by Lê Tùng Châu
Với tâm niệm "Tri thức là Sức mạnh", tôi làm trang Blog này thành như một Thư Viện nhỏ, trong phạm vi cố gắng của một cá nhân có thể, để phục hồi và phổ biến rộng rãi các sách vở tài liệu quý, chọn lọc của Miền Nam Quốc Gia, vốn đã bị chế độ cộng sản Hanoi run sợ và căm thù phá đốt tận diệt ngay sau black April 1975, mà nếu nay chúng ta ươn lười không hồi phục lại, hoặc hồi phục được mà ôm "của quý" khư khư một mình ... thì cũng chẳng khác nào chúng ta một lần nữa tiếp tay với bầy quỷ đỏ nhấn chìm luôn một nền văn minh huy hoàng của VNCH trong 20 năm chiến tranh Quốc - Cộng mà bao lớp người tri thức của miền Nam đã viết nên bằng tim óc.
Ngoài mục đích chính là giúp người đọc (nhất là giới trẻ sanh sau 1975) tìm hiểu về Quốc-Cộng một cách chính đáng và thấu đáo, những cuốn sách ở đây còn có ích cho tầm hiểu biết nhận thức của mọi tầng lớp người tranh đấu trong hiện thời cũng như mai sau, cho một Việt Nam Tự do, Nhân bản, không còn bóng dáng của độc tài phi nhân vô thần nữa.
Ngoài những sách vở tài liệu của riêng tôi sưu tập được trong bao nhiêu năm, tôi còn góp nhặt và tìm được từ nhiều nguồn hiện có hoặc đã mất trên Cyberspace rồi bỏ công phục hồi tinh chỉnh lại cho thật rõ để bạn đọc vừa có thể đọc trước (online previewing) vừa có thể download PDF book về và in ra khổ lớn tùy ý. Trừ một vài sách đánh máy lại và đã đăng dạng Text rải rác từ chục năm qua tại Blog này, tất cả sách trong lần Tổng Cập Nhật này đều có kèm PDF downloadable link ngay bên dưới mỗi cuốn và bạn đọc dễ dàng click vào link để download cũng như chia xẻ cho nhiều bạn khác cùng biết.
Nếu có downloadable link nào bị hỏng, xin báo cho tôi biết bằng comment bên dưới mỗi Post có link hỏng.
Nếu bạn nào có sách (dạng scanning) mà không biết làm hoặc không có thì giờ làm, xin vui lòng gởi cho tôi qua email: letungchau@protonmail.com để làm giàu thêm cho Thư Viện công này. Đa tạ.
Phần xem trước (online previewing), tôi dùng Issuu Viewer (vì load trang nhanh hơn Google Drive Preview). Phần Download, đa số tôi dùng Mediafire Storage Cloud (vì cho phép bạn đọc download nhanh hơn Google Drive), và một ít còn lại, tôi dùng Google Drive.
Mỗi tác giả hoặc sách, báo, tôi đều có tóm tắt Mô tả (description) kèm với Thông tin (Infos) liên quan chính xác ngắn gọn đầy đủ ... để bạn đọc dễ hình dung được hành trạng của tác giả hoặc dễ xếp loại được sách đó thuộc chủ đề nào, sách xuất bản năm nào, ở đâu v.v... để tra cứu theo ý bạn cần.
Các đề mục dưới đây được sắp xếp theo thứ tự Alphabet để giúp dễ dò tìm
+ Cuộc Cách Mạng 1 tháng 11 năm 1963 [7]
Ngày 1 tháng 11 năm 1963 là ngày xảy ra Cuộc Đảo Chính tại Nam Việt Nam lật đổ Chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện với sự hậu thuẫn ngầm của Hoa Kỳ. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Tổng thống là Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu vào ngày 2 tháng 11 - 1963, vốn là 2 cái chết còn nhiều bí ẩn và có lẽ sẽ mãi mãi không có lời giải thật.
Cuộc đảo chính này còn được gọi là Cách Mạng 1 tháng 11 - 1963.
Ngày 1 tháng 11 chính thức trở thành ngày Quốc Khánh của Đệ Nhị Cộng Hòa.
+ Đoàn Thêm (1915-2005) [11]
Đoàn Thêm là công chức cao cấp VNCH, chức vụ tương đương với Đổng lý văn phòng, trực thuộc các phủ Thủ Hiến, phủ Thủ Tướng và Tổng Thống phủ từ thời tiền chiến đến thời Đệ nhị Công Hòa.
Với thái độ bình tĩnh và thanh thản ông đã làm một công trình bền bỉ dài ngày và độc đáo bằng cách ghi chép lại từng sự kiện lịch sử ngay từ năm 1945 mãi đến 1975, một công việc giá trị "trả lại cho lịch sử cái gì của lịch sử". Nhờ vậy mà ngày nay chúng ta mới có được những Sử liệu trung thực và quý giá, chính xác ngắn gọn ... mà không ai có thể bóp méo xuyên tạc được.
Loại Niên ký và Ký Sự cùng một tác giả:
- Hai Mươi Năm Qua (1945 - 1964) Nam Chi Tùng Thư, Saigon 1966
- Việc Từng Ngày 1965, 1966, 1967, 1968, 1969 - Nam Chi Tùng Thư Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai, Saigon.
- Những Ngày Chưa Quên (1939 - 1954) Nam Chi và Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai 1964.
- Những Ngày Chưa Quên (1954 - 1963) Nam Chi và Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai 1967.
- Lược Khảo về Chính Đảng, Phạm Quang Khai 1967.
- Những Ngày Muốn Quên, Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ 1992
+ Hồ Hữu Tường (1910-1980) [5]
Hồ Hữu Tường, chính trị gia, nhà văn, nhà báo và là một nhân vật kỳ lạ, sống 70 năm trong thế kỷ XX, trải nhiều vòng tù tội dưới tất cả các chính quyền: thực dân, quốc gia và cộng sản. Tác phẩm của ông phản ảnh tính chất nổi loạn trong con người, một con người vừa trào lộng, vừa bi đát, suốt đời đi tìm phương cách giải phóng dân tộc ra khỏi mọi hình thức quản trị giáo điều: từ bị trị đến hủ tục, từ độc tôn đến độc tài, nhưng cũng suốt đời "thất bại" trong việc "chống lại định mệnh", cho đến phút chót vẫn muốn "cưỡng lại số trời" mà không được. [by Thụy Khuê]
Sau black April 1975, ông (cùng với văn hào Nguyễn Mạnh Côn) bị cộng sản Bắc Việt bắt giam tù "cải tạo" ở Xuyên Lộc (Bà Rịa) và bị trả thù, bỏ mặc trong thiếu đói bệnh tật. Khi ông bệnh nặng sắp mất, Việt cộng cho thân nhân mang ông về nhà và chỉ vài ngày sau ông từ trần (1980)
+ Kim Định [1915-1997] [15]
Triết Gia Lương Kim Ðịnh sinh 1915 tại Nam Ðịnh, Bắc Việt. Tốt nghiệp Triết tại Giáo Hoàng Chủng Viện Saint Albert le Grand. Dạy Triết Tây tại Ðại Chủng Viện Quần Phương, Bùi Chu từ năm 1943-1946 Tác phẩm đầu tiên (đã bị thất lạc): “Duy Vật và Duy Thực”. Năm 1947, du học ở Pháp nghiên cứu về Văn Minh Pháp, Xã Hội học, Triết Học và Nho Giáo.
Về nước 1958, dạy Triết tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Gia Ðịnh.
1961-1975: Giáo Sư Triết Ðông tại Ðại Học Văn Khoa Sàigòn, Viện Ðại Học Vạn Hạnh, Minh Ðức, Thành Nhân, An Giang.
Ông đã trước tác 19 tác phẩm Triết Học trình bày một tư tưởng Dẫn Ðạo Việt Tộc có tên chung là ‘Triết Lý An Vi’ và ‘Việt Nho’. Tiếc thay miền Nam rơi vào tay cộng sản vào black April 1975 cho nên hoài bão của ông dang dở. Học trò đã đưa ông sang tị nạn ở miền đất tự do khi biến cố black April 1975 và ông vẫn miệt mài tiếp tục nghiên cứu và viết sách. Ông tạ thế 1997, để lại cho đời 32 tác phẩm Triết An Vi đau đáu với Hồn Nước và Tiền Ðồ Dân Tộc Việt.
+ Nghiêm Xuân Hồng [1920-2000] [6]
Giáo Sư, Học Giả, Luật Sư Nghiêm Xuân Hồng sinh năm 1920 tại Hà Ðông, Bắc Việt. Ông cùng với người bạn thân và cũng là đồng chí là Đại sứ Bùi Diễm -Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ 1967-1971- là hai trong những truyền nhân trọng yếu của lãnh tụ đảng Đại Việt, ông Trương Tử Anh [1914-1946] vốn đã bị Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp sát hại mất tích từ 1946 tại Bắc Việt. Ngoài việc tận hiến đấu tranh cho một Việt Nam tự do và độc lập trong tinh thần và lập trường Quốc Gia, hai ông cũng là nhân chứng quan trọng và sống sót qua những đợt tiễu trừ đẫm máu các đảng viên Quốc Gia kháng Pháp đầu thập niên 1940's như Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Tân Việt cách Mạng Đảng v.v... Chiến dịch thanh toán đối thủ chính trị, giết người không gớm tay này do Việt Minh -dưới bàn tay sát nhân như đồ tể của 2 tên tội đồ Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp ra tay, cho tới nay vẫn là một sự thật tàn nhẫn còn ít được nhiều lớp người hậu sinh biết tới.
+ Nguyễn Mạnh Côn [1920-1979] [7]
Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn sinh quán tại Hải Dương, ngụ cư ở Hà Nội. Thiếu thời, ông học ở Hà Nội. Ông có khiếu viết báo và văn chương từ rất sớm. Năm 1939, ông cộng tác với báo Đông Pháp, 1945 với báo Thống Nhất. Có nguồn tin nói rằng năm 1942-1943, ông từng là sĩ quan trong quân đội Nhật Bản, khi đội quân này đổ bộ vào Bắc Kỳ vào tháng 9 năm 1940.
Năm 1949-1950, Nguyễn Mạnh Côn làm nhân viên Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn (sau còn gọi là Trường Đại học Trần Quốc Tuấn, hay còn gọi là Trường Sĩ quan Lục quân 1) ở Sơn Tây.
Năm 1951, ông hồi cư về Hà Nội, rồi đi dạy học tư.
Năm 1954, ông di cư vào Nam, làm việc ở Đài Phát Thanh Sài Gòn.
Thời gian này, ông viết nhiều sách, truyện, cộng tác với các báo ở Saigon như: Tạp Chí Bách Khoa, Văn, Nhật báo Tia Sáng, Tin Mai...và là Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút Tạp Chí Chỉ Đạo (1956-1961), một tuần san của Quân Đội miền Nam, Chủ Bút báo Văn Hữu...
Ông đoạt Giải Văn Chương Toàn Quốc năm 1957 và vào năm 1975, ông được mời vào Hội Ðồng Giám Khảo Văn Chương Toàn Quốc
Với bút danh Nguyễn Kiên Trung, Ông còn viết tác phẩm quý "Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử" (Saigon 1958) là tác phẩm cùng với "Việt Minh Ngươi Đi Đâu" vạch trần những gian ác của chế độ cộng sản Bắc Việt ngay sau Hiệp định Geneve 1954 chia đôi đất nước.
