính này thôi”.
#Tien Tuyen May 7, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 6
#Tien Tuyen May 7, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 6
Giữa cảnh đạn bay rì rào, hai trực thăng UH1B lao xuống hạ cánh trên nắp hầm. Trong tich tắc, nó lao minh lên cao, mang theo 6 cố vấn Hoa Kỳ. Duy chỉ còn Đại Tá Đạt, Đại từ Hùng cùng cố vấn Trung đoàn 42 bị mắc kẹt lại vì chậm chân khi ào lên phi cơ, giữa lúc Đại liên của giặc khai hỏa tới tấp.
Bữa ăn mất mạng
Trời mỗi lúc một sáng tỏ, giúp cho việc Không yểm trở nên dễ dàng hơn ngày hôm trước. Nhưng lực lượng phòng thủ không còn lại quá nửa, bởi vì phần lớn đã rút lui chiến thuật trong đêm tối khi các pháo đài kiên cố lần lượt bị Cộng quân tràn đến.
Số còn lại kháng cự phía trước BCH cũng tìm cách thoát khỏi hầm núp. Trong khi Ban Báo chí Sư đoàn vỏn vẹn có 6 người, lại lọt trong vòng vây của địch mà chúng không hay biết. Các anh cần phải lo bao tử trước, ngồi dưới bàn mà ăn uống tỉnh bơ, giữa lúc bên ngoài, Cộng quân đi lại trước miệng hầm. Tuy khu vực lọt vào tay địch nhưng chúng chưa dám lục soát vì sợ bị tấn công bất ngờ nếu nhảy xuống miệng hầm. Nào ngờ đâu một chú “nhóc con" đi qua ghé mắt trông thấy bon này đang ngồi quây quần bên mấy gói cơm sấy với đồ hộp. Tưởng gặp phải đồng đội, anh ta nhanh nhẹn mở miệng.
– các đồng chí có gì ăn chia cho bọn tớ một ít. Thức suốt đêm đói quá!
Gặp trường hợp này bọn tôi cũng đáp liều:
– có đồ ăn đây, đồng chí cứ vào.
Thật ra chúng tôi cũng không muốn giết tên giặc, nó đang còn đói, nhất là người đó lại là người VN cùng chung giòng máu như tôi. Đang phân vân như thế, nhưng trước trường hợp này, chúng tôi buộc phải tùy thời mà giải quyết. Buộc lòng phải chọn lấy lẽ sống và an toàn của đồng đội mà chúng tôi đành ra tay gấp. Chờ cho tên giặc xấu số lần mò vào hầm ngồi bệt xuống bên cạnh, tôi chực sẵn, 1 lưỡi dao găm nhọn đâm phụp xuống trong khi bên tay trái vòng qua vai hắn bóp họng – không 1 tiếng kêu la.
Kêu gọi đầu hàng
Đoàn trực thăng đi rồi, Cộng quân lại lốc cốc bò ra và tấn công các hầm trú ẩn mà chúng nghi là còn quân ta sót lại. Mở đầu, địch dùng miệng kêu gọi anh em đầu hàng; thấy không ai trả lời, chúng quại một vài loạt đạn rồi bỏ đi. Chúng tôi còn lại 6 thằng đứng yên nép mình trong một góc. Nhưng cũng may là chúng lại bỏ đi. Cả bọn tôi ngồi yên như pho tượng với hai khẩu M16 và chiếc máy truyền tin duy nhất. Tất cả không dấu được lo lắng, vì xung quanh nơi nào cũng thấy địch xuất hiện lảng vảng rình rập. Nếu để chậm trễ chắc không ai tránh khỏi bị bắt sống.