Những sáng tác của Ông thuở đầu -sau di cư vào Nam 1954- phần nhiều là về chính trị sử quan và cuộc tương tranh quốc-cộng Việt Nam sau 1954 như Hồi Ký ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ (1958), Lạc Đường Vào Lịch Sử (1965), Hòa Bình... Nghĩ Gì... Làm Gì (1969); nhưng về sau ngày càng thiên nhiều về các dự tri và lý thuyết khoa học mà truyện ngắn GIẤC MƠ CỦA ĐÁ -1966- là một thành công khá tiếng tăm của ông, truyện đoạt Giải thưởng Tổng Thống VNCH 1973.
Ông cũng là người dự báo trước trên văn đàn miền Nam về những ảnh hưởng và triển vọng của ngành Information do Mỹ khơi mào vào đầu thập niên 1960 mà lúc ấy còn quá mới mẻ (IT, tức Information Technology ngày nay) với đại chúng (bài "Khí Thiêng Khi Đã Về Trần" viết nhân cái chết của Hồ chí Minh ngày 2 tháng 9 / 1969, đăng trên Tạp chí Bách Khoa số 305). Ông còn nhiều sáng tác dưới dạng truyện, tiểu thuyết nhưng qua đó cốt mượn cớ nhằm diễn bày quan điểm về Lịch Sử ví dụ Truyện Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn -1960-, những Lý Thuyết hoặc Dự Thuyết của ông về Khoa Học (nhất là ảnh hưởng của Thuyết Tương Đối của Einstein) như Mối Tình Màu Hoa Đào (1967), về mối tương quan mật thiết và khoa học giữa Tình Dục với Tình Yêu và sự kết hợp Nam Nữ trong giòng thân phận con người như Tình Cao Thượng (1968), Yêu Anh Vượt Chết (1969).
Ngoài ra ông còn viết rất nhiều bài tiểu luận về đủ mọi loại đề tài Văn Nghệ rất có giá trị khác đăng rải rác trên các tờ báo, tạp chí đứng đắn và có nhiều độc giả nhất của miền Nam trước 1975 ... tiếc là nay các tạp chí đó đã bị thất lạc khá nhiều.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, cùng với những nhà văn - thơ tài danh khác của miền Nam như nhà văn Hồ Hữu Tường, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn đình Toàn, Duyên Anh, Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, Cung Trầm Tưởng, Trần Dạ Từ, Thanh Tâm Tuyền, Nhạc sĩ Vũ Thành An, Trường Sa v.v..., Nguyễn Mạnh Côn bị chính quyền cộng sản miền Bắc -vừa mới thắng trận- cầm tù trong trại tập trung cải tạo, các vị nhân sĩ nhân tài này của đất nước đã trở thành người tù không án không tiền khoáng hậu trong Sử Việt cận đại...
Nguyễn Mạnh Côn qua đời ngày 1 tháng 6 năm 1979 trong trại tù Xuyên Mộc, Bà Rịa, trước ngày từ trần của nhà văn Hồ Hữu Tường chỉ vài tháng.
Ngày nay, nhìn lại thảm cảnh đất nước suy vi trầm trọng về văn hóa văn nghệ và học vấn trên mọi mặt, chúng ta không khỏi tiếc nhớ tiếc thương và tiếc hận một thảm họa tận diệt nhân sĩ nhân tài đã xảy ra cách đây ngót 4 chục năm, và cũng bởi khởi từ cái NHÂN đó, việc xứ sở ngày hôm nay phải nhận chịu trả QUẢ khốc hại như thế là điều tất yếu.
+ Phan Nhật Nam [8]
==> Preview & Download
+ Sach Biên Khảo, Hồi Ký Chinh Tri, Xã Hội & Văn Chương chọn lọc Part I [> 100]
Gồm chọn lọc các văn kiện, tài liệu biên khảo, hồi ký, Chính trị, Sử Địa, Xã hội, Văn hóa, Tôn giáo, Triết học ... của các tác giả có uy tín và khả kính của miền Nam quốc gia, các tác phẩm có ích với nhiều giới độc giả tìm hiểu lịch sử nước nhà, truy tìm nguồn gốc sản sinh ra của cộng sản thế giới nói chung, cộng sản Bắc Việt nói riêng, nguyên nhân cuộc chiến Quốc - Cộng 1954 - 1975, cũng như tiếp cận được một cách minh nhiên nền văn hóa - giáo dục Nhân Bản, Tự Do và Khai Phóng của VNCH.
+ Sach Biên Khảo, Hồi Ký Chinh Tri, Xã Hội & Văn Chương chọn lọc - Part II [> 100]
+ Tủ Sách Lê Thanh Hoàng Dân
by Nhóm Giáo Sư Sư Phạm - Tủ Sách Lê Thanh Hoàng Dân NXB Trẻ, Saigon 1971 [9]
+ Võ Phiến [1925-2015] [2]
Võ Phiến tên thật là Đoàn Thế Nhơn, quê quán Bình Định, là nhà văn có tầm hoạt động rộng cũng như sáng tác sung mãn tại miền Nam Việt Nam trước 1975. Ông là tác giả của 4 tiểu thuyết, 9 tập tuỳ bút, nhiều tập truyện ngắn, một tập thơ và nhiều bài phê bình tiểu luận. Có bút danh khác là Tràng Thiên khi viết bình luận hoặc điểm tin thời sự-chính trị tên tạp chí Bách Khoa.
Tác phẩm đầu tay Mưa Đêm Cuối Năm (1958, Sài Gòn). Ông làm việc và cộng tác với các báo Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Khởi Hành, Mai, Tân Văn, Bách Khoa...
Năm 1962, ông lập nhà xuất bản Thời Mới.
Black April 1975, ông tị nạn tại Los Angeles, Hoa Kỳ, tiếp tục xây đắp cho nền văn học Việt Nam tại hải ngoại, Chủ nhiệm tập san Văn Học Nghệ thuật từ 1978 đến 1979, và từ 1985 đến 1986. Tác phẩm công phu và vô cùng hữu ích cho Văn Học Sử Việt Nam viết ở hải ngoại thập niên 1980's là bộ "Văn Học Miền Nam Tổng Quan" gồm 7 tập, hơn 2200 trang có thể được xem như một pho "toàn thư" cho độc giả muốn tra cứu tổng thể lẫn chi tiết vì nó cung cấp một khối tài liệu đồ sộ và đáng tin cậy về Văn Học Miền Nam từ năm 1954 đến 1975.
Võ Phiến qua đời ngày 28/09/2015 tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ, thọ 90 tuổi.
+ Võ Văn Ái [2]
Võ Văn Ái còn có bút hiệu là Thi Vũ, sinh 1938, là thi sĩ, văn sĩ, nhà báo, nhà đấu tranh cho Nhân quyền và Phật giáo Việt Nam. Ông còn là một sử gia với những nghiên cứu về đạo Phật và Sử Việt. Cư ngụ ở Pháp quốc từ thập niên 1960's. Đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ở hải ngoại. Thập niên 1990's, ông lập Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, báo Quê Mẹ và là Phát ngôn nhân của Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN khi hai vị Hòa thượng Thích Huyền Quang [đệ tứ Tăng Thống] và Thích Quảng Độ bị chế độ cộng sản Hanoi cầm tù. Hai tổ chức thuộc cơ sở Quê Mẹ là Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và Ủy ban Cứu Sống Người Vượt biển (lập cuối thập niên 1970's).
Tác phẩm tiêu biểu:
"Nguyễn Trãi: Sinh thức và Hành động", Nhà xuất bản Quê Mẹ ở Paris, (1981)
“Luận Chiến Nước Ngoài" - Đi Tới Tận Cùng Sự Hoá Giải Dân tộc" (Quê Mẹ 1991)
"Người Trí Thức Hành Động và Dẫn Đường" (Quê Mẹ 2010)
+ Vũ Tài Lục [1930-2016] [4: 2 physical books, 2 Text books]
Người ta biết rất ít về hành trạng của Học giả Vũ Tài Lục [1930-2016]. Ông ít nói, ít giao thiệp, sống tại căn nhà nhỏ đầy sách vở tài liệu tươm tất, ngăn nắp trong khu Bắc Hải (tức Cư xá Sĩ quan Chí Hòa Saigon). Hình ảnh này cũng lặp lại ở nhà ông ở thành phố Huntington Beach sau black April 1975.
Đọc tác phẩm của ông đã xuất bản tại Saigon trước 1975, ta có thể thấy ông là một nhà Chính-trị-học uyên thâm, tri thời.
Có một thời ông điều hành nhật báo Lập Trường vào đầu thập niên 1970 với vai trò chủ nhiệm, nhà báo Nguyễn Mạnh Cường là Tổng thư ký.
Qua nội dung những biên khảo chuyên môn và công phu của ông, độc giả sẽ thấy ông là người giàu kiến thức, đọc nhiều hiểu rộng ở nhiều lãnh vực khác nhau trong đó điểm ưu nhất là lãnh vực chính trị. Nhờ đó, người ta chỉ cần đọc 1 sách của Vũ Tài Lục mà như đã thâu tóm được cả chục cuốn sách khác, nói cách khác, ông đã đọc dùm chúng ta và trình bày lại bằng cái lãm thức uyên thâm và độc đáo của riêng ông.
Tác phẩm tiêu biểu: “Thủ Đoạn Chính Trị” (1970); “Thân Phận Trí Thức” (1970); “Những Khuôn Mặt Tài Phiệt” (1974), Quốc Tế Chính Trị” (1966); “Những Quy Luật Chính Trị Trong Sử Việt” (1974); Mưu Kế Chính Trị (1974)
+ Các Tạp Chí Lẻ [11]
Gồm vài số Thời Tập, Hiện Đại, Khởi Hành, Hương Xa, Tiếng Nói, Nghiên cứu Văn học ...
+ Tạp Chí BÁCH KHOA [trọn bộ 426 số]
BÁCH KHOA là Tạp Chí bán nguyệt san. Chủ Nhiệm Sáng Lập: ông Huỳnh Văn Lang, cũng là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút của Bách Khoa từ số ra mắt cho đến cuộc đảo chánh 1963 chấm dứt Đệ Nhất Cộng Hòa. Thư ký Toà soạn: Lê Ngộ Châu.
Toà soạn: 160 Phan Đình Phùng, Saigon
Số 1 ra ngày 15 tháng 01 năm 1957, số cuối cùng 426 ra ngày 19 tháng 4 năm 1975. Cả thảy 426 số trong 18 năm hoạt động, chứa một khối lượng kiến thức quý giá đồ sộ.
BÁCH KHOA là “diễn đàn chung của tất cả những ai tha thiết đến các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Kể từ số 01 ra mắt ngày 15 tháng 01 năm 1957 và những số kế tiếp, các bài nòng cốt là của các cây bút “chủ lực” như Huỳnh Văn Lang, Phạm Ngọc Thảo, Hoàng Minh Tuynh, Nguiễn-Ngu-Í... Các cây bút có tên tuổi dần dần tham gia ngày một đông : Nguyễn Hiến Lê xuất hiện vào số 4, Mặc Thu, Vi Huyền Đắc số 5, Võ Phiến số 7, Bùi Giáng số 8...
Nhà văn Võ Phiến, người đã gắn bó với Bách Khoa suốt 18 năm, với các sáng tác truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, tạp luận, ngoài ra ngày càng viết nhiều mục như Thời sự Văn nghệ, Thời sự Chính trị... với các bút hiệu khác nhau như Tràng Thiên, Thu Thủy. Ông tuy không phải là người làm việc trực tiếp trong tòa soạn Bách Khoa nhưng có thể coi như là người quan trọng tạo nên linh hồn của tờ báo.
Tên gọi của Bách Khoa cũng qua những năm tháng thăng trầm. Chúng ta vẫn gọi chung tờ báo là Bách Khoa từ số đầu đến số cuối, nhưng tùy theo thời mà tên báo có những biệt danh đi kèm. Đây là những cái mốc cho những biến thiên ấy:
BÁCH KHOA: Số 1 (ngày 15-1-1957) đến số 193-194 (15-1-1965)
BÁCH KHOA THỜI ĐẠI: số 195 (15-2-1965) đến số 312 (1-1-1970)
trở lại tên BÁCH KHOA: số 313-314 (Xuân Canh Tuất) (15/1 và 1/2/1970) đến số 377 (15-9-1972)
ĐẶC SAN BÁCH KHOA: số 378 (1-10-1972) - đến số 379 (15-10-1972)
GIAI PHẨM BÁCH KHOA: số 380 (1-11-1972) đến số chót 426 (19-4-1975)
==> Issuu Preview for sample:
==> Download trọn bộ 426 số posted by: Nam Kỳ Lục Tỉnh (là diễn đàn của các nhà biên khảo và sáng tác ...Nhóm chủ trương: Lâm Văn Bé, Nguyễn Văn Sâm, Trần Quang Minh, Nguyễn Vy Khanh và Nguyễn Tuấn Khanh)
+ Tạp Chí Đại Học [39]
Tạp Chí Đại Học là tạp chí nghiên cứu của Viện Đại Học Huế VNCH thành lập tháng 2 / 1958. Hoạt động từ 1958 đến 1964
==> Preview & Download trọn bộ 40 số (bị thiếu 1 số)
+ Tạp Chí Hiện Đại [9]
Hiện Đại là Tạp chí (nguyệt san) biên khảo, sáng tác, văn nghệ. Chủ trương: Nguyên Sa. Chủ bút: Thanh Nam. Trị sự: Phạm Thái Thủy. Tòa soạn: 16 Trương Công Định, Saigon. Số đầu tiên (số 1) phát hành tháng 4 - 1960 Số cuối cùng (số 9) tháng 12 - 1960.
==> Preview & Download (9 số)
+ Tạp Chí MAI [13]
MAI là bán nguyệt san tạp chí xây-dựng xã-hội văn-nghệ
Chủ nhiệm: Hoàng Minh Tuynh. Giám đốc chính trị: Huỳnh Văn Lang. Tòa soạn 80 Hồng Thập Tự Sài Gòn.
Bán nguyệt san MAI hiện diện trong 6 năm từ 1960 đến 1966.
Từ tháng 7-1962 đến tháng 11- 1966, Mai bắt đầu đánh số trở lại, gọi là Mai bộ mới. Chủ nhiệm vẫn là Hoàng Minh Tuynh.
Khổ của tạp chí khoảng phân nửa tờ báo nhật trình, dày 40 trang, có một số trang quảng cáo.
Chỉ bắt đầu từ tháng 12-1964, khổ giấy được đổi lại nhỏ hơn như khổ của tạp chí Văn, và cũng được đánh số trở lại. ..
Số 16-17 phát hành ngày 1-8-1966 là số cuối cùng
==> Preview & Download [13]
+ Tạp Chí NGHỆ THUẬT [57]
Nghệ Thuật là tờ tuần báo ra ngày thứ Bảy tại miền Nam quốc gia (VNCH).
Tòa soạn & Trị sự: 233 Phạm Ngũ Lão, Saigon I
Chủ nhiệm kiêm Chủ bút: Mai Thảo
Tổng Thư Ký Tòa soạn: Thanh Nam
Trị sự, Quản lý: Từ Ngọc Toàn
số 1 phát hành ngày 1 tháng 10, 1965. Số 57 phát hành ngày 25 tháng 11, 1966
Duy trì hơn 1 năm, 57 số
==> Preview & Download (trọn bộ 57 số)
+ Tạp Chí Phổ Thông [15]
by Nguyễn Vỹ
Tờ Phổ Thông của Nguyễn Vỹ là Nguyệt san Tạp chí, chuyên về Văn hóa và Kiến thức Phổ thông, xuất bản lần đầu năm 1952. Toà soạn tại Đà Lạt. Đến số 8 thì dừng.
Tục bản tháng 11 năm 1958 với dạng Bán Nguyệt san, Toà soạn tại 227 Phạm Ngũ Lão Sài Gòn. Báo vẫn tiếp tục đến 1974 ngay cả khi Nguyễn Vỹ đã qua đời năm 1971 vì tai nạn xe cộ trên đường từ Mỹ Tho về Sài Gòn. Không rõ số cuối cùng là số mấy, chỉ biết -theo nhà văn Viên Linh- Tạp chí Phổ Thông "khá trường cửu, sống tới hơn 20 năm, khoảng hơn hai trăm số báo"
Cũng theo nhà văn Viên Linh: "Nguyễn Vỹ là một tên tuổi lớn từ thời tiền chiến, cần phải viết về ông trong một bài riêng, bài này chính yếu là về khu báo chí nói chung. Báo Phổ Thông những năm 1959, 1960 cũng là tờ báo duy nhất (hay đặc biệt) mời được sự cộng tác của những tên tuổi lớp trước, mà đa số các báo khác không mời được: có thể kể đó là Thiếu Sơn, Tế Xuyên, Vi Huyền Đắc…"
==> Preview & Download (15 số)
+ Tạp Chí Sáng Tạo [37]
Sáng Tạo là Nguyệt san Tạp chí văn nghệ.
Chủ trương - Biên tập: Mai Thảo
Tòa soạn và Trị sự: 133B Ký Con, Saigon I
Gồm những cây bút nổi bật: Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Quách Thoại, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Ðức Sơn ...
Đợt 1, còn gọi là “bộ cũ” có cả thảy 31 số.
Số đầu tiên ra tháng 10 – 1956, số cuối ra tháng 9 – 1959
Đợt 2 còn gọi là “bộ mới” có cả thảy 7 số
Số đầu tiên ra tháng 7 - 1960 Số cuối cùng tháng 9 – 1961
==> Preview & Download (37 số)
+ Tạp Chí TƯ TƯỞNG [46]
Tạp chí TƯ TƯỞNG, Cơ Quan Luận Thuyết của Viện Đại Học Vạn Hạnh, là Tạp chí Nghiên cứu, Biên khảo các chủ đề Triết học, Văn chương, Giáo dục và Học thuật.
Tòa soạn: 222 Trương Minh Giảng, Saigon 3
bắt đầu từ số 1 năm 1967 cho đến số cuối cùng vào tháng 3 năm 1975 (cả thảy 49 số)
do Hòa thượng Thích Minh Châu [1918-2012] làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, ngoài các thầy Thích Đức Nhuận [1897 – 1993], Thích Tuệ Sỹ, Thích Quảng Độ, ban Biên tập bài vở còn gồm nhiều vị cộng tác là những giáo sư danh tiếng là Giảng sư tại Vạn Hạnh (và nhiều Đại Học khác tại Saigon) như: các Giáo sư Nguyễn Đăng Thục [1909-1999], Phạm Công Thiện [Thích Nguyên Tánh - 1941-2011], Ngô Trọng Anh, Lê Tôn Nghiêm, Kim Định [1915-1997], Thạch Trung Giả, Tôn Thất Thiện [1924-2014], Doãn Quốc Sỹ, Lê Mạnh Thát và nhiều Giáo sư, Học giả khác.
==> Preview & Download (45 số và 1 Tổng Thư Mục)
+ Tạp Chí VĂN [40]
VĂN là Tạp Chí (bán nguyệt san) Văn chương, Sáng tác, Phê bình, Tư tưởng & Nghệ thuật. Sáng lập và Chủ nhiệm: ông Nguyễn Đình Vượng [1912-1974]. Thư ký Tòa soạn: ông Trần Phong Giao [1932-2005]. Tòa soạn & trị sự: 38 Phạm Ngũ Lão, Saigon I
Số đầu tiên có Title là "Tuyển tập Thơ Văn" phát hành ngày 01/01/1964.
Văn đến số 210 (ngày 15/9/1972) thì không còn là "Tạp Chí" đánh số thứ tự nữa mà chuyển sang dạng Giai Phẩm.
Số đầu tiên dưới tên “Giai Phẩm VĂN” phát hành ngày 28/09/1972 (không có Title)
Giai Phẩm VĂN số 57 ngày 26/3/1975 [mang Title "Văn học và Nghệ thuật Việt Nam ở Hải ngoại"] là số cuối cùng.
Trong 11 năm hoạt động, Văn (bán nguyệt san) + Văn (giai phẩm) gồm cả thảy: 210 + 57 = 267 số.
==> Preview & Download
+ Tạp Chí VẤN ĐỀ [52]
Vấn Ðề là Nguyệt san Tạp chí (ra hàng tháng) chuyên về chính trị, kinh tế, tài chánh, xã hội, văn học, nghệ thuật. Chủ nhiệm sáng lập: Vũ Công Trực, Chủ biên: Vũ Khắc Khoan, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo. Thư ký Tòa soạn: Thanh Tâm Tuyền. Ðến số 7, họa sĩ Duy Thanh thay Thanh Tâm Tuyền, và đến số 11, Mai Thảo thay Duy Thanh.
Tòa soạn: 129 Lê Văn Duyệt, Saigon I, về sau dời về 38 Phạm Ngũ Lão, Saigon I.
Hoạt động 5 năm, được cả thảy 56 số báo.
Số đầu tiên: tháng 4 – 1967
Số cuối cùng là số 56, phát hành tháng 3-1972
==> Preview & Download
+ Tạp Chí Văn Học [15]
Văn Học là Nguyệt san Tạp chí, chuyên về Văn hóa Xã hội Nghệ thuật và Diễn đàn Sinh viên Việt Nam Tự do.
Chủ trương: Phan Kim Thịnh. Chủ bút: Dương Thứ Lang. Thư ký Tòa soạn: cô Nguyễn Phương Khanh. Tòa soạn: 61 Lê Văn Duyệt, Saigon I
Văn Học số đầu tiên #1 ngày 1-11-1962 đến #72 ngày 1-5-1967. Từ #73 ngày 1-6-1967 đến #86 ngày 1-1-1969.
Tất cả từ #1 đến #86 chuyên về văn hoá, chính trị, xã hội và giới thiệu những sáng tác mới trong hoàn cảnh đương thời.
Từ #87 ngày 1-3-1969 Văn Học chuyển sang Chủ Đề chuyên về văn học dân gian, văn học bình dân, văn học quốc tế và giới thiệu, nhận định & phê bình văn thi sĩ tiền chiến và hiện đại trong và ngoài nước.
Trải trong 13 năm từ 1962 đến 1975 với Số đầu tiên ngày 1-11-1962 và Số cuối cùng ngày 26-3-1975, Văn Học có cả thảy 203 số, gồm 86 số Tạp chí và 117 số Chủ đề.
==> Preview & Download
+ Tạp Chí Văn Học Nghệ Thuật (Hải Ngoại từ 1978-2008)
[trọn bộ 257 số]
Văn Học Nghệ Thuật là tờ nguyệt san văn nghệ đầu tiên của người Việt tị nạn ở hải ngoại. Chủ nhiệm sáng lập: nhà văn Võ Phiến [1925-2015], Chủ bút: nhà văn Lê Tất Điều; số ra mắt tháng 4 năm 1978 được 13 số thì đình bản. Tháng 5 / 1985 tục bản được 7 số rồi tạm ngưng.