A37: khắc tinh của Chiến xa T54
Đang bàn tán thì Cộng quân lại chạy nhốn nháo tìm chỗ núp. Bắt đầu từ giờ phút này 11g30 bọn tôi luôn chực sẵn để nhào ra ngoài khi gặp cơ hội thuận tiện. Nhờ có máy truyền tin, tôi được biết Phi tuần oanh tạc A37 sẽ đến trong giây lát. Chiến xa địch ngụy trang từ buổi sáng đã bắt đầu phân tán mỏng. Tuy vậy vẫn không tránh khỏi con mắt nhà nghề. Các sĩ quan liên lạc dưới đất đã chỉ điểm chính xác vị trí các chiến xa T54 của giặc.
Bởi thế khi Phi tuần A37 vừa tới nơi là nhào xuống oanh tạc tới tấp. Hết Phi tuần này đến Phi tuần khác thay nhau cày nát ngọn đồi. Từng chiến xa địch nổ tung với những quả bom 500 cân Anh. Dù hỏa lực địch cố tung ra để chống cự nhưng vẫn không chống nổi với A37, vì các khẩu phòng không địch đều nằm trong tầm điều chỉnh của ta, lần lần phòng không của giặc trúng hỏa tiễn phải bỏ mặc cho A37 tung hoành.
(còn nữa)
Thương lính xông pha nơi khói lửa và đồng bào tỵ nạn Cộng sản đang sống không nhà
Tổng Cục CTCT và các Đô, Tỉnh, Thị đã phát động chiến dịch “Tất Cả Cho Chiến Thắng”.
Nội dung Chiến dịch đặt trọng tâm vào các công tác chính yếu sau đây:
1- Công tác hiến máu
2- Công tác lạc quyên phẩm vật và hiện kim ủy lạo chiến sĩ và giúp đỡ đồng bào tỵ nạn
3- Công tác chăm sóc thương bệnh binh
4- Công tác xây dựng khí thế hậu phương
5- Công tác tòng quân giết giặc.
Chiến dịch sẽ được phát động từ ngày 15-4-1972.
Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị thiết tha kêu gọi đồng bào mọi giới tích cực hưởng ứng để đem lại niềm khích lệ cho chiến sĩ, và đóng góp thiệt thực cho chiến thắng.
Xin đồng bào liên lạc trực tiếp với các Đô, Tỉnh, Thị và Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, số 2 Ter đường Thống Nhất Saigon để trao tặng phẩm, hiện vật và hiện kim, cũng như để tham gia mọi công tác.
Người Hậu Phương phải làm gì trong cuộc chiến ác liệt hôm nay?
Để nói lên sự biết ơn và hỗ trợ mạnh mẽ tinh thần cho chiến sĩ ở tiền tuyến, để giúp đỡ đồng bào nạn nhân chiến cuộc, và nhất là để thể hiện quyết tâm của toàn thể nhân dân hậu phương trong việc chống Cộng sản xâm lăng.Tổng Cục CTCT và các Đô, Tỉnh, Thị đã phát động chiến dịch “Tất Cả Cho Chiến Thắng”.
Nội dung Chiến dịch đặt trọng tâm vào các công tác chính yếu sau đây:
1- Công tác hiến máu
2- Công tác lạc quyên phẩm vật và hiện kim ủy lạo chiến sĩ và giúp đỡ đồng bào tỵ nạn
3- Công tác chăm sóc thương bệnh binh
4- Công tác xây dựng khí thế hậu phương
5- Công tác tòng quân giết giặc.
Chiến dịch sẽ được phát động từ ngày 15-4-1972.
Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị thiết tha kêu gọi đồng bào mọi giới tích cực hưởng ứng để đem lại niềm khích lệ cho chiến sĩ, và đóng góp thiệt thực cho chiến thắng.
Xin đồng bào liên lạc trực tiếp với các Đô, Tỉnh, Thị và Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, số 2 Ter đường Thống Nhất Saigon để trao tặng phẩm, hiện vật và hiện kim, cũng như để tham gia mọi công tác.
#Tien Tuyen May 8, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 7
#Tien Tuyen May 8, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 7
Sau hai giờ quần thảo trên không trung, A37 đã gây khiếp đảm cho các tay xạ thủ gan dạ của địch. Mỗi lần địch khai hỏa là địa điểm đặt súng lại lộ ra.