Đến tháng 2 năm 1986, tục bản với tên đổi lại thành Văn Học, Chủ bút: nhà văn Nguyễn Mộng Giác và số cuối cùng là số 236 ra tháng 3 & 4 năm 2008. Cả thảy 257 số.
==> Google Drive Preview for sample (and downloadable PDF file):
Xem trước hình bìa tất cả các số tại: https://issuu.com/kesach
Download trọn bộ 257 số, posted by Nam Kỳ Lục Tỉnh:
>> Văn-Học Nghệ-Thuật bộ cũ (1978-1979): 13 số (đánh số từ Số 1 đến Số 13)
>> Văn-Học Nghệ-Thuật bộ mới (1985): 7 Số (đánh số từ Số 1 đến Số 7)
>> Văn-Học (1986-2008): 236 Số (đánh số từ Số 1 đến Số 236)
+ Tạp Chí Văn Nghệ [10]
Văn Nghệ là (nguyệt san) tạp chí tranh đấu văn học - nghệ thuật mới.
Chủ nhiệm: Lý Hoàng Phong
Thư Ký Tòa soạn: Ngọc Dũng
Trị sự: Phí Ích Nghiễm (tức Dương Nghiễm Mậu)
Tòa soạn và Trị sự: 554 Trương Minh Giảng, Saigon
Số đầu tiên ngày 01 tháng 02 - 1961
Số cuối cùng (số 24) tháng 6 & 7 - 1963
Cả thảy được 24 số
Từ số 1 (tháng 2-1961) đến số 24 (tháng 6 & 7-1963) được xem là Bộ cũ.
Sau số 24, tạp chí Văn Nghệ tạm ngưng trong 4 tháng, và tiếp tục trở lại, gọi là Bộ mới. Bộ mới chỉ ra được có 2 số. Số 1 Bộ mới tháng 11-1963, tức số 25, và Số 2 Bộ mới tháng 12-1963, tức số 26. Sau đó tạp chí đóng cửa vĩnh viễn. Không rõ nguyên do.
==> Preview & Download
+ Tap chí Văn hóa Á Châu [9]
Văn hóa Á Châu là Nguyệt san Tạp chí, là cơ quan Tuyên ngôn của Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn hóa Á Châu
Chủ nhiệm kiêm Chủ bút: Nguyễn Đăng Thục
Tòa soạn: 201 Lê Văn Duyệt, Saigon
Số đầu tiên ra tháng 4 - 1958, số cuối cùng năm 1966
==> Preview & Download
+ Tap chí Văn hóa Nguyệt san [22]
Văn hóa Nguyệt san (VHNS) do Nha Văn hóa thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục của Quốc gia Việt Nam (The State of Vietnam, từ 1949-1955) và Việt Nam Cộng Hòa (The Republic of Vietnam, từ 1955-1975) chủ trương. VHNS có hai bộ, “bộ cũ” (từ tháng 5/1952 đến 1954) và “bộ mới” (từ tháng 4/1955 đến 1974).
Bộ cũ ra số đầu tháng 5/1952, số cuối tháng 7/1954, cả thảy 18 số, in tại Hà Nội.
Bộ mới (1955-1974) xuất bản tại Saigon, ra số đầu tháng 3/1955, số cuối năm 1974. Chủ nhiệm ban đầu là Nguyễn Khắc Kham (Giám đốc Nha Văn hóa), Chủ bút là Thái Văn Kiểm (hiệu Tân Việt Điểu); từ số 70, 5/1962 (tập XI, quyển 5) thì Chủ nhiệm là Nguyễn Đình Hòa, người mới lên chức Giám đốc Nha Văn hóa từ tháng 4/1962. Tòa soạn: 266 đường Công Lý, Saigon; sau đổi sang số 8 Nguyễn Trung Trực, Saigon. Từ năm 1968 đổi thành Văn hóa Tập san.
Nếu tính cả “bộ cũ” (1952-1954) và “bộ mới” (1955-1974) thì VHNS có 18 + 134 = 152 số. [nguồn: http://tuancuonghn.blogspot.com/2011/03/gioi-thieu-tap-chi-van-hoa-nguyet-san.html]
==> Preview & Download
+ Tập san SỬ ĐỊA [23]
Tập san SỬ ĐỊA là tam cá nguyệt san, chuyên Sưu tầm, Khảo cứu & Giáo khoa Sử Việt Nam và Thế giới
by Nhóm Giáo Sư, Sinh viên Đại Học Sư Phạm Saigon, thủ đô Việt Nam Cộng Hòa, chủ trương và thực hiện.
Tòa soạn: 221 Cộng Hòa, Saigon
Ban Chủ biên: Nguyễn thế Anh, Bửu Cầm, Phan Khoang, Lâm Thanh Liêm, Phạm Văn Sơn, Thái Việt Điểu, Phạm Cao Dương, Phù Lang, Quách Thanh Tâm, Trần Đăng Đại, Phạm Đình Tiếu, Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Long Điền, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thái An, Trần Quốc Giám, Lan Đài, Nguyễn Sao Mai.
Ban Trị sự: Nguyễn Nhã, Nguyễn Nhựt Tấn, Nguyễn Ngọc Trác, Trần Đình Thọ, Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Thị Nghĩa, Phạm thị Bắc Hà, Huỳnh thị Kim Cúc, Phạm thị Kim Cúc.
Trọn bộ Tập san Sử Địa gồm 29 số, từ Số 1 [tháng 1, 2 năm 1966] cho đến Số 29 [tháng 3 năm 1975]
Sách được nhà sách Khai Trí (62 Đại lộ Lê Lợi Saigon) bảo trợ in ấn và phát hành
==> Preview & Download
+ Tap chí Văn Hóa Ngày Nay [11]
do Nhà văn Nhất Linh chủ trương; Tòa soạn 42 Phạm Ngũ Lão - Sài Gòn. Thuần túy văn chương. Số đầu tiên phát hành ngày 17.6.1958, ra được 11 số, số cuối cùng phát hành 16.5.1959. Mỗi tập dày chừng 130 trang đến 150 trang.
==> Preview & Download
+ Tap chí Ý THỨC [6]
Ý Thức là Tạp chí Bán Nguyệt San Văn học Nghệ thuật
Chủ nhiệm: Dược sĩ Nguyễn Thị Yến
Tổng Thư Ký: Nguyên Minh
Quản lý: Nguyễn Thị Dung
Tòa soạn: 666 Phan Thanh Giản, Saigon
Số đầu tiên ra ngày 01-10-1970
Được 2 năm báo phải đình bản vì thiếu nhân sự điều hành
Ý Thức số 24 phát hành xong thì đình bản (1972)
==> Preview & Download
Do nhiều Học giả, Giáo sư Trung học cũng như Đại học biên soạn cho sinh viên học sinh.
Tất cả, từ Giáo sư biên soạn cho đến nhà xuất bản, nhà sách là hoàn toàn của tư nhân, không hề có sự xen vào can thiệp của chính quyền đương thời, vì thế giá trị biên khảo công phu về nội dung là hoàn toàn khách quan, đa chiều trong một nền Tự do Ngôn luận và Tự do Tư tưởng của miền Nam quốc gia VNCH; về hình thức trình bày cũng như in ấn xuất bản là hoàn toàn tùy thuộc vào tài nghệ của họa sĩ và nhà xuất bản trình bày mỹ thuật, đẹp mắt trong bầu khí cạnh tranh tự do và lành mạnh. Sinh viên học sinh, và độc giả nói chung mới là người có thẩm quyền xác định giá trị của những ấn bản đó qua việc tùy nghi lựa chọn sách vở tài liệu nào phù hợp với ý kiến của họ. Tóm lại, tác giả nào, ấn bản nào được số đông bạn đọc đánh giá cao và ưa chuộng [được chọn mua, sách được tái bản nhiều lần và được tiêu thụ số lượng lớn] là yếu tố quyết định giá trị vững bền của tác phẩm đã xuất bản.
Dù mang danh là Sách Giáo Khoa nhưng đây đúng là những tác phẩm, tài liệu vốn đã trung thực, giá trị mấy chục năm xưa nay lại càng quý giá hơn sau hơn 40 năm tàn phá văn hóa văn phong của xứ sở qua bàn tay máu của tập đoàn cộng sản Ba đình Hanoi.
Sưu tập, tuyển chọn và reform by Le Tung Chau
==> Preview & Download [25]
Tuy mang chung một tên "Tiểu Thuyết" nhưng tại mục này sẽ gồm có Tiểu Thuyết, Tùy Bút, và các sáng tác, ấn phẩm Văn Học Nghệ Thuật khác ... Downloadable link được kèm theo từng tựa sách (hyperlink).
==> Preview & Download [> 100]
Trong hai mươi năm Văn học Nghệ thuật ở miền Nam tự do, lĩnh vực sáng tác ca khúc nhạc [musical Song] đã để lại một sự nghiệp di sản đồ sộ và tạo nên một dấu ấn kỳ diệu, vượt qua mọi quy luật tàn phá nghiệt ngã của Thời Gian vốn dĩ vẫn làm chìm vào lãng quên mê mờ mọi thứ... Sự kỳ diệu ấy cứ theo dòng ngày tháng trôi đi sau Quốc nạn black April 1975 lại càng thêm tỏ rõ. Lượng nhạc sĩ và sáng tác của chư vị trong hai mươi năm nội chiến tương tàn nay vẫn hàng ngày hiện diện, vang lên nơi hè đường, góc phố, nơi làng mạc thôn quê hay nơi thị thành quán xá và không ngừng vang vọng trong từng nhà từng người trên quê hương Việt Nam.
Người Việt sau chiến tranh đã không còn phân biệt Bắc-Nam, rất dễ gặp nhau đồng quy đồng thuận với nhau về lẽ Chánh-Tà, Quốc-Cộng ... là nhờ phần lớn ở Giá trị Tinh thần mà hàng ngàn ca khúc Việt VNCH thời hai mươi năm đó, trong khi miền Bắc cộng sản hoàn toàn không có được lấy một bản nhạc nào như thế, thật là một bức tranh tương phản rõ nét và là một thất bại thảm hại của một tập đoàn vô thần phi nhân: Thời gian là Quan Tòa công minh nhất. Số đông đồng thuận chính là một cuộc bỏ phiếu vĩ đại và chắc nịch khẳng định Giá trị của Sáng tạo Nghệ thuật chỉ có được nơi một miền đất TỰ DO, cũng chính là một khẳng định Lịch sử mà trang Sử Việt giờ đây như được viết bởi hàng triệu người dưới một lề lối khác, với một cách ghi nhận khác với khái niệm viết Sử chính thức thông thường.
Trong post này, tôi cố gắng sưu tầm và tinh chỉnh lại các tài liệu nhạc lý, các Tuyển Tập Nhạc [musical song collection] thời hai mươi năm miền Nam đó của các nhạc sĩ, tức là một phần nhỏ của di sản đồ sộ ấy mà thôi. Phần lớn các ca khúc nhạc miền Nam đều được xuất bản dưới dạng nhạc bản, nhạc tờ [music sheet] mà bạn có thể tham khảo hàng ngàn music sheet ấy đã được phục hồi dưới dạng printable scanning version đang được lưu tồn tại đây.
Post này sẽ còn được update dần...
==> Preview & Download
đang updating ...
Với tâm niệm "Tri thức là Sức mạnh", tôi làm trang Blog này thành như một Thư Viện nhỏ, trong phạm vi cố gắng của một cá nhân có thể, để phục hồi và phổ biến rộng rãi các sách vở tài liệu quý, chọn lọc của Miền Nam Quốc Gia, vốn đã bị chế độ cộng sản Hanoi run sợ và căm thù phá đốt tận diệt ngay sau black April 1975, mà nếu nay chúng ta ươn lười không hồi phục lại, hoặc hồi phục được mà ôm "của quý" khư khư một mình ... thì cũng chẳng khác nào chúng ta một lần nữa tiếp tay với bầy quỷ đỏ nhấn chìm luôn một nền văn minh huy hoàng của VNCH trong 20 năm chiến tranh Quốc - Cộng mà bao lớp người tri thức của miền Nam đã viết nên bằng tim óc.
Ngoài mục đích chính là giúp người đọc (nhất là giới trẻ sanh sau 1975) tìm hiểu về Quốc-Cộng một cách chính đáng và thấu đáo, những cuốn sách ở đây còn có ích cho tầm hiểu biết nhận thức của mọi tầng lớp người tranh đấu trong hiện thời cũng như mai sau, cho một Việt Nam Tự do, Nhân bản, không còn bóng dáng của độc tài phi nhân vô thần nữa.
Ngoài những sách vở tài liệu của riêng tôi sưu tập được trong bao nhiêu năm, tôi còn góp nhặt và tìm được từ nhiều nguồn hiện có hoặc đã mất trên Cyberspace rồi bỏ công phục hồi tinh chỉnh lại cho thật rõ để bạn đọc vừa có thể đọc trước (online previewing) vừa có thể download PDF book về và in ra khổ lớn tùy ý. Trừ một vài sách đánh máy lại và đã đăng dạng Text rải rác từ chục năm qua tại Blog này, tất cả sách trong lần Tổng Cập Nhật này đều có kèm PDF downloadable link ngay bên dưới mỗi cuốn và bạn đọc dễ dàng click vào link để download cũng như chia xẻ cho nhiều bạn khác cùng biết.
Nếu có downloadable link nào bị hỏng, xin báo cho tôi biết bằng comment bên dưới mỗi Post có link hỏng.
Nếu bạn nào có sách (dạng scanning) mà không biết làm hoặc không có thì giờ làm, xin vui lòng gởi cho tôi qua email: letungchau@protonmail.com để làm giàu thêm cho Thư Viện công này. Đa tạ.
Phần xem trước (online previewing), tôi dùng Issuu Viewer (vì load trang nhanh hơn Google Drive Preview). Phần Download, đa số tôi dùng Mediafire Storage Cloud (vì cho phép bạn đọc download nhanh hơn Google Drive), và một ít còn lại, tôi dùng Google Drive.
Mỗi tác giả hoặc sách, báo, tôi đều có tóm tắt Mô tả (description) kèm với Thông tin (Infos) liên quan chính xác ngắn gọn đầy đủ ... để bạn đọc dễ hình dung được hành trạng của tác giả hoặc dễ xếp loại được sách đó thuộc chủ đề nào, sách xuất bản năm nào, ở đâu v.v... để tra cứu theo ý bạn cần.
Các đề mục dưới đây được sắp xếp theo thứ tự Alphabet để giúp dễ dò tìm
SÁCH BIÊN KHẢO
(theo từng tác giả & chủ đề lớn)+ Cuộc Cách Mạng 1 tháng 11 năm 1963 [7]
Ngày 1 tháng 11 năm 1963 là ngày xảy ra Cuộc Đảo Chính tại Nam Việt Nam lật đổ Chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện với sự hậu thuẫn ngầm của Hoa Kỳ. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Tổng thống là Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu vào ngày 2 tháng 11 - 1963, vốn là 2 cái chết còn nhiều bí ẩn và có lẽ sẽ mãi mãi không có lời giải thật.
Cuộc đảo chính này còn được gọi là Cách Mạng 1 tháng 11 - 1963.
Ngày 1 tháng 11 chính thức trở thành ngày Quốc Khánh của Đệ Nhị Cộng Hòa.
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Đoàn Thêm (1915-2005) [11]
Đoàn Thêm là công chức cao cấp VNCH, chức vụ tương đương với Đổng lý văn phòng, trực thuộc các phủ Thủ Hiến, phủ Thủ Tướng và Tổng Thống phủ từ thời tiền chiến đến thời Đệ nhị Công Hòa.
Với thái độ bình tĩnh và thanh thản ông đã làm một công trình bền bỉ dài ngày và độc đáo bằng cách ghi chép lại từng sự kiện lịch sử ngay từ năm 1945 mãi đến 1975, một công việc giá trị "trả lại cho lịch sử cái gì của lịch sử". Nhờ vậy mà ngày nay chúng ta mới có được những Sử liệu trung thực và quý giá, chính xác ngắn gọn ... mà không ai có thể bóp méo xuyên tạc được.
Loại Niên ký và Ký Sự cùng một tác giả:
- Hai Mươi Năm Qua (1945 - 1964) Nam Chi Tùng Thư, Saigon 1966
- Việc Từng Ngày 1965, 1966, 1967, 1968, 1969 - Nam Chi Tùng Thư Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai, Saigon.
- Những Ngày Chưa Quên (1939 - 1954) Nam Chi và Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai 1964.
- Những Ngày Chưa Quên (1954 - 1963) Nam Chi và Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai 1967.
- Lược Khảo về Chính Đảng, Phạm Quang Khai 1967.
- Những Ngày Muốn Quên, Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ 1992
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Hồ Hữu Tường (1910-1980) [5]
Hồ Hữu Tường, chính trị gia, nhà văn, nhà báo và là một nhân vật kỳ lạ, sống 70 năm trong thế kỷ XX, trải nhiều vòng tù tội dưới tất cả các chính quyền: thực dân, quốc gia và cộng sản. Tác phẩm của ông phản ảnh tính chất nổi loạn trong con người, một con người vừa trào lộng, vừa bi đát, suốt đời đi tìm phương cách giải phóng dân tộc ra khỏi mọi hình thức quản trị giáo điều: từ bị trị đến hủ tục, từ độc tôn đến độc tài, nhưng cũng suốt đời "thất bại" trong việc "chống lại định mệnh", cho đến phút chót vẫn muốn "cưỡng lại số trời" mà không được. [by Thụy Khuê]
Sau black April 1975, ông (cùng với văn hào Nguyễn Mạnh Côn) bị cộng sản Bắc Việt bắt giam tù "cải tạo" ở Xuyên Lộc (Bà Rịa) và bị trả thù, bỏ mặc trong thiếu đói bệnh tật. Khi ông bệnh nặng sắp mất, Việt cộng cho thân nhân mang ông về nhà và chỉ vài ngày sau ông từ trần (1980)
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Kim Định [1915-1997] [15]
Triết Gia Lương Kim Ðịnh sinh 1915 tại Nam Ðịnh, Bắc Việt. Tốt nghiệp Triết tại Giáo Hoàng Chủng Viện Saint Albert le Grand. Dạy Triết Tây tại Ðại Chủng Viện Quần Phương, Bùi Chu từ năm 1943-1946 Tác phẩm đầu tiên (đã bị thất lạc): “Duy Vật và Duy Thực”. Năm 1947, du học ở Pháp nghiên cứu về Văn Minh Pháp, Xã Hội học, Triết Học và Nho Giáo.
Về nước 1958, dạy Triết tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Gia Ðịnh.
1961-1975: Giáo Sư Triết Ðông tại Ðại Học Văn Khoa Sàigòn, Viện Ðại Học Vạn Hạnh, Minh Ðức, Thành Nhân, An Giang.
Ông đã trước tác 19 tác phẩm Triết Học trình bày một tư tưởng Dẫn Ðạo Việt Tộc có tên chung là ‘Triết Lý An Vi’ và ‘Việt Nho’. Tiếc thay miền Nam rơi vào tay cộng sản vào black April 1975 cho nên hoài bão của ông dang dở. Học trò đã đưa ông sang tị nạn ở miền đất tự do khi biến cố black April 1975 và ông vẫn miệt mài tiếp tục nghiên cứu và viết sách. Ông tạ thế 1997, để lại cho đời 32 tác phẩm Triết An Vi đau đáu với Hồn Nước và Tiền Ðồ Dân Tộc Việt.
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Nghiêm Xuân Hồng [1920-2000] [6]
Giáo Sư, Học Giả, Luật Sư Nghiêm Xuân Hồng sinh năm 1920 tại Hà Ðông, Bắc Việt. Ông cùng với người bạn thân và cũng là đồng chí là Đại sứ Bùi Diễm -Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ 1967-1971- là hai trong những truyền nhân trọng yếu của lãnh tụ đảng Đại Việt, ông Trương Tử Anh [1914-1946] vốn đã bị Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp sát hại mất tích từ 1946 tại Bắc Việt. Ngoài việc tận hiến đấu tranh cho một Việt Nam tự do và độc lập trong tinh thần và lập trường Quốc Gia, hai ông cũng là nhân chứng quan trọng và sống sót qua những đợt tiễu trừ đẫm máu các đảng viên Quốc Gia kháng Pháp đầu thập niên 1940's như Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Tân Việt cách Mạng Đảng v.v... Chiến dịch thanh toán đối thủ chính trị, giết người không gớm tay này do Việt Minh -dưới bàn tay sát nhân như đồ tể của 2 tên tội đồ Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp ra tay, cho tới nay vẫn là một sự thật tàn nhẫn còn ít được nhiều lớp người hậu sinh biết tới.
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Nguyễn Mạnh Côn [1920-1979] [7]
Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn sinh quán tại Hải Dương, ngụ cư ở Hà Nội. Thiếu thời, ông học ở Hà Nội. Ông có khiếu viết báo và văn chương từ rất sớm. Năm 1939, ông cộng tác với báo Đông Pháp, 1945 với báo Thống Nhất. Có nguồn tin nói rằng năm 1942-1943, ông từng là sĩ quan trong quân đội Nhật Bản, khi đội quân này đổ bộ vào Bắc Kỳ vào tháng 9 năm 1940.
Năm 1949-1950, Nguyễn Mạnh Côn làm nhân viên Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn (sau còn gọi là Trường Đại học Trần Quốc Tuấn, hay còn gọi là Trường Sĩ quan Lục quân 1) ở Sơn Tây.
Năm 1951, ông hồi cư về Hà Nội, rồi đi dạy học tư.
Năm 1954, ông di cư vào Nam, làm việc ở Đài Phát Thanh Sài Gòn.
Thời gian này, ông viết nhiều sách, truyện, cộng tác với các báo ở Saigon như: Tạp Chí Bách Khoa, Văn, Nhật báo Tia Sáng, Tin Mai...và là Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút Tạp Chí Chỉ Đạo (1956-1961), một tuần san của Quân Đội miền Nam, Chủ Bút báo Văn Hữu...
Ông đoạt Giải Văn Chương Toàn Quốc năm 1957 và vào năm 1975, ông được mời vào Hội Ðồng Giám Khảo Văn Chương Toàn Quốc
Với bút danh Nguyễn Kiên Trung, Ông còn viết tác phẩm quý "Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử" (Saigon 1958) là tác phẩm cùng với "Việt Minh Ngươi Đi Đâu" vạch trần những gian ác của chế độ cộng sản Bắc Việt ngay sau Hiệp định Geneve 1954 chia đôi đất nước.