Trên đỉnh đồi các khẩu phòng không chân cao lêu nghêu không còn chỗ nào ngụy trang được nữa. Trước hỏa lực của bom 500 cân Anh và bom bay Napalm bay sấn tới làm cho nhiều tên xạ thủ địch phải tìm chỗ trốn.
Chỉ còn những khẩu phòng không mắc trên chiến xa địch là còn chống cự.
Napalm làm cỏ
Suốt bai giờ tung hoành trên không trung đã có 11 chiến xa địch bị phá hủy. Phi tuần A37 bay đi để lại Tân Cảnh một biển lửa cháy trụi vì Napalm đốt cháy hầu hết các công sự, những dãy nhà sụp đổ nằm trên mặt đất. Chúng tôi vẫn kiên nhẫn chờ đợi.
Hết Phi tuần A37 rồi lại 4 Phi tuần AD6 cùng tới tiếp tay vào lúc 14g30. Phi cơ vừa đến nơi đang quần quần trên đầu chờ lệnh thì phi cơ quan sát liên lạc với BCH hành quân về sự mất liên lạc lao xao của một đám đông chừng năm chục người tại các kho đạn pháo binh và kho quân lương của Trung đoàn.
- Xin Đại bàng cho biết tình hình về mấy đứa con hiện đang khuân đồ đạc tại các kho tiếp liệu Trung đoàn, và một nhóm người chạy lăng xăng bên ngoài Ban Quân xa. Xin Đại bàng xác nhận.
Nhờ dò được tần số, Cộng quân liền nhanh nhẹn đáp ngay.
- Đại bàng đây. Tôi xác nhận đám người đang khuân vác đồ đạc bên ngoài là quân bạn.
Từ trong Đài chỉ huy. Đại tá Đạt liền chận ngay chuyện của mấy tên địch xỏ lá.
– Đ M Tiên sư bây! Ông đánh cho bỏ mẹ! Đại bàng. Đây là Đại bàng cho các anh rõ, giờ này tôi chẳng còn đứa con nào chiến xa nào ở trên mặt đất cả. Nếu anh gặp lên nào, làm ơn dọn dẹp sạch dùm cho tôi. Hỏa lực tối đa. Địch lui ra ngay.
Vừa dứt thì bên ngoài lửa cháy cuồn cuộn vây quanh các toán người chạy hỗn loạn. Thanh toán xong, đoàn oanh tạc AD6 lại quay mũi dùi tấn công sang các chiến xa còn lại của địch.
Tiêu diệt trọn vẹn chiến xa T54
Từ trong máy truyền tin, Đại Tá Đạt ngỏ lời khen ngợi các phi công với thành tích oanh kích chính xác của các anh. Xác giặc phơi đầy khắp mọi nơi, nhất là bom napalm cháy lan trên mặt đất dồn dịch vào biển lửa thiêu sống từng Trung đội giặc. Tuy nhiên, sau trận oanh kích này, vẫn còn 1 chiếc chiến xa địch án ngữ trước BCH hành quân, nằm dưới rặng phi lao. Chiếc khu trục bay lượn nhiều vòng vẫn không tìm thấy.
Đại tá Đạt liền dùng tần số vô tuyến liên lạc với phi cơ. Các anh tiêu hủy nốt chiếc chiến xa giặc còn nằm trước BCH cho tôi. Hiện nó đang ngụy trang dưới rặng phi lao phía bên phải của Trạm Y Tế, bên cạnh các Conex đó. Gọi xong, Đại tá Đạt đã vô tình làm cho giặc biết chỗ trú ẩn của ông và bộ tham mưu.
Trên không, 4 chiếc AD6 đảo vòng phóng hàng loạt rocket xuống rặng phi lao vừa nói. Nhiều ngọn cây bị đứt phăng bay văng tung tóe để lộ nguyên hình con cua sắt khổng lồ.
Không còn cách nào trốn tránh được nữa, chiếc T54 quay súng bắn trực diện vào các hầm chìm nơi dùng làm BCH. Địch vừa xê dịch vừa khai hỏa làm bốc tung nhiều cao cát.
Trên không trung, hai chiếc AD6 nối đuôi nhau lao xuống. Tiếng rít của phi cơ vang lên từng chặp tưởng chừng như là sát mặt đất, tiếng nổ muốn vỡ tung và cắm sâu xuống đất. Chưa đầy 8 phút, chiếc T54 trúng bom nổ tung như xác pháo.
Tại bãi đáp trực thăng và xung quanh BCH hành quân, chiến xa địch nằm rải rác khắp nơi, một vài chiếc còn đang bốc cháy với đạn nổ lách cách.
(còn nữa)
#Tien Tuyen May 9, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 8
#Tien Tuyen May 9, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 8
Phá hủy trọn vẹn
Lợi dụng tình thế hỗn loạn, lúc 16g ngày 24-4, chúng tôi liền phá hủy các máy chụp ảnh, quay phim và máy vô tuyến cùng tất cả tài liệu hồ sơ còn lại trước khi phóng ra ngoài. Mọi người lưỡng lự, riêng tôi bò ra ngoài, len lỏi qua các giao thông hào, hầm trú ẩn hãy còn bốc khói. Chạy một khoảng tôi đứng lại quan sát xung quanh và xem con đường sẽ đi qua. Bất ngờ thấy xác một người bạn thân hiện ra, mắt hãy còn mở trừng trừng. Tôi liền tới vuốt mắt anh lần chót và không quên nói "Thôi mày hãy ở lại yên nghỉ. Nhiệm vụ của này đến đây là chấm dứt.”
Trước khi đi tôi vẫn không quên cởi chiếc áo giáp dính máu trên mình anh. Chiếc áo gói ghém những dòng tâm sự, những ngày hành quân chiến công diệt cộng tại vùng Tam Biên.
Tôi lật ra đàng sau, chiếc áo đã thủng một lỗ lớn vì đạn đại liên nhưng tôi vẫn nhứt quyết mang về nhà cho gia đình anh làm kỷ niệm.
Giả chết để thoát thân
Tôi mang vội chiếc áo giáp còn bết máu lên mình và hẹn lần cuối với các anh em địa điểm gặp nhau. Tất cả 6 người phân tán ra chạy rời rạc nhau, men theo những nơi không có bóng người. Bất ngờ, tôi cúi mình bước qua lớp kẽm gai thấp để chạy đi, nào đâu một tên lính BV đầu đội nón cối chân đi dép cao su đứng bật dậy từ một hố cá nhân trước mặt.
- Ai đó, đứng lại!
Tôi vẫn chạy, nhưng không kịp. Một loạt AK bay thốc qua mình tôi.
Bị chận không còn lối thoát nên tiếng súng vừa dứt loạt, tôi ngã người xuống nằm dài trên bục đất. Tôi nghĩ thà là giả chết nằm xuống đây còn hơn chạy thêm cũng không thoát khỏi.
Nghe tiếng súng, một số Cộng quân gần đó chạy lại xem. Bọn này nhấc tay trái tôi lên, thấy hai tay mềm nhũn chúng cứ tưởng chết thật. Rồi lại quay đi.
Tôi tưởng là yên rồi. Không ngờ đâu một vài tên khác nữa bước lại đá đá vào mông đít tôi. Nhưng đến lúc nhìn tới cái áo giáp có vết đạn trên bả vai thì chúng ngừng ngay.
- Đúng lên này là thứ nặng. Đạn của ta không hủy phổi thì cũng bể tim. Viên đạn xuyên thủng áo giáp như thế này làm sao sống nổi. Nói xong bọn này quay lưng đi hết.