Những sáng tác của Ông thuở đầu -sau di cư vào Nam 1954- phần nhiều là về chính trị sử quan và cuộc tương tranh quốc-cộng Việt Nam sau 1954 như Hồi Ký ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ (1958), Lạc Đường Vào Lịch Sử (1965), Hòa Bình... Nghĩ Gì... Làm Gì (1969); nhưng về sau ngày càng thiên nhiều về các dự tri và lý thuyết khoa học mà truyện ngắn GIẤC MƠ CỦA ĐÁ -1966- là một thành công khá tiếng tăm của ông, truyện đoạt Giải thưởng Tổng Thống VNCH 1973.
Ông cũng là người dự báo trước trên văn đàn miền Nam về những ảnh hưởng và triển vọng của ngành Information do Mỹ khơi mào vào đầu thập niên 1960 mà lúc ấy còn quá mới mẻ (IT, tức Information Technology ngày nay) với đại chúng (bài "Khí Thiêng Khi Đã Về Trần" viết nhân cái chết của Hồ chí Minh ngày 2 tháng 9 / 1969, đăng trên Tạp chí Bách Khoa số 305). Ông còn nhiều sáng tác dưới dạng truyện, tiểu thuyết nhưng qua đó cốt mượn cớ nhằm diễn bày quan điểm về Lịch Sử ví dụ Truyện Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn -1960-, những Lý Thuyết hoặc Dự Thuyết của ông về Khoa Học (nhất là ảnh hưởng của Thuyết Tương Đối của Einstein) như Mối Tình Màu Hoa Đào (1967), về mối tương quan mật thiết và khoa học giữa Tình Dục với Tình Yêu và sự kết hợp Nam Nữ trong giòng thân phận con người như Tình Cao Thượng (1968), Yêu Anh Vượt Chết (1969).
Ngoài ra ông còn viết rất nhiều bài tiểu luận về đủ mọi loại đề tài Văn Nghệ rất có giá trị khác đăng rải rác trên các tờ báo, tạp chí đứng đắn và có nhiều độc giả nhất của miền Nam trước 1975 ... tiếc là nay các tạp chí đó đã bị thất lạc khá nhiều.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, cùng với những nhà văn - thơ tài danh khác của miền Nam như nhà văn Hồ Hữu Tường, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn đình Toàn, Duyên Anh, Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, Cung Trầm Tưởng, Trần Dạ Từ, Thanh Tâm Tuyền, Nhạc sĩ Vũ Thành An, Trường Sa v.v..., Nguyễn Mạnh Côn bị chính quyền cộng sản miền Bắc -vừa mới thắng trận- cầm tù trong trại tập trung cải tạo, các vị nhân sĩ nhân tài này của đất nước đã trở thành người tù không án không tiền khoáng hậu trong Sử Việt cận đại...
Nguyễn Mạnh Côn qua đời ngày 1 tháng 6 năm 1979 trong trại tù Xuyên Mộc, Bà Rịa, trước ngày từ trần của nhà văn Hồ Hữu Tường chỉ vài tháng.
Ngày nay, nhìn lại thảm cảnh đất nước suy vi trầm trọng về văn hóa văn nghệ và học vấn trên mọi mặt, chúng ta không khỏi tiếc nhớ tiếc thương và tiếc hận một thảm họa tận diệt nhân sĩ nhân tài đã xảy ra cách đây ngót 4 chục năm, và cũng bởi khởi từ cái NHÂN đó, việc xứ sở ngày hôm nay phải nhận chịu trả QUẢ khốc hại như thế là điều tất yếu.
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Phan Nhật Nam [8]
==> Preview & Download
+ Sach Biên Khảo, Hồi Ký Chinh Tri, Xã Hội & Văn Chương chọn lọc Part I [> 100]
Gồm chọn lọc các văn kiện, tài liệu biên khảo, hồi ký, Chính trị, Sử Địa, Xã hội, Văn hóa, Tôn giáo, Triết học ... của các tác giả có uy tín và khả kính của miền Nam quốc gia, các tác phẩm có ích với nhiều giới độc giả tìm hiểu lịch sử nước nhà, truy tìm nguồn gốc sản sinh ra của cộng sản thế giới nói chung, cộng sản Bắc Việt nói riêng, nguyên nhân cuộc chiến Quốc - Cộng 1954 - 1975, cũng như tiếp cận được một cách minh nhiên nền văn hóa - giáo dục Nhân Bản, Tự Do và Khai Phóng của VNCH.
==> Mediafire Download ==> và tại đây | Issuu Viewer |
+ Sach Biên Khảo, Hồi Ký Chinh Tri, Xã Hội & Văn Chương chọn lọc - Part II [> 100]
==> Mediafire Download ==> hoặc tại đây | Issuu Viewer |
+ Tủ Sách Lê Thanh Hoàng Dân
by Nhóm Giáo Sư Sư Phạm - Tủ Sách Lê Thanh Hoàng Dân NXB Trẻ, Saigon 1971 [9]
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Võ Phiến [1925-2015] [2]
Võ Phiến tên thật là Đoàn Thế Nhơn, quê quán Bình Định, là nhà văn có tầm hoạt động rộng cũng như sáng tác sung mãn tại miền Nam Việt Nam trước 1975. Ông là tác giả của 4 tiểu thuyết, 9 tập tuỳ bút, nhiều tập truyện ngắn, một tập thơ và nhiều bài phê bình tiểu luận. Có bút danh khác là Tràng Thiên khi viết bình luận hoặc điểm tin thời sự-chính trị tên tạp chí Bách Khoa.
Tác phẩm đầu tay Mưa Đêm Cuối Năm (1958, Sài Gòn). Ông làm việc và cộng tác với các báo Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Khởi Hành, Mai, Tân Văn, Bách Khoa...
Năm 1962, ông lập nhà xuất bản Thời Mới.
Black April 1975, ông tị nạn tại Los Angeles, Hoa Kỳ, tiếp tục xây đắp cho nền văn học Việt Nam tại hải ngoại, Chủ nhiệm tập san Văn Học Nghệ thuật từ 1978 đến 1979, và từ 1985 đến 1986. Tác phẩm công phu và vô cùng hữu ích cho Văn Học Sử Việt Nam viết ở hải ngoại thập niên 1980's là bộ "Văn Học Miền Nam Tổng Quan" gồm 7 tập, hơn 2200 trang có thể được xem như một pho "toàn thư" cho độc giả muốn tra cứu tổng thể lẫn chi tiết vì nó cung cấp một khối tài liệu đồ sộ và đáng tin cậy về Văn Học Miền Nam từ năm 1954 đến 1975.
Võ Phiến qua đời ngày 28/09/2015 tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ, thọ 90 tuổi.
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Võ Văn Ái [2]
Võ Văn Ái còn có bút hiệu là Thi Vũ, sinh 1938, là thi sĩ, văn sĩ, nhà báo, nhà đấu tranh cho Nhân quyền và Phật giáo Việt Nam. Ông còn là một sử gia với những nghiên cứu về đạo Phật và Sử Việt. Cư ngụ ở Pháp quốc từ thập niên 1960's. Đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ở hải ngoại. Thập niên 1990's, ông lập Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, báo Quê Mẹ và là Phát ngôn nhân của Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN khi hai vị Hòa thượng Thích Huyền Quang [đệ tứ Tăng Thống] và Thích Quảng Độ bị chế độ cộng sản Hanoi cầm tù. Hai tổ chức thuộc cơ sở Quê Mẹ là Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và Ủy ban Cứu Sống Người Vượt biển (lập cuối thập niên 1970's).
Tác phẩm tiêu biểu:
"Nguyễn Trãi: Sinh thức và Hành động", Nhà xuất bản Quê Mẹ ở Paris, (1981)
“Luận Chiến Nước Ngoài" - Đi Tới Tận Cùng Sự Hoá Giải Dân tộc" (Quê Mẹ 1991)
"Người Trí Thức Hành Động và Dẫn Đường" (Quê Mẹ 2010)
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Vũ Tài Lục [1930-2016] [4: 2 physical books, 2 Text books]
Người ta biết rất ít về hành trạng của Học giả Vũ Tài Lục [1930-2016]. Ông ít nói, ít giao thiệp, sống tại căn nhà nhỏ đầy sách vở tài liệu tươm tất, ngăn nắp trong khu Bắc Hải (tức Cư xá Sĩ quan Chí Hòa Saigon). Hình ảnh này cũng lặp lại ở nhà ông ở thành phố Huntington Beach sau black April 1975.
Đọc tác phẩm của ông đã xuất bản tại Saigon trước 1975, ta có thể thấy ông là một nhà Chính-trị-học uyên thâm, tri thời.
Có một thời ông điều hành nhật báo Lập Trường vào đầu thập niên 1970 với vai trò chủ nhiệm, nhà báo Nguyễn Mạnh Cường là Tổng thư ký.
Qua nội dung những biên khảo chuyên môn và công phu của ông, độc giả sẽ thấy ông là người giàu kiến thức, đọc nhiều hiểu rộng ở nhiều lãnh vực khác nhau trong đó điểm ưu nhất là lãnh vực chính trị. Nhờ đó, người ta chỉ cần đọc 1 sách của Vũ Tài Lục mà như đã thâu tóm được cả chục cuốn sách khác, nói cách khác, ông đã đọc dùm chúng ta và trình bày lại bằng cái lãm thức uyên thâm và độc đáo của riêng ông.
Tác phẩm tiêu biểu: “Thủ Đoạn Chính Trị” (1970); “Thân Phận Trí Thức” (1970); “Những Khuôn Mặt Tài Phiệt” (1974), Quốc Tế Chính Trị” (1966); “Những Quy Luật Chính Trị Trong Sử Việt” (1974); Mưu Kế Chính Trị (1974)
Mediafire Download | Issuu Viewer |
TẠP CHÍ
+ Các Tạp Chí Lẻ [11]
Gồm vài số Thời Tập, Hiện Đại, Khởi Hành, Hương Xa, Tiếng Nói, Nghiên cứu Văn học ...
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Tạp Chí BÁCH KHOA [trọn bộ 426 số]
BÁCH KHOA là Tạp Chí bán nguyệt san. Chủ Nhiệm Sáng Lập: ông Huỳnh Văn Lang, cũng là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút của Bách Khoa từ số ra mắt cho đến cuộc đảo chánh 1963 chấm dứt Đệ Nhất Cộng Hòa. Thư ký Toà soạn: Lê Ngộ Châu.
Toà soạn: 160 Phan Đình Phùng, Saigon
Số 1 ra ngày 15 tháng 01 năm 1957, số cuối cùng 426 ra ngày 19 tháng 4 năm 1975. Cả thảy 426 số trong 18 năm hoạt động, chứa một khối lượng kiến thức quý giá đồ sộ.
BÁCH KHOA là “diễn đàn chung của tất cả những ai tha thiết đến các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Kể từ số 01 ra mắt ngày 15 tháng 01 năm 1957 và những số kế tiếp, các bài nòng cốt là của các cây bút “chủ lực” như Huỳnh Văn Lang, Phạm Ngọc Thảo, Hoàng Minh Tuynh, Nguiễn-Ngu-Í... Các cây bút có tên tuổi dần dần tham gia ngày một đông : Nguyễn Hiến Lê xuất hiện vào số 4, Mặc Thu, Vi Huyền Đắc số 5, Võ Phiến số 7, Bùi Giáng số 8...
Nhà văn Võ Phiến, người đã gắn bó với Bách Khoa suốt 18 năm, với các sáng tác truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, tạp luận, ngoài ra ngày càng viết nhiều mục như Thời sự Văn nghệ, Thời sự Chính trị... với các bút hiệu khác nhau như Tràng Thiên, Thu Thủy. Ông tuy không phải là người làm việc trực tiếp trong tòa soạn Bách Khoa nhưng có thể coi như là người quan trọng tạo nên linh hồn của tờ báo.