Nằm đó, tôi mừng thầm cho số mình lớn và tự nghĩ «Phải chi tụi này nhiều đạn như lính Cộng Hòa chúng ta, bắn một vài phát ân huệ thôi thì còn gì nữa. Cũng may mà chúng không cúi xuống lục lọi. Nếu làm như vậy thì tôi khó mà thoát khỏi tay địch, chỉ cần lật ngược tôi lại thôi cũng khám phá ra tôi hãy còn sống.»
Giữa lúc tôi nằm im gần như đứng tim, thì mấy anh bạn chạy gần đó cũng chuồn mất, có lẽ lẩn tránh vào các dãy nhà sụp đổ gần đó chờ đợi. Mỗi lần Cộng quân đi ngang qua dẫm lên mình, tôi vẫn nằm im chịu đựng. Tôi phó mặc cho may rủi và mong cho trời mau tối, chỉ có cách đó mới hy vọng thoát thân.
Nhìn lại đồng hồ đã 17g, đằng kia một anh bạn vẫn còn nằm yên trong 1 góc công sự sụp đổ chờ tôi bởi vì tôi thông thạo địa thế vùng này hơn anh em. Trời mỗi lúc một tối dần mà không còn đơn vị nào kéo đến giải vây. Tôi đâm lo khó thoát khỏi Tân Cảnh khi nhìn ra ngoài nơi nào cũng có địch xuất hiện. Chúng đi tìm chiến lợi phẩm hoặc tháo các vũ khí còn mắc kẹt trên thiết giáp T54 của chúng.
Lâu lâu tôi lại ngó lên để tìm xem còn đồng đội nào nằm gần không, và quan sát các hoạt động cùng địa điểm bố trí của giặc.
(còn nữa)
Một Bà Cõng Chồng Ẵm Con Chạy Bộ Suốt 26 Cây Số Thoát Khỏi Vùng Đạn Lửa An Lộc
SAIGON – Bà Quả phụ Trung tá Võ trường Hỷ (Chủ tịch Uỷ Ban Tranh Đấu – UBTĐ quyền lợi Quả Phụ Tử Sĩ - QPTS) trong dịp tiếp xúc với một số ký giả hôm 7-5 đã đả kích nặng nề một số phú ông làm giàu nhờ chiến tranh hầu hết trốn tránh đóng góp vào cuộc cứu trợ thương binh và đồng bào chiến nạn. Bà cho đó là «bọn sâu mọt của xã hội: cần phải đem ra nguyền rủa muôn đời.
Dịp này bà Hỷ lên tiếng ca ngợi tấm lòng vàng·của một số chị em lao động và những QPTS nghèo khổ, đã tích cực đóng góp phẩm vật trong dịp phái đoàn UBTĐ/QPTS Cứu Trợ Tiền Tuyến hôm thứ Sáu vừa qua. Theo bà, hình ảnh sống động nhất trong buổi đi ủy lại đó là đó là bà QP Đại Tướng Đỗ Cao Trí dẫn dầu phái đoàn đến gần giường của một thương bệnh bị cụt chân và được anh này ôm tay bà khóc nói «Tôi không ngờ bà lặn lội đến tận đây an ủi chúng tôi. Trước đây tôi lính dưới dưới quyền của Đại Tướng» Ba Hỷ nói rằng, hình ảnh 1 QP Tướng lãnh đi ủy lạo chiến sĩ tại mặt trận có lẽ không vô ích cho tinh thần chiến đấu của anh em.