Tên gọi của Bách Khoa cũng qua những năm tháng thăng trầm. Chúng ta vẫn gọi chung tờ báo là Bách Khoa từ số đầu đến số cuối, nhưng tùy theo thời mà tên báo có những biệt danh đi kèm. Đây là những cái mốc cho những biến thiên ấy:
BÁCH KHOA: Số 1 (ngày 15-1-1957) đến số 193-194 (15-1-1965)
BÁCH KHOA THỜI ĐẠI: số 195 (15-2-1965) đến số 312 (1-1-1970)
trở lại tên BÁCH KHOA: số 313-314 (Xuân Canh Tuất) (15/1 và 1/2/1970) đến số 377 (15-9-1972)
ĐẶC SAN BÁCH KHOA: số 378 (1-10-1972) - đến số 379 (15-10-1972)
GIAI PHẨM BÁCH KHOA: số 380 (1-11-1972) đến số chót 426 (19-4-1975)
==> Issuu Preview for sample:
==> Download trọn bộ 426 số posted by: Nam Kỳ Lục Tỉnh (là diễn đàn của các nhà biên khảo và sáng tác ...Nhóm chủ trương: Lâm Văn Bé, Nguyễn Văn Sâm, Trần Quang Minh, Nguyễn Vy Khanh và Nguyễn Tuấn Khanh)
+ Tạp Chí Đại Học [39]
Tạp Chí Đại Học là tạp chí nghiên cứu của Viện Đại Học Huế VNCH thành lập tháng 2 / 1958. Hoạt động từ 1958 đến 1964
==> Preview & Download trọn bộ 40 số (bị thiếu 1 số)
+ Tạp Chí Hiện Đại [9]
Hiện Đại là Tạp chí (nguyệt san) biên khảo, sáng tác, văn nghệ. Chủ trương: Nguyên Sa. Chủ bút: Thanh Nam. Trị sự: Phạm Thái Thủy. Tòa soạn: 16 Trương Công Định, Saigon. Số đầu tiên (số 1) phát hành tháng 4 - 1960 Số cuối cùng (số 9) tháng 12 - 1960.
==> Preview & Download (9 số)
+ Tạp Chí MAI [13]
MAI là bán nguyệt san tạp chí xây-dựng xã-hội văn-nghệ
Chủ nhiệm: Hoàng Minh Tuynh. Giám đốc chính trị: Huỳnh Văn Lang. Tòa soạn 80 Hồng Thập Tự Sài Gòn.
Bán nguyệt san MAI hiện diện trong 6 năm từ 1960 đến 1966.
Từ tháng 7-1962 đến tháng 11- 1966, Mai bắt đầu đánh số trở lại, gọi là Mai bộ mới. Chủ nhiệm vẫn là Hoàng Minh Tuynh.
Khổ của tạp chí khoảng phân nửa tờ báo nhật trình, dày 40 trang, có một số trang quảng cáo.
Chỉ bắt đầu từ tháng 12-1964, khổ giấy được đổi lại nhỏ hơn như khổ của tạp chí Văn, và cũng được đánh số trở lại. ..
Số 16-17 phát hành ngày 1-8-1966 là số cuối cùng
==> Preview & Download [13]
+ Tạp Chí NGHỆ THUẬT [57]
Nghệ Thuật là tờ tuần báo ra ngày thứ Bảy tại miền Nam quốc gia (VNCH).
Tòa soạn & Trị sự: 233 Phạm Ngũ Lão, Saigon I
Chủ nhiệm kiêm Chủ bút: Mai Thảo
Tổng Thư Ký Tòa soạn: Thanh Nam
Trị sự, Quản lý: Từ Ngọc Toàn
số 1 phát hành ngày 1 tháng 10, 1965. Số 57 phát hành ngày 25 tháng 11, 1966
Duy trì hơn 1 năm, 57 số
==> Preview & Download (trọn bộ 57 số)
+ Tạp Chí Phổ Thông [15]
by Nguyễn Vỹ
Tờ Phổ Thông của Nguyễn Vỹ là Nguyệt san Tạp chí, chuyên về Văn hóa và Kiến thức Phổ thông, xuất bản lần đầu năm 1952. Toà soạn tại Đà Lạt. Đến số 8 thì dừng.
Tục bản tháng 11 năm 1958 với dạng Bán Nguyệt san, Toà soạn tại 227 Phạm Ngũ Lão Sài Gòn. Báo vẫn tiếp tục đến 1974 ngay cả khi Nguyễn Vỹ đã qua đời năm 1971 vì tai nạn xe cộ trên đường từ Mỹ Tho về Sài Gòn. Không rõ số cuối cùng là số mấy, chỉ biết -theo nhà văn Viên Linh- Tạp chí Phổ Thông "khá trường cửu, sống tới hơn 20 năm, khoảng hơn hai trăm số báo"
Cũng theo nhà văn Viên Linh: "Nguyễn Vỹ là một tên tuổi lớn từ thời tiền chiến, cần phải viết về ông trong một bài riêng, bài này chính yếu là về khu báo chí nói chung. Báo Phổ Thông những năm 1959, 1960 cũng là tờ báo duy nhất (hay đặc biệt) mời được sự cộng tác của những tên tuổi lớp trước, mà đa số các báo khác không mời được: có thể kể đó là Thiếu Sơn, Tế Xuyên, Vi Huyền Đắc…"
==> Preview & Download (15 số)
+ Tạp Chí Sáng Tạo [37]
Sáng Tạo là Nguyệt san Tạp chí văn nghệ.
Chủ trương - Biên tập: Mai Thảo
Tòa soạn và Trị sự: 133B Ký Con, Saigon I
Gồm những cây bút nổi bật: Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Quách Thoại, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Ðức Sơn ...
Đợt 1, còn gọi là “bộ cũ” có cả thảy 31 số.
Số đầu tiên ra tháng 10 – 1956, số cuối ra tháng 9 – 1959
Đợt 2 còn gọi là “bộ mới” có cả thảy 7 số
Số đầu tiên ra tháng 7 - 1960 Số cuối cùng tháng 9 – 1961
==> Preview & Download (37 số)
+ Tạp Chí TƯ TƯỞNG [46]
Tạp chí TƯ TƯỞNG, Cơ Quan Luận Thuyết của Viện Đại Học Vạn Hạnh, là Tạp chí Nghiên cứu, Biên khảo các chủ đề Triết học, Văn chương, Giáo dục và Học thuật.
Tòa soạn: 222 Trương Minh Giảng, Saigon 3
bắt đầu từ số 1 năm 1967 cho đến số cuối cùng vào tháng 3 năm 1975 (cả thảy 49 số)
do Hòa thượng Thích Minh Châu [1918-2012] làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, ngoài các thầy Thích Đức Nhuận [1897 – 1993], Thích Tuệ Sỹ, Thích Quảng Độ, ban Biên tập bài vở còn gồm nhiều vị cộng tác là những giáo sư danh tiếng là Giảng sư tại Vạn Hạnh (và nhiều Đại Học khác tại Saigon) như: các Giáo sư Nguyễn Đăng Thục [1909-1999], Phạm Công Thiện [Thích Nguyên Tánh - 1941-2011], Ngô Trọng Anh, Lê Tôn Nghiêm, Kim Định [1915-1997], Thạch Trung Giả, Tôn Thất Thiện [1924-2014], Doãn Quốc Sỹ, Lê Mạnh Thát và nhiều Giáo sư, Học giả khác.
==> Preview & Download (45 số và 1 Tổng Thư Mục)
+ Tạp Chí VĂN [40]
VĂN là Tạp Chí (bán nguyệt san) Văn chương, Sáng tác, Phê bình, Tư tưởng & Nghệ thuật. Sáng lập và Chủ nhiệm: ông Nguyễn Đình Vượng [1912-1974]. Thư ký Tòa soạn: ông Trần Phong Giao [1932-2005]. Tòa soạn & trị sự: 38 Phạm Ngũ Lão, Saigon I
Số đầu tiên có Title là "Tuyển tập Thơ Văn" phát hành ngày 01/01/1964.
Văn đến số 210 (ngày 15/9/1972) thì không còn là "Tạp Chí" đánh số thứ tự nữa mà chuyển sang dạng Giai Phẩm.
Số đầu tiên dưới tên “Giai Phẩm VĂN” phát hành ngày 28/09/1972 (không có Title)
Giai Phẩm VĂN số 57 ngày 26/3/1975 [mang Title "Văn học và Nghệ thuật Việt Nam ở Hải ngoại"] là số cuối cùng.
Trong 11 năm hoạt động, Văn (bán nguyệt san) + Văn (giai phẩm) gồm cả thảy: 210 + 57 = 267 số.
==> Preview & Download
+ Tạp Chí VẤN ĐỀ [52]
Vấn Ðề là Nguyệt san Tạp chí (ra hàng tháng) chuyên về chính trị, kinh tế, tài chánh, xã hội, văn học, nghệ thuật. Chủ nhiệm sáng lập: Vũ Công Trực, Chủ biên: Vũ Khắc Khoan, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo. Thư ký Tòa soạn: Thanh Tâm Tuyền. Ðến số 7, họa sĩ Duy Thanh thay Thanh Tâm Tuyền, và đến số 11, Mai Thảo thay Duy Thanh.
Tòa soạn: 129 Lê Văn Duyệt, Saigon I, về sau dời về 38 Phạm Ngũ Lão, Saigon I.
Hoạt động 5 năm, được cả thảy 56 số báo.
Số đầu tiên: tháng 4 – 1967
Số cuối cùng là số 56, phát hành tháng 3-1972
==> Preview & Download
+ Tạp Chí Văn Học [15]
Văn Học là Nguyệt san Tạp chí, chuyên về Văn hóa Xã hội Nghệ thuật và Diễn đàn Sinh viên Việt Nam Tự do.
Chủ trương: Phan Kim Thịnh. Chủ bút: Dương Thứ Lang. Thư ký Tòa soạn: cô Nguyễn Phương Khanh. Tòa soạn: 61 Lê Văn Duyệt, Saigon I
Văn Học số đầu tiên #1 ngày 1-11-1962 đến #72 ngày 1-5-1967. Từ #73 ngày 1-6-1967 đến #86 ngày 1-1-1969.
Tất cả từ #1 đến #86 chuyên về văn hoá, chính trị, xã hội và giới thiệu những sáng tác mới trong hoàn cảnh đương thời.
Từ #87 ngày 1-3-1969 Văn Học chuyển sang Chủ Đề chuyên về văn học dân gian, văn học bình dân, văn học quốc tế và giới thiệu, nhận định & phê bình văn thi sĩ tiền chiến và hiện đại trong và ngoài nước.
Trải trong 13 năm từ 1962 đến 1975 với Số đầu tiên ngày 1-11-1962 và Số cuối cùng ngày 26-3-1975, Văn Học có cả thảy 203 số, gồm 86 số Tạp chí và 117 số Chủ đề.
==> Preview & Download
+ Tạp Chí Văn Học Nghệ Thuật (Hải Ngoại từ 1978-2008)
[trọn bộ 257 số]
Văn Học Nghệ Thuật là tờ nguyệt san văn nghệ đầu tiên của người Việt tị nạn ở hải ngoại. Chủ nhiệm sáng lập: nhà văn Võ Phiến [1925-2015], Chủ bút: nhà văn Lê Tất Điều; số ra mắt tháng 4 năm 1978 được 13 số thì đình bản. Tháng 5 / 1985 tục bản được 7 số rồi tạm ngưng.
Đến tháng 2 năm 1986, tục bản với tên đổi lại thành Văn Học, Chủ bút: nhà văn Nguyễn Mộng Giác và số cuối cùng là số 236 ra tháng 3 & 4 năm 2008. Cả thảy 257 số.
==> Google Drive Preview for sample (and downloadable PDF file):
Xem trước hình bìa tất cả các số tại: https://issuu.com/kesach
Download trọn bộ 257 số, posted by Nam Kỳ Lục Tỉnh:
>> Văn-Học Nghệ-Thuật bộ cũ (1978-1979): 13 số (đánh số từ Số 1 đến Số 13)
>> Văn-Học Nghệ-Thuật bộ mới (1985): 7 Số (đánh số từ Số 1 đến Số 7)
>> Văn-Học (1986-2008): 236 Số (đánh số từ Số 1 đến Số 236)
+ Tạp Chí Văn Nghệ [10]
Văn Nghệ là (nguyệt san) tạp chí tranh đấu văn học - nghệ thuật mới.
Chủ nhiệm: Lý Hoàng Phong
Thư Ký Tòa soạn: Ngọc Dũng
Trị sự: Phí Ích Nghiễm (tức Dương Nghiễm Mậu)
Tòa soạn và Trị sự: 554 Trương Minh Giảng, Saigon
Số đầu tiên ngày 01 tháng 02 - 1961
Số cuối cùng (số 24) tháng 6 & 7 - 1963
Cả thảy được 24 số
Từ số 1 (tháng 2-1961) đến số 24 (tháng 6 & 7-1963) được xem là Bộ cũ.
Sau số 24, tạp chí Văn Nghệ tạm ngưng trong 4 tháng, và tiếp tục trở lại, gọi là Bộ mới. Bộ mới chỉ ra được có 2 số. Số 1 Bộ mới tháng 11-1963, tức số 25, và Số 2 Bộ mới tháng 12-1963, tức số 26. Sau đó tạp chí đóng cửa vĩnh viễn. Không rõ nguyên do.
==> Preview & Download
+ Tap chí Văn hóa Á Châu [9]
Văn hóa Á Châu là Nguyệt san Tạp chí, là cơ quan Tuyên ngôn của Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn hóa Á Châu
Chủ nhiệm kiêm Chủ bút: Nguyễn Đăng Thục
Tòa soạn: 201 Lê Văn Duyệt, Saigon
Số đầu tiên ra tháng 4 - 1958, số cuối cùng năm 1966
==> Preview & Download
+ Tap chí Văn hóa Nguyệt san [22]
Văn hóa Nguyệt san (VHNS) do Nha Văn hóa thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục của Quốc gia Việt Nam (The State of Vietnam, từ 1949-1955) và Việt Nam Cộng Hòa (The Republic of Vietnam, từ 1955-1975) chủ trương. VHNS có hai bộ, “bộ cũ” (từ tháng 5/1952 đến 1954) và “bộ mới” (từ tháng 4/1955 đến 1974).
Bộ cũ ra số đầu tháng 5/1952, số cuối tháng 7/1954, cả thảy 18 số, in tại Hà Nội.
Bộ mới (1955-1974) xuất bản tại Saigon, ra số đầu tháng 3/1955, số cuối năm 1974. Chủ nhiệm ban đầu là Nguyễn Khắc Kham (Giám đốc Nha Văn hóa), Chủ bút là Thái Văn Kiểm (hiệu Tân Việt Điểu); từ số 70, 5/1962 (tập XI, quyển 5) thì Chủ nhiệm là Nguyễn Đình Hòa, người mới lên chức Giám đốc Nha Văn hóa từ tháng 4/1962. Tòa soạn: 266 đường Công Lý, Saigon; sau đổi sang số 8 Nguyễn Trung Trực, Saigon. Từ năm 1968 đổi thành Văn hóa Tập san.
Nếu tính cả “bộ cũ” (1952-1954) và “bộ mới” (1955-1974) thì VHNS có 18 + 134 = 152 số. [nguồn: http://tuancuonghn.blogspot.com/2011/03/gioi-thieu-tap-chi-van-hoa-nguyet-san.html]
==> Preview & Download
+ Tập san SỬ ĐỊA [23]
Tập san SỬ ĐỊA là tam cá nguyệt san, chuyên Sưu tầm, Khảo cứu & Giáo khoa Sử Việt Nam và Thế giới
by Nhóm Giáo Sư, Sinh viên Đại Học Sư Phạm Saigon, thủ đô Việt Nam Cộng Hòa, chủ trương và thực hiện.
Tòa soạn: 221 Cộng Hòa, Saigon
Ban Chủ biên: Nguyễn thế Anh, Bửu Cầm, Phan Khoang, Lâm Thanh Liêm, Phạm Văn Sơn, Thái Việt Điểu, Phạm Cao Dương, Phù Lang, Quách Thanh Tâm, Trần Đăng Đại, Phạm Đình Tiếu, Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Long Điền, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thái An, Trần Quốc Giám, Lan Đài, Nguyễn Sao Mai.
Ban Trị sự: Nguyễn Nhã, Nguyễn Nhựt Tấn, Nguyễn Ngọc Trác, Trần Đình Thọ, Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Thị Nghĩa, Phạm thị Bắc Hà, Huỳnh thị Kim Cúc, Phạm thị Kim Cúc.
Trọn bộ Tập san Sử Địa gồm 29 số, từ Số 1 [tháng 1, 2 năm 1966] cho đến Số 29 [tháng 3 năm 1975]
Sách được nhà sách Khai Trí (62 Đại lộ Lê Lợi Saigon) bảo trợ in ấn và phát hành
==> Preview & Download
+ Tap chí Văn Hóa Ngày Nay [11]
do Nhà văn Nhất Linh chủ trương; Tòa soạn 42 Phạm Ngũ Lão - Sài Gòn. Thuần túy văn chương. Số đầu tiên phát hành ngày 17.6.1958, ra được 11 số, số cuối cùng phát hành 16.5.1959. Mỗi tập dày chừng 130 trang đến 150 trang.
==> Preview & Download
+ Tap chí Ý THỨC [6]
Ý Thức là Tạp chí Bán Nguyệt San Văn học Nghệ thuật
Chủ nhiệm: Dược sĩ Nguyễn Thị Yến
Tổng Thư Ký: Nguyên Minh
Quản lý: Nguyễn Thị Dung
Tòa soạn: 666 Phan Thanh Giản, Saigon
Số đầu tiên ra ngày 01-10-1970
Được 2 năm báo phải đình bản vì thiếu nhân sự điều hành
Ý Thức số 24 phát hành xong thì đình bản (1972)
==> Preview & Download
Sách GIÁO KHOA
Sách Giáo Khoa VNCH
Do nhiều Học giả, Giáo sư Trung học cũng như Đại học biên soạn cho sinh viên học sinh.
Tất cả, từ Giáo sư biên soạn cho đến nhà xuất bản, nhà sách là hoàn toàn của tư nhân, không hề có sự xen vào can thiệp của chính quyền đương thời, vì thế giá trị biên khảo công phu về nội dung là hoàn toàn khách quan, đa chiều trong một nền Tự do Ngôn luận và Tự do Tư tưởng của miền Nam quốc gia VNCH; về hình thức trình bày cũng như in ấn xuất bản là hoàn toàn tùy thuộc vào tài nghệ của họa sĩ và nhà xuất bản trình bày mỹ thuật, đẹp mắt trong bầu khí cạnh tranh tự do và lành mạnh. Sinh viên học sinh, và độc giả nói chung mới là người có thẩm quyền xác định giá trị của những ấn bản đó qua việc tùy nghi lựa chọn sách vở tài liệu nào phù hợp với ý kiến của họ. Tóm lại, tác giả nào, ấn bản nào được số đông bạn đọc đánh giá cao và ưa chuộng [được chọn mua, sách được tái bản nhiều lần và được tiêu thụ số lượng lớn] là yếu tố quyết định giá trị vững bền của tác phẩm đã xuất bản.
Dù mang danh là Sách Giáo Khoa nhưng đây đúng là những tác phẩm, tài liệu vốn đã trung thực, giá trị mấy chục năm xưa nay lại càng quý giá hơn sau hơn 40 năm tàn phá văn hóa văn phong của xứ sở qua bàn tay máu của tập đoàn cộng sản Ba đình Hanoi.
Sưu tập, tuyển chọn và reform by Le Tung Chau
==> Preview & Download [25]
Tiểu Thuyết, Tùy Bút, Thơ, Văn Học Nghệ Thuật ...
sưu tuyển và tinh chỉnh by Le Tung ChauTuy mang chung một tên "Tiểu Thuyết" nhưng tại mục này sẽ gồm có Tiểu Thuyết, Tùy Bút, và các sáng tác, ấn phẩm Văn Học Nghệ Thuật khác ... Downloadable link được kèm theo từng tựa sách (hyperlink).
==> Preview & Download [> 100]
Sách Tuyển Tập NHẠC
Trong hai mươi năm Văn học Nghệ thuật ở miền Nam tự do, lĩnh vực sáng tác ca khúc nhạc [musical Song] đã để lại một sự nghiệp di sản đồ sộ và tạo nên một dấu ấn kỳ diệu, vượt qua mọi quy luật tàn phá nghiệt ngã của Thời Gian vốn dĩ vẫn làm chìm vào lãng quên mê mờ mọi thứ... Sự kỳ diệu ấy cứ theo dòng ngày tháng trôi đi sau Quốc nạn black April 1975 lại càng thêm tỏ rõ. Lượng nhạc sĩ và sáng tác của chư vị trong hai mươi năm nội chiến tương tàn nay vẫn hàng ngày hiện diện, vang lên nơi hè đường, góc phố, nơi làng mạc thôn quê hay nơi thị thành quán xá và không ngừng vang vọng trong từng nhà từng người trên quê hương Việt Nam.
Người Việt sau chiến tranh đã không còn phân biệt Bắc-Nam, rất dễ gặp nhau đồng quy đồng thuận với nhau về lẽ Chánh-Tà, Quốc-Cộng ... là nhờ phần lớn ở Giá trị Tinh thần mà hàng ngàn ca khúc Việt VNCH thời hai mươi năm đó, trong khi miền Bắc cộng sản hoàn toàn không có được lấy một bản nhạc nào như thế, thật là một bức tranh tương phản rõ nét và là một thất bại thảm hại của một tập đoàn vô thần phi nhân: Thời gian là Quan Tòa công minh nhất. Số đông đồng thuận chính là một cuộc bỏ phiếu vĩ đại và chắc nịch khẳng định Giá trị của Sáng tạo Nghệ thuật chỉ có được nơi một miền đất TỰ DO, cũng chính là một khẳng định Lịch sử mà trang Sử Việt giờ đây như được viết bởi hàng triệu người dưới một lề lối khác, với một cách ghi nhận khác với khái niệm viết Sử chính thức thông thường.
Trong post này, tôi cố gắng sưu tầm và tinh chỉnh lại các tài liệu nhạc lý, các Tuyển Tập Nhạc [musical song collection] thời hai mươi năm miền Nam đó của các nhạc sĩ, tức là một phần nhỏ của di sản đồ sộ ấy mà thôi. Phần lớn các ca khúc nhạc miền Nam đều được xuất bản dưới dạng nhạc bản, nhạc tờ [music sheet] mà bạn có thể tham khảo hàng ngàn music sheet ấy đã được phục hồi dưới dạng printable scanning version đang được lưu tồn tại đây.
Post này sẽ còn được update dần...
==> Preview & Download
đang updating ...