Mọi người trong phái đoàn cứu trợ tại tiền tuyến đều khâm phục người phụ nữ Việt Nam can đảm phi thường
Bà Quả phụ Trung tá Hỷ cũng đưa lên tấm gương sáng của một phụ nữ An Lộc, mà bà gọi là «người đàn bà danh dự» của Việt Nam. Chị tên là Lý thị Kên 32 tuổi. Được biết chị Kên có chồng là 1 Phế Binh cụt 1 chân, và 5 đứa con, đứa lớn 9 tuổi, đứa bé nhứt 9 tháng tuổi. Bà Hỷ thuật lại rằng vào ngày 15-4-72 trong khi mặt trận An Lộc đang diễn ra khốc liệt, theo làn sóng hàng ngàn người chạy loạn, chị Kên đã cõng chồng sau lưng và ôm con trước bụng, dẫn dắt 4 đứa con lớn chạy bất kể sống chết về phía Chơn Thành. Nhiều lần, gia đình chị suýt chết vì bom đạn rớt dọc đường. Nhưng nhờ thương chồng thương con vô biên, một mình chị Kên đã mang chồng con (2 đứa lớn thay nhau cõng 2 đứa em) vượt đoạn đường nguy hiểm 26 cây số từ An Lộc về tới Chơn Thành rồi mới chịu ngất xỉu tại chỗ!
Đệ tỏ lòng mến mộ tấm gương ấy, bà Quả phụ Tướng Trí tặng 3000đ, và Ô. Chủ tịch Hội Phế Binh/Quân Khu 3 tặng 2.000đ để chị Kên mua sữa cho các con uống. Một số bà QPTS cũng đã nhét vào túi 5 đứa con chị Kên những tờ giấy bạc 20đ mới.
#Tien Tuyen May 10, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 9 (tiếp theo và hết)
#Tien Tuyen May 10, 1972 trang ba
3 Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh
by MAI HOÀNG + ANH NHÂN
Bài 9 (tiếp theo và hết)
Phần tôi vẫn nằm im trông ngóng. Tôi gặp một người mình nằm gần đó và ra dấu cho anh bò lại. Nhưng lính giặc gác gần quá nên anh ta vẫn nằm yên. Bọn giặc đứng gác vẫn đứng nhìn ra ngoài, lâu lâu quay vào trong. Thỉnh thoảng chúng đi đi lại lại. Tôi liếc mắt cho anh ấy đùng cựa quậy, bởi lẽ mọi cuộc trốn thoát lúc này đều bất lợi vì Cộng quân vẫn còn đặt nhiều tổ gác quanh đây. Có lẽ anh ấy quá sốt ruột, và trông dễ ăn nên có lần anh như chực đứng dậy nhảy tới giựt súng AK của giặc. Tôi liền nheo mắt ra dấu nằm yên kẻo mất mạng, vì quyết định sớm quá sẽ vô cùng bất lợi. Nhìn quanh nơi nào cũng có địch quân xuất hiện trong thế sẵn sàng.
Chốc chốc tôi nhìn đồng hồ mà cứ ngỡ như thời gian ngừng chạy. Tôi nghĩ, bằng mọi cách phải rút cho kỳ được khỏi ngọn đồi này, kinh nghiệm đã nhắc tôi điều đó. Hai đêm rồi mà địch vẫn còn án ngữ trên đồi nên sớm muộn gì chúng cũng lãnh bom B52.
Đến 20 giờ, trời tối hẳn, chỉ còn ánh trăng lờ mờ. Bên ngoài, Cộng quân đã lù lù xuất hiện đi tìm thức ăn của ta còn lại có thể có nơi các kho đã bốc cháy nửa chừng. Từng đoàn giặc kéo tới nói chuyện lao xao và hỏi han vui vẻ về những thức ăn mà chúng sắp thưởng thức, khác hẳn với những ngày chỉ có cơm cháy với muối mè. Chúng còn tâm sự và thố lộ cho nhau nên tôi biết chúng thuộc nhiều bộ phận Pháo, Truyền tin, Phòng không, Thiết giáp v.v… Lính BV khoái ăn đồ hộp Mỹ.
Chúc bảo đồ hộp là bữa ăn ngon lành sau nhiều ngày bị đói. Phần lớn chúng khen lấy khen để «đồ hộp đế quốc» ngon ra phết.
Nhiều tên cầm hộp đồ hộp trên tay mà loay hoay mãi vẫn không biết cách khui. Lâu quá, có tên lấy dao nhọn đâm xuống nắp hộp rồi thưởng thức ngon lành. Giữa lúc chúng đang ăn sì sụp hộp trái cây dọc hai bên lối đi thì ngờ đâu một phi cơ L19 với 2 trái đạn đánh ban đêm được ném xuống. Tôi bị lọt vào giữa vùng hỏa lực của C119. Khi thấy phi cơ VNCH xuất hiện, tôi vẫn không chạy được vì tên gác vẫn còn đứng cầm súng gần đó.
Trên không, C119 khai hỏa như mưa xuống đầu giặc nhất là Đại liên 6 nòng xạ kích kêu vang như bò rống. Tôi đành nằm im van vái cho mọi việc may mắn êm xuôi. Cũng may là tôi lại thoát nạn trước hỏa lực ta quét ngang quét dọc trên đầu như tấm thảm.
Trận mưa cứu tử
Rồi 1 đám mây kéo tới phủ kín anh trăng nhợt nhạt. Mưa ào ào trút xuống. Tôi mừng thầm, lúc này người bạn kia đã bò gần lại và cũng chờ đợi. Tôi tỏ ám hiệu bảo anh ta nên kiên nhẫn thêm chút nữa. Vì từ chiều đến tối nhiều lúc muỗi đốt mà anh em vẫn chịu yên không dám đập. Mắt mở trừng nhìn tên gác đêm lấy miếng nilon ra mặc che mưa. Như cái máy, hai chúng tôi liền nhảy sấn tới chụp lấy khúc gỗ đập như trời giáng xuống đầu y ta. Hắn gục ngay tại chỗ, tôi liền chụp lấy khẩu AK và lôi xác tên giặc ra xa khỏi đó dấu đi. Xong xuôi, tôi lần mò đi tìm các bạn bè còn ẩn trú ở những chỗ còn cháy xém hồi chiều.
B52 xóa tan ngọn đồi
Cả sáu người chúng tôi sắp thành hàng dọc nối đuôi nhau chạy qua bãi mìn đầy xác của Cộng quân, bên cạnh có vài thương binh hãy còn rên rỉ chờ cứu thương. Lợi dụng đêm tối và mưa giông, các đơn vị Sư đoàn 22 BB đều đã đồng loạt rút lui chiến thuật khỏi ngọn đồi.
Chúng tôi mỗi đứa cách nhau chừng 5 thước, lần mò qua các lớp kẽm gai trong im lặng. Vượt khỏi các lớp kẽm gai là đã 3 giờ sáng ngày 25-4-1972. Tất cả vừa chạy nhanh ra bìa rừng rồi tìm chổ nghỉ lại.
Bất ngờ tôi bị đánh thức và ngây người ra nhìn lên phía Tân Cảnh đang phát ra những âm thanh rợn người như mèo kêu kéo ngang qua đầu “Nao! Nao!” Tiếp theo là nhũng tiếng nổ lớn như muốn hất tung tôi ra khỏi chỗ nghỉ. Một biển lửa đỏ phủ lấy tất cả các đơn vị Bắc Việt vẫn đang còn lẩn quẩn trên ngọn đồi.
Sáng hôm sau chúng tôi được phi cơ ta cứu và đưa về Kontum giữa cảnh hàng ngàn đồng bào chạy loạn thoát khỏi vùng Cộng sản kiểm soát để tìm sự sống và lẽ sống nơi vùng Quốc gia.
(hết)
$pageOut$pageIn Phân đoạn 8
#Tien Tuyen May 13, 1972 trang 3
PHƠ by KẸO ĐỒNG
“TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG” 001
Phân đoạn 7
#Tien Tuyen May 14, 1972 trang 3
“TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG” 002
(đang updating)
$pageOut$pageIn $pageOut$pageIn $pageOut các Phần tiếp theo ==>
.
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